Lư Sơn Kỳ Nữ

chương 41: chuyện lạ ở miêu cương

Truyện Chữ Hay
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

Dật Tư xua tay đáp:

-Khỏi cần! Khỏi cần!Độc Cô biểu đệ hiện giờ đã rời khỏi núi Dã Nhân không biết đi đâu rồi.

Kêu "ủa" một tiếng, Tiêu Anh ngạc nhiên hỏi:

-Sao tiên tử lại dám quả quyết thế?

Dật Tư đáp:

-Chính mắt tôi đã trông thấy Độc Cô biểu đệ rời khỏi núi Dã Nhân này.

Mọi người nghe nói càng kinh ngạc thêm. Dật Tư bèn kể chuyện ở ngoài cửa hang đợi chờ, ngẫu nhiên trông thấy có người cưỡi con chim điêu như thế nào cho các người hay và nói tiếp:

-Lúc ấy tôi lại tưởng là nhìn lầm người, nhưng bây giờ nghe Băng muội cho hay tình hình ở núi Dã Nhân mới biết rõ hai người cưỡi chim đó có thể cũng là Độc Cô Biểu đệ và Độc Cô Hưng trước là thư đồng bây giờ là sư đệ của y.

Long Sinh thở dài một tiếng cảm khái nói:

-Hơn ba mươi năm nay tôi chưa gặp Đại Bi TônGiả với Nam Môn Vệ Thích Đạo Song Tuyệt lại tưởng hai người đã sớm thoát khỏi trần gian rồi không ngờ hai người ấy vẫn còn ỏ trên tục thế này.

Dật Tư vừa cười vừa khuyên:

-Phạm huynh không nên cảm khái như thế nữa, bây giờ chúng ta nên đi Miêu Lãnh ngay chứ?

Long Sinh mỉm cười gật đầu. Thế là bốn người liền rời khỏi núi Cao Lê Cống đi Miêu Lãnh.

Nhưng khi các người tới Miêu Lãnh tìm khắp nơi trong núi cũng không thấy Ngũ Độc Cốc với Bách Hoa Đầm đâu hết.

Dật Tư cau mày lại thở dài nói:

-Tiếc thay trước kia tôi nghe môn hạ báo cáo tin này, không liên can gì tới mình nên không để ý tới và cũng không hỏi lại Ngũ Độc Cốc với Bách Hoa Đầm ở nơi nào của Miêu Lãnh này, vì thế ngày hôm nay mới khó tìm kiếm như thế này.

Tiêu Anh ngẫm nghĩ rồi mỉm cười xen lời nói:

-Bái Khiết giáo thường hay lánh mặt người, cho nên chỗ ở của họ phải kín đáo khó tìm kiếm. Theo sự nhận xét của tôi thì Ngũ Độc cốc với Bách Hoa đầm mới thoáng nghe qua tưởng là hai nơi, nhưng sự thực chỉ là một nơi thôi. Có lẽ ở trong rừng rậm, hay là ở dưới đáy hang động bí mật gì đó.

Long Sinh gật đầu tán thành:

-Lời nói của Tiêu Thánh Mẫu rất có lý, Miêu Lãnh này rộng lắm, có những khu rừng già chưa khai thác, lại nhiều không thể đếm xuể và những hang động cổ vừa thâm u bí ẩn cũng nhiều vô cùng, chúng ta phải tốn công chia đường đi tìm kiếm mới được.

TiêuAnh vừa cười vừa hỏi:

-Chẳng hay Phạm huynh định chia như thế nào?

Long Sinh chỉ Tiêu Anh với Mộ Dung Băng đáp:

-TiêuThánh Mẫu với MộDung cô nương hai mẹ con đi một đường, tìm kiếm những khu rừng già, còn Long Sinh tôi với Tạ Tiên tử thì lại chia làm hai đường, chuyên đi tìm các hang động bí mật.

Dật Tư cũng tán thành ý kiến ấy.

-Lối chia đường đi của Phạm huynh rất hay, nhưng trước khi đi chúng ta phải hẹn định một cách báo tin để gặp gỡ, như vậy người nào tìm thấy trước, thì phải báo ngay cho ngươi kia hay.

Long Sinh gật đầu, đưa mắt nhìn bốn chung quanh rồi mỉm cười đáp:

-Bây giờ chúng ta dadng đứng ở trên đỉnh núi này vừa cao vừa dễ trông thấy, chi bằng chúng ta cứ lấy nơi đỉnh núi này làm chỗ gặp mặt, bất cứ tìm thấy hay không, bốn ngày sau chúng ta đều phải gặp nhau ở trên đỉnh núi này vào lúc giữa trưa.

Dật Tư với mẹ con Tiêu Anh đều vâng lời, rồi nghe theo lời phân phối của LongSinh mỗi người đi một ngả tìm kiếm. Thị tài cao can đảm hơn người, Long Sinh chia tay mọi người đi xuống những khe núi hay hang hốc rất nguy hiểm để tìm kiếm.

ở Miêu Lãnh các độc vật hãn thế rất nhiều, bất cứ rắn rết cầm thú hung ác và độc địa đều đủ hết,, cả những hoa cỏ cây mây cũng thường có thể giết người được.

Long Sinh đi xuống những hang động thâm u, tất nhiên phải gặp rất nhiều trùng độc và mãnh thú nhưng võ học của ông ta đã luyện tới mức xuất thần nhập hoá rồi, cho nên dù có nguy hiểm đến đâu cũng đều bình yên vô sự. Có lần ông ta lỡ đi lầm vào một hang rắn, trong đó có một loại rắn rất độc tên là ThấtTinh Câu Tử, ông ta bị cuốn chặt, sau ông ta phải dùng nội gia cương khí mới đánh chết được con rắn ấy.

Ông ta khổ tâm tìm kiếm hai ngày liền mà không thấy tà giáo kia đâu hết, mà chỉ còn một ngày một đêm nữa là sẽ gặp lại DậtTư với mẹ con TiêuAnh cho nên ông ta không dám đi xa đành phải trở lại tìm kiếm bên kia ngọn núi cao.

Long Sinh bỗng thấy một con quái vật rất kỳ lạ ở cạnh khe núi, quái vật ấy là một con mối đỏ như máu, dài hơn năm thước, to như một cái thùng đang uống nước ở cạnh suối.

Từ khi vào Miêu Lãnh đến giờ, Long Sinh được trông thấy những con thằn lằn tuy nhiều, nhưng chưa bao giờ thấy con nào lại đỏ như máu và to đến như thế này, nên ông ta vội trốn ngay vào sau một tảng đá, hai mắt cứ ngắm nhìn con độc trùng biết bò và hiếm thấy này hoài.

Ông ta nhìn được một lúc, lại thấy một con thứ hai bò ra.

Con quái vật thứ hai này lại là con nhện đen khổng lồ.

Con nhện này tuy đen, nhưng tám cái chân của nó như tám cái móc gang, lại mọc khá nhiều lông vàng óng ánh.

Chỉ thấy bụng con nhện cũng to bằng cái chậu mà nếu trông thấy cả những chân ở hai bên bụng nó, thì ai ai cũng phải hãi sợ.

Con nhện đen ấy xuất hiện ở bên dưới suối, hình như nó đã luyện qua môn khinh công Thanh Bình Điểm Thuỷ thì phải. Chỉ thấy nó ở trên mặt nước bò mấy cái, đã đi như bay nhảy xổ tới chỗ con mối kia luôn.

Long Sinh biết những loại độc vật này thường thường hay lương sinh lương khắc, thế nào cũng có một trận ác chiến hạn hữu sẽ xảy ra cho mình xem luôn, phen này mình thật là may mắn.

Ngờ đâu con nhện đen vừa nhảy xổ tới trước mặt con mối kia, hai con độc vật hung ác lại không đánh nhau. Con mối đỏ như máu cũng không uống nước nữa, cùng con nhện đen bò vào trong một hang động vừa đen vừa sâu ở gần đó.

Long Sinh đang thất vọng, sau bỗng nghĩ ra một kế, liền bụng bảo dạ rằng:

"Hai con độc vật rất lớn này, một con là mối đỏ như máu, một con là nhện đen lông vàng, đều là vật hạn hữu trên đời này. Bây giờ chúng nó lại cùng chui vào trong một cái hang động như thế, có lẽ chúng có liên quan đến Ngũ Độc Cốc mà mình kiếm mãi vẫn chưa thấy cũng nên".

Nghĩ tới đó, ông ta cứ nằm yên ở đó đợi chờ, để xem có cái gì khác xảy ra nữa không?

Đợi chờ giây lát, quả nhiên ông ta lại thấy một con độc vật hiếm thấy và trông rất rùng rợn đáng sợ xuất hiện nữa.

Con độc trùng này là một con rết màu tía, dài chừng ba thước.

Mỗi một khúc xương của con rết đều to bằng chén nước, hai mắt nó trông như hai ngọn đèn, nó ở sau động đá lởm chởm bên kia bờ suối bò ra. Một trăm cái chân cùng bò một lúc không khác gì bay lơ lửng trên không vậy. Nó cũng chui vào cái hang động tối om kia.

Long Sinh mừng rỡ khôn tả, bụng bảo dạ rằng:

"Đã có ba con độc vật chui vào trong hang rồi, nếu còn hai con nữa tới góp đủ số, thì ta có thể đoán chắc cái hang động tối om kia thể nào cũng có liên quan với Độc Cốc. Lúc ấy ta sẽ mạo hiểm vào bên trong dò thám xem sao... Vừa nghĩ tới đó, ông ta quả nhiên lại thấy con độc vật thứ tư xuất hiện.

Nhưng con độc vật này lại không hung ác đáng sợ như ba con kia,. Trái lại hình dáng của hó rất ngộ nghĩnh và hoạt kê.

Nó là một con cóc khổng lồ, đường kính của bụng nó dài chừng bốn thước, màu xam xám, khắp mình mẩy đều có những nốt mụn sần sùi nổi lên. Nó chỉ có một đặc điểm là to kỳ lạ thôi, chứ ngoài ra không có cái gì là đặc biệt và kỳ lạ hết.

Nhưng mắt của Long Sinh sáng như điện. Ông ta đã trông thấy con cóc này tới đâu, cây cỏ ở đó vàng úa ngay, đủ thấy trong người nó có chất độc lợi hại như thế nào, nhất là những nốt mụn mọc ở khắp mình mẩy khi gặp kẻ địch, có thể phun ra những nước độc lợi hại vô cùng.

Hình thù của con cóc này tuy đần độn, nhưng hành động lại nhanh không thể tưởng tượng được. Mỗi một cái nhảy của nó đi xa ít nhất hàng ba bốn trượng.

Nó ẩn thân ở dưới sườn núi, chỗ Long Sinh ẩn núp. Vừa xuất hiện một cái, nó đã nhảy tới cạnh suối, đột nhiên há cái mồm thật to ra hít một hơi thật lớn. Bụng nó phình lên, và to gấp rưỡi trước ngay.

Long Sinh biết hành động này của con cóc là muốn nhảy qua cái suối.

Quả nhiên con cóc hít đủ hơi xong liền lép bụng một cái, rồi lại phun hơi ra và mồm nó kêu đến "ộp" một tiếng thực lớn. Hai chân sau đạp mạnh vào hòn đá, người nó đã phi lên cao và vượt qua ngọn suối sáu bảy trượng ngay.

Con cóc sang tới bên kia bờ suối, tất nhiên nó cũng chui luôn vào trong hang động tối om kia.

Long Sinh thấy thế, cảm thấy rất hứng thú gắng công chờ đợi thêm vì ông ta nhận thấy sự xét đoán của mình đã đúng. Cái hang động tối om kia chắc thể nào cũng là cửa ra vào của Ngũ Độc cốc.

Con mối đỏ như máu, con nhện đen lông vàng, con rết màu tía, với con cóc khổng lồ màu xám kia, đều là những độc vật hãn hữu, chúng đã lần lượt xuất hiện rồi thì tất nhiên còn con thứ năm thể nào cũng sắp xuất hiện đến nơi chứ không sai.

Một mặt chờ đợi con thứ năm xuất hiện, Long Sinh ước đoán thầm::

"Con độc vật thứ năm xuất hiện đây, nếu không phải là một con độc xà dị hình, thì thể nào cũng là con Kim Câu Độc Khiết mà mình ở xa tới tìm kiếm?" Sự đời lắm lúc nó lại xảy ra trái hẳn với sự tưởng tượng. Thì ra ông ta đợi chờ hàng nửa tiếng đồng hồ mà vẫn không thấy con độc vật thứ năm xuất hiện nữa.

Ông ta vốn là một kỳ nhân, trong lúc thất vọng, bỗng nghĩ ngay ra một ý tưởng kỳ lạ.

Long Sinh vẫn cương quyết tin tưởng sự ước đoán của mình không sai, và cho con độc vật thứ năm không phải ở bên ngoài tới mà đã ở sẵn trong hang động rồi.

Nói tóm lại, con độc vật thứ năm ấy mới là con Chúa của năm con độc vật. Vừa rồi bốn con nọ lần lượt đi vào trong hang như thế, là vào hầu Chúa đấy thôi.

Long Sinh càng nghĩ càng nhận thấy mình đoán không sai nên ông ta quyết tâm chui vào trong hang động đó thám hiểm.

Nhảy qua suối kia rồi, Long Sinh không dám đường đột tiến vào hang tối đen.

Trước hết ông vận chân khí lên khến khắp mình mẩy như có một làn gang thép bao bọc rồi dùng nội gia thần công phong bế các yếu huyệt.

Sửa soạn xong đâu đấy, Long Sinh mới đi vào trong hang động tối om nọ.

Đường lối của hang động ấy quanh co khúc khuỷu chứ không thẳng trượt như những cái hang khác, đi vòng mấy lối ngoẹo, đường đi càng vào càng tối om.

Nhưng Long Sinh đã khổ luyện hơn ba chục năm nội ngoại công đã luyện tới mức xuất phàm nhập thánh rồi, nên hai mắt của ông ta càng sáng như điện, có thể trông thấy bất cứ một cái gì ở trong bóng tối.

Long Sinh trông thấy đường đi quanh co khúc khuỷu lúc thì lên cao lúc lại xuống thấp nhưng đi mãi ông ta vẫn không thấy tung tích bốn con độc vật kia đâu hết.

Trong hang động yên lặng như bãi tha ma, càng đi sâu càng rùng rợn thêm. Đi được hơn ba trăm trượng, ông ta mới thấy hai vật vô hình đã phá tan bầu không khí trầm tĩnh ấy.

Vật vô hình ấy là mùi thơm của hoa và tiếng nước chảy róc rách rất khẽ.

Thoạt tiên Long Sinh ngửi thấy mùi hoa trước, nhưng ông ta không hiểu đó là thứ hoa gì?Nó nồng hơn hoa mai, nhạt hơn hoa lan, nhã hơn hoa lài, thanh u hơn hoa quế, khiến người ta không sao phân biệt được nó là hoa gì?

Khi ngửi thấy mùi thơm thì ông ta cũng vừa nghe thấy tiếng nước chảy. Tiếng nước chảy cũng nhẹ lắm, chứ không phải là nước thác và cũng không phải là tiếng nước suối chảy chỉ nhẹ nhàng như gió thổi những làn sóng nhỏ tạt vào bờ thôi.

Long Sinh rất ngạc nhiên lại đi mấy vòng nữa mới thấy trước mặt có ánh nước sáng lóng lánh, và biến thành thủy động.

Địa thế quái dị khiến Long Sinh phải ngừng bước ngay, và trù trừ không biết có nên tiến thêm vào hay không?

Vì suốt dọc đường không thấy có đường lối nào khác, nên ông ta nghĩ bụng:

"Chả là bốn con độc vật:mối đỏ như máu, nhện đen lông vàng, rết màu tía khổng lồ và con cóc màu xám đều lội xuống nước mà tiến thẳng vào bên trong chăng?" Ông ta đang cau mày lại suy nghĩ bỗng trông thấy trên vách động có mấy con bò cạp hình tỳ bà dài chừng bốn năm tấc đang từ từ bò vào trong hang.

Trông thấy những con bò cạp kia, ông ta càng nhận thấy sự ước đoán của mình không sai, ông ta vội giở khinh công tuyệt đỉnh ra phi trên mặt nước mà tiến vào.

Từ lúc đi vào trong thủy động, suốt dọc đường không còn buồn tênh như trước nữa, vì hai bên vách với trên đỉnh, ông ta cứ phát hiện bò cạp độc luôn luôn, có con còn dài hơn một thước.

Lúc này lối đi không quanh co khúc khuỷu như trước nữa. Đi được vài chục trượng đã thấy có chút ánh sáng, rõ ràng đã sắp tới lối ra rồi. Ông ta càng hớn hở mùi hoa thơm cũng nồng hơn trước, bên tai hình như còn nghe thấy có tiếng người vọng tới rất khẽ.

Long Sinh nhận định. Trong thủy động có mùi hoa thơm này có lẽ chính là Bách Hoa đầm, và qua khỏi Bách Hoa đầm là sẽ tới Ngũ Độc Cốc, sào huyệt của bọn Bài Khiết tà giáo chứ không sai?

Người ta trong lúc lo âu kinh hãi và đi vào chỗ nguy hiểm thì bao giờ cũng đề cao cảnh giác, thấy việc gì cũng phải đề phòng cẩn thận, nhưng khi đã qua khỏi nguy hiểm thì đa số lại thường hay sơ suất chểnh mảng.

Phạm Long Sinh là một cao thủ thượng thặng như thế mà cũng phạm phải lỗi lầm trên.Nơi mà ông ta khổ tâm tìm kiếm bấy nhiêu ngày không thấy, bây giờ đã ở trước mặt, tất nhiên ông ta phải cao hứng vô cùng. Chỉ vì sự cao hứng đó, khiến ông ta quên chưa chú ý tới một việc nho nhỏ. Đó là vừa rồi ở bên ngoài mấy trượng, rõ ràng ông ta đã trông thấy một chút ánh sáng mặt trời rồi, nhưng đi sâu vào lại càng không thấy ánh sáng đó.

Long Sinh không đếm xỉa tới điểm ấy cứ tiếp tục thủng thẳng tiến vào trong, hai mắt chú ý vào con bò cạp lớn nhất dài ngót hai thước, đang bò ở đỉnh hang để coi xem đuôi của nó có phải màu vàng không?

Lúc ấy ông ta chỉ còn cách chỗ cửa hang chừng sáu bảy trượng thôi. Sở dĩ cửa động không có ánh sáng là vì bị con nhện đen lông vàng đang đậu ở đó che lấp cửa hang. Đừng nói Long Sinh đang chăm chú nhìn vào đuôi con bò cạp đặc biệt nọ xem là màu gì, mà không chú ý tới lối ra, dù ông ta có hội tụ tinh thần chú ý đến lối ra cũng không sao trông thấy con nhện đen như mực ở chỗ mình hơn mấy trượng đang giương oai định tấn công lén.

Con bò cạp lớn ở trên đỉnh hang từ từ bò về phía trước, Long Sinh cũng từ từ theo sau tiến lên.

Người với nhện xa cách nhau từ sáu bảy trượng rút ngắn còn bốn năm trượng, rồi từ bốn năm trượng rút ngắn xuống hai ba trượng.

Lúc ấy đôi bên chỉ còn cách nhau có chừng hai trượng thôi. Long Sinh ngẫu nhiên nhìn về phía trước liền giật mình kinh hãi.

Sở dĩ ông ta kinh hãi là vì hồi nãy rõ ràng xa xa trông thấy có một chút ánh sáng mặt trời mà sao bây giờ sắp ra tới cửa lại không thấy ánh sáng nữa.

Trong lòng đã kinh hãi thì tất nhiên Long Sinh dừng bước ngay.

Ông ta hưa ngừng bước, con nhện khổng lồ còn chuẩn bị đợi chờ nay nó thấy ông đã ngừng bước, lại tưởng đối phương đã phát hiện ra mình, nên nó tấn công trước. Chỉ nghe thấy "xoẹt" một tiếng dưới rốn nó đã có một nắm sợi thật lớn nhằm đầu Long Sinh phun tới.

Đối với con bò cạp ở trên đỉnh hang, Long Sinh còn hơi hãi sợ, nhưng đối với bóng đen trước mặt lai chỉ kinh ngạc thôi chứ không hãi sợ chút nào. Khi nghe thấy tiếng kêu "xoẹt" ông ta định nhảy lùi nhưng nắm sợi màu xám bạc của con nhện tung ra đã kết thành một cái lưới lớn ở trên không rồi.

Long Sinh thị tài nghệ hơn người, nên cũng can đảm hơn ai hết. Ông ta thấy tránh né không kịp, liền nghĩ ra một kế, không phản ứng gì cả để mặc cho lưới nhện bó chặt lấy mình.

Vì lúc này ông đoán chắc những con độc vật thông linh này là do người ta nuôi dạy. Người nuôi nấng dạy bảo nó tất nhiên là người của phái Bái Khiết tà giáo ở trong Ngũ Độc Cốc này.

Ông ta nhận thấy để cho lưới nhện bắt trói thể nào cũng bị đưa vào Ngu Độc Cốc xét xử như vậy đỡ phải tốn công lần mò một cách mù quáng như trước nữa.

ý kiến này của Long Sinh tuy rất khôn khéo, nhưng suýt tí nữa thì khốn khổ, nếu không nhờ có sự khổ tu ba mươi năm, võ công của ông ta đã luyện tới mức xuất thần nhập hoá thì cả tính mạng của ông ta đã suýt bị mâý con độc vật jhãn thế này nuốt chửng.

Vừa bị mạng nhện trói chặt, ông ta đã bị lôi về phía con nhện đen.

