Một nhà hàng gia đình nằm cách trường đại học của chúng tôi không xa.
Giá cả có đắt hơn chỗ tôi đang làm thêm một chút, nhưng bàn lớn hơn và bầu không khí xung quanh tương đối yên tĩnh.
Tất nhiên, không phải lúc nào một sinh viên như tôi cũng có thể tự tin bước vào đây gọi món hàng ngày, dù nó rất gần nhà ga và khá thuận tiện khi đi lại.
Cụ thể ra sao ấy à?
Hm…nói dễ hiểu thì bạn cứ tưởng tượng một đĩa mì ống sốt thịt có giá khoảng 1000 yên(khoảng 200k VNĐ).
Đó là một cái giá hơi chát một chút so với một nhà hàng gia đình.
Ở đây có đến 5 loại parfait, lần tới có lẽ tôi sẽ dẫn Raira đến.
Hiện tại, có 4 người đàn ông và một người phụ nữ đang ngồi trước mặt và bên cạnh tôi đang nhìn chằm chằm tôi với menu trên tay.
-Etto….một dĩa thịt thăn nướng với tôm hùm(trong tiếng nhật là omāru ebi), steak bò Kobe, gỏi hải sản, mì ống với cà tím và xúc xích bologna, một đĩa salad rau và tráng miệng với quả mọng và xoài, à thêm một tách café nữa.
Tôi đã nhận được một đề nghị gọi bất kì thứ gì mình muốn, do đó tôi cứ nhìn vào menu mà gọi với không một chút khoan nhượng nào.
Tổng thiệt hại là khoảng 8000 yên.
Cô hầu bàn sau một hồi ghi lia lịa vào tờ hóa đơn nhìn chúng tôi với một ánh mắt như kiểu người ngoài hành tinh và hỏi “Quý khách có chắc là gọi tất cả những món đó không ạ?”
-Dù là sinh viên đại học thật, cơ mà với chừng này người có lẽ….
NHưng chưa kịp cho tôi trả lời xong, người ngồi cạnh tôi vẫn giữ nguyên nét mặt trầm tĩnh mà mở miệng.
-Như vậy thôi à? Gọi thêm súp đi?
-Ah, được sao? Nếu vậy cho thêm một lưỡi bò hầm….
Tôi và cả cô hầu bàn hoàn toàn cạn lời…
-Xin chờ một chút ạ…
Khi tất cả những món ăn được gọi xong, cô hầu bàn cúi chào chúng tôi và rời đi. Kanzaki-senpai, cựu chủ tịch của câu lạc bộ du lịch ngồi bắt chéo chân trước mặt tôi mới lên tiếng và cúi đầu.
-Thành thực xin lỗi vì đột nhiên gọi tất cả mọi người ra đây. Và cũng thay mặt cho câu lạc bộ và Munetaka-san, thành thực xin lỗi chú, Yuuya.
-Ah, phải đó, Kashiwagi-san. Xin lỗi vì chúng tôi đã quá phấn khích lôi cậu vào việc đó mà không hỏi ý kiến trước.
Không chỉ Kanzaki-senpai, người bên cạnh anh ấy, chủ tịch câu lạc bộ truyền thông và tổ chức sự kiện, cũng là MC của cuộc thi Mr&Miss Campus mà tôi tham gia hôm trước, Munetaka-san đứng dậy. Anh chàng này cũng học năm ba như chúng tôi.
-Anh cũng không ngờ chuyện lại thành ra như vậy. Kashiwagi-kun đã rất nổi tiếng từ sau khi trở thành chủ tịch câu lạc bộ, nên anh nghĩ nếu có mặt cậu ấy thì cuộc thi sẽ vui hơn nữa chứ.
-Đúng thế, chị cũng đã hơi quá đáng khi lan truyền mấy tin đồn đó.
TIếp theo là Akio-senpai và Mayumi-senpai.
Như bạn có thể thấy qua những gì họ nói, hôm nay là hai tuần kể từ ngày lễ hồi trường kết thúc, cũng là hai tuần từ sau khi mẹ tôi xuất viện cùng cặp song sinh. Dù hoàn toàn bị cuốn hút bởi sự dễ thương của cặp song sinh, nhưng vì tôi còn phải đi học và đi làm nên đành phải dứt ruột dứt gan ra khỏi nhà.
Và bữa tiệc hôm nay được tổ chức ngay khi tôi đi học trở lại, tôi là người được toàn quyền quyết định hôm nay cả bọn sẽ ăn gì theo lời đề nghị của Kanzaki-senpai. Nó nhằm mục đích xin lỗi vì những gì mà họ đã gây ra cho tôi trong suốt lễ hội trường vừa qua.
