Lộc Đỉnh Ký

chương 233: thống lãnh ba quân làm đại soái

Truyện Chữ Hay
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

Vi Tiểu Bảo thấy giọng nói và vẻ mặt của Đa Long đối với mình vừa ra

chiều thân thiết, vừa tỏ vẻ thành thực hâm mộ. Gã lại biết lão là một hán

tử thẳng thắn, không quen làm bộ giả dối, bao nhiêu nỗi lo âu sợ hãi trong lòng

đều tiêu tan hết. Gã cười nói:

- Đa tạ đại ca! Xin đại ca chờ một chút. Tiểu đệ mắc đi tiểu quá rồi. Vì hầu

chuyện Hoàng thượng rất lâu phải nín nhịn cho đến bây giờ thì không nín được

nữa rồi.

Đa Long cười hơ hớ. Lão biết Hoàng đế đã tuyên triệu vào bệ kiến thì thần

tử chưa thấy nhà Vua xuống chỉ cho lui ra, chẳng khi nào dám cáo thoái. Kẻ thần

tử gặp lúc mót đái là một chuyện thật rầy rà. Nhưng trường hợp này cũng hiếm lắm.

Chỉ vì Vi Tiểu Bảo là hạng sủng thần, Hoàng đế mới nói chuyện lâu với gã. Còn

đối với đại thần khác, Ngài chỉ nói vài ba câu đã xuống chỉ cho rút lui không đến

nỗi té đái vãi phân.

Giữa Đa Long và Vi Tiểu Bảo trước kia rất thân thiết với nhau, nay lại cửu

biệt trùng phùng, dĩ nhiên trong lòng cao hứng kể sao cho xiết! Lão liền dắt tay

gã đưa đến cửa căn nhà gianh rồi đứng chờ.

Hôm ấy, Vi Tiểu Bảo gặp trường hợp bất đắc dĩ mà phải phóng lao đâm Đa

Long. Gã nghĩ tới bình nhật lão đối với mình rất tử tế, thân mật, trong lòng gã

không khỏi ân hận.

Ai ngờ lão lại không chết và tuyệt chẳng có ý gì phiền trách gã nên gã vào

tiểu tiện càng thêm phần khoan khoái. Gã định đi tiểu xong trở ra sẽ tìm cách dò

hỏi cho biết rõ tình trạng ngày trước.

Nhưng gã vừa ra, Đa Long đã nói ngay:

- Hôm ấy lúc ca ca tỉnh lại, hỏi ra mới biết mình nằm liệt giường đã ba ngày

bốn đêm. Quan thái y cho hay may mà trái tim của ca ca mọc lệch đi, nên nhát

đao của thích khách chỉ đâm vào phổi, chứ chưa chạm đến trái tim. Thái y còn bảo

những người trái tim mọc lệch như ca ca thì hàng chục vạn người cũng khó có một.

Vi Tiểu Bảo la thầm:

- Trời ơi! Thật đáng thẹn cho ta! Té ra vì vậy mà lão không chết.

Gã cười đáp:

- Tiểu đệ cứ tưởng đại ca là một hảo hán tâm trường thẳng thắn, dè đâu lại

có trái tim thiên lệch. Trái tim đại ca đã thiên lệch thì nhất định cũng thiên ái một

vị tiểu di thái thái nào đó đặc biệt hơn các vị thái thái khác?

Đa Long ngạc nhiên một chút rồi cười đáp:

- Huynh đệ không nhắc, ca ca cũng không nghĩ tới. Thực tình ca ca sủng ái đệ

bát phòng tiểu thiếp gấp đôi các phòng khác. Đó chắc cũng vì lẽ trái tim thiên

lệch mà ra.

Hai người lại cười ồ.

Vi Tiểu Bảo nói:

- Tên thích khách đó võ công rất cao cường. Hắn đến ám toán đại ca mà tiểu

đệ cũng không phát giác.

Đa Long nói:

- Phải rồi!

Lão hạ thấp giọng xuống nói tiếp:

- Vừa gặp lúc Kiến Ninh Công chúa điện hạ đến thăm huynh đệ, chúng ta là

phận nô tài không dám hỏi nhiều về vụ này. Ca ca phải dưỡng thương ba tháng

mới bình phục. Hoàng thượng cho hay Vi huynh đệ đã liều mạng giải cứu ca ca

được toàn sinh và đâm chết thích khách. Những chi tiết tường tận về vụ này, huynh

đệ bất tất nhắc tới nữa. Nói tóm lại, ca ca rất cảm ơn huynh đệ.

Vi Tiểu Bảo là hạng mặt dầy, có thể nói là mặt dầy số nhất số nhì tại triều

Khang Hy, nhưng nghe lão nói mấy câu này cũng không khỏi thẹn đỏ mặt lên.

Bây giờ gã mới hay Hoàng đế đã dấu diếm cho mình. Một là chính miệng

Hoàng đế nói ra, dĩ nhiên Đa Long tin ngay, không còn nghi ngờ gì nữa. Hai là vụnày dính líu đến chuyện tư tình của Công chúa, thì người trong cung càng ít người

biết càng hay. Dù ai nghi ngờ đến đâu cũng phải dấu kín trong lòng.

Nếu không thế, Vi Tiểu Bảo cũng phải bịa chuyện hoang đường để che lấp,

là một điều khổ tâm cho gã.

Vi Tiểu Bảo trong lòng vô cùng hổ thẹn. Gã định bụng đối với người bạn

trung hậu thành thực này phải có phen báo đáp để đền bù tội lỗi.

Gã liền nói:

- Tiểu đệ ở Đài Loan có đem về một ít thổ nghi. Lúc trở về sẽ sai người đem

tới biếu đại ca.

Đa Long xua tay lia lịa gạt đi:

- Bất tất phải thế! Chúng ta như người một nhà, sao huynh đệ còn ra chiều

khách sáo? Lần trước Thi Lang đã đưa lễ vật của huynh đệ về cho ca ca. Thế là

nhiều quá rồi.

Vi Tiểu Bảo chợt nhớ tới điều gì bụng bảo dạ:

- Vụ này làm ơn được mà không mất tiền. Hoàng thượng có biết ra cũng

chẳng thể bảo là ta vi chỉ.

Gã liền cười hì hì hỏi:

- Đa đại ca! Tên tiểu tử Trịnh Khắc Sảng sau khi quy hàng ở Bắc Kinh làm trò

gì?

Đa Long đáp:

- Hoàng thượng đối đãi với hắn cũng tử tế, phong cho hắn hàm Nhất đẳng

công. Thằng lỏi đó thật vô tích sự, bất quá nhờ phước ấm của tổ tiên mà tước vị

còn cao hơn huynh đệ một bậc.

Vi Tiểu Bảo nói:

- Ngày trước chúng ta giỡn chơi đã vu cho hắn thiếu nợ bọn thị vệ một vạn

lạng bạc, do tiểu đệ bỏ ra trả nợ cho hắn. Vụ đó đại ca còn nhớ không?

Đa Long cười khanh khách đáp:- Nhớ chứ! Nhớ chứ! Vị cô nương mà huynh đệ ưa thích đó về sau ra làm sao?

Nếu cô còn đi theo hắn thì chúng ta tới đó đoạt cô lại.

Vi Tiểu Bảo mỉm cười đáp:

- Vị cô nương đó đã thành vợ của tiểu đệ và sinh con rồi.

Đa Long cười nói:

- Cung hỷ! Cung hỷ! Nếu không thế thì tên tiểu tử Trịnh Khắc Sảng ở đất

Kinh sư mới là Nhất đẳng công, Nhị đẳng công, một vị tước gia chỉ có hư danh mà

không quyền thế phỏng có khác gì hổ lạc bình nguyên bị chó lờn?... Con mẹ nó!

Tiểu huynh nói lầm rồi. Chúng ta tới tận nhà, chắc thằng lỏi đó phải sợ co vòi,

đến phát trung tiện cũng không dám phóng ra...

Lão dừng lại một chút rồi tiếp:

- Loài phiên vương đã đầu hàng thì suốt ngày nơm nớp lo sợ. Chúng ta đại

nhân là đại nhân Hoàng thượng thường nghi ngờ hắn trong lòng bất phục rồi toan

bài tạo phản.

Vi Tiểu Bảo đáp:

- Chúng ta cũng bất tất phải khinh khi gã. Có điều giết người thì phải thường

mạng, thiếu nợ thì phải trả tiền. Đó là việc thiên kinh địa nghĩa. Đừng nói gã bất

quá mới là Nhất đẳng công, dù đến bậc thân vương quốc thích cũng chẳng thể

quịt nợ ai được.

Đa Long nói:

- Phải lắm! Phải lắm! Ngày ấy hắn thiếu huynh đệ một vạn lạng bạc. Trong bọn

ngự tiền thị vệ của chúng ta rất đông người chứng kiến. Vậy chúng ta đến đòi nợ.

Vi Tiểu Bảo mỉm cười nói:

- Thằng lỏi đó thật chẳng ra gì. Nguyên một vạn lạng bạc đó chưa đáng kể.

Sau hắn còn tiếp tục vay tiểu đệ nhiều lần. Chính hắn hạ bút viết giấy thiếu nợ

đưa cho tiểu đệ giữ. Ba đời họ Trịnh nhà hắn ở Đài Loan làm Vương gia tích lũy

kim ngân tài bảo nào phải ít của? Lần này nhất định hắn đem cả đến Bắc Kinh.

Trịnh Thành Công và Trịnh Kinh là hảo nhân, có khi không khoét tiền của trăm họ,

nhưng tên tiểu tử Trịnh Khắc Sảng chẳng lẽ cũng chịu nới tay? Hắn làm Vương giamột ngày, ít ra cũng thu được hàng trăm vạn lạng, hai ngày hai trăm vạn, ba ngày

ba trăm vạn. Hắn làm Vương gia mấy ngày thì đại ca cứ tính ra mà lấy nợ.

Đa Long há miệng líu lưỡi đáp:

- Thật là lợi hại! Thật là lợi hại!

Vi Tiểu Bảo nói:

- Tiểu đệ về tìm những giấy nợ đưa cho đại ca. Khoản tiền đòi được, tiểu đệ

không lấy nữa...

Đa Long vội ngắt lời:

- Thế thì không được. Tiểu huynh chỉ đòi dùm thôi và nhất định đưa lại không

thiếu một đồng. Tiểu huynh đã đem bọn thị vệ dưới trướng đến nhà đòi nợ thì dù

hắn lớn mật đến đâu cũg chẳng dám chống cự không trả.

Vi Tiểu Bảo nói:

- Khoản nợ này lớn lắm! Thằng lỏi đó ngày trước ăn xài dữ quá, phung phí

tiền bạc như cỏ rác. Nay muốn đòi một lần mà lấy đủ đại nhân không phải chuyện

dễ dàng. Bây giờ làm thế này vậy. Đại ca đưa người đến đòi mà trong vòng mươi

ngày lấy không được thì đành để hắn trả làm nhiều lần và cắt ra thành từng món

nhỏ, bắt hắn viết văn tự lại để anh em thị vệ đứng tên trái chủ. Mỗi tấm văn tự

hoặc một ngàn lạng cũng được. hay hai ngân lạng cũng nên. Tên thị vệ nào đòi

được là của y.

Đa Long đáp:

- Như thế không được. Bọn thị vệ đều là cựu bộ hạ của huynh đệ. Nay chúng

đòi nợ dùm thượng cấp cũ là việc nhỏ mọn mà lại lấy thưởng thì còn ra thế nào?

Vi Tiểu Bảo nói:

- Bọn chúng là thuộc hạ cũ của tiểu đệ thì cũng là hảo huynh đệ, hảo bằng

hữu. Mấy năm nay tiểu đệ bước tiền trình hiển đạt, mấy phen gia quan tấn tước mà

chưa có gì đối xử với anh em, trong lòng thật áy náy. Vậy mấy trăm vạn lạng bạc

này để đoàn thị vệ chia nhau là phải.

Đa Long kinh hãi hỏi:- Sao... Mấy trăm vạn lạng kia ư?

Vi Tiểu Bảo mỉm cười đáp:

- Kể tiền vốn thì không nhiều đến thế. Nhưng bên trong còn nợ cờ bạc, nợ

không tên. Vốn lãi chồng chất mãi lên thành ra số mục lớn. Về khoản này dĩ nhiên

đại ca cũng dự một phần kha khá.

Đa Long vẫn không tin, miệng lẩm bẩm:

- Mấy trăm vạn lạng kia ư? Cái này... cái này hơi nhiều quá!

Vi Tiểu Bảo đáp:

- Vì thế mà nên chia ra viết thành nhiều văn tự để đòi cho tiện.

Gã thấp giọng xuống nói tiếp:

- Vụ này đại ca đừng để dính líu gì đến tiểu đệ. Nếu bọn ngự sử biết chuyện

sẽ làm bản tấu hặc tiểu đệ về tội giao thông với ngoại Phiên, phóng trái kiếm lời

thì tội danh không lớn nhưng cũng không nhỏ. Nhưng nếu bọn Ngự tiền thị về đến

đòi nợ hắn mỗi tên một hai nghìn lạng thì thành chuyện nhỏ chẳng can hệ gì.

Gã dừng lại một chút rồi tiếp:

- Nếu đại ca sợ riêng một bọn thị vệ được ăn, mối can hệ hãy còn quá lớn

thì cho cả quan quân ở Kiêu Kỵ Doanh cùng đi. Bọn chúng cũng là cựu bộ hạ của

tiểu đệ, nên chia chác cho họ.

Đa Long luôn miệng khen phải.

Lão đã định bụng món nợ này đòi về ít ra cũng phải trả cho Vi Tiểu Bảo

phân nửa. Lão cho là tuy gã khẳng khái khoáng đạt, nhưng chẳng thể để cho gã

mất cả món tiền huyết mạch.

Vi Tiểu Bảo ra khỏi Hoàng cung, trong lòng cực kỳ đắc ý. Gã nghĩ tới Đa

Long dẫn đoàn thị vệ cùng quan quân Kiêu Kỵ Doanh hùng hổ đến đòi nợ khiến

cho Trịnh Khắc Sảng phen này phải điên đầu, càng lấy làm khoan khoái vô cùng!

Vua Khang Hy đã căn dặn Vi Tiểu Bảo không được đến làm khó dễ Trịnh

Khắc Sảng để trả mối thù hắn đã sát hại sư phụ, nhưng gã chơi trò này thì ít ra

hắn cũng bị phá sản mất nửa cơ nghiệp.Trịnh Khắc Sảng dù bị vố đau cũng đành câm miệng, ngậm bồ hòn làm ngọt,

không dám hó hé để tiếng tăm đồn đại ra ngoài. Dù có người biết tới thì đây chỉ

là việc riêng về công nợ, cờ bạc, giữa hắn cùng bọn ngự tiền thị vệ và bọn quan

quân ở Kiêu Kỵ Doanh. Người ta sẽ cho là Trịnh Khắc Sảng ỷ con nhà giàu có, ăn

chơi đàng điếm, không cẩn trọng trên đường lập thân, đã phải quy hàng đến Bắc

Kinh còn dong chơi cờ bạc, chứ chẳng ai phiền trách Vi Tiểu Bảo.

Vi Tiểu Bảo vừa ở Hoàng cung đi ra liền gặp bọn Khang Thân Vương Kiệt

Thư, Lý úy, Minh Châu, Sách Ngạch Đồ, Lặc Đức Hồng, Vương Hy, Huỳnh Cơ, Ngô

Chính Trị, Tống Đức Nghi toàn là đại thần cả người Mãn lẫn người Hán đến chờ sẵn

ở cửa cung. Ai nấy xúm xít lại đưa lời hỷ dạ, rồi cùng kéo nhau đến ngõ Đông

Mạo.

Đoàn người chưa tới nơi đã nhìn thấy một tòa phủ đệ rất hùng vĩ ngạo nghễ

hiện ra trước mắt. Tòa phủ đệ này so với Bá tước phủ ngày trước đồ sộ gấp mấy

lần.

Trên cổng lớn đã treo một tấm biển sơn son nhưng còn trống trơn chưa viết

chữ nào.

Vi Tiểu Bảo tuy ít học, nhưng treo biển không chữ cũng phải nhận ra. Gã còn

đang ngơ ngác thì Khang Thân Vương cười nói:

- Vi huynh đệ! Đức Hoàng thượng đối với huynh đệ ơn đức thật bao la như

trời cao đất dày. Năm trước Bá tước phủ bị phát hỏa thiêu rụi, huynh đệ không ở

kinh thành. Đức Hoàng thượng hay tin liền phái ca ca xây dựng lại phủ đệ cho

huynh đệ. Trong thánh chỉ không ấn định khoản tiền xây cất là bao nhiêu, chỉ nói

nhất thiết mọi vật ứng dụng cùng tiền bạc cứ vào nội khố mà lấy. Đây là đức

Hoàng thượng có ý thưởng công cho huynh đệ thì ca ca hà tất phải dè dụm đồng

tiền mà Hoàng thượng đã ban cho? Dĩ nhiên ca ca thực hành công việc kiến trúc

một cách rộng rãi. Huynh đệ thử coi đã hợp ý chưa?

Lão vừa nói vừa vuốt râu mỉm cười.

Vi Tiểu Bảo vội ngỏ lời tạ ơn.

Gã qua cổng lớn đi vào quả nhiên thấy phủ đệ cực kỳ hoàn mỹ, so với phủ

Khang Thân Vương chẳng kém mấy.Khang Thân Vương lại nói:

- Tòa phủ đệ này xây dựng đã lâu để chờ huynh đệ trở về cư trú...

Lão dừng lại một chút rồi tiếp:

- Có điều ca ca chưa biết Hoàng thượng còn gia ơn cho huynh đệ thế nào,

phong quan tước gì, nên tấm biển treo ở cổng phủ hãy còn để trống chưa viết

chữ vào. Nay được biết huynh đệ được sắc phong Lộc Đỉnh Công. Vậy bốn chữ

"Lộc Đỉnh Công Phủ" phải chờ đến Lý đại học sĩ vẫy bút một phen vậy.

Lý úy làm Bảo Hòa điện đại học sĩ kiêm Hộ Bộ thượng thư, là một vị uyên

thâm nhất trong làng đại học sĩ. Dĩ nhiên Lý úy cũng không chối từ, cầm bút kính

cẩn theo lối khải thư viết bốn chữ "Lộc Đỉnh Công Phủ".

Kẻ tòng lại hạ biển xuống sai công tượng thiếp chữ vàng vào biển rồi treo

lên.

Tối hôm ấy, trong Lộc Đỉnh Công Phủ mở đại yến khoản đãi các vị đại thần

cùng Hoàng thân quốc thích đến mừng.

Bọn Trịnh Khắc Sảng, Phùng Tích Phạm cùng nhân viên ở Đài Loan quy hàng

cũng đưa đồ lễ, nhưng không thân hành đến mừng.

Vi Tiểu Bảo tiễn tân khách ra về rồi lại mở gia yến cùng bảy vị phu nhân

chuốc chén khánh hạ.

Gã nói cho mọi người hay sẽ đưa Song Nhi đi theo trong cuộc Bắc chinh.

Sáu vị phu nhân kia đều khó chịu bảo gã lòng dạ thiên lệch.

Vi Tiểu Bảo lại một phen hoa ngôn xảo ngữ, nói đây là ngự chỉ của Hoàng

thượng. ngài biết Song Nhi đã qua La Sát quốc, am hiểu ngôn ngữ của nước này,

nên phái thị đi theo để giúp việc trong quân trướng.

Sáu vị phu nhân nghe gã nói đành im tiếng, không dám dị nghị gì nữa.

Hay ở chỗ Song Nhi là người ôn nhu khiêm hòa, mối tình đối với cả sáu vị rất

tha thiết, nên không ai sinh lòng đố kỵ.

Chí có Kiến Ninh Công chúa nghĩ mình ở địa vị cành vàng lá ngọc ngự muội

của đức Hoàng thượng, mà không bằng một tên tiểu nha đầu xuất thân ty tiện,trong lòng không khỏi bực tức. Nhưng bình thời nếu trong bảy vị phu nhân xảy

cuộc tranh chấp thì sáu vị kia sẽ về một bè để đối phó với Công chúa.

Kiến Ninh Công chúa đã thân thế cô đơn, lại chẳng được Vi Tiểu Bảo bênh

vực. Mấy năm nay nết đành hanh của nàng đã thu lại nhiều, không dám gây hấn một

cách khinh suất.

Hôm sau, Vi Tiểu Bảo sai Song Nhi lấy tờ huyết thư vay nợ của Trịnh Khắc

Sảng viết ngày ở Thông Cật đảo. Gã mời Đa Long tới để trao cho lão.

Đa Long cả mừng nói:

- Đã có bằng chứng này trong tay thì chúng ta có thể rán sành ra mỡ. Nếu

tên tiểu tử Trịnh Khắc Sảng dám lớn mật cãi xóa để quịt nợ thì bọn Ngự tiền thị

về và Kiêu Kỵ Doanh chúng ta còn làm việc ở trong kinh thế nào được?

Sau mấy bữa, Vua Khang Hy ngày nào cũng tuyên triệu Vi Tiểu Bảo tiến cung,

lấy tấm địa đồ rất lớn chỉ điểm cho gã cách tiến quân thế nào, đánh địch ở đâu,

vây thành làm sao phải tiếp viện thế nào.

Nhà Vua nhất nhất chỉ thị một cách tường tận, lại dùng bút son khuyên rõ

trên đồ hình.

Vi Tiểu Bảo tâu:

- Cuộc Bắc chinh này là đức Hoàng thượng thân hành tự cầm quân. Kẻ nô tài

không dám chủ trương bất cứ một quyết định nào. Nói tóm lại là nô tài nhất nhất

tuân chỉ của Hoàng thượng để tiến hành công việc mà thôi. Nếu không thế thì nô

tài có thắng trận cũng chẳng làm cho Hoàng thượng được vui lòng.

Vua Khang Hy mỉm cười gật đầu. Vi Tiểu Bảo nói vậy rất hợp ý ngài.

Nhà Vua thuở nhỏ đã học võ nghệ mà chẳng có cách nào thi triển, chỉ được

cùng Vi Tiểu Bảo giỡn chơi cho vui. Về sau ngài lại phái Vi Tiểu Bảo ra ngoài làm

việc không ngớt. Trong nội tâm nghĩ đều coi gã như người thay mặt mình.

Vi Tiểu Bảo nhỏ tuổi hơn Nhà Vua. Về võ công, mưu trí, học vấn, kiến thức

nhất nhất gã còn kém ngài xa. Gã mà thành công được dĩ nhiên ngài càng nổi

tiếng.Ngài nghĩ tới Chính Đức Hoàng đế triều nhà Minh tự phong làm Uy Võ Đại

tướng quân Trấn Quốc Công, thân hành lĩnh binh ra trận thì chỗ dụng ý chân chính

cũng chỉ là không cam chịu cảnh tịch mịch, muốn phô trương thân thủ mà thôi.

Hành động của Vua Khang Hy không nhộn nhịp như Chính Đức Hoàng đế,

nhưng do việc phái Vi Tiểu Bảo ra quân, trong lòng ngài cũng lấy làm thỏa mãn.

Mấy năm trước, Ngô Tam Quế tạo phản, cần những mãnh tướng đánh quen

trăm trận đối phó, chứ không phải chuyện tầm thường. Nếu Ngài cho Vi Tiểu Bảo

thống lãnh đại binh, nhất định hỏng việc.

Cuộc đánh mấy năm đó, tuy Vua Khang Hy không thân hành lâm trận, nhưng

chiến dịch nào ngài cũng hỏi cho biết rõ chỗ lợi chỗ hại tựa hồ trông thấy trước

mặt. Nhân cuộc chiến vừa qua, ngài hiểu thêm binh pháp.

Chuyến này đi đánh La Sát, bất luận việc to việc nhỏ, nhà Vua đã dự bị kế

hoạch hoàn thiện. Đại quân chưa ra khỏi cửa, ngài đã nắm chắc phần thắng, khác

hẳn việc trừ loạn Ngô Tam Quế, lúc nào ngài cũng hồi hộp lo âu, chứ chẳng được

vững tâm như ngày nay.

Tòa khâm thiên giám lựa ngày Hoàng đạo để ra quân.

Vua Khang Hy ban yến ở điện Thái Hòa.

Ngoài cửa ngọ môn cũng phô trương nghi lễ, đặt nơi ngự tọa, bày sắc ấn.

Vương công bách quan đều đủ mặt.

Vua Khang Hy bước lên ngồi ngự tọa.

Phủ Viễn Đại tướng quân Lộc Đỉnh Công Vi Tiểu Bảo thống lĩnh bọn xuất

chinh quan là Bằng Xuân, Tát Bố Tố, Hà Hựu, Lâm Hưng Châu, cùng bọn vận lương

quan Sách Ngạch Đồ tiến ra quỳ xuống. Nội viện đại thần tuyên đọc sắc như

theo ba thể chữ Mãn, Mông, Hán để trao sắc ấn Đại tướng quân và ban y mã cung

đao.

Các tướng quan xuất chinh chia ban thệ lập ở phía Bắc cầu Kim Thủy.

Hai bên tả hữu tấu nhạc, bày các cuộc vui.

Nhà Vua ban lệnh cho Đại tướng quân tiến lên trước ngự tòa dặn dò Phương

lược rồi ban ngự tửu.Đại tướng quân quỳ xuống khấu đầu, uống rượu.

Tiếp theo bọn đô thống, phó đô thống tiến lên, Hoàng đế sai thị vệ ban

rượu.

Sau nữa bách quan cùng ba quân đều được uống rượu, ban cho kim tiền và

vải lụa.

Quan quân tạ ơn rồi đại quân bắt đầu khởi hành.

Vua Khang Hy thân hành tiễn đưa ra khỏi cửa Ngọ môn. Đại tướng quân cùng

các quan quỳ xuống xin Nhà Vua hồi giá rồi thủy lục đại quân lên đường Bắc

chinh.

Từ ngày Vi Tiểu Bảo vâng mệnh Hoàng đế đi hành sự, chưa bao giờ được

vinh hạnh như lần này. Trong lòng gã vô cùng đắc ý, khỏi cần tường thuật. Có điều

gã biết đây là công cuộc rất hệ trọng, bao nhiêu trò khôi hài đều phải thu lại.

Trong quân không dám mở cuộc đổ bát. Dọc đường những lúc rỗi rãi chỉ mời mấy

tên đại tướng vào gieo xúc xắc, ai thua phải uống rượu mà thôi.

Bát nhật, đại quân ra khỏi Sơn Hải quan, tiến vào Liêu Đông.

Vi Tiểu Bảo trùng du cựu địa. Có điều năm trước gã cùng Song Nhi phải vào

rừng sâu bắt hươu làm bữa, hành trình trốn lủi rất là thảm hại, đâu được oai phong

như cuộc Bắc chinh như ngày nay?

Đại quân tiếp tục tiến về phía Bắc. Một hôm đi tới còn cách thành Nhã Tát

Khắc chừng hơn trăm dặm, đội tiên phong của Hà Hựu đến đại doanh báo cáo là

được trăm họ cho hay quân La Sát bốn bề nhũng nhiễu nhân dân, giết người

phóng hỏa, gian dâm cướp bóc, cực kỳ tàn ác. Cứ mười mấy ngày chúng lại làm một

chuyện. Họ tiên liệu chỉ mấy bữa nữa địch quân sẽ gây cuộc cướp bóc.

Vi Tiểu Bảo đã được Vua Khang Hy chỉ thị mưu cơ, liền ra lệnh cho đại quân

hạ trại, không tiến binh nữa.

Gã lại sai Hà Hựu thống lĩnh hai mươi đội, mỗi đội một trăm người, chia đi mai

phục ngấm ngầm, cách thành Nhã Tát Khắc ba mươi dặm. Hễ thấy đại đội binh mã

La Sát kéo đến thì không được đổ ra chiến đấu, tránh cuộc giao binh. Chỉ những

khi gặp tiểu đội địch quân mới xông ra mà giết, mà bắt cho kỳ hết, đừng để một

tên nào về thành.Hà Hựu vâng lệnh đi ngay.

Qua mấy bữa, một hôm vào buổi chiều, vẳng nghe có tiếng đao thương từ

phía xa vọng lại. Chỗ này yên lặng, thì chỗ kia nổi lên hồi lâu không ngớt. Vi Tiểu

Bảo biết là quân tiên phong bên mình đang giao chiến với quân La Sát.

Đến lúc gần tối, Hà Hựu phái người về đại doanh báo tin thắng trận: Giết

được tám mươi lăm quân La Sát, bắt được mười hai tên.

Vào khoảng canh hai, tướng tiên phong dẫn mười hai tên quân La Sát đưa tới

đại doanh.

Vi Tiểu Bảo thân hành mở cuộc thẩm vấn.

Mười hai tên quân La Sát nghe Vi Tiểu Bảo nói tiếng La Sát đều không khỏi

kinh hãi. Nhưng bọn chúng rất quật cường, nói là vì trúng mai phục mới bị thất bại.

Chúng còn chê Thanh binh ỷ nhiều thắng ít, chẳng lấy gì làm vinh dự.

Vi Tiểu Bảo cả giận gọi hai tên La Sát lại. Gã móc trong bọc lấy bộ xúc xắc

ra nói:

- Hai ngươi hãy gieo xúc xắc đi!

Trò gieo xúc xắc các nước ở Tây Phương đã có từ xưa. Người Ai Cập đào

cổ mộ lấy được bộ xúc xắc, cũng giống như xúc xắc ở Trung Quốc.

Truyện Chữ Hay