Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Năm sáu tuổi, Giang Thiền được nhà họ Giang nhận nuôi. Cô bé không nhớ ngày sinh, hồi ở nhà cậu cũng chưa từng mừng sinh nhật, nên chẳng ai bận lòng chuyện này. Giang Miểu không mấy ngạc nhiên, bà tắm rửa cho bé trước khi dắt xuống lầu. Giang Thiền bận bộ váy ngủ từ bông Pima với hai vòng ren hoa viền mép, đẹp hơn tất thảy những chiếc váy bé từng thấy.
Gốclà 海岛棉, có danh pháp là Gossypium barbadense. Đây là loại bông sang trọng, có giá trị cao trên thị trường toàn cầu, vẫn được trồng ở miền Bắc Peru – nơi nó có thể được tìm thấy, và được gọi là bông Pima của Peru.
Giang Miểu sai Edwin lấy ra cuốn lịch dễ thương có vẽ tranh ảnh tinh tế trên từng trang, ôm bé vào lòng cho bé tự chọn ngày. Bà thấy bé tần ngần cũng không hối, tháo dây cột anh đào thuỷ tinh trên đầu rồi thắt bím cho bé. Bé nhủ bụng, ấm ghê, độ ấm này khiến bé khắc ghi suốt đời. Giang Quân bưng dĩa trái cây mới xắt ra khỏi bếp, chưa được mấy bước, tự dưng nghĩ tới điều gì lại quành về. Chỉ nghe thấy tiếng đóng mở cửa tủ “phành phanh”, tiếp theo là một tràng “lẻng kẻng”. Khi trở ra, cậu bê khay đặt cả bộ chén nhựa in hình các công chúa Disney rực rỡ sắc màu, chứa đầy những chiếc bánh cupcake với đủ hình hoạt hoạ trang trí bằng đường. Nào bánh quy gấu, bánh mũ giòn, bánh quy nấm, cookie, wafer, kẹo dẻo, và tất cả những thứ kẹo bé chưa từng thấy ở hàng quà vặt nhà cậu. Cả đám chất cao cao, Giang Quân phải bước hết sức thận trọng. Giang Thiền trông anh run run bưng ra, làm bé nhớ tới chú hề trên TV, mắc cười ghê. Bé không dám cười thành tiếng. Răng cửa vừa rụng, trống một mẩu nhìn xí lắm, chính bé cũng không thích, bé sợ.
Bánh mũ giònThủ tục nhận nuôi và thủ tục chuyển hộ khẩu mới hoàn tất mấy ngày trước. Giang Miểu mở quyển sổ, giải thích: “Đây là mẹ”, Giang Miểu chỉ tên mình, rồi chỉ chính mình. “Đây là anh con.” Bà hỏi Giang Thiền có ghét vị nào không, Giang Thiền do dự hồi lâu, chỉ vào kẹo dẻo vị nho. Giang Miểu cười nắm tay bé, bóc một viên liệng lên người Giang Quân. Cậu giả bộ trúng đạn, bưng ngực ngã vào sô pha, còn giãy hai lần cốt đạt tới độ chân thật nhất. “Đây là ba.” Giang Miểu chỉa vào Edwin đang ngồi kế bên. “Ba hư, không rủ ông chơi chung.” Giang Thiền không rõ tại sao Edwin hư, chỉ thấy giọng điệu Giang Miểu mềm mỏng nên bé không cho là thật, hấp háy mắt. Giang Miểu thọc lét, sau cùng bé không nhịn được cười ra tiếng “Ha ha ha”.
Giang Thiền ở bên họ được một thời gian, rút đi rụt rè thuở đầu. Bé không gọi “Ba” và “Mẹ” thành lời, do đó bé càng ra sức nhớ kĩ đặc điểm của họ.
Tình thương của Edwin hiện rõ nhất. Bé đang ngồi trong lòng Giang Miểu, trông thấy “ba” tóc nâu sẫm hết ngồi xuống lại đứng lên, ôm các món đồ chơi khác nhau mỗi lần xuất hiện. Nào búp bê, thú nhồi bông, hộp trang sức DIY, hộp nhạc có nữ vũ công ba lê và trò chơi xếp hình. “Mẹ” húng hắng giọng nhắc ông chú ý “định kiến giới”. Giang Thiền không hiểu, chỉ thấy “ba” bước lên lầu sau cuộc trao đổi ngắn với “anh”. Lát sau, ông xách thùng gỗ đựng mô hình và bàn trò chơi, lấy lòng nhìn bé.
Phòng khách trang trí những quả bóng bay đầy màu sắc. Giang Quân của tuổi hai mươi đang đi du học. Dù vào kỳ nghỉ, cậu vẫn tức tốc về nước từ chuyến du lịch Châu Âu khi hay tin. Trên thiệp chúc mừng chỉ có một dòng “Chào mừng em gái”, còn lại là bức tranh choáng gần hết tờ giấy. Nền là phòng ngủ mới của bé, anh vẽ khung cảnh bốn người chụp chung. Giang Quân vẽ chân thực đến mức có thể làm giả, chả khác nào anh sao chép từ bức chân dung gia đình không hề tồn tại. Giang Thiền nhìn chữ ký dưới góc phải, được viết lên lòng bàn tay của gấu Teddy với kết cấu lông rõ mồn một, ngày tháng bên dưới. Hai chữ Giang Quân để lại là “Anh Hai”.
Qua giờ, Edwin bế Giang Thiền đương nhập nhèm về phòng ngủ xanh trắng.
Sau rốt, Giang Thiền xác định sinh nhật vào ngày tháng . Đây là ngày đầu tiên bé chính thức vào sống tại nhà họ Giang.
Trước khi rước Giang Thiền về nhà, Giang Miểu và Edwin đã mang quà mọn biếu hàng xóm, liên hệ với trường học uy tín và chào hỏi các phụ huynh. Vào ngày báo danh, sau khi hoàn thành thủ tục nhập học, Giang – Ed mỗi người một tay nắm tay Giang Thiền, đưa bé tham quan một vòng sân trường. Đêm trước ngày khai giảng, cả nhà ngồi bệt ra đất, vở giấy và văn phòng phẩm bé mua mấy hôm trước nằm rải rác khắp sàn. Bé chỉ cái nào, Edwin sẽ đưa cái đó, Giang Thiền khe khẽ nói “Cảm ơn”. Giang Miểu gấp bìa vở cùng bé, khen bé lễ phép. Văn phòng phẩm vứt cho Giang Quân, để anh cất vào hộp bút có lông trắng xù của em gái. Anh Hai nhà họ Giang còn có nhiệm vụ khác. Đó là chia bánh quy cả nhà nướng buổi trưa vào túi, thắt nơ bướm, lâu lâu ăn vụng một miếng. Giang Thiền phát giác, anh sẽ bẻ một miếng dúi vào tay bé, làm động tác “suỵtttt” nữa. Giang Miểu và Edwin làm bộ không biết “bí mật” của hai anh em. Bao sách vở xong, Giang Miểu cầm tay dạy bé viết tên mình. Hồi ở nhà cậu, bé không có tên. Hễ cậu say khướt là oang oang chửi “đồ con hoang”, mợ sừng sộ rủa bé là “thứăn hại”. Bọn họ nói ông doanh nhân người Nhật bỏ trốn khi làm người đàn bà lớn bụng. Sau đó cô ta chết vì bệnh, chừa cho họ đống hỗn độn. Giang Thiền ngơ ngác ngồi trên băng ghế.
Gốc là 赔钱货: từ xúc phạm cũ dành cho con gái
Giang Thiền lí nhí nói muốn viết chỗ khác trước. Edwin lập tức dựng bảng luyện chữ, Giang Thiền luyện theo Giang Miểu. Đến khi thành thạo bé mới nắn nót viết từng nét lên bìa vở—— Giang 江có ba nét của bộ thuỷ [⺡], Thiền 婵 của mặt trăng.
Ngày kế, Giang Miểu thơm má bé, thay cho bé bộ váy, vớ và phụ kiện tóc đã chọn hôm qua. Giang Quân vội nhét quà vặt vào cặp em gái, dì An lăng xăng trong bếp, Edwin đang đọc báo, tay cầm ly cà phê. Nghe thấy tiếng, ông chào hai người bước xuống lầu. Trên đường, Edwin kể cho bé nghe về câu chuyện của dũng sĩ và những người bạn, nắm chặt bàn tay nho nhỏ. Lúc nhìn thấy các giáo viên bận đồ hồng nhạt đứng đợi trước cổng trường, Giang Thiền nghe có tiếng trẻ con kế bên khóc nhè không chịu đi học, bé hồi hộp túm túi bánh quy định chia cho bạn mới. Ba người thay phiên cổ vũ, Giang Miểu chỉnh lại kẹp tóc trân châu cho bé, để bé nhắc lại cách gọi điện thoại. “Ấn là tìm mẹ; là ba; số là anh hai.” “Nhớ mẹ thì gọi, biết chưa con?” Giang Miểu nhéo mũi bé, bé gật gù. “Chờ mẹ tới đón. Con nhớ đi theo cô giáo nhé, đừng theo ai khác hết.” Bé gật đầu lần nữa.
“Con vâng lời ạ.” Bé đáp.
Giang Miểu ôm bé, “Ngoan quá.”
Tan học, cô giáo dẫn bọn trẻ ra cổng. Xa xa, bé đã thấy dáng “mẹ”, “anh Hai” cầm hộp giấy hồng phấn, đang đứng đăng ký với chú bảo vệ đeo băng tay.
Edwin đến vội, xin lỗi mãi vì tới trễ. Ông bế Giang Thiền, tay khác cầm cây chong chóng giấy. “Tặng Oánh Oánh nè.” Ấy là biệt danh của bé.
Trái với lễ mừng sinh nhật của Giang Quân trong nội bộ gia đình khi bé, mỗi lần sinh nhật Giang Thiền đều được tổ chức với quy mô khủng. Hồi tiểu học, Giang Miểu đặt lượng bánh đủ phát cho toàn trường. Từng chiếc xe chở những chiếc bánh tinh xảo lần lượt vào trường. Về đến nhà, bé sẽ nhận quà do các cô chú từ mọi tầng lớp được gói ghém chỉn chu, mặt trên mỗi món viết “Tặng Oánh Oánh” hoặc “Tặng Tiểu Thiền”. Quà của mẹ thường sẽ đặt trên đầu như cách mẹ hay làm. Năm nay ghi “Tặng Oánh Oánh đáng yêu nhất thế giới”, sang năm sẽ viết “Tặng cho bé Thiền đẹp nhất vũ trụ”. Vào cấp hai là tổ chức những buổi tiệc theo chủ đề, cấp ba thì để cô tự quyết. Nhà họ Giang luôn luôn quan tâm đến cô. Trong bữa tiệc đón lễ thành niên, Giang Miểu đội lên đầu cô vương miện Chaumet. Rành rành là gia đình có lối sống kín, thế mà chơi trội mỗi chuyện của cô. Họ dùng cách này để công khai sự thiên vị. Mãi đến khi Giang Thiền lập gia đình sinh con, Giang Miểu vẫn khen cô cực kì tâm lý. Ngần ấy năm, Giang Thiền chưa bao giờ được chiều mà kiêu, Điều đáng quý là cô học được cách không mặc cảm tủi phận, một lòng một dạ báo đáp công ơn của cha mẹ nuôi và anh cả. Đôi khi Giang Miểu kén ăn, dù nguyên liệu nấu có phức tạp nhường nào Giang Thiền vẫn trổ tài đa dạng, cốt để bà ăn một bữa ngon miệng. Lúc sinh bệnh, cô tận sức canh giữ chăm nom. Có lần, xe Giang Quân chết máy trên núi hoang, cô lái xe ba tiếng ròng đến đón anh về. Hiển nhiên Giang Miểu rõ ý Giang Thiền, càng thương mến cô hơn. Đây là chuyện sau này.
Lên cơ sở, Giang Thiền học lệch nặng. Cô biết cha mẹ sẽ không màng, nhưng khi trượt bài trắc nghiệm cô vẫn trốn trong nhà vệ sinh khóc nức nở. Nộp cho cô giáo chính là máy giả lập Giang Miểu mua, đương suy sụp, cô lấy di động gọi cho Giang Miểu. Giang Miểu bắt máy, vừa hô “bé ơi”, Giang Thiền cầm lòng không đậu, khổ sở oà khóc. Giang Miểu nén sốt ruột hỏi chuyện gì xảy ra, cô chỉ đáp “con muốn về nhà”. Giang Miểu hỏi cô ở đâu. Lý trí quay về, cô bảo không có gì và dặn mẹ đừng tới, nhưng không sao ngăn được tiếng nghẹn ngào. Giang Miểu rất đỗi đau lòng. Sau khi dò ra vị trí, bà dặn cô ở yên đó: “Con chờ mẹ một tiếng.” Giang Thiền nghe thấy tiếng bà thay quần áo xỏ giày.
Thường mất một tiếng lái xe, nay Giang Miểu dùng phút đã tìm được cô. Bà ôm Giang Thiền trấn an, xin phép chủ nhiệm với lý do nhà có chuyện và đưa cô đi. Tối, Edwin lấy trứng gà nóng lăn mắt cho cô, hiếm khi trêu: “Có vầy thôi hả”. Edwin hỏi mai cô muốn đi học không, khó có khi Giang Thiền tuỳ hứng, khẽ lắc đầu. Đêm đó, Edwin gạt cô giáo nói cô sinh bệnh, ông hỏi chương trình học và xin phép nghỉ hai tuần. Trừ học theo chương trình trên lớp vào mỗi tối, ban ngày họ dắt cô loanh quanh khắp chốn. Nào câu cá, học làm gốm, đua xe go-kart, trượt ván, xem nhạc kịch, công viên giải trí, hái trái cây, lái xe đạp, chơi trống, chèo thuyền, diễn kịch nói….. Dẫu là việc tủn mủn và tầm thường cỡ nào, Edwin hay Giang Miểu vẫn giảng giải nguyên tắc hoặc những chuyện liên quan cho cô hiểu. Sau đợt đó, Giang Thiền thấy mình đã thay đổi cách nhìn với thế giới. Nửa tháng sau về trường, cô chủ động tìm cô giáo bổ túc nhằm cải thiện điểm yếu, dần dà cô tìm được chun chút niềm vui từ việc học.
Vào năm hai phổ thông, ông cậu ngập nợ nghe phong phanh nhà họ Giang cưng cô như con gái ruột, không biết moi từ đâu ra cách liên lạc, mỉa cô một bước lên mây rồi vòi tiền. Thoạt tiên Giang Thiền phớt lờ ông ta, gã bắt đầu chửi bới, chặn số lại đổi số. Giang Thiền không muốn việc đáng tởm nhiễu đến tai cha mẹ và anh. Cho đến khi ông cậu hời chửi tới choáng đầu, dám uy hiếp ba người nhà họ Giang, dù Giang Thiền biết ông ta chả làm được cái khỉ gì nhưng vẫn căm giận tột cùng. Xưa nay Giang Thiền dịu dàng hoà nhã gọi cho gã. Bên kia chưa kịp lên tiếng, Giang Thiền đã dữ dằn: “Ông mà dám đụng tới họ, tôi có chết cũng kéo nhà ông táng cùng”. Nói xong là cúp, từ đấy im ắng nửa tháng. Ngày này, ông ta chưa từ bỏ nhắn tin đến, Giang Quân đang giảng bài cho cô. Anh phát hiện thái độ em gái không yên nên kiên nhẫn dò hỏi, lặp lại nhiều lần rằng có gì thì nói với người nhà. Giang Thiền không muốn để anh thất vọng, cắn môi kể đầu đuôi. Giang Quân nói: “Út à, em đừng sợ”. Tác phong anh trai luôn luôn nói là làm, Giang Thiền không còn nhận bất kỳ sự quấy rồi nào nữa. Về sau hỏi Giang Thiền rút ra điều gì từ việc này, cô chỉ hận mình sao mà bất lực dễ lừa, để hạng rác rưởi làm phiền lòng người lớn.
Mỗi đợt Tết, Giang Miểu sẽ lên núi thắp hương, Giang Thiền lần nào cũng đi cùng. Giang Thiền không tin Phật, nhưng Giang Miểu đã tôn thì cô kính. Tuy nhiên, do lần trước vô ý cắt ngang động tĩnh quái lạ của ba mẹ trong văn phòng, dẫu tránh đi ngay tức khắc, nhưng cảnh bàn tay mẹ ghìm mép bàn và đống giấy vàng rực thoáng nhìn vẫn đọng lại trong tâm trí. Giang Miểu đã lạy một lượt, cô hoàn hồn, hành lễ theo.
“Những mong cha mẹ và anh cả suốt đời an khang hạnh phúc.”