Cá nhân tôi thì không quan tâm lắm đến mấy chuyện đó, những tiếng la ó và ánh mắt sợ hãi của mọi người nhắm vào tôi có hơi khó chịu một chút, nhưng với tôi thì nhiêu đó chưa đáng để tôi phải để tâm.
Như tôi đã nói với Akane, chỉ riêng chuyện quanh tôi lúc nào cũng có 4 cô gái xinh đẹp đã đủ để tạo ra một làn sóng phản đối, ghen tức rồi.
Tôi cảm thấy may mắn vì chưa có kẻ nào biến hận thù thành hành động, chỉ một chút la ó đó thì tôi có thể chịu được. Nhưng bất kì ai bước qua giới hạn đó để làm hại tới những người thân của tôi, nhất định tôi sẽ không bỏ qua cho hắn.
-Dù sao thì, việc này bọn anh có lỗi nhiều nhất khi đã ép chú phải tham gia cuộc thi. Anh không nghĩ bữa ăn này có thể xem như lời xin lỗi, nhưng anh cũng không biết phải làm gì khác.
Kanzaki-senpai lại cúi đầu. Nhưng tôi thì không quan tâm tới nó, cái tôi quan tâm là bao nhiêu Yukichi(ý chỉ tờ 10k yên) đã bay theo bữa ăn này vậy?
-Không sao đâu ạ. Em cũng không mong đợi gì trong cuộc thi đó nên không vấn đề gì đâu.
-Oh, quả nhiên là Harem King…đó chỉ là đùa…đùa thôi mà…đừng có làm gương mặt dễ sợ như vậy chứ…
Mayumi-senpai và Kanzki-senpai xám mặt lại khi nghe thấy câu đùa của Munetaka.
Thứ duy nhất tôi quan tâm ở đó là kết quả bỏ phiếu. Bình thường thì họ chỉ công bố hai người dẫn đầu mà thôi, nhưng Munetaka-san không ngại ngần tiết lộ nếu tôi muốn biết.
Và có vẻ là tôi đứng thứ tư, một kết quả khá là đáng kinh ngạc nếu xét về số lượng người la ó tôi lúc đó.
Dù sao thì mấy chuyện ồn ào đó sẽ sớm lắng xuống sau lễ hội mà thôi.
Thực tế thì tôi còn lo mình sẽ bị quấy rối từ trước lễ hội cơ, nhưng may là tất cả chỉ dừng ở những cái lườm và vài tin đồn lạ mà thôi.
Nhân tiện thì chính Shido là người đăng quang MR.Campus.
Tên Ikemen đó…
Trở lại với bữa tiệc xin lỗi này, vì không quá để tâm tới việc họ có xin lỗi hay không, nên tôi sẽ bình thản chấp nhận nó.
Cha mẹ ơi, tôm hùm ngon quá… Tôi có thể mang một con về nhà làm kỉ niệm không?
Thậm chí là tôi còn chưa bao giờ được nhìn thấy nó bán trong siêu thị nữa…
Các món ăn cứ liên tục được mang ra, không khí khó xử trước đó nhanh chóng bay đi sau khi bữa ăn bắt đầu.
Cả Kanzaki-senpai và Munetaka-san đều lần đầu gặp người kia, nhưng cả hai đều là nam giới, nên rất dễ tìm được tiếng nói chúng.
Mặc dù Munetaka vẫn còn chút ghen tị với tôi, nhưng nhìn chung cậu ta cũng là một người hòa đồng, thông minh và dễ gần.
Và tất nhiên, hai tên sinh viên đực rựa ngồi bù khú với nhau, chủ đề sẽ rất nhanh lan ra toàn thế giới, và đặc biệt là chuyện việc làm và tình yêu tình báo.
-Nhân tiện, Kanzaki-senpai và Mayumi-senpai giờ đang làm ở đâu vậy? EM nghe nói Akio-senpai đang thực tập ở một trường Đại học luật?
-À, anh mới được nhận vào một tổ chức tài chính có trụ sở ở nước ngoài. Mayumi thì đã đậu vào một công ty sản xuất thiết bị điện.
-Bọn chị đã trở thành nhân viên chính thức vào mùa xuân năm nay đó.
Cả hai người họ đều được thuê bởi những công ty cực kì nổi tiếng mà ai cũng mong ước.
Thật là đáng ghen tị.
