Lần này thế gia quý tộc Đại Việt thực sự rất quá đáng.
Sắt, Muối hai ngành đều là lập quốc cở sở của Hoàng tộc nhà Lý.
Muối có lẽ không thể cấm cản được bời vì Đại Việt nhỏ hẹp bờ biển dài, thành thử ra muối không phải quá quý hiếm.
Nhưng muối cũng là phương tiện để kiềm chế các thế lực biên trấn phía Tây Bắc, cho nên Lý gia có thể mắt nhắm mắt mở để các gia tộc hoạt động làm muối lậu một phần.
Phần lớn Lý gia sẽ quản lý nhất là muối đưa lên vùng Tây Bắc là Lý gia quản rất chặt.
Về phần sắt, gang thì Lý gia quả thật khó quản vì bản thân triều đình sức sản xuất không đủ cho dân, cho nên các thế gia cứ thế mà tự mình tham dự vào việc luyện gang sắt một cách bán công khai.
“ Các vị nghe ta nói hết, vạn lượng bạc chỉ là vấn đề mua lại công nghệ mà không phải vấn đề ‘bản quyền’ công nghệ…” Đào Văn Phú lúc này lại nói thêm vào.
“ Cái gì là vấn đề bản quyền?” Mọi người ở đây nhao nhao hỏi.
Hôm nay tại nơi này có rất nhiều từ ngữ quá mới mà bọn họ không thể hiểu nổi.
Ví như ‘bản quyền’ , ‘dây truyền’, ‘công nghệ’….v.v….
Dĩ nhiên trước đó Đào Văn Phú đã giải thích thế nào là dây truyền một cách tương đối, và thế nào là công nghệ để đám người ở nơi này hiểu được.
Thực tế thì Đào Văn Phú cung phải mất nửa ngày để Vũ Tường Yên giải thích mới hiểu nỏi một loạt từ ngữ mới này.
“ Các vị, bản quyền có nghĩa là quyền cấp cho chủ sở hữu quyền duy nhất để sử dụng cộng nghệ.
Nói nôm na là thế này, Pháp Lãng có thể bán cho Đại Việt công nghệ luyện gang thành thiết, nhưng bọn hắn cũng có thể bán cho người Tống, người Mã Lai, người Chiêm….
vạn lạng chỉ là để mua công nghệ mà không phải mua bản quyền.
Nếu mua bản quyền thì chúng ta sẽ thành người duy nhất sở hữu thứ công nghệ này ở khua vực của chúng ta….
Pháp Lãng cam kết sẽ không bán cho bất khì phương thế lực nào khác ở khu vực của quốc gia chúng ta…” Đào Văn Phú không có cách nào khác phải giải thích một cách cặn kẽ….
“ Cái này bản quyền là phải mua chắc rồi, để Tống – Chiêm cùng biết về công nghệ này thì nó còn bao nhiêu tác dụng nữa… nhưng giá cả sẽ ra sao?” Lý Chiêu Văn Vương gia lên tiếng, lúc này là đang bàn về lợi ích quốc gia.
Cứ lấy về được công nghệ đã, bên trong quốc gia phân chia nhau sau đó.
Cùng lắm là vật tay một mẻ, Lý gia Tông Thất chưa sợ bất kỳ đối tượng nào.
“ Cái này bên Pháp Lãng đòi vạn lượng một năm trong vòng năm..” Đào Văn Phú khá khó chịu, hắn cảm thấy Pháp Lãng lòng tham vô đáy.
Nhưng người ta đang nắm đằng chuôi cho nên cũng không thể làm gì khác được.
“ Nếu đúng là có thể lấy được cái gọi là bản quyền….
thêm vạn lượng một năm không có đắt.
Phải lấy được bản quyền thứ này và phải lấy được trong thời gian nhanh nhất.
Về phần sở hữu cái gọi là dây truyền công nghệ này thì bản Thái Úy lại có một ý tưởng..” Lúc này Lý Thường Kiệt đứng ra, ông ta lúc này không thể không đứng ra vì nếu cứ để thế gia cùng hoàng gia nhùng nhằng thì không biết lúc nào sự việc này có thể kết thúc được.
Chuyện này Lý Thường Kiệt đã bàn kỹ với Ngô Khảo Ký từ trước, vốn là người hiểu rõ nhất về công nghệ luyện kim ở thời đại này cho nên Ngô Khảo Ký đưa ra phương án giúp Thế gia- Hoàng gia phân chia mới là chuẩn xác nhất.
“ Mời Lý Thái Úy ý kiến” Ỷ Lan Thái Hậu cũng đang rất xoắn xuýt, nàng dù quyền mưu ngập trời nhưng sự việc này nàng không thể tìm ra phương án giải quyết chính xác.
Nếu làm không tốt thì rất dễ gây bất mãn các thế lực và chia rẽ nội bộ Đại Việt sâu sắc.
Đến lúc đó một mình Hoàng gia đơn độc cũng chống không được Đại Việt.
Mà nếu nhả ra công nghệ luyện gang thành thiết thì đó lại là đi ngược lại với lợi ích cốt lõi của Hoàng gia.
Đôi bên đều khó khiến cho khả năng quyền mưu của nàng cũng không giải quyết nổi.
Mọi người ở đây thực sự cũng không thể nghĩ ra cách nào tố đẹp để giải quyết việc phân chia công nghệ.
Nay thông tin về “bản quyền” gây sức ép cực nặng nề.
Đại Việt đã ý thức được việc nếu bọn họ không mua thì Pháp Lãng thực tế có thể bán công nghệ này cho bất kỳ quốc gia nào trong khu vực.
Và lẽ tất nhiên đám quốc gia này sẽ rất vui lòng bỏ ra vạn ngay lập tức và thêm vạn lạng mỗi năm.
Thử hỏi Tống triều mua nổi không? Thực tế vạn lượng bạc thức là mua đứt luôn và trả trước năm tiền bản quyền thì Tống cũng có thể làm ngay lập tức.
Cho nên áp lực cho các đại thần ở Điện Tuyên Đức lúc này là cực lớn.
Đến khi Lý Thường Kiệt nói rằng mình có được phương pháp phân chia thứ công nghệ này thì đám hoàng tộc thế gia nơi này nhao nhao hỏi dồn ngay lập tức.
“ Bản Thái Úy nghe rất kỹ Đào thượng thư giải thích về thứ gọi là dây truyền, thực tế vệc luyện gang thành thiết nếu theo như mô tả sơ qua thì có hai bộ phận, thứ nhất là luyện gang sản lượng cao.
Thứ hai là phương pháp biến gang thành thiết tốc độ nhanh….
Vậy thì thế gia các tộc đảm nhiệm luyện gang vì thứ này cần nhiều nhân lực và không thể dặt ở một chỗ.
Gang chuyển về Thăng Long và Triều đình công xưởng sẽ luyện thành thiết.
Thiết được ưu tiên cho quân sự, nông nghiệp triều đình sau đó sẽ theo tỉ lệ một phần phân chia thế gia, sau đó một phần buôn bán ra ngoài cho dân… Về phần tỉ lệ phân chia chúng ta có thể tính toán sau..
nhưng đại khái phương hướng là vậy..”
“ Từ đó chúng ta không những có thể tập trung sức toàn dân cho việc sản xuất gang- thiết mà các nòng cốt cốt lõi của bí phương này đều có thể dễ dàng bảo mật hơn..”
Tất cả mọi người ở Điện Tuyên Đức lại một lần nữa rơi vào khoảng lặng tuyệt đối, họ đang nghiền ngẫm những gì Lý Thường Kiệt nói và cân nhắc thiệt hơn.
Nói thật nghe qua thì phương án này có vẻ cực kỳ hợp lý và thế gia cùng hoàng gia không thể tách nhau ra được.
Nhưng cả hai bên đều có phần không can tâm vì ai mà không muốn trọng vẹn nắm lấy toàn bộ hoàn chỉnh công nghệ?
Cuộc họp bàn ngày hôm nay không thể đưa đến kết quả cuối cùng vì chuyện này hệ trọng quá lớn, kể cả các gia chủ thế gia có mặt nơi này cung không thể nào dám quyết định ngay lập tức.
Hai ngày tiếp theo là những hoạt động ngoại giao đi lại rầm rộ nhất từ trước đến này tại Long Thành, các phe liên tiếp của người tiếp xúc với nhau và trung tâm là sứ thần của Pháp Lãng.
Hoàng gia cũng không hề xem thường mà tự mình bơi trong biển ngoại giao đàm phán này.
Đôi bên đã đi đến thống nhất sơ bộ, tạm thời công nghệ chia làm hai phần, luyện gang và luyện thiết như ý kiến của Lý Thường Kiệt đưa ra.
Và cói mua bán vạn lượng bạc bị chia nhỏ thành nhiều phần.
Và cũng thông qua tiếp xúc người “Pháp Lãng” Đại Việt các phe cũng hiểu hơn về cơ bản công nghệ luyện gang- thiết.
vạn lượng bạc này chính là để mua chất xám tri thức, thực tế người “Pháp Lãng” đã cam kết Đại Việt có thể tự dựng cho mình các dây truyền sản xuât sau đó.
Thiết bị dây truyền đầu tiên đi kèm trong việc buôn bán này chỉ là một ví dụ để khiến cho người Đại Việt hiểu hơn về phương pháp luyện kim mà thôi.
Tất nhiên trong day truyền có nhiều bộ phận mà người Đại Việt chưa thể chế tạo nổi.
Những thứ này người Pháp Lãng có thể bán lẻ cho người Đại Việt dĩ nhiên giá thành sẽ không cao đến chóng mặt như đợt mua bán đầu tiên.
Kể từ đây mối lo lắng về việc một dây truyền làm sao đủ cho - thế gia đã được giải quyết triệt để.
Hoàng gia cũng khá yên tâm vì họ nắm đằng chuôi.
Công nghệ này quan trọng nhất là phương pháp biến gang thành thiết, chỉ cần nắm vững phương pháp này thì Hoàng gia ở thế bất bại.
Giả dụ như thế gia muốn chèn ép hoàng gia thì cùng lắm Lý gia sẽ sử dụng phương pháp cổ điển của Đại Việt để sản xuất gang sau đó luyện thép.
Tất nhiên nếu làm vậy thì sản lượng thấp đên sôi máu một năm chắc cũng chỉ gần , triệu đến triệu cân là cùng cực.
Tất nhiên đó chỉ là lo lắng xa, thực tế thế gia Đại Việt và Hoàng gia đối chọi không gay gắt, họ chỉ là dè chừng bị đối phương gạt bỏ khỏi trung tâm quyền lực mà thôi , thế gia không hề có ý phản Lý gia.
Mà lý gia chèn ép chứ không diệt thế gia.
Đây là một mối cân bằng vi diệu canh tranh cùng phát triển.
Nhưng nói đến đối ngoại thì đám người này cực kỳ đoàn kết có thể nói tinh thần dân tộc độc lập tự chủ của người Kinh rất rất mạnh mẽ.
Một khi nội bộ Đại Việt đã thống nhất thì việc ký kết hiệp ước giữa Đại Việt và Pháp Lãng diễn ra xuôn xẻ vô cùng.
Hợp đồng được ký nhanh chóng và hai bên đầu mãn nguyện hạnh phúc.
Người Pháp Lãng hay nói đúng hơn là Bố Chính có sợ triều đình Đại Việt nuốt lời , lấy xong công nghệ không trả tiền? Nói một câu chắc đe Bố Chính không hề sợ chuyện này, vì người sợ là Đại Việt triều đình.
Nếu Đại Việt phá vỡ hiệp định thì “Pháp Lãng” quốc ngay lập tức tung công nghệ này cho Chiêm và Tống, người ăn thiệt thòi là Đại Việt chắc chắn.
Dĩ nhiên đây chỉ là suy nghĩ của Đại Việt vì thên thực tế nếu Đại Việt có quỵt nợ thì Ngô Khảo Ký cũng sẽ chịu đựng mà không bao giờ lộ công nghệ cho kẻ thù.
Nhưng có một tầng bảo đảm “dăn đe” này thì Ngô Khảo Ký không sợ Đại Việt làm ra chuyện xấu hổ trên.
Đại Việt có sợ “Pháp Lãng” quốc bùng hợp đồng bán bản quyền cho nhiều quốc gia khác trong khu vực hay không? Đề phòng dĩ nhiên là có, nhưng Đại Việt không sợ.
Những bộ não của Đại Việt không tầm thường.
Họ đã lên kế hoạch rõ ràng nếu “Pháp Lãng” chơi xấu họ sẽ đem công nghệ này tuyên dương ở Châu Âu nơi mà “Pháp Lãng” đang cư ngụ.
Nếu một bên chơi xấu thì hai bên cùng ôm nhau chết.
Sở dĩ Đại Việt có lòng tự tin này vì trên quốc thư bang giao có bản đồ sơ bộ vị trí hai quốc gia….
xa … rất là xa.
Cho nên người Đại Việt suy luận rằng “Pháp Lãng” có được công nghẹ và không dám buôn bán nó ở lân bang vì sợ các quốc gia xung quanh học được sẽ uy hiếp “Pháp Lãng” cho nên quôc gia này mới phải lần mò cả vạn dặm tới khu vực của Đại Việt để buôn bán thứ này.
Đại Việt có thể đi đến Châu Âu hay không?nếu bất chấp mọi giá gửi đi cả trăm hạm thuyền thì ít nhất cũng có một hai tới nơi và đó là con bài chiến lược Đại Việt dùng để đe dọa “Pháp Lãng”.
Dĩ nhiên những suy luận trên chỉ là những người đứng đầu bộ máy chính quyền ở Thăng Long tự vẽ ra mà thôi.
Sự thật công nghệ nằm ở ngay Bố Chính và sẽ không bao giờ lọt ra ngoài cho các đối thủ của Đại Việt cả.
Hơp đồng ký kết đầy đủ, vàng bạc giao nhận đủ vạn lượng bạc, hiệu suất làm việc của người “Pháp Lãng” rất nhanh, ba ngày sau đó một siêu thương thuyền tấn cập bên luy lâu vận chuyển lên các trang thiết bị.
Thì ra cái thương thuyền này cũng đã ém ở Thiên Trường nhiều nhày, chỉ chờ có thông báo thì sẽ lao về Luy lâu ngay lập tức.
Ngô Khảo Ký bán cho Đại Việt công nghệ lò cao cùng lò luyện thép Bessemer ? Câu trả lời là đúng mà cũng là không.
Tức là hắn bán cho Đại Việt công nghệ tương tự như trên nhưng không hoàn hảo và đầy đủ như Bố Chính.
Lý do không phải Ngô Khảo Ký không muốn Đại Việt phát triển vượt bậc mà hắn sợ công nghệ bi Tống Chiêm đánh cắp cho nên chỉ giao ra những công nghệ vừa phải.
Máy dập, nghiền quặng không có gì khác biệt với Bố Chính thậm chí còn là máy mới và tiên tiến nhất.
Vì đây là thứ đảm bảo năng xuất cho lò cao nung gang.
Những máy móc này nếu không tháo rời ra và nghiên cứu cẩn thận thì rất khó phỏng chế.
Tức là những cỗ máy này không phải những cỗ máy sơ kỳ chế tạo tay thủ công ở Bố Chính mà là những cỗ máy được chế tạo theo công nghệ mới nhất ở đó.
Cho nên người Tống muốn dùng thủ công nghiệp công nghệ của họ lúc này mà phỏng chế là vô vọng.
Đây là lý do Ngô Khảo Ký bán đi những máy móc tân tiến, tinh mĩ nhất của mình.
Nếu hắn bán các máy móc sơ kỳ chế tạo tay thủ công ở Bố Chính chỉ gián điệp công nghệ rất dễ phỏng chế và với người Tống họ sẽ dễ bắt trước được.
Về lò cao thì chẳng có gì bí mật lắm.
Hệ thống lò nung gang hiện nay của Đại Việt – Tống- Phù Tang chính là tiền thân của lò cao chỉ là kích thước khiêm tốn và tỉ lệ cao/ đường kính của lò không chuẩn mà thôi.
Ngô Khảo Ký đã đưa bản vẽ thích hợp cùng xi măng chịu nhiệt đến để xây dựng lò.
Hệ thông pitong hai chiều thổi hơi liên tục cũng được chuyển giao cho Đại Việt để phục vụ sản xuất.
Với bản vẽ thiết kế mà Ngô Khảo Ký đưa ra cho Đại Việt thì lò có thể đạt công suất tấn / ngày tối đa.
Trung bình tấn gang là ổn thỏa nhất.
Về công nghệ luyện gang thành thép mới là vấn đề nhức đầu.
Tất nhiên Ngô Khảo Ký không thể đưa nguyên cấu trúc lò Bessemer cho Đại Việt được, cấu trúc này mà bị lộ thì đi ăn mày cả đám.
Ngô Khảo Ký chỉ có thể đưa cho Đại Việt cấu trúc sơ khai nhất của lò Bessemer đó chính là một bể chứa gang chữ nhật được xây dựng cố định bằng vật liệu chịu nhiệt.
Các ống thổi vói van một chiều cùng các xi lanh lớn thổi khí từ đáy bể.
Nói chung về nguyên lý vẫn là thổi khí vào gang đang nóng chảy tạo nên hiệu ứng bùng nổ loại bỏ các bon.
Nhưng khá thủ công và sơ khai.
Nhưng chỉ cần có vậy đã đủ vượt xa công ghệ rót gang thành thép của người Tống lúc này đủ để Đại Việt chiếm ưu thế tuyệt đối trong công nghệ luyện kim.
Tất nhiên Ngô Khảo Ký không chuyển giao công nghệ pha thép non đã thổi cạn kiệt cac bon với gang để cho ra các chủng loại thép khác nhau.
Bí mật này hắn phải giữ nguyên không thể tung ra ngoài lúc này.
Chứng kiến ngàn cân gang chỉ trong một khắc đồng hồ biến thành cương thiết chất lượng.
Hoàng gia người chứng kiến khóc vì sung sướng.
Đây chính là lợi khí quốc gia, chính là sự đảm bảo cho Hoàng tộc.
Mấy người này nếu mà biết công nghệ của Bố Chính đã đi đến giai đoạn thổi cả chục tấn gang một lần thì không hiểu sẽ có cảm nghĩ gì..