Lời Nguyền Chung Tình

chương 85: công thành rửa hận

Truyện Chữ Hay
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

Hôm sau...

Từ sáng sớm, cả một bầu trời vùng biên địa giữa Phổ Nam và Vĩnh An đều rợp đầy những cánh diều kín mít. Lý Thần ngày đêm không nghỉ liên tục vẽ ra rất nhiều phác họa dung nhan nữ nhân mình yêu, lại sai binh sĩ đốn tre làm diều thả lên trời cao để cho cánh diều theo gió tung bay khắp nơi. Những cánh diều mang chân dung bị khuyết nhan của nữ nhân được thả lên cao, sau đó thả dây để diều tùy ý bay đi. Cả một vùng Tang Châu, đến Phổ Nam, đến cả nơi đóng quân của Lang Xan và Phổ Nam cũng có thể bắt gặp. Tất cả mọi người đều bị chấn động bởi dung nhan nữ nhân khuyết dạng trong tranh kia cùng công chúa Tiết Tư Khiết của Phổ Nam trông tương đồng đến kinh ngạc. Từ đó, trong Phổ Nam đã bắt đầu có những lời đồn gây hoang mang. Bởi lúc Lý Thần ở dưới thành phát ra lời nguyền sẽ vì Tiết Tư Khiết mà tiêu diệt Phổ Nam, bây giờ lại xuất hiện tranh vẽ biếm hạ họa xấu dung mạo của Tiết Tư Khiết đi, lại còn xuất hiện với số lượng nhiều như vậy, nơi đâu cũng thấy, dân chúng ai ai cũng bắt gặp thật sự là một chuyện chưa từng có ở Phổ Nam.

Kể cả trong quân doanh quân tiếp viện của Lang Xan, rất nhiều binh sĩ Lang Xan nào đã từng thấy qua công chúa Phổ Nam. Lúc này, bởi những con diều bay đến cùng với lời đồn thổi lung tung, binh sĩ Lang Xan cũng nổi hoang mang. Phải chăng công chúa Tiết Tư Khiết này là một nữ nhân không may bị nguyền rũa? Lí nào đại hoàng tử Đôn Thanh của họ vất vã đến Phổ Nam để cưới, lại mang về một cơ thiếp có thể chính là một yêu nghiệt sẽ gây họa cho Lang Xan?

Tất nhiên những lời đồn vu vơ rất nhanh bị triều đình Phổ Nam và hoàng tử Đôn Thanh nghiêm khắc trấn áp. Thế nhưng kiểu đánh trận dùng quỉ mưu dị kế dùng tâm lý chiến làm rối loạn lòng quân bọn họ chưa bao giờ thấy qua. Tin đồn thì có thể rất nhanh dị dập đi nhưng dù có không nói ra, trong lòng binh sĩ vẫn khó lòng không canh cánh về những bức tranh dị dung và những lời phóng tác truyền ngôn về lời nguyền ác liệt của thiếu niên bạch y Vĩnh An quốc hôm ấy.

Hôm ấy, ở trong nội cung, cung nữ cũng bắt gặp con diều với bức tranh dị dung khuyết nhan kia và lại tụm nhau bàn tán nghi vấn về công chúa Tiết Tư Khiết và nữ nhân dị dạng trong bức tranh đấy. Tiết Tư Khiết cũng nhìn thấy bức tranh, hiển nhiên nàng cũng hiểu dụng ý của người vẽ tranh là muốn bức nàng phải thừa nhận. Tiết Tư Khiết khổ tâm nắm chặt bức tranh trong tay. Nàng có thể thừa nhận mình là Đinh Ngọc Phụng thì sao, nàng cũng sẽ không thể trở về Vĩnh An, không thể nào đối diện với những người nàng đã từng thân quen và càng không thể nào đối diện được với Á Tử. Tình yêu giữa hai người nữ đã là một sự trái đạo vô luân khó lòng chấp nhận, đã như vậy, hai nàng còn là huyết thống tình thân. Nàng thật sự không thể tiếp tục đã sai lại sai cùng Á Tử trầm luân không dứt. Á Tử không cần có nàng vẫn có thể phong quang vô hạn, còn làm đến đế vương. Nhưng một khi nàng về với nàng ta, có khi sẽ khiến trời cao không tha, đẩy cả hai vào bi kịch. Vì nghĩ như vậy mà Tiết Tư Khiết càng thêm quyết tâm dứt bỏ. Chỉ cần nàng gả cho hoàng tử Lang Xan, theo thời gian rồi người kia cũng sẽ quên nàng mà sống tốt. Hơn nữa bên cạnh nàng ấy vẫn còn có một Lương Mẫn Doanh hết lòng hiệp trợ, nàng ra đi thật sự là rất hợp lẽ hợp tình.

Đang lúc Tiết Tư Khiết tự tư tự niệm trong nội tâm chính mình, Tiết Thiện đã đứng đó rất lâu quan sát nàng. Tiết Thiện là một dũng sĩ biểu tượng tự hào nhất của Phổ Nam, từ nhỏ đã được quốc vương nhận nuôi, yêu thương như là con ruột. Tiết Thiện đối với Phổ Nam là một lòng trung liệt, hắn cũng rất yêu thương vị công chúa Tiết Tư Khiết từ bé đã cùng hắn đính hôn. Đáng tiếc Tiết Tư Khiết quá sớm đã mất đi. Người thay thế dù cùng tên, cùng thân phận nhưng tuyệt nhiên không đồng dạng. Quốc vương vì quá thương tiếc nữ nhi mà chấp nhận để nữ nhân thân phận bất minh này làm hình nhân thế thân. Tiết Thiện và Tiết Vũ vì thương quốc vương mà tiếp nhận nhưng làm sao cũng không thể xem Tiết Tư Khiết thế thân là công chúa trước đây. Trong khi Tiết Vũ là đại ca lại đối với nàng lạnh nhạt cách xa, Tiết Thiện thân phận hôn phu lại xem nàng như tiểu muội mà ân cần quan tâm chu đáo. Lúc này, trước bao nhiêu chuyện mờ ám bất minh liên quan đến thân phận của vị nữ nhân thay thế, cả quốc vương Phổ Nam cũng đối với nàng đã bắt đầu lãnh đạm sinh nghi. Nhưng bởi vì hoàng tử Đôn Thanh đã chấp nhận đổi liên minh lấy liên hôn, quốc vương và Tiết Vũ cũng không truy vấn về xuất thân của nàng nữa. Tiết Thiện thì lại nghĩ khác. Không hiểu vì sao từ khi nhìn thấy Tiết Tư Khiết lên đầu thành nói chuyện cùng bạch y thiếu niên Vĩnh An, hắn đã không còn muốn liên minh với Lang Xan ngược lại đã có một suy nghĩ khác. Thấy Tiết Tư Khiết cứ mãi trong bộ dạng mất hồn, Tiết Thiện mới bước đến, nhẹ giọng quan tâm:

- Tư Khiết! Mặc kệ có chuyện gì xảy ra nhưng Thiện đại ca vẫn xem muội như là tiểu muội. Muội nói thật với ta đi, ta biết muội đã khôi phục kí ức, đã nhớ lại những chuyện trước đây. Muội và kẻ áo trắng hôm đấy ở trước thành tương kiến nhau là tình nhân có phải không? Muội vì sao lại phủ nhận với hắn?

- Thiện đại ca, muội...Muội thật sự không quen người đó. Hắn chỉ là ngộ nhận muội giống người quen của hắn mà thôi.

- Vậy sao? – Tiết Thiện cười buồn. – Hắn ngộ nhận thôi sao nhưng ta lại nhìn ra muội đối với hắn vẫn có lòng quan tâm sâu sắc. Nếu không tại vì sao muội phải mạo hiểm cứu hắn, còn giữ người trong tẩm phòng? Hơn nữa nếu không phải nhận ra là người quen, muội đâu cần lên đầu thành gặp hắn, nói những lời vô cùng khó hiểu khi ở thân phận là hai phía đối địch với nhau?

- Muội...

- Không cần phủ nhận với ta. Tư Khiết, ta chỉ muốn nói với đây chính là cơ hội cuối, nếu như muội gả qua Lang Xan quốc thì sẽ không thể nào quay đầu.

- Thiện đại ca, ý của huynh là...

Tiết Thiện khẽ cười buồn rồi bất chợt đứng lên bỏ đi, chỉ để lại một câu khó hiểu:

- Ta rốt cuộc đã hiểu tại sao kẻ bạch y người Vĩnh An quốc đó nói ra lời nguyền ác độc như thế rồi!

Tiết Thiện chỉ thở dài ngậm ngùi bước đi. Có lẽ hắn không hiểu được Tiết Tư Khiết nhưng hắn hiểu tâm trạng của thiếu niên kia. Lúc nhìn người kia oán hận đến thổ huyết và nói ra lời thề độc, hắn lại nhớ đến chính mình trước đây lúc vừa mất đi người mình yêu.

"Ta cũng không biết phải nói với muội làm sao! Thế nhưng cảm giác của một người khi đối mặt với nổi khổ chia ly. Tư Khiết, nếu như có thể đừng khiến bản thân phải rơi vào tình cảnh hối hận không kịp.

-------------------

Định ước bảy ngày của Phổ Nam với hoàng tử Lang Xan vẫn chưa đến thì ở trong quốc thổ Lang Xan đã xảy ra rất nhiều tin tức không hay. Trước tiên thì tin tức nhị hoàng tử Đôn Hoàng bị ám sát, hung thủ lại mang là vũ khí và mộc bài của phủ đại hoàng tử Đôn Thanh. Tiếp đó lại truyền đến là thư tín của từ sứ thần các nước Ba Châu, Miên Lão buộc tội Đôn Thanh liên kết với Phổ Nam, lộng quyền lạm thế tự xưng là quốc vương Lang Xan, khiêu khích Vĩnh An và Miên Lão. Lại có tin Vĩnh An đã liên kết với Xiêm La quốc, đang chuẩn bị công kích nước Lang Xan. Bao nhiêu tin tức hỗn loạn cả lên, quốc vương Lang Xan còn chưa kịp xác minh thì lại vỡ ra chuyện của quí phi của quốc vương quan hệ bất minh với Đôn Thanh, thậm chí còn mang thai con của hắn. Quốc vương Lang Xan bị chọc đến kinh giận lập tức hạ lệnh triều Đôn Thanh hồi kinh. Lệnh vua đã ban, Đôn Thanh dù không cam tâm cũng phải lập tức lên ngựa rút binh, đồng thời cũng mang cả kiệu hoa đưa Tiết Tư Khiết theo về Lang Xan làm lễ hôn phối. Đôn Thanh là hoàng tử ưu tú nhất của quốc vương Lang Xan, ai ai cũng đoán hắn chính là nhân cử bị quân thích đáng để kế thừa Lang Xan quốc cho nên hắn làm sao cũng không nghĩ đến lần này về kinh là sẽ bị định tội tày đình.

Trên đường đi, hắn vẫn còn hết sức hăm hở phấn khích nghĩ đến khi về kinh đô Lang Xan quốc có thể chính thức cùng nữ nhân mình yêu mến hòa hảo hợp hoan. Tiếp sau đó, hắn sẽ xin với quốc vương cho hắn thêm binh mã để tiếp tục đánh xuống Vĩnh An mở rộng biên cương Lang Xan hùng cường bá hãn. Trong khi đó, hắn lại không hay biết công chúa Tiết Tư Khiết từ lúc rời khỏi biên cương Phổ Nam đã thay mận đổi đào rời khỏi đoàn người của hắn tìm cách trở lại Phổ Nam.

Tiết Tư Khiết sau khi cùng Tiết Thiện nói chuyện, trong lòng nàng cũng nảy ra rất nhiều phân vân. Thái độ và biểu hiện của Lý Thần hôm ấy thật sự khiến nàng có cảm giác khó hiểu và hoang mang. Hơn thế nữa, hành động thả diều kia tất nhiên là động thái không đơn giản. Tiết Thiện đã giúp nàng phân tích để nàng hiểu ra nếu vì nàng muốn trốn tránh Lý Thần mà gả cho Đôn Thanh thật sự đối với Phổ Nam cũng hoàn toàn không có lợi. Vĩnh An quốc là hổ lớn, Lang Xan quốc cũng là sư tử to. Phổ Nam vì không phục Vĩnh An mà đầu nhập vào Lang Xan mà kết thù với Vĩnh An quốc. Phổ Nam muốn dựa vào Lang Xan quốc nhưng so với Vĩnh An quốc, Lang Xan càng là một nước có dã tâm ác độc hơn. Bây giờ Đôn Thanh rút người đi, sợ chính là khi để Vĩnh An quốc trả thù Phổ Nam quốc. Cho nên Tiết Thiện đã thận trọng sắp đặt để Tiết Tư Khiết tìm cách vào Vĩnh An quốc xem xét tình hình.

Đúng như dự liệu của Tiết Thiện, đoàn quân của Đôn Thanh rời biên địa Phổ Nam không lâu sau trong thành Phổ Nam liền bị một trận đột kích với loại vũ khí thật đáng kinh hãi. Quân Vĩnh An kéo đến bao vây Phổ Nam, sau đó từ bên ngoài ném vào một loại vũ khí không thể tưởng tượng ra. Cũng không biết quân Vĩnh An ở đâu ra loại quỉ khí kì bí này ném những lọ bằng đất nung vào bên trong thành Phổ Nam, liền đó là một mùi hôi thối kinh thiên khiến những người trong đó bị ngạt khí suýt nữa thì bất tỉnh. Liên tục đó một tràng mưa "bom thối", người Phổ Nam khủng hoảng tốc chạy loạn khắp nơi. Mùi hôi kia chẳng những hôi thối mà còn khiến người ra khó thở, chóng mặt, biểu hiện như trúng độc cực kì thảm thương. Chỉ trong một canh giờ công kích thôi, quân Phổ Nam suy sụp tàn tạ thảm thương, cả vũ khí cũng không cầm xong chỉ muốn lao người khỏi thành chạy trốn.

Sau hai canh giờ bao vây ở bên ngoài Phổ Nam, Lý Thần mới nhích ngựa ra trước đầu thành Phổ Nam ra tối hậu thư cho quốc vương cơ hội cuối mở thành ra hàng. Phía các nàng phải nói lần thứ ba, quân Phổ Nam mới mở cổng thế nhưng bên trong không người nào bước ra cả. Lúc nàng cho quân tiến vào thành mới thấy người trong thành từ binh đến dân đều ngã xuống hôn mê, không còn ai có sức chiến đấu. Trong thành lúc này mùi uế khí đã dần tan nhưng những người ở bên trong biểu hiện trúng độc vẫn còn thê thảm lắm. Đám binh sĩ Vĩnh An cũng không tin nổi, hoàng đế lệnh cho họ làm những chuyện hết sức quái đản thế kia nhưng lại có hiệu quả cực kì đáng sợ.

Lúc đó, nghe hoàng đế bảo đi tìm trứng thối, làm lọ gốm rồi còn giữ lại phân thải để dùng. Trong bụng binh sĩ Vĩnh An đều bắt đầu cảm thấy quân vương của mình đúng là có vấn đề lắm, làm cái chuyện như vậy để làm chi? Chẳng lẽ muốn dùng phân thối làm nhục Phổ Nam ư? Thủ đoạn như thế hết sức nhỏ nhen và hèn hạ. Thế nhưng bọn họ không làm sao ngờ đến Lý Thần là muốn tạo "bom hôi", dùng chất thải kết hợp với trứng thối ủ kín trong lọ gốm kia, sau đó dùng nhiệt độ để kích thích cho khí mê tan sản sinh tích lũy. Lúc ném lọ khí hôi đó vào thành, lọ gốm vỡ tất nhiên khí độc sẽ tràn lan, người Phổ Nam lại rất nhạy cảm với mùi hôi, cuối cùng thuật thính vi kĩ năng của họ lại trở thành báo hại khiến họ hít vào khí độc đến mức hôn mê. Lúc này, quân Vĩnh An không đánh mà binh sĩ Phổ Nam đã tan. Quân Vĩnh An chỉ còn việc xông vào nội cung bắt hết người trong triều đình Phổ Nam quốc về đại doanh Vĩnh An định đoạt.

Lúc thành Phổ Nam đã không còn cơ hội phản kháng, Lý Thần mới ra lệnh cho binh sĩ tìm cách cấp cứu cho những người dân và binh sĩ bị trúng độc hôn mê. Đúng lúc nàng đang chờ tin binh sĩ tìm bắt Phổ Nam quốc vương và thái tử đến đây rồi sẽ rời đi thì Tiết Tư Khiết vừa kịp đến. Nhìn cả một thành Phổ Nam đã bại tan tác, binh sĩ và dân chúng ngã ngỗn ngang, Tiết Tư Khiết không dám tin, mở to mắt nhìn Lý Thần đầy kinh sợ.

- Ngươi thật sự đã công đánh? Ngươi thật sự tàn sát Phổ Nam quốc như vậy ư?

Lý Thần vốn không nghĩ Tiết Tư Khiết sẽ xuất hiện ở đây. Lúc thám binh báo thấy nàng đã lên kiệu hoa theo đoàn người của Đôn Thanh xuất phát, Lý Thần đã sai Thái Thiên Tích dẫn người cải trang đuổi theo, định sẽ phục kích ở biên giới giữa Lang Xan và Phổ Nam để đoạt lại Tiết Tư Khiết. Nếu như đúng như dự tính thì cũng phải ba ngày nữa mới có thể đưa người về. Ấy mà lúc này Tiết Tư Khiết đã ở đây, Lý Thần vui đến không dám tin, còn chưa kịp mừng rỡ gọi lên thì đã nghe một binh sĩ đến quì báo:

- Bẩm hoàng thượng, quốc vương Phổ Nam, thái tử Tiết Vũ và Tiết Thiện tướng quân đều hít phải quá nhiều khí độc kia cho nên đã chết.

Truyện Chữ Hay