*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Tôi đã từng vô cùng tin tưởng bản kế hoạch của mình. Tôi cảm thấy đây là lịch trình du lịch hoàn hảo nhất mà tôi từng xây dựng. Nó là sự kết hợp của tất cả những lộ trình du lịch được ưa thích cùng với những cảnh báo cần tránh mà tôi tìm được trên mạng. Tôi tin chắc đây sẽ là một chuyến du lịch cực kỳ thú vị.
Tuy nhiên, trời có khi mưa gió bất ngờ.
Tôi buộc phải tin rằng “con người chiến thắng số trời” chỉ là một bát súp gà có độc.
(súp gà: “Súp gà cho tâm hồn”, chỉ những mẩu truyện, bài viết nhằm mục đích xoa dịu, an ủi tâm hồn, khuyến khích người đọc sống sao cho thật tốt)
Bắt đầu từ lúc xuất phát ở sân bay tôi bị thằng nhóc đổ cà phê lên người, chuyến du lịch của tôi đã dần đi chệch khỏi dự liệu của tôi.
Một loạt sự kiện phát sinh sau đó, hệt như hiệu ứng cánh bướm, kéo chuyến đi này của tôi tới nơi mà tôi không thể nào đoán trước được.
Bao gồm cả sự xuất hiện của Lương Trác.
Tôi nói: “Điểm tới tiếp theo của anh sẽ không phải là khu vườn bên cạnh…”
“Khu vườn đi bộ mất mười phút ấy.” Lương Trác nói: “Tôi quên tên gọi là gì rồi.”
Quả nhiên, chúng tôi đã sao chép lịch trình được đề xuất từ cùng một bài cẩm nang.
Anh ta hỏi tôi: “ Uống không? Sáng tôi phải xếp hàng hơn một tiếng mới mua được đấy.”
Tôi thận trọng hỏi anh ta: “Có phí mua hộ không?”
Lương Trác lớn tiếng cười: “Không cần.”Sau đó tôi yên tâm nhận lấy.
Thế nhưng tôi đã đánh giá thấp sự vô liêm sỉ của anh ta. Tôi uống được một ngụm, anh ta mới nói: “Nhưng cậu phải đi dạo cùng tôi.”
Lời nói của Lương Trác làm tôi ngỡ ngàng. Tôi nhìn anh ta, cuối cùng không kìm nổi, hỏi ra điều mà tôi vẫn luôn muốn biết câu trả lời.
“Anh trai à, anh có ý với em hay có ý với thận của em vậy?”
Lương Trác phì cười: “Tôi muốn thận của cậu làm gì? Xào rau à?”
“… Anh hài hước ghê đó.” Không muốn thận của tôi thì tốt, tôi coi như thở phào nhẹ nhõm.
Tôi hút trà sữa “rột rột”, nói với Lương Trác: “Không ngon bằng quán trà sữa dưới tầng nhà tôi.”
“Vậy sao? Lần sau có cơ hội tôi sẽ nếm thử.”
Cũng không biết vì sao, bầu không khí giữa hai người bọn tôi bắt đầu có chút khó tả.
Hàng người chậm chạp di chuyển. Tôi lên kế hoạch sẽ đi dạo vườn cây này trong nửa tiếng, kết quả phải nửa tiếng tôi mới vào được bên trong.
Ăn đồ của người ta thì phải chiều theo ý người ta. Lần này tôi hiển nhiên phải đi dạo cùng Lương Trác quanh khu vườn độc đáo này.
Lương Trác nói: “Tôi đã muốn tới đây từ rất lâu rồi, nhưng vì đủ loại lý do mà cứ trì hoãn mãi. Tới khi cuối cùng hạ quyết tâm muốn đi thì dịch bệnh lại bùng phát.”
Tôi nghe anh ta nói vậy, cũng cảm khái: “Đây chính là cái mà người ta vẫn nói đó. Giữa chuyện bất ngờ và ngày mai, không biết điều gì sẽ tới trước.”
Tôi uống một ngụm trà sữa rồi tiếp tục: “Chàng trai, ngã một keo, leo một nấc. Về sau nếu muốn làm gì thì đừng chần chừ, đứng trì hoãn, đừng nghĩ ngày mai chắc chắn sẽ đến, phải hành động ngay lập tức khi có cơ hội.”
