Người đó nguyên tên là Giải Kim Lôi, là một tay tổ sư của bọn dâm tặc, vẫn đi trộm hoa cắp nguyệt xưa nay.
Từ lúc Giải Kim Lôi bắt tay vào làm việc ấy, cho tới ngày nay, vào khoảng năm trời, đã từng làm hại bọn con gái nhà tử tế trong khắp mọi vùng, không biết tới bao mà kể. Bởi thế những đám giang hồ đứng đắn, nói đến ba chữ Giải Kim Lôi thì phần nhiều ai cũng biết tới và cũng có lòng tức giận vô cùng.
Thường thường cũng có những tay anh hùng nghĩa hiệp vì lòng khẳng khái, muốn ra tay trừ khử hẳn đi. