Hải thiên đông vọng tịch mang ngang.
Sơn xuyên hình thế khoát phục trường
Đăng hỏa vạn gia thành tứ bán.
Tinh hà nhất đạo thuỷ trung ương.
Dịch thơ:
Trời biển phương đông đêm mịt mùng
Núi sông hình thế trải mênh mông
Thành vây bốn mặt muôn đèn sáng
Một giải sông Ngân vắt khoảng không.
Lại nói chuyện Lại bộ thiên quan Lưu Dung cùng Hòa Thân chào hỏi nhau xong, nói:
- Hôm nay nhàn rỗi, phủ tôi nghèo khó, tôi tới quý phủ, dẫn theo tên thư đồng cho nó qua đây ngắm cảnh, mở rộng tầm mắt.
Rồi quay lại nói với Lưu An:
- Người nói phủ chúng ta không có cảnh đẹp, sao không đi chiêm ngưỡng phong cảnh nơi này?
Hòa Thân nói:
- Khắp nước, sau đều có thể đi dạo, duy chỉ có hoa viên là không được vào. Đó là nơi Càn Long lão Phật gia thường cho con dâu ta là Thập công chúa làm nơi du ngoạn. Nếu xúc phạm tới Thập công chúa, tội ấy không thể gánh nỗi đâu.
Lưu Dung nói:
- Chớ ngại. Cha ta Lưu Thống Huân là tam triều nguyên lão anh cả, anh hai của ta đều mất mạng dưới đao chém, lại định chém nốt lão Lưu Dung ta. Lão thái hậu hay tin, triệu ta vào Hoàng cung nuôi dưỡng, nhận ta làm con nuôi. Ta gọi Hoàng đế Càn Long là Hoàng huynh, tự xưng là ngự đệ. Hôm ấy, ta và Hoàng huynh Càn Long đánh cờ, đôi bên đang trong độ giằng co, khó phân cao thấp, chợt thấy hai ả cung nữ dẫn Thập công chúa lên điện. Hoàng huynh Càn Long rất yêu Thập công chúa, bèn bế trên lòng. Thập công chúa nghịch, làm rơi một quân cờ khiến Hoàng huynh bị thua. Hoàng huynh nổi giận, thả Thập công chúa xuống đất. Thập công chúa luôn miệng gào khóc, ta bèn bế công chúa lên. Công chúa nín khóc. Bởi vậy, công chúa đâu dám trách tội ta?
Hòa Thân nghe vậy, cúi đầu, không nói năng gì.
Lưu An nhân cơ hội ấy, lẻn đi. Đi khắp nơi một lượt, chợt nghe thấy có tiếng khóc từ trong vườn hoa vọng lại không ngừng.
Hắn bèn nương theo tiếng khóc nhìn sang, thấy một đứa bé tuổi độ mười hai, mười ba bị trói tại cột hoa đình, vội vàng chạy thẳng lên đại sảnh, chắp tay vái, nói:
- Bẩm đại nhân. Khi nãy nô tài đi dạo ngang qua vườn hoa, thấy một đứa bé bị trói trong hoa đình.
Lưu Dung nghe vậy, vô cùng sửng sốt, nói với Hòa Thân:
- Ngài hành sự quá lỗ mãng rồi: Cậu bé ấy chính là con nuôi của Chúa thượng. Nếu không tin, đây tôi có thánh dụ làm bằng.
Hòa Thân đón lấy đạo chỉ dụ, đọc qua một lượt, sợ đến tái mặt, vội đứng dậy, khom mình, chắp tay vái, nói:
- Thầy cứu trò với. Chẳng qua là trò nhất thời hồ đồ.
Lưu Dung nói:
- Ngài đã làm sai, nhất thiết phải do ngài đi cởi trói, chịu tội trước điện hạ mới được.
Hòa Thân đành phải nghe theo.
Hai thầy trò cùng tới hoa viên. Hòa Thân đích thân lên cởi trói, nói:
- Thiên tuế, ngài làm mất chỉ dụ làm bằng chứng nên thần mới đắc tội.
Rồi mờiTrương Liên Đăng lên đại sảnh. Trương Liên Đăng lên ghế chính, ngồi xuống. Hai thầy trò Lưu Dung quỳ xuống, hành lễ bên dưới. Sau đó cũng ngồi.
Hòa Thân liếc mắt ra hiệu cho đám gia đinh, nói:
- Chuẩn bị tiệc rượu.
Tên gia đinh hiểu ý, cầm bầu rượu hai đáy ra. Chiếc bầu rượu này vốn là vật được nước ngoài tiến cống, bị Hòa Thân giữ lại trong phủ của hắn để dùng. Sao lại gọi là bầu rượu hai đáy? Bởi trong bầu được chia làm hai ngăn. Một ngăn đựng rượu bình thường, một ngăn đựng rượu độc. Dưới đáy bình có một cái nút nhỏ, vặn về phía trái ba vòng, sau đó rót ra hai chén Trạng Nguyên Hồng ưu, một chén đưa về phía Thiên tuế, một chén đưa về phía Lưu Dung. Trương Liên Đăng do bị một phen kinh sợ, nó lóng ngóng, để tay áo gạt phải ly rượu làm đổ văng ra nền. Chỉ thấy phần rượu văng ra bàn lập tức bốc cháy.
Hòa Thân vội lệnh cho tùy tùng:
- Bắt lấy tên gia nhân dâng rượu.
Đám tùy tùng vội quỳ xuống, bẩm:
- Hắn đã bỏ chạy khỏi phủ rồi.
Lưu Dung ngồi một bên, khẽ nở nụ cười, nói:
- Mời Thiên tuế về triều.
Hòa Thân thấy kế của mình đã lộ, vội nói:
- Thiên tuế ngồi kiệu hay cưỡi ngựa?
Liên Đăng nói:
- Cưỡi ngựa.
Hòa Thân liền dặn gia nhân dắt ra một con ngựa chứng hung dữ, chỉ muốn Trương Liên Đăng ngã ngựa mà chết. Lưu Dung thấy con ngựa ấy không ngừng gầm rú, lông bờm dựng ngược, bèn sai Phiên Kiểm, Trương Thành giữ cương dắt ngựa đi. Lưu Dung ngồi kiệu.
Không lâu sau đã tới Ngọ Môn. Hai người xuống khỏi kiệu, ngựa. Người trong triều sớm đã biết chuyện. Bá quan ra đón tiếp vào triều phòng. Lưu Dung lệnh cho thái giám trực ban vào báo với Quốc mẫu. Không bao lâu, thái giám trở lại, tuyên:
- Quốc mẫu ban ý chỉ, tuyên triệu tiểu Thiên tuế vào triều kiến. Rồi lập tức dẫnTrương Liên Đăng vào Chiêu Dương chính điện. Gặp Quốc mẫu, hành lễ tam quỳ cửu khấu xong, sau lại hành lễ kiểu gia đình. Quốc mẫu vừa thấy Trương Liên Đăng, trong lòng đã mừng rỡ, nói:
- Thực là một vị a ca lanh lợi, tuấn tú, lắm phúc đức!
Lập tức lệnh thái giám dẫn Liên Đăng đi tắm rửa, thay quần áo. Thái giám tuân lệnh, dẫn Trương Liên Đăng tới phòng tắm. Tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo vào rồi lại trở về cung Chiêu Dương. Liên Đăng lại hành lễ thỉnh an Quốc mẫu. Quốc mẫu vui mừng, nói:
- Thánh thượng còn ở Thông Châu chưa trở về. Giờ ai gia tạm ban cho con một thanh Long Tuyền bảo kiếm hộ thân. Trương Liên Đăng dập đầu tạ ân, lui ra.
Tiến vào triều phòng. Lưu Dung đứng dậy thi lễ xong, ngồi xuống. Thấy Trương Liên Đăng mang bảo vật truyền quốc trên mình, giật mình, nghĩ thầm:
- Tại sao lại ban Long Tuyền bảo kiếm cho một đứa bé mới mười hai mươi ba tuổi như nó?
Lưu Dung đang buồn bực, chợt thấy Thập thất vương gia, Lật Tam vương gia tiến vào triều phòng. Họ nhìn thấy Trương Liên Đăng, liền hỏi:
- Đây là con của ai?
Lưu Dung vội đứng lên thi lễ, nói:
- Mời nhị vị hiền vương ngồi xuống nói chuyện.
Hai chú cháu họ ngồi xuống. Lưu lại bộ liền nói:
- Nhị vị vương gia xuất kinh tới Thông Châu ngầm hộ giá, bảo vệ Hoàng thượng, sao lại không biết chuyện này?
Thập Thất vương gia và Lật Tam vương gia nghe hỏi, trả lời:
- Hai chú cháu ta tới Thông Châu, tìm khắp lượt vẫn không gặp Thánh thượng. Hai chú cháu ta nghĩ Thánh thượng đã hồi cung nên mới về triều. Thánh thượng đã hồi triều chưa? Nếu người chưa về, hai chú cháu ta sẽ tới Thông Châu một chuyến nữa, đi tìm Thánh thượng. Không tìm được Thánh thượng, hai chú cháu ta sẽ không về triều.
Lưu Dung nghe vậy, cười, nói:
- Nhị vị Thông gia chắc không nhận ra vị tiểu Thiên tuế này. Đây chính là con nuôi của Thánh thượng, được người nhận tại Thông Châu, họTrương, tên gọi Liên Đăng, mở quán trọ tại Thông Châu. Trời tối Thánh thượng nghỉ tại quán trọ ấy nên mới nhận Trương Liên Đăng làm con nuôi. Người viết một đại chỉ dụ, lệnh Thiên tuế mang tới phủ Hòa Thân lấy ba ngàn lạng bạc, chẳng ngờ đánh rơi chỉ dụ, bị Hòa Thân bắt trói trong vườn hoa, định xử tội chết. Tấm chỉ dụ ấy may tệ chức nhặt được, vội vàng tới phủ đề đốc, cứu được tiểu Thiên tuế. Hòa Thân lại dùng rượu độc, suýt chút nữa ngay cả tệ chức cũng mất mạng. Tệ chức bèn dẫn tiểu Thiên tuế vào triều triệu kiến Quốc mẫu. Quốc mẫu vui mừng, ban cho tiểu Thiên tuế bảo kiếm, cho xuất cung. Thánh thượng nay vẫn còn ở trong quán trọ của họ Trương. Vương gia mau điều Trần Cơ Doanh, Hổ Thần Doanh cùng xuất kinh, tới Thông Châu nghênh đón thánh giá mới được.
Hai vịTrương gia nghe vậy vội phát trát điều động hai doanh tới Thông Châu nghênh đón thánh giá. Ngay lập tức, văn võ bá quan công hầu đại thần, bối tử, bối lạc biết tin, đều cùng hai vị vương gia và tiểu Thiên tuế, Lưu lại bộ kéo theo binh mã tới Thông Châu tiếp giá.
Rời khỏi kinh thành, sắc trời đã tối. Họ không quản ngày đêm, đi thẳng tới Thông Châu. Tới Thông Châu, phương Đông đã ửng hồng. Trương Liên Đăng đi trước dẫn đường, tới bên ngoài quán, nói:
- Hoàng thúc, hoàng huynh và các vị đại thần xin hãy dừng bước. Binh mã hãy ở cả ngoài đường. Để tôi vào trong gặp Chúa thượng trước, sau đó sẽ truyền gọi các vị.
Mọi người đều nghe theo. Trương Liên Đăng vào diện kiến Thánh giá. Hoàng đế Gia Khánh hỏi:
- Tại sao con ta đi thì sớm, về lại muộn vậy?
Trương Liên Đăng kể lại một lượt chuyện mình bị hại, được cứu cho Hoàng thượng nghe. Kể xong, nói:
- Nay có các vương công, đại thần đang đợi thánh chỉ bên ngoài.
Hoàng thượng tuyên gọi các vị vương công, đại thần vào tấn kiến. Đám vương công, đại thần nghe tuyên vội vào quán.
Hành lễ tham kiến xong, chia ra hai hàng đứng hầu. Hoàng thượng đưa mắt nhìn khắp một lượt, thấy người tới có Thập Thất vương gia, Lật Tam vương gia, văn có Lưu Dung, võ có Thạch Anh, lập tức hạ một đạo thượng dụ: "Trẫm xuất kinh vi hành, thăm dò hiệu cẩm đồ Thiên Thuận. Lưu Vạn Sơn bá đạo, làm khổ lê dân bá tánh. Bạch Sĩ Lộc trong quán Tăng Thịnh hung ác. Lý Phượng thay trẫm trả nợ. Thiện được báo ân, ác tất bị phạt nặng. Lệnh cho Thạch Anh đi tịch biên hiệu cầm đồ Thiên Thuận, bắt Lưu Vạn Sơn và Bạch Sĩ Lộc về xét xử. Cho hoàng nhi Trương Liên Đăng dùng lại tên cũ là Triệu Trương Thanh, đưa mẹ vào triều. Khâm thử.
Thạch Anh lĩnh chỉ, dẫn quân vây hiệu cầm đồ Thiên Thuận, tịch biên hiệu cầm đồ, bắt Lưu Vạn Sơn và chủ quán Tăng Thịnh là Bạch Sĩ Lộc, dẫn Lý Phượng tới quán trọ của nhà họ Trương để Lưu Dung phán quyết.