Lương Trác cắn ống hút của ly trà sữa, mỉm cười nhìn tôi: “Cậu nói đúng lắm.”
Tôi chỉ ngón cái về phía mình: “Tôi, triết gia cuộc sống.”
Lương Trác lại bật cười thành tiếng.
Anh đẹp trai này thích cười ghê, đi dạo cùng anh ta cũng rất vui vẻ.
Hai người chúng tôi đi dọc theo lối hành lang rất dài. Không thể không thừa nhận, nơi đây thật sự rất đáng tham quan.
Những người sống ở phương Bắc như chúng tôi rất hiếm khi có thể được chiêm ngưỡng những khu vườn kiểu này. Đình đài lầu các, cầu có mái che[1], khu nhà quanh hồ nước[2], tất cả đều mang nét lãng mạn dịu dàng của vùng sông nước mà tôi chưa từng được thấy, chưa từng được cảm nhận.
Trong lúc đi dạo, tôi loáng thoáng nghe thấy tiếng ai đang hát khúc “Du viên kinh mộng”.
Thật ra tôi không rõ về Côn khúc, chưa từng nghe “Du viên kinh mộng” nhưng tôi vẫn biết rằng thanh âm này chính xác là nó.
(Côn khúc: là một trong những loại hình cổ nhất của nghệ thuật ca kịch Trung Quốc, có nguồn gốc từ Côn Sơn, Tô Châu vào cuối thời nhà Nguyên (thế kỷ 14). Đây là loại hình nghệ thuật đầu tiên của Trung Quốc được UNESCO đưa vào danh sách “Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại”.
Du viên kinh mộng: là một kịch bản hí kịch Côn Khúc vô cùng nổi tiếng trong loạt tác phẩm “Mẫu đơn đình” của hí kịch gia Thang Hiển Tổ. Link nghe thử)
Tôi hỏi Lương Trác: “Anh có nghe thấy tiếng gì không?”
Lương Trác lắc đầu: “Không.”
Tôi mỉa mai anh ta nghễnh ngãng. Tuy nhiên, bọn tôi đi mấy vòng cũng không thấy chỗ nào đang biểu diễn ca kịch.
Bọn tôi cứ đi dạo mãi, chợt phát hiện thấy có chỗ này xếp hàng dài dằng dặc. Tôi tò mò kéo Lương Trác qua.
Như mọi người cũng biết, tính hóng hớt và tham vui được khắc sâu trong DNA của chúng ta. Tuy không biết mọi người đang xếp hàng vì gì nhưng tôi vẫn phải hoà mình vào hàng người.
Chẳng qua, hình như có chỗ nào đó sai sai.
Lương Trác nói: “Cậu có nhận ra không, ngoại trừ hai chúng ta, cả hàng đều là nữ.”
Thật ra nghe anh ta nói, tôi cũng mới phát hiện ra. Hơn nữa, tôi còn chú ý thấy tất cả những người khác trong hàng đều nhìn chúng tôi bằng ánh mặt ngờ vực và ngạc nhiên khi chúng tôi đứng vào hàng.
Tôi cắn răng nói: “Đừng quá bận tâm chút tiểu tiết như thế, cứ xếp hàng trước đã. Là lừa hay ngựa, tới lúc đó sẽ biết.”
Tuy nhiên, ở phương diện này, Lương Trác rõ ràng sáng suốt hơn tôi. Anh ta do dự một chút rồi vẫn quyết thò đầu qua, hỏi cô gái phía trước tôi: “Chào bạn, làm phiền bạn một chút. Cho tôi hỏi mọi người đang xếp hàng làm gì thế?”
Đó là một cô gái xinh đẹp mặc Hán phục. Cô ấy quay người lại một cách duyên dáng, nở nụ cười duyên dáng rồi duyên dáng nói ra lời như sét đánh ngang tai tôi.
(Hán phục: trang phục cổ của người Hán – Trung Quốc)
Cô ấy nói: “Đang xếp hàng vào nhà vệ sinh.”Chú thích:[1] Cầu có mái che:
[2] Khu nhà quanh hồ nước: