Có một vị chiến tướng Ma tộc về hưu có viết lại trong tập san tự sự như sau.”Xin để cho ta công mười thành thị Yêu tộc cũng đừng bắt ta đánh một thành thị Nhân tộc”. Nhân tộc trận pháp thủ thành cực bá đạo, nếu muốn công phá thương vong thường gấp mười lần công phá thành thị Yêu tộc. Thế nhưng phía sau đó vị cường nhân Ma tộc lại viết ” Nếu tao ngộ chiến thì một trăm nhân tộc không nguy hiểm bằng một yêu thú”. Câu nói này đầy thâm ý, khi nhân tộc có chỗ dựa dẫm thì ý chí chiến đấu cao kinh người, nhất là đứng trong pháp trận mà chiến, thế nhưng khi nhục thân bác đấu thì chiến ý của nhân tộc lại tệ đến kinh người. Điều này cũng vì nhan tộc quá thông minh, thông minh thì nghĩ nhiều, nghĩ nhiều tất loạn. Nếu mà tao ngộ chiến thì tu sĩ nhân tộc việc đầu tiên nghĩ đến là bảo mệnh chay trốn, sau đó có cái gì nói sau. Họ có một câu nói rất nổi tiếng như sau “ Chết đạo hữu, bất tử bần đạo”. Chưa đánh đã nghĩ chạy, nghĩ người khác chết thay thì đánh gi nữa. Còn yêu thú thì chỉ có một suy nghĩ, xông lên giết một là hòa vốn giết hai là có lời.
Lúc này đây Càn Khí Môn đang thể hiện hết ưu thế của nhân tộc, họ đánh tan ba đám nhỏ Thanh Kim Ngư mà không diệt hết, sau đó bố trí pháp trận chính là chờ cho số cá kia về báo tin. Sau đó thì... lợi dụng ưu thế lớn nhất của nhân tộc mà làm một mẻ khỏe cả đời.
Trong hai ngày trời lần lượt từng đàn nhỏ Thanh Kiếm Ngư bôn tập về khu vực này. Kể từ một ngày trước thì Càn Khí Môn đã hoàn thành bố trí ba lớp trận pháp, khốn trận, mê trận, và sát trận. Thật ra về trận pháp thì cả Càn Khí môn đều gà mờ, nhìn vào là biết, họ có Đan Các, Khí Các, Phù Các, Chiến Đường nhưng lại không có Trận Các. Cái liên hoàn trận này là đồ cổ, ân trạch từ tổ tiên Càn Khí Môn để lại,nó chính là trận pháp bảo vệ tông môn Càn Khí Môn đấy, thế nhưng lũ con cháu giờ đây thành dân du mục cả rồi nên chúng bứng cả trận bàn, trận kì mang đi. Giờ đây cái trận pháp từ thời cổ la hi này trở thành vũ khí chiến tranh của Càn Khí Môn rồi.
Nói đến đây người thông minh sẽ thắc mắc tại sao nhân tộc không dùng cách này mà săn bắn, mà tiến công Hải tộc. Xin thưa là có thế nhưng bị cao tầng hải tộc điều đại quân tạo thành thú triều mài chết, kiếp vía không dám mò xuống đáy biển mà chơi với hải tộc nữa. Nên nhớ số lượng hải tộc yêu tu không gấp lần thì cũng gấp lần nhân tộc a. Cả đông bắc khu Nam Chiêm bộ châu tu sĩ của tất cả môn phái bất nhập lưu choảng nhau tổng nhân số không đến ba ngàn. Nhìn lại xem, nho nhỏ một đàn cua đã gần hai ngàn, một đàn Thanh Kiếm Ngư thì chưa biết nhưng không ít hơn một ngàn. Ngươi lập pháp trận thì cũng có sức chịu đựng giới hạn, nếu phô thiên cái địa yêu thú xông lên thì.... thôi hau bỏ đi không nói nữa. Thế nhưng môi trường trên cạn không hề thích hợp hải tộc, kế đó là biển cả quá rộng họ sinh sống còn không hết nên không hề có ý định xâm chiếm lục địa, không thì nhân loại chắc giờ đây rất mệt a.
Càn Khí Môn dám càn quấy mà chơi ở đáy biển là có ba nguyên nhân. Một là họ tiểu đả tiểu nháo nên cao tầng hải yêu chả quản. Thứ hai là họ có nội gián Cự Giải a. Quan trọng nhất là thứ lý do thứ ba, có Long Ấn gia trì vận khí môn nhân Càn Khí Môn dám liều a. Đây cũng là điều đã nói phía trên, khi họ có chỗ dựa thì nhân tộc đấu trí rất là khủng bố.
Những đoàn Thanh Kim Ngư nhỏ đột kích thì Càn Khí Môn đao thật thương thật mà đấu. Pháp trận là để dành cho quân chủ lực của Kiếm Ngư. Phải nói sức công kích của Kim Ngư rất là mạnh, thần thông kiếm khí hệ kim rất khủng bố và sắc bén. Nếu chỉ là Cự Giải đơn thân đối phó thì Kiếm Ngư chắc chắn sẽ chiếm thượng phong. Nhưng lúc này phương trận gồm đơn vị nhỏ xếp thành. Mỗi đơn vị gồm một cua một nhân phối hợp tác chiến khiến chiến lực không phải một cộng một thành hai, mà lúc này chiến lực đã tăng theo cấp số nhân.
Từng đơn vị vài chục đến hơn trăm Kiếm Ngư bị tàn sát, đó là Hạ Hầu Uyển Vân chưa hề ra tay. Để giảm thiểu cảnh giác của Kiếm Ngư thì quả thật kim đan cần phải dấu kĩ, tránh cho kì biến phát sinh. Chiến đấu diễn ra như sách viết, Kiếm Ngư nhao nhao xông lên không hề có chương pháp, kiếm kí sắc lém bay tán loạn về phía môn nhâm Càn Khí Môn. Quả thật nếu chỉ là trước đây bày cua to lớn này cũng sẽ xông bừa lên, dùng mai cua cứng rắn mà ngạnh kháng rồi tiến hành tiếp cận chiến đấu. Thế nhưng hiện tại thì khác rồi, chiến đấu của Càn Khí Môn đi theo hướng của quân đội chiến tranh, đây là do Lạc Thiên quán thâu tư tưởng. Ở cái thế giới này quá coi trọng lực lượng cá nhân mà quên đi một việc rất quan trọng, chiến tranh là việc của đội ngũ, trong cái trận chiến cả trăm vạn phép thuật bay tứ tán thì cái dũng của thất phu bị tiêu giảm đến thấp nhất có thể. Chiến lực cao đoan chỉ để kiềm chế cao đoan của đối phương mà thôi, quyết định trong chiến tranh lại chính là chiến lực trung kiên. Lúc này đây đối với tầng đáy của tu chân giới như Càn Khí Môn tiếp xúc thì chiến lực trung kiên là luyện khí cao giai, có thể thời gian tới khi môn phái phát triển đến một độ cao nào đó thì tình hình sẽ chuyển biến, trúc cơ mới là trung kiên lực lượng của môn phái.
Quay lại với những lần xung đột quy mô nhỏ giữa trung đội Kiếm Ngư và tổ hợp nhân thú Càn Khí Môn. Đây là cơ hội mài rũa bằng thực chiến không gì tốt hơn của tổ nhân thú này, đối thủ vừa tầm để làm đá mài luyện thực sự kiếm không dễ, mặc dù xông loạn mà chiến thì Càn Khí Môn vẫn có thể nhẹ nhàng mà thắng lợi, vây nhưng không ai ngu mà bỏ qua cơ hội mài luyện này. Môm phái còn sinh tồn tại biển thì cái tổ nhân yêu này sẽ còn mãi theo họ đến về sau mà không chỉ trong lần thí luyện này. Vậy nên ai cũng nghiêm túc mà thể nghiệm chiến thuật của mình.
Bảy mươi đơn vị tổ hợp nhân thú chia làm phương trận nhỏ, trong đó phương trận tế hết lên mọi pháp khí, phù lục, thần thông cũng như pháp thuật có uy lực phòng thủ mạnh nhất ngăn cản kiếm khí cũng như công kích của đối phương. Hai phương trận này toàn là lũ da dày thịt béo của hai tộc góp lại hiệu quả phòng ngự kinh nhân. Ngay lúc đó dưới sự yểm hộ của hai phương trận nhỏ thì các phương trận phía sau rảnh tay mà thi triển từ xa công kích. Công kích mang tính khống chế diện rộng đến trước với các loại pháp thuật và thần thông như bằng phong, đằng khốn, kim lao, thổ vách đến từ hai tiểu phương trận. Chậm hơn một nhịp đó là công kích mang tính sát thương hủy diệt, như phi kiếm, băng thứ, địa thứ, kim trảm, phong nhận vv.vv.. So sánh với công kích kiếm khí ào ào tán loạn của Kiếm Ngư yêu thì công kích của Càn Khí môn lại đều tăm tắp quy củ. Mặc dù chưa thể luyện đến cùng nhau thuấn phát thế nhưng cũng quá đủ để đối phó đám cá kiếm nhao nhao xông lên không hề có trật tự. Sau đợt công kích xa đó là Cự Giải lao lên cận chiến, đây là kiểu dùng pháo cày nát trận địa sau đó cho xe tăng lên càn quét, chiến thuật thì đơn giản nhưng trong thế giới pháp thuật mạnh ai nấy tu luyện thì ai chú ý đến phàm nhân kiến hôi trận pháp.
Những trận va chạm nhỏ cứ thế diễn ra, ma luyện cứ thế tiến hành. Chỉ sau vài ngày thì độ ăn ý của nhân thú tổ đội tăng lên một hai cấp bậc. Cự Giải cũng chiến đấu hưng phấn bừng bừng, việc mà hàng ngàn con cự giải trước đây mới có thể làm tốt không ngờ giờ đây chỉ có cua và nhân tộc có thể hoàn thành càng tốt hơn. Dù có ngu như cua cũng hiểu được mình đang hưởng lợi nên ra sức mà học tập.
Ngày thứ sau khi trận pháp hoàn thành thì Ngư Kiếm tộc đại quân đã đến, trùng trùng điệp điệp gần đầu Kiếm Ngư không thấy bờ bến là đâu. Phương trận Nhân Cua co cụm lại một chỗ như run sợ trước sức mạnh phô thiên cái địa của Kiếm Ngư Tộc.
Khiếm Ngư xanh biếc một mảng lúc nhúc bỗng tách ra một con lộ, từ đây đi tới thế mà lại là một mĩ nhân ngư.