Kim Sơn Hồ Điệp

chương 122: thành phố gotham (2)

Truyện Chữ Hay
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

Từ dãy núi Appalachian đến New York ngót nghét ba giờ chạy xe, nếu hai người muốn đến Manhattan trước mười giờ rưỡi thì phải dậy thật sớm. Phòng ăn chưa kịp chuẩn bị bữa sáng, cả hai đành mua ít sữa bò với bánh bích quy ăn khi tạt ngang qua cây xăng. Trước khi lên đường, Ceasar mượn điện thoại ở quầy lễ tân khách sạn gọi điện cho người bạn kia, xác nhận người đó không quên lời hẹn nửa tháng trước.

Đến khi gọi điện xong, anh mới thấy cô gái nhỏ đang ngồi trên sofa khách sạn, nhìn vào điện thoại đến mức xuất thần.

Anh hỏi cô sao thế.

Hoài Chân hoàn hồn. Cô nghĩ, nếu anh phải cúi đầu trước bạn cũ vì chuyện gì đó, không biết trong lòng có thấy chênh lệch không.

Ban ngày ở New York khá lạnh, anh mặc áo khoác nỉ màu xanh tím, chính là chiếc cô đã chọn cho anh ở cửa hàng giảm giá Florentia tại Columbus —— cô đã học được chiêu này là nhờ Vân Hà. Vốn giá gốc là mười lăm đô, nhưng được vận chuyển bằng đường biển tới thì chỉ cần bốn đô là cùng. Không biết có thoải mái như mấy bộ anh mặc ngày trước không, nhưng anh mặc vào trông rất đẹp mắt, cũng rất vui vẻ.

Bất luận ngày trước anh mang họ gì, từng có bao nhiêu quần áo trang sức hoa mỹ, thì anh vẫn cứ tự tin thế đấy. Sự tự tin tích lũy trong nhiều năm đã tạo nên Ceasar, anh không cảm thấy chênh lệch, bởi vì anh vốn không quan tâm đến nó.

Thế là cô ngẩng đầu lên, nói một câu làm chính mình cũng nổi da gà: đang suy nghĩ xem người đàn ông đẹp trai này là bạn trai của ai.

Nhưng đúng là cô muốn nói điều đó thật.

Không đợi Ceasar mở miệng giễu cợt, cô đã chủ động giơ tay nắm lấy tay anh, cùng anh nghênh ngang đi ra khỏi khách sạn. Lúc sau anh bật cười, có vẻ rất hưởng thụ.

Sắc trời còn chưa sáng, xe hơi chạy trên quốc lộ như đang chạy trong màn đêm, từ đằng xa đã có thể trông thấy cây xăng sáng đèn ở sau những cây sồi xanh ngắt. Ceasar lái xe vào đổ thêm dầu, Hoài Chân xuống xe đến cửa hàng tiện lợi mua một túi kẹo cao su, hai túi bánh Waffle cùng một túi sữa chua. Đồ ăn nguội – mỗi khi vào những lúc như thế này, cô luôn nhớ tới cửa hàng tiện lợi / ở đô thị hiện đại, đi đâu cũng có thể bắt gặp, mang lại cảm giác an toàn cho những người chỉ thích ru rú ở nhà suốt ngày.

Giải quyết qua loa bữa sáng, bầu trời cũng vừa hửng sáng. Dọc đường đi, bọn họ chạy ngang qua rất nhiều Motel, những bóng đèn nê ông xếp thành chữ “phòng tốt có giá thấp nhất” “còn nhiều phòng đang trống” ở cửa chiếu sáng cả nhà nghỉ; thỉnh thoảng một vài chiếc xe tải ở đối diện chạy ầm ầm đến, thân xe lắp đèn bảy màu, rất hợp với cây thông liễu chốc chốc lại trông thấy ở ven đường, trong một thoáng suýt làm Hoài Chân tưởng lầm Giáng Sinh đã đến, chẳng mấy chốc đã làm cô mơ màng chìm vào giấc ngủ say.

Xe chạy từ quốc lộ Liên tiểu bang đến đường hầm Holland, lúc bấy giờ Hoài Chân mới tỉnh lại. Thế là cô không có cơ hội thấy được khung cảnh kinh điển nhất của đô thị New York khi băng qua sông Hudson rồi.

Cái nhìn đầu tiên của cô về New York là lúc xe chạy ra khỏi đường hầm.

Tiếng còi trên sông Hudson vang lên, ngay sau đó bầu trời bừng sáng, chói tới mức làm cô không tài nào mở mắt nổi.

Nếu như cái nhìn đầu tiên về phố người Hoa San Francisco làm cô có cảm giác như từ đô thị xông vào thế giới của Yubaba, thì ấn tượng đầu tiên mà đảo Manhattan mang đến cho cô là khiến cô cứ ngỡ mình và Ceasar vừa xuyên qua đường hầm Holland tới tám mươi năm sau, quay lại hiện đại. Cao ốc chi chít tầng tầng lớp lớp, những tòa kiến trúc mang đậm phong cách học viện cổ điển mọc san sát nhau, toát lên vẻ thanh lịch lẫn hiện đại, thậm chí là vào năm sau, nhiều thành phố lớn của Trung Quốc chưa chắc đã bắt kịp.

Màn mưa giăng trên trời rơi lất phất, cọ rửa sạch sẽ những miếng xếp gỗ khổng lồ nhô lên này. Xe chạy chầm chậm trong cơn mưa, rẽ vào một cánh cổng to lớn, lại kẹt xe rồi. Người đi làm che dù vội vã đi qua đi lại giữa những chiếc xe đứng yên giữa đường. Thỉnh thoảng lại có người đi ngang qua bên cạnh, khẩu âm tiếng Anh không ai như ai.

Nghe nói nắp cống cứu hỏa ở đằng trước bị hỏng rồi —— một người trong số đó nói.

Không ngờ cô lại bị kẹt xe vào năm !

Cách khung cửa bám đầy hơi nước, cô nhìn con đường quanh co đầy những chiếc xe đủ sắc màu, cảm thấy không chân thật, ảo tới mức khó tin.

Tháp đồng hồ Manhattan điểm mười giờ, Hoài Chân nhìn chằm chằm xe chạy với tốc độ rùa bò, lo lắng bọn họ sẽ đến trễ.

Mà vị khách New York bên cách cô lại rất bình tĩnh an ủi, “Không sao đâu, bao giờ cũng thế cả.”

May mắn thay, bọn họ bị kẹt xe tại phố Morton phía tây hạ Manhattan, cách mục tiêu cần đến ở công viên Washington không quá xa. Mười lăm phút sau sau khi giao thông được giải tỏa, hai người đã đến Công viên Washington. Trời vẫn đổ cơn mưa, Ceasar lái xe từ từ tìm được tiệm cà phê Sonata màu đỏ, thả Hoài Chân xuống trước cửa, nói trong vòng hai tiếng nữa sẽ lái xe đến đón cô, lúc này mới mời khỏi công viên, chạy đến dưới căn hộ của người bạn học khoa tiếng Latin, Đại học New York.

Quán cà phê Sonata tuy nhỏ nhưng sâu, một bên là quầy bar rất dài, một bên là mấy mươi bàn ăn hai người kéo dài tít vào sâu trong phòng ăn. Sau quầy bar chỉ có một nữ nhân viên phục vụ, khách trong quán không hề ít, vào giờ này mà đến quán dùng bữa thì chủ yếu đều là sinh viên đại học hoặc giáo sư New York không có tiết, hoặc là người làm nghề tự do đang rảnh rỗi.

Hoài Chân cũng không vào quán ngồi.

Chưa đến trưa nên cô không thấy đói, ngoài việc muốn đợi Ceasar về ăn chung ra, thì thế giới Manhattan ở bên ngoài thu hút cô nhiều hơn. Trời vẫn đổ mưa, bên đường có vài ba chiếc xe buýt dần dừng lại. Có lẽ ngại vì trời mưa, nên hành khách trên xe chỉ ngắm nhìn công viên ở khu Tây qua cửa kính, chứ không một ai muốn xuống xe cả. Hoài Chân quyết định đi dọc theo mái che ở các cửa hàng ven đường, nhìn xem cửa hàng bên này bán những gì. Nếu như có gì vui, cô cũng có thể mua ít đồ đem về cho Vân Hà, Lê Hồng và Seol Rae, các cô gái ở thành phố San Francisco vẫn chưa tới bờ Đông lần nào, chắc chắn sẽ rất tò mò cho xem.

Đáng tiếc xung quanh công viên chỉ toàn quán ăn và tiệm cà phê, chỉ có vài ba cửa hàng bán quần áo, toàn là mấy chỗ cô không hứng thú lắm. Đi dọc phố một lúc, bất chợt cô nhìn thấy một cửa hàng bán đồ chơi kỳ lạ, đặt ở trước tủ kính mấy thứ hình thù rất kỳ lạ, nhìn tuy lộn xộn song lại rất thú vị, có lẽ muốn nói là tất cả những món đồ này đều được bán ở đây.

Rốt cuộc cửa hàng này bán gì vậy?

Cách thức bán hàng có phần mới mẻ và tinh tế, cũng không biết rốt cuộc có tốt hay không, nhưng nói chung đã thành công thu hút khách hàng như Hoài Chân dừng chân ngoài tủ kính, muốn tìm tòi nghiên cứu về thứ nằm bên trong.

Thứ đặc sắc nhất trong cửa hàng là những hộp xì gà Havana cùng với đồng hồ bỏ túi có vẻ ngoài khá lạ nhưng rất sành điệu. Từ chất lượng đánh bóng của kim loại, hoa văn tinh tế rườm rà, cùng với ngọc lục bảo hình vuông thô khảm bên trên mà nói, đây không phải là một thứ xa xỉ mà cô có thể mua nổi. Ngoài nó ra, cô còn nhìn thấy vài ba lọ mực nhỏ bằng đồng đỏ, trên nhãn chai viết những chữ mà cô không biết, không biết nó dùng để làm gì.

Còn đang chần chừ có nên đi vào cửa hàng hỏi hay không, thì khi cô ngẩng đầu nhìn tủ kính, nhác thấy một người đàn ông trẻ tuổi đang thấp giọng nói chuyện với chủ tiệm trước xưởng thủy tinh ở trong cửa hàng. Chủ tiệm là một người Do Thái mũi cao mắt to điển hình, cung kính tiếp khách. Mới đầu người đó đưa lưng về phía Hoài Chân nên cô không nhìn rõ mặt. Từ đường nét, màu da và mặt bên, thì có lẽ là người gốc châu Á chừng hai mươi tuổi.

Tới lúc anh ta quay người lại, Hoài Chân giật mình khiếp vía ——

Chàng trai này đúng là một người Hoa, mặc áo khoác dài màu xám xanh vừa người, lúc cô đi vào, anh ta đang cùng chủ tiệm kiểm tra một chiếc bật lửa cơ học dát vàng có kiểu dáng rất đẹp, nạm bên trên một viên ngọc màu xanh đậm. Có vẻ như vì cận thị, anh ta phải cúi đầu xuống nhìn gần. Nhìn từ góc độ của Hoài Chân, người Hoa này có nước da rất trắng, mặt bên tuấn tú, mỗi một động tác đều toát lên khí chất văn nhã.

Nhưng điều thu hút Hoài Chân đi vào cửa hàng không chỉ có mỗi thế, mà cô cảm thấy vóc dáng người Hoa này khá quen. Tới lúc đến gần, cô càng cảm thấy đâu chỉ là quen mặt! Gương mặt này, có thể chính là nhà trí thức dân quốc Tư Ngôn Tang – từng xuất hiện trong sách giáo khoa hành hạ học sinh suốt ba năm trung học, là người có khuynh hướng thích viết thơ tình tối nghĩa.

Hai người họ nói chuyện rất nhập tâm, không hề chú ý có người vào cửa hàng. Sau khi Hoài Chân nhớ ra đại danh của Tư Ngôn Tang, cô không dám nhìn thẳng tránh thất lễ. Cô đi chầm chậm, tìm được quầy hàng đặt nước thuốc, thỉnh thoảng lại quay đầu nhìn bàn làm việc bên kia, xác nhận lúc nào chủ tiệm mới rảnh, nhân cơ hội ngắm nghía nhân vật trong sách giáo khoa này.

Cũng không biết đã đợi bao lâu, cuối cùng hai người ở bàn làm việc bên kia đã nói chuyện xong, chủ tiệm cầm chiếc bật lửa kia đi vào trong xưởng.

Có vẻ Tư Ngôn Tang đã phát hiện ra cô từ sớm, quay đầu lại dùng quốc ngữ nói với cô: “Đó là hình xăm Henna.”

Hoài Chân lập tức sững sờ. Vì cô chưa từng nghĩ rằng mình có thể nói chuyện với nhân vật trong sách sử ở khoảng cách gần như thế.

Anh ta cười, tiếp tục bổ sung, “Là một loại mực xăm tạm thời ở Ấn Độ. Chỉ năm phút sẽ thành hình, có thể giữ được trong vòng hai tuần.”

Cô ngơ ngác đáp, “Cám ơn…”

Đúng lúc này chủ tiệm đi ra, anh ta thôi nói chuyện với cô.

Hoài Chân ngẫm nghĩ, sau đó lấy một bình mực Ấn Độ rồi đi đến cạnh bàn làm việc nhìn một chốc, nhìn thấy một bài thơ khắc trên chiếc bật lửa tinh xảo kia:

And the sunlight clasps the earth

And the moonbeams kiss the sea,

What is all the sweet work worth

If thee kiss not me?

(Nắng ôm mình trái đất

Trăng hôn biển mặn nồng

Có nghĩa gì em nhỉ?

Nếu em còn cô đơn?

– Trích bài thơ “Triết lý của tình yêu” của Percy Bysshe Shelley. Bản dịch của Phan Nhật Chiêu.)

Có vẻ như phát hiện ra cô tò mò, người thanh niên Trung Hoa nghiêng đầu, nhẹ giọng hỏi cô: “Chữ này do tôi viết tay, cô đã từng thấy trước đây rồi à?”

Chữ viết thể in hoa rất khó nhìn, nếu không phải tuần trước cô từng thấy trong tàng thư của Ceasar, thì khó lòng nhận ra được đoạn thơ trên.

Dễ nhìn thì đúng là dễ nhìn, cô không do dự ca ngợi dòng chữ đó, rồi lại hỏi anh ta, “Của Shelley?”

Anh từ đáp, “Love’s philosophy.”

Hoài Chân nổi lòng tò mò, “Khắc chữ trên bật lửa có ý nghĩa đặc biệt nào không?”

Người thanh niên không đáp.

Tuy chủ tiệm không nghe hiểu được tiếng Trung, nhưng có vẻ đoán được bọn họ đang nói gì, bèn hỏi: “Có muốn biết ý nghĩa của việc tặng bật lửa đúng không?”

Hoài Chân gật đầu.

Chủ tiệm nói, “Nếu một cô gái tặng bật lửa cho đối tượng khác phái, tặng chiếc có khắc chữ thì có nghĩa là tỏ tình, bảy tỏ cô ấy muốn chiếm mọi thời gian riêng của người đó; nếu không có chữ, tức cô ấy hy vọng được người đó đặt ra định nghĩa cho quan hệ của bọn họ.”

Hoài Chân nói, “Ví dụ như định nghĩa kiểu gì?”

Chủ tiệm đáp, “Ví dụ như rất quý trọng quan hệ này, nói với anh là anh rất giỏi, anh vừa hấp dẫn lại xuất sắc, song…”

Hoài Chân cười, “Song cô ấy lại không thể yêu anh.”

Chủ tiệm nhún vai, nói Bingo! Lại bảo, “Cô muốn mua một chiếc tặng người yêu không?”

Hoài Chân, “Tôi đang gặp khó khăn về mặt kinh tế, có lẽ phải đợi tôi giàu lên đã.”

Chủ tiệm nói, “Tôi có thể giảm giá cho cô vì tình yêu.”

Hoài Chân le lưỡi, “Quyền lợi này có thể để sau này hẵng dùng được không?”

Chủ tiệm, “Dĩ nhiên, hoan nghênh cô ghé đến bất cứ lúc nào.”

Hoài Chân cảm thấy thủ đoạn buôn bán của người Do Thái rất cao minh.

Cô chỉ hỏi, “Bình mực Ấn Độ này bao nhiêu tiền?”

Chủ tiệm nói, “Thứ này bình thường không bán, là quà tặng khách… Có điều nếu cô vui thì tôi chỉ lấy của cô hai đô la.”

Lúc chủ tiệm gói bình mực, cô nhân cơ hội muốn nói chuyện với Tư Ngôn Tang, hỏi đây có phải là của cô gái nào đó tặng không, nhưng còn chưa mở miệng, người thanh niên ấy đã nhận ra ý đồ của cô, đột nhiên nói, “Đôi mắt của cô rất đẹp.”

Hoài Chân bật cười, đáp lại vị cao thủ trêu ghẹo phái nữ này, “Cám ơn lời khen của anh.”

Người thanh niên vẫn cứ nhìn thẳng vào mắt cô, “Vừa nãy khi cô ở ngoài tủ kính, tôi đã biết cô đang nhìn tôi… Đôi mắt rất đẹp, giống như mèo con vậy.”

Hoài Chân xấu hổ.

Cô còn đang lóng ngóng thì đột nhiên người thanh niên kia nhìn ra ngoài tủ kính, cười nói, “Người kia là bạn trai cô sao? Vừa rồi cậu ta cứ nhìn mãi vào trong này. Tôi cảm thấy có thể cậu ta đang ghen.”

___

P/S: Thanh niên Tư Ngôn Tang chính là nam phụ trong bộ “Nay Còn Đâu” của tác giả, một thanh niên nho nhã có tư tưởng tiến bộ, rất yêu nước và cũng rất yêu vợ chưa cưới, đáng tiếc anh chỉ là nam phụ.

Truyện Chữ Hay