Nhưng người của ông ta chưa tới gần con nhện thì đã thấy trên đỉnh đầu có một vật gì giáng xuống.

Con vật đó là con bò cạp đặc biệt lớn dài gần hai thước đang bò ở trên đỉnh đầu.

Con bò cạp hung ác tuyệt luân, không khách khứa gì cả, vừa nhảy xuống lưới nhện đã quay đầu dùng cái móc ở đuôi định đốt Long Sinh ở trong lưới.

Chỗ Long Sinh bị nó đốt ngay ở gần kỳ Môn Huyệt ở vú bên trái. Cũng may trong khi vào hang động, ông ta đã chuẩn bị sẵn, bế hết các yếu huyệt hoá người thành gang cho nên mới không bị nó đốt chảy máu và không tổn hại gì hét. Nhưng ông ta cũng phải nhăn mặt, đủ thấy oai lực của cái móc độc ở đuôi con bò cạp bá đạo không kém gì Kim Cương chỉ của một nội gia trọng thủ vậy. Móc độc ở đuôi con bò cạp vừa đốt xong, thì hai cái càng sắc bén như đao kiếm của con nhện đã nhắm ngực ông rạch luôn hai cái.

Biết đối với những thứ độc trảo hay càng sắc bén của những loại độc vật này kông nên dùng cứng để chống đỡ, vì thế ông ta đã làm cho người mềm nhũn như không có xương mà lép ngay người lại. Nhờ vậy chỉ có chỗ ở trước ngực bị rạch hai đường thôi, chứ da thịt không hề bị suy chuyển chút nào.

Bò cạp với nhện tuy hung ác, độc địa vô cùng, nhưng về mặt linh tính thì chúng còn kém người ta xa. Chúng tưởng đốt và kìm như thế, dù Long Sinh không toi mạng thế nào cũng mê man bất tỉnh.

Long Sinh cũng biết điều đó, nên ông ta giả bộ chết, nín hơi, nhắm mắt, nằm yên ở trong lưới nhện, không cử động chút nào.

Người con nhện hơi thấp thoáng một cái, nó liền dùng cái càng sắc bén gạt luôn một thế. Chỉ nghe thấy kêu "ùm ùm" chỗ cửa hang đã mở ra luôn, ánh sáng mặt trời đã chiếu vào làm loé cả mắt.

Con bò cạp khổng lồ chui ra ngoài hang trước. Long Sinh hé mắt nhìn trộm, thấy đuôi con độc vật ấy chỉ hơi đen và hơi có một chút máu màu vàng nhạt thôi, chứ không phải vàng kim.

Con nhện cũng bò tám chân lôi kéo Long Sinh lăng không phi vào thủy động.

Lúc này Long Sinh lại cảm thấy sự mạo hiểm của mình rất lý thú, vẫn giả bộ chết nằm ở trong lưới, mở hí hí mắt để nhìn tình thế ở bên ngoài.

Ngoài cửa động là một cái đầm nước trông rất rộng lớn, đường kính dài chừng năm trượng. Giữa đầm có một cái đảo nhỏ. Trên đảo trăm hoa đua nở, mùi thơm của hoa toa? ra khiến người ta cảm thấy tinh thần khoan khoái. Giữa trăm cây hoa đó có xây dựng mấy căn nhà bằng trúc rất sạch sẽ.

Long Sinh tưởng con nhện lông vàng thế nào cũng đem mình lội vào đảo ở giữa đầm, người của Bái Khiết Giáo thể nào cũng ở trong mấy căn nhà trúc trên đảo ấy.

Ngờ đâu ông ta đã đoán sai. Con nhện lại đưa ông ta sang phía bên trái đảo, chỗ vách núi cao chọc trời, rồi bay tung lên.

Trong lúc ngừng giây lát. Long Sinh đã trông thấy hai ba tên thiếu nữ Mèo khoa? thân đang đùa rỡn ở trong bụi cây hoa ở trên đảo.

Con nhện khổng lồ và hung ác ấy dưới bụng lôi kéo một cái lưới trong đó có một người đột nhiên từ trên không giáng xuống. Thế hạ giáng tất nhiên phải mạnh vô cùng, mnhưng mấy thiếu nữ Mèo kia không vì thế mà thất kinh la lớn, trái lại chúng không thèm để ý là khác.

Long Sinh đang kinh ngạc, thì thấy mình đã bị con nhện lôi lên lưng chừng vách núi và đưa vào trong cái hố lõm khác gì một cái sân rộng chừng sáu trượng, nhưng phía sát vách núi lại có năm cái hang, một to, bốn nhỏ.