Cho đến vài năm trước, trừ sinh viên của các khoa liên quan đến khoa học, tất cả sinh viên ra trường đều cực kì khó khăn trong vấn đề tìm kiếm việc làm, nhưng nhờ có cải cách mở cửa mà thị trường việc làm cũng được mở rộng hơn nhiều.
Tuy nhiên cũng vì thời thế thay đổi, nên thông tin về các vị trí làm việc ngon lành ở những công ty nổi tiếng cũng dễ được công khai đăng tải và tìm kiếm trên mạng, do đó cuộc cạnh tranh vào những vị trí này là cực kì khốc liệt. Hẳn là hai người họ đã phải trải qua những cuộc đua rất gắt gao.
Mà theo tôi thấy cái đó chỉ đúng với Kanzaki-senpai, còn trường hợp của Mayumi-senpai thì hình như cái tên đã tuyển bà ấy vào làm mắt có vấn đề về quang học rồi.
Tôi thực sự nghĩ rằng cái công ty đó sẽ sớm sập tiệm nếu tuyển bà ấy vào làm việc thôi…
DÙ sao thì tôi đã tham gia hầu như tất cả các hội chợ giới thiệu việc làm do trường tổ chức từ hè năm ngoái tới giờ và thu được kha khá thông tin về nhiều công ty ở đủ loại ngành nghề khác nhau.
THực tế thì nhiều sinh viên cũng tham gia phỏng vấn và được nhận vào thử việc.
Hẳn là ai đang đi tìm việc làm cũng biết đến thông tin KEIDANREN(Liên đoàn doanh nghiệp Nhật Bản) sẽ dỡ bỏ lệnh cấm phỏng vấn đối với sinh viên năm thứ tư của các nhà tuyển dụngm thông tin này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới thị trường việc làm.
Tuy nhiên kể cả khi lệnh cấm được dỡ bỏ, chỉ có khoảng 1400 công ty tham gia mà thôi.
Có khoảng 3.8 triệu công ty ở Nhật Bản, trong đó có khoảng 11.000 công ty lớn, tuy vậy chỉ có một số ít trong số đó là thành viên của Liên đoàn.
Gọi là lệnh cấm nhưng thực chất đây chỉ là một lời khuyến nghị mà KEIDANREN áp dụng với các công ty thành viên, không có bất kì hình thức xử phạt nào cụ thể với các công ty vi phạm cả.
Vì thế, đương nhiên các công ty đều muốn giữ chân những nhân tài càng sớm càng tốt, nên họ không hề ngần ngại tham gia các cuộc phỏng vấn liên kết cùng trường đại học.
Ngoài việc phỏng vấn còn có cả thực tập nữa.
Đó là một hệ thống cho phép sinh viên trải nghiệm công việc thực sự tại công ty sau khi ra trường, với cơ hội trải nghiệm không chỉ là nhiệm vụ, chức năng mà còn là không khí, guồng quay công việc, cũng như thu được những kiến thức cần thiết cho việc đi làm thật sau này. Khoảng 80% sinh viên đại học trước khi ra trường đều tham gia vào loại hình này.
Mặc dù không phải là một tiêu chuẩn cứng, nhưng các công ty đều có chút ưu tiên với những người đã từng thực tập.
Tuy nhiên hệ thống này cũng vấp phải khá nhiều sự chỉ trích bởi các sinh viên hầu hết là làm việc không lương trong thời gian thực tập.
Khoảng thời gian thuận lợi nhất cho quá trình thực tập này là vào kì nghỉ hè hoặc nghỉ đông của năm ba, nhưng tôi chưa tham gia việc đó.
Lý do là bởi gia đình tôi đang bận rộn chuyện sinh đẻ của mẹ, nhưng có lẽ tháng 11 sắp tới, khi mọi chuyện đã tạm ổn thỏa, tôi sẽ kiếm một việc gì đó để làm.
-Em đang chờ kết quả phỏng vấn từ ba công ty liên quan đến tổ chức sự kiện và truyền thông.
Có vẻ anh bạn cùng tuổi với tôi đã có những bước tiến rất dài trong quá trình tìm kiếm việc làm của mình.
Tôi nghe nói rằng có vài bạn học trong khó cũng đã hoàn thành thực tập.
Liệu có phải chỉ có mỗi mình tôi là chưa thực tập?
NHư vậy liệu có hơi nguy hiểm không??
-Chú mày thì sao Kashiwagi? Vẫn làm thêm ở đó à?
-À, giờ em đang bán phụ kiện trên mạng và cũng kiếm được kha khá tiền.
-Không không không…ý chị là công việc chính cơ. Cái đó chỉ là làm thêm thôi.
Đúng là, tôi không phản đối những gì Mayumi-senpai nói.
Chắc chắn là, hiện tại, dù doanh số shop phụ kiện trên mạng của tôi khá là tốt, thu nhập cũng rất ổn nếu so với công chức làm công ăn lương bình thường, nhưng sẽ chẳng có gì đảm bảo nó sẽ kéo dài mãi mãi. Và tôi cũng cần kiếm việc làm nếu không sẽ trở thành hikikomori mất…
Với lại, tôi còn phải lo cho tận 4 cô dâu nữa…
-Chú muốn làm gì Kashiwagi? Kết quả học của chú mày khá tốt, nên kiếm công ty nào tốt chút nhỉ?
-Ừm….công việc à…
-Lẽ nào…chú mày chưa quyết định được??
Những lời của Kanzaki-senpai thực sự khiến tôi đau đớn, nhưng đó là sự thật.
Tôi đã suy nghĩ rất nhiều.
Nhưng càng nghĩ thì tôi lại càng cảm thấy mình không thể định hướng nổi mình sẽ làm gì.
Khi vào đại học, tôi chỉ đơn thuần là muốn một công việc nào đó có thu nhập tốt chút, do đó tôi đã chọn khoa Kinh tế.
Đáng lẽ nó sẽ trở nên rõ ràng sau khi tôi học ở đây. Nhưng vấn đề là trong thời gian đó, tôi lại có thêm hai năm phải ở thế giới khác. Những kinh nghiệm ở thế giới đó, khiến thế giới quan và giá trị quan của tôi thay đổi hoàn toàn.
Ở đó, không internet, không báo đài và hệ thống tài chính hầu như không hoạt động do chiến tranh.
Thương hội do các phú thương lập ra đóng vai trò như một ngân hàng sơ khai, thực hiện các hoạt động đơn giản như cho vay, thanh toán, nhưng so với Nhật bản hiện đại, sự phức tạp và toàn diện của hệ thống này giống như so một người trưởng thành với đứa bé mới sinh vậy.
Ngay ở ngoại ô, kinh tế theo kiểu trao đổi vật phẩm thời nguyên thủy vẫn phổ biến.
Họ chỉ đơn giản là cố gắng tạo ra, bảo vệ những sản phẩm của mình để đổi lại những nhu yếu phẩm khác mà sống qua ngày.
Thành ra, khi tôi trở về Nhật Bản, nhìn lại hệ thống tài chính ở đây, tôi lại thấy mình giống như một tên ngốc vậy.
Tất nhiên, hệ thống tài chính của Nhật Bản đã trải qua rất nhiều biến cố và giai đoạn khác nhau, vô số bài học và kinh nghiệm từ những thất bại chính là nền tảng cho hiện tại. Tôi đương nhiên không định phủ định nó bởi tất cả chúng ta, bao gồm cả tôi cũng được hưởng lợi từ đó.
Tôi chỉ cảm thấy rằng mình sẽ không thể có được công việc và cuộc sống mà mình xứng đáng có được nếu đi theo ngành này.
Tất nhiên, tôi cũng hiểu rằng mình chẳng có nhiều lựa chọn ngoài những công việc liên quan đến chuyên ngành tài chính kinh tế của mình rồi.
Tôi không nghĩ mình có thể theo được mấy nghề về khoa học kĩ thuật như xu hướng hiện tại.
Vì thế, trước mắt tôi đang cố gắng tìm kiếm thông tin về những công ty lớn và trung bình để thử xem có gì đáng chú ý hay không.
Những gì Kanzaki-senpai nói khiến tôi nhận ra rằng mình hiện vẫn chưa có định hướng gì trong tương lai.
-Ừm…em đang cố đây…
-Cố lên nhé…
-Nếu là Kashiwagi thì sẽ ổn thôi.
-Em cược 3000 yên là cậu ta sẽ không tìm được việc.
-Nhận kèo luôn bay.
Munetaka và Mayumi-senpai…hai người nhớ cái mặt tôi đó…
-Dù sao thì, anh thấy chú sẽ dễ xác định hướng đi hơn nếu tham gia thực tập đó.
-Đồng ý. Nếu thực sự trải nghiệm môi trường làm việc, chú sẽ cảm thấy mình cần gì và có gì.
Kanzaki-senpai và Akio-senpai đưa ra ý kiến.
Tất cả đều là sự thật.
Có lẽ sau khi về nhà, tôi sẽ nghiêm túc nghĩ đến việc thực tập ở một số công ty mình đã tìm hiểu được.