Lưu Dung lĩnh chỉ, lập công đường ngay ngoài hiên nhà, tới châu nha trọng dụng hình cụ và ba ban nha lại tới. Lưu Dung nói:
- Giỏi cho tên Bạch Sĩ Lộc lớn gan! Người có biết mình đã phạm phải tội kinh động thánh giá không?
Bạch Sĩ Lộc dập đầu lạy như gà mổ thóc, nói:
- Xin đại nhân tha cho cái mạng sâu kiến của tiểu nhân.
Lưu Dung cười nhạt, nói:
- Tên nô tài đáng chết. Tuy không xử ngươi tội chết nhưng bản quan xử ngươi phải nhượng lại quán Tăng Thịnh cho Lý Phượng trong vòng ba năm.
Bạch Sĩ Lộc nói:
- Tiểu nhân tình nguyện nhượng lại quán cho Lý Phượng trong ba năm.
- Lui xuống. Vụ của hai người tới đây kết thúc.
Hai người dập đầu lạy, lui xuống.
Lại dặn dò:
- Giải Lưu Vạn Sơn lên!
Thuộc hạ ứng tiếng dạ ran.
- Dạ!
Lưu Vạn Sơn bị còng khắp minh, bị ném vào, ngã lăn ra nền. Lưu Dung vừa thấy hắn dã nổi giận, quát lớn:
- Giỏi cho tên nô tài vạn ác không từ! Ngươi cậy thế của Hòa Thân, hại khổ dân chúng Thông Châu, tự ý dùng lò đúc tiền, ngươi đáng tội gì? Lôi hắn xuống, đánh tám mươi trượng cho ta!
Lập tức, đám nha dịch lới Lưu Vạn Sơn xuống, đánh đến nát thịt da, bật máu tươi. Máu thịt nhầy nhụa. Lưu đại nhân lại nói:
- Lưu Vạn Sơn cậy quyền thế, làm khổ dân chúng. Phạt đày tới vùng sơn lam chướng khí Vân Quý xung quân, vĩnh viễn không được trở về.
Phán xử xong, bãi đường đợi thánh chỉ.
Hoàng thượng hạ chỉ hồi cung. Triệu Trường Thanh mang theo mẹ cùng về kinh. Binh mã hộ tống thánh giá về Bắc Kinh. Văn võ triều thần ngươi Mãn, người Hán đều ra khỏi thành mười dặm nghênh đón thánh giá. Hoàng thượng về kinh, qua Ngọ Môn lên triều. Trên điện rồng, phong cho TriệuTrường Thanh làm Bình quận vương. Bởi Lưu Dung là trung lương quốc cán, lập được nhiều công trạng nên thăng quan năm cấp, thưởng cho một năm bổng lộc.
Thấy thái giám trực ban quỳ xuống tâu rằng:
- Hoàng đế Càn Long đã băng hà tại cung Càn Thanh.
Hoàng thượng hay tin, vội vào cung Càn Thanh chịu tang.
Tang lễ cử hành xong, hạ chỉ:
- Tuyên Lại bộ thượng thư Lưu Dung vào triều tấn kiến.
Lưu lại bộ phụng chỉ vào triều. Hành lễ tham kiến xong, đứng đợi lệnh. Thánh thượng hạ chỉ: Lệnh Lưu Dung đi bắt Hòa Thân, niêm phong gia sản, bán hết gia quyến của hắn cho người khác làm nô tỳ.
Lưu Dung nhận lệnh rời cung. Dẫn theo quân loan nghi vệ tới thẳng phủ đề đốc, lên đại sảnh tuyên chỉ. Hòa Thân quỳ bên dưới nghe chiếu. Tuyên chiếu xong, niêm phong toàn bộ gia sản, dẫn Hòa Thân vào diện kiến thánh giá. Hoàng thượng hạ chỉ:
- Cao Tông Hoàng đế băng hà tại cung Càn Thanh. Hòa Thân từng nói sẽ tuẫn táng theo. Nay thưởng cho một dải lụa trắng ân thưởng cho Thập công chúa và phò mã miễn tội.
Hòa Thân tạ ân, về phủ, dùng dải lụa trắng treo cổ tụ tử.
Vậy là Song long truyện đã kết thúc. Có bốn câu thơ rằng:
Khuyến quân mạc tác nghịch thiên sự
Thiên lý tuần hoàn thiên bất dung
Tác hảo sự dịch trung tu hảo
Hành ác chi nhân nan thiện chung.
Tạm dịch:
Khuyên ai chở dại gây điều nghịch
Thiên lý xoay vần trời chẳng tha
Làm điều tốt thì rồi sẽ tốt
Gây ác thoát sao khỏi ác mà.