Cái hang lớn nhất cửa hang rộng chừng sáu, bảy thước ở ngay nơi chính giữa, còn bốn cái hang ở hai bên, cửa hang cũng rộng chừng ba bốn thước và rất chỉnh tề.

Long Sinh thấy thế ngạc nhiên và nghĩ bụng:

"Đầm nước này rộng chừng trăm trượng, có bé nhỏ gì đâu mà lại dưới ánh mặt trời, sao mình, Tạ Tiên tử với mẹ con Tiêu Anh đã đi tìm kiếm khắp nơi mà không thấy, thế là nghiã lý gì?" Nghĩ tới đó, nhân lúc lưới nhện hạ xuống mặt sân đá ông ta lăn ngay một vòng nằm ngửa lên để nhìn xuống dưới đầm.

Khi nhìn xuống bên dưới, Long Sinh mới biết cổ nhân dạy câu:"Đọc vạn cuốn sách không bằng đi muôn dặm đường" thật không sai chút nào, vì ông ta thấy cảnh vật ở nơi đây kỳ lạ không thể tưởng tượng được và không có sách vở nào có thể mô tả nổi.

Thì ra trên không chỗ cách đầm nước cao chừng hai trăm trượng, sánh sáng mặt trời từ đó chiếu xuống, mà trên đó, chỗ ánh sáng chiếu xuống ấy chỉ rộng chừng hai ba trượng thôi.. Khắp địa hình nơi đó không khác gì một cái hũ rượu, bên trên nhỏ bên dưới rộng. Nói tóm lại,nơi ấy chính là lòng núi của Miêu Lãnh. Nhưng trong lòng núi lại có một đầm nước lớn, giữa đầm lại có hòn đảo nhỏ.Ngoài cái lỗ hổng trên đỉnh núi có ánh sáng mặt trời chiếu vào lại còn có một thuỷ động rất bí hiểm để làm lối, đi thông ra bên ngoài.

Long Sinh, Dật Tư và mẹ con Tiêu Anh bốn người nếu chịu khó lên trên đỉnh núi này, mà ở trên lỗ hổng ngó nhìn xuống bên dưới, trông thấy cái đầm nước này thì đâu đến nỗi phải tốn công tìm kiếm bao nhiêu ngày mà không thấy?

Nhưng vfi tên đất là Ngũ ĐộcCốc thì có can dự gì đến đỉnh núi cao chót vót đâu?Vì thế bốn người cứ đi tìm những chỗ khe núi, sơn cóc, hay hang động lớn mà thôi, chứ không ai leo lên trên đỉnh núi cả.

Long Sinh đang kinh ngạc, đã nghe thấy trong hang động, ở chỗ sát vách có tiếng chân người rất khẽ vọng ra. Ông ta đưa mắt liếc nhìn thấy trong cái hang động lớn nhất, có một đạo sĩ tuổi ngoài ba mươi bước ra.

Đúng như lời đệ tử của phái Điểm Thương đã kể cho Dật Tư hay đạo sĩ này cũng mặc một cái áo bào màu đỏ, trước ngực có thêu một con Kim Câu Độc Khiết.

Đạo sĩ ấy đi tới trước con nhện lông vàng ngắm nhìn Long Sinh đang giả bộ chết giấc nằm ở trong lưới nhện, cười mấy tiếng rất quái dị, rồi hớn hở nói:

-Người này nằm ở trong lưới nhện độc mà chỉ chết giấc chứ không chết hẳn, quả thật là một diệu vật hiếm có dùng để tế sống Khiết Vương.

Nói xong, y móc túi lấy hai viên thuốc đỏ ném cho con nhện lông vàng, xua tay ra hiệu bảo nó thu hồi cái lưới đang trói LongSinh đi.

Con nhện nuối hai viên thuốc đỏ hồng trước, rồi chỉ thót bụng một cái, những sợi cuốn mình Long Sinh đã thu hồi sạch sành sanh.

Vì nghe thấy đạo sĩ nọ bảo định đem mình đi tế sống Khiết Vương, Long Sinh muốn được kiến thức thêm đôi chút bí mật của Bái Khiết tà giáo, nên ông ta thấy lưới nhện đã thu hồi rồi mà vẫn cứ nằm yên giả bộ chết giấc hoài.

Con nhện lông vàng thu hồi cái lưới xong, liền phi thân vào cái hang động thứ nhất ở bên trái của hang động lớn.

Đạo sĩ mặc áo bào đỏ cũng rất cẩn thận, chỉ thấy y phất tay áo một cái đã có một viên đạn màu đỏ nhằm người LongSinh bắn tới khi ở trước mặt của Long Sinh tự động nổ ngay, bắn ra một luồng sương mù màu hồng và có mùi thơm rất nhạt bao phủ hết mặt mũi của Long Sinh ngay.

Long Sinh đã bế các yếu huyệt, thì tất nhiên thất khiếu tức mắt, mũi, mồm và tai của ông ta cũng đều bế tắc cả rồi.

Chờ làn sương mù màu phấn hồng tan rã hết, đạo sĩ nọ mới tới gần lôi kéo Long Sinh ra chỗ giữa sân đá, dùng gân con giao trói ông ta vào cái cột đá cao hơn trượng dựng ngay chỗ chính giữa ấy.

Long Sinh cứ mặc cho tên nọ trói mình, bụng bảo dạ rằng:

"Chờ lát nữa ta xem xong các ngươi làm trò gì, lúc ấy ta mới trừng trị mấy tên tà ác các ngươi và mấy con độc vật cũng chưa muộn".

Trói LongSinh xong, đạo sĩ áo bào đỏ lại móc túi lấy một cái khăn lụa màu đỏ ra trùm lên trên đầu và mặt nạn nhân.

Thoạt tiên Long Sinh không hiểu tên đạo sĩ này hoá trang mình như một cô dâu để làm chi, nhưng ông ta nghĩ lại, mới vỡ nhẽ:

con bọ cạp mà chúng gọi là Khiết Vương chắc đã có thói quen hễ thấy người nào đầu phủ khăn đỏ như thế này chính là mồi mà bọn đạo sĩ dùng để hiến cho mình ăn, thế là nó bò lại vồ ngay người có khăn phủ đầu như mình bây giờ vậy.

Đạo sĩ áo bào đỏ làm xong mọi việc rồi, liền quay người nhìn về phía cửa hang động cung kính lớn tiếng la rằng:

đệ tử Thiên Vũ kính thỉnh giáo chủ với ba vị sư huynh ra ngoài hang động. Con nhện đen đã bắt được một người Hán, có thể dùng làm lễ vật để tế sống Khiết Vương đấy.

Nghe đạo sĩ nói Long Sinh đã hiểu ra được mấy việc như sau:

. Trong Ngũ Độc cốc này, Bái Khiết tà giáo chỉ có thầy trò năm người thôi.

. Ngoài tên giáo chủ chưa biết tên ra, còn ba người sư huynh của Thiên Vũ đạo nhân, có thể là xếp hàng theo:

Phong, Vân, Lôi và Vũ. Như vậy, ba cái tên ấy có thể là Thiên Phong, Thiên Vân và Thiên Lôi chứ không sai?

. Con bọ cạp chúa mà chúng gọi là Khiết Vương thể nào cũng thích ăn thịt sống của người Hán. Bằng không, trong Miêu lãnh này có biết bao nhiêu người Mèo thuộc và người Mèo rừng. Sao Thiên Vũ đạo nhân lại bảo mình là một món lễ vật hiến tế Khiết Vương rất hiếm có?

Ông ta đang suy nghĩ đã nghe thấy trong động lớn có tiếng chân bò của những con độc vật kêu "xào xào" vọng ra.

Nhờ đầu phủ cái khăn lụa đỏ, Long Sinh càng dễ nhìn hoàn cảnh xung quanh.

Trước hết ông ta thấy trong hang động lớn có ba con bò cạp lớn bò ra, và bò rất đều.

Ba con bò cạp này đều dài chừng thước tư, thước năm, nhưng đuôi con nào cũng màu xám đen.

Sau ba con bò cạp ấy, lại có ba con nữa to hơn, mỗi con dài chừng hai thước, nhưng đuôi của chúng ngoài màu xám đen còn hơi vàng nhạt.

Long Sinh biết ngay con bọ cạp đốt mình lúc nãy là một trong ba con ra sau.

Nhưng con nào cũng như con nào nên ông ta không thể nhận ra con nào đã đốt mình hồi nãy?

Sáu con bò cạp to quá cỡ, con nào cũng dài hơn ba thước đuôi của chúng đều dựng ngược lênvà đã biến thành màu vàng nhạt hết, không còn một tí màu xám đen nào cả.

Truyện Chữ Hay