T/N:Tháng giêng hoa nở, tháng hai hoa đỏ (vì màu máu:v), tháng hai hoa đỏ hóa con côi (vì cả nhàbị giết sạch rồi:v).
Bao nhiêu suy đoán bấy lâu nay của các chế, nào mai đỏ quân tử, nào đỗ quyên hải đường hình ảnh quen thuộc trong tuồng kịch, hóa thành mây bay hết.Nào đâu sự thực cả lò nhà cụ Hai cũng rặt một phường cùng hung cực ác cả thôi, chẳng qua là phường giang hồ có tri thức, có phẩm vị:v Thời buổi này tội phạm có văn hóa thực đáng sợ:vNgười Trương gia hiển nhiên có kinh nghiệm trong việc này, một cậu lính dùng lưỡi lê cạy yết hầu thi thể ra, Tề Thiết Chủy tiến lên quan sát, liền nhìn thấy trong cổ họng cái xác quả thực có ghim đầy kim lông trâu, mũi kim quay ngược vào trong họng, nếu trong cổ họng có bất kỳ thứ gì chui ra thì sẽ bị kẹt ngay trong đống kim lông trâu này.
Hắn chỉnh lại kính mắt, để thân binh mang kìm nhổ đinh tới, nhổ cây kim ở ngay ngoài cùng, sau đó giơ đèn khí ga lên quan sát kỹ càng.
Tấm cắm kim này chế từ sắt đỏ, tuy bên trên đã có những đốm gỉ, nhưng mũi kim vẫn vô cùng sắc bén. Thân kim không vết rỉ sét xanh lè, ắt hẳn có bôi kịch độc.
Mức độ mục rữa của đuôi kim không cao, Tề Thiết Chủy suy ngẫm một lát, cúi đầu nhìn phần yết hầu của thi thể, quả nhiên có rất nhiều vết kim châm li ti, chứng tỏ những cây kim này là do người đời sau đâm thẳng vào phần cổ thi thể từ bên ngoài, hết sức thô bạo, không giống như được bố trí sẵn từ lúc nhập liệm, mà giống hành vi khinh nhờn thi thể của những kẻ trộm mộ hơn.
Có thể năm xưa tên trộm mộ đầu tiên động đến Tiêu tử quan này đã bố trí như vậy, điều này chứng tỏ lúc đó bọn họ đã phát hiện trong thi thể có gì đó, nhưng không có cách nào xử lý thứ này, vì vậy chỉ còn cách dùng châm vây khốn.
Điều này cũng giải thích vì sao quan tài lớn như vậy mà trong miệng thi thể lại không có gì cả, có lẽ lúc đó đã bị trộm lấy mất.
Thân binh lấy từ trong bếp ra một cái rây sắt, gắn vào đầu xác cổ, sau đó dùng báng súng đập vào ngực, cổ và bụng thi thể, đập suốt cả ngày trời liền. Mọi người nhìn chằm chằm vào cổ họng cái xác, nhưng vẫn không nhìn thấy bất kỳ thứ gì chui ra từ miệng xác. Ngực và bụng xác cũng không có động đậy gì.
“Mổ bụng.” Trương Khải Sơn thoáng liếc nhìn Trương sĩ quan. Trương sĩ quan gật đầu, xoay người nhảy lên, hai chân giẫm lên hai bên thành quan tài, rút một con dao găm ngắn ra, bắt đầu cắt dọc theo sống lưng cái xác. Bề ngoài thi thể đã khô quắt, nhưng khi viên sĩ quan phụ tá xọc lưỡi dao xuống vẫn cảm thấy bên trong cái xác vẫn còn hơi nước.
Viên sĩ quan phụ tá vô cùng cẩn trọng, mổ toang từ sống lưng cho đến phần lưng dưới của thi thể, bên trong là thứ gì đó cứ như nhựa đường, chỉ còn chút hơi nước, sền sệt như cháo đặc vậy. Trương Khải Sơn nhíu mày, phát hiện tất cả các cơ quan nội tạng trong thi thể đều bị sâu mọt đục chi chít những lỗ nhỏ li ti. Cái xác cổ này nhìn bề ngoài thì rất bình thường, nhưng bên trong thì giống hệt những cái xác đặc vụ Nhật mà bọn họ nhìn thấy trên xe lửa, đầy lỗ hổng chi chít, cứ như bên trong thanh gỗ bị mối mọt đục khoét.
“Phật gia, không có vật sống.” Viên sĩ quan phụ tá dùng dao găm thăm dò cái xác cổ.
Trương Khải Sơn và Tề Thiết Chủy liếc mắt nhìn nhau, nếu như trong đó không có vật sống, vậy cậu lính trẻ trước đó đứt tay có lẽ là bởi cậu ta kinh sợ quá độ, bị kim đâm mà tưởng là bị trùng cắn. Nhưng kim sắt ở đó chứng tỏ trong thi thể chắc chắn từng có thứ gì đó, bên trong xác cổ này giống như những cái xác đặc vụ Nhật vậy, có thể là trên đường vận chuyển bằng xe lửa, do quá xóc nảy nên đã ép vật sống trong thi thể chui ra ngoài quan tài, giết sạch người trên xe lửa, đoàn tàu không còn ai điều khiển, bèn đâm vào Trường Sa. Xem trạng thái của cái xác này và tử trạng của người Nhật, vật sống trong đó có thể là một loại sâu biết nhả tơ.
Trong cổ mộ có nhiều ký sinh trùng thời cổ ký sinh trên thi thể, nhiều loại đã tuyệt chủng, trộm mộ đa số không được chết già, đó là bởi bị lây nhiễm bệnh tật hoặc ký sinh trùng thời cổ. Thiên địch của chúng cũng đều đã tuyệt chủng hết rồi, bởi vậy nếu một ngày chúng thoát ra ngoài, tất là một trận đại họa.
“Tìm người dùng súng phun lửa, phun một lượt vào toàn bộ chiếc xe lửa kia. Cẩn thận, gần trạm xe lửa có một bệnh viện, dán cáo thị, nếu có người chết vì loại bệnh này phải lập tức báo cáo lên.” Trương Khải Sơn vỗ lên quan tài: “Xử lý sạch sẽ luôn cỗ quan tài này cho ta, tất cả đồ vật, bao gồm cả quan tài, đều phải chôn trong Natri cacbonat. Thi thể bên trong cũng phải nhồi Natri cacbonat, ướp chín đã rồi hẵng nghiệm xét.” Chiến sự tới gần, nếu trong thành mà bùng phát ôn dịch, vậy cuộc chiến này khỏi cần đánh cho rồi. Quân Nhật hoạt động trong một ngôi mộ cổ có loài trùng quái dị, bọn chúng muốn làm gì, dùng đầu ngón chân cũng nghĩ ra được.
“Phật gia.” Lúc này, viên sĩ quan phụ ta không xuống dưới làm việc, mà ngồi xổm xuống, tựa như phát hiện ra điều gì: “Phật gia, ngài xem đây là cái gì.”
Nói rồi, viên sĩ quan bèn dùng dao găm móc trong xác cổ ra một cục gì đó dính bết chất nhựa đường đen đúa, thân binh bên cạnh bèn lấy vật kia ra rửa sạch dơ bẩn, rồi giao cho Trương Khải Sơn. Viên sĩ quan phụ tá nhảy xuống khỏi quan tài, cũng đến gần nhìn kỹ.
Đó là một chiếc nhẫn đã hóa đen, Tề Thiết Chủy vừa liếc nhìn đã biết đó là một chiếc nhẫn, đến lúc cầm vào tay mới nhận ra không phải, thứ này không phải là đồ trang sức, mà có giá trị thực dụng hơn, đó là một “cái đê”.
Thời cổ đại, khi thêu thùa may vá, người ta đeo cái đê vào đốt thứ hai của ngón giữa, để kim thêu không chọc rách lớp áo dày, hoặc lúc không khống chế được lực tay mà để tránh cho kim đâm phải ngón tay, thông thường nhà giàu đều có cái đê làm bằng bạc, nay đã hóa đen sì. Cái đê này có hình dáng kỳ lạ, hiển nhiên không phải do chế tác thô ráp xấu xí, đốm bạc đen sì đã rất dày, tạo thành những đốm gồ ghề xù xì, mặt trên có khắc một đóa “hoa đỗ quyên”.
Tề Thiết Chủy thầm giật mình, đây không phải đồ cổ, với phong cách và chất liệu này, mặc dù không thể đoán được cụ thể là năm bao nhiêu, nhưng từ nhỏ xuất thân trong một gia đình chơi đồ cổ, Tề Thiết Chủy đủ nhạy cảm để nhận ra, món đồ này niên đại không hề cổ xưa, tối đa cũng chỉ khoảng gần năm mươi năm. Tề Thiết Chủy lấy ra một cây kim lông trâu bằng sắt, nhìn cả đôi liền biết ngay, những cây kim và cái đê này là cùng một bộ. Thuộc về kẻ trộm mộ đầu tiên đốt chảy lớp sắt của cỗ Tiêu tử quan này.
Mà điều khiến hắn toát cả mồ hôi lạnh, đó là đóa hoa đỗ quyên khắc bên trên. Cái đê thì bình thường, nhưng hoa đỗ quyên, trong Cửu Môn Trường Sa có một vị thế không hề bình thường chút nào.
“Tháng giêng hoa nở tháng hai hồng, tháng hai hoa hồng không mẹ cha. Hoa đỗ quyên còn gọi là Nhị nguyệt hồng, đây là đồ của nhà Nhị gia mà, tại sao lại ở trong cái xác cổ này?” Trong lòng Tề Thiết Chủy có chút buồn bực, Nhị Nguyệt Hồng trong Cửu Môn đứng hàng thứ hai, nghe bài vènày là biết, gia tộc nhà Nhị Nguyệt Hồng năm xưa giết người diệt toàn gia ngang ngược hung tàn biết bao nhiêu, cho đến mấy đời gần đây mới im hơi lặng tiếng, lâu lắm rồi không nghe thấy tin tức gì. Thế nhưng tiếng tăm vẫn còn đó, người trong nghề không mấy ai muốn đụng chạm với gia tộc này. Nếu như cái đê của nhà bọn họ xuất hiện trong quan tài này, chứng tỏ kẻ đầu tiên dùng nước thép phong kín quan tài này chính là gia tộc này. Trường Sa Cửu Môn chín hướng, địa bàn phân chia rõ ràng đâu ra đấy, suốt vài chục năm chưa từng thay đổi, nếu bọn họ đã động vào quan tài thuộc về địa bàn của Nhị gia, việc này có thể lớn, mà cũng có thể nhỏ.
“Phật gia, nhà Nhị gia vốn thích đồ thời Nam Bắc triều, mấy đời nay đều là gia tộc lớn, cỗ quan tài này thuộc thời Nam triều, bây giờ cái đê này lại xuất hiện trong quan tài, vậy kim sắt phong thi có lẽ chính là một trong những ngón nghề tổ truyền của nhà Nhị gia. Việc này phỏng chừng Nhị gia cũng biết ít nhiều.”
Nhị nguyệt hồng, vốn trong hoa phổ tên là hồng thủy tiên, về sau do hồng thủy tiên quá mức đặc biệt, bị đem ra rêu rao khoác lác quá nhiều, mới đổi lại thành đỗ quyên. Trong nhà Nhị Nguyệt Hồng trồng toàn hồng thủy tiên, ngoài nhà lại có cây đỗ quyên đã trăm năm tuổi, mỗi khi hoa nở, rực rỡ tươi đẹp vô cùng. Từ thói quen này có thể thấy tính cách của gia tộc này vô cùng tinh tế, Tiêu tử quan vốn là một ngón nghề đã thất truyền, nhưng nhà Nhị Nguyệt Hồng vốn là khách đãi cát bảo thủ chân chính, rất nhiều ngón nghề tổ truyền của họ người ngoài không ai hay biết được.
Trương Khải Sơn cau mày, trong chuyện này nghi vấn trùng trùng, càng ngày càng nhiều huyền cơ. Ông ta chỉ suy nghĩ trong chốc lát, rồi mới hỏi Tề Thiết Chủy: “Nhị gia bây giờ ở đâu, ông có biết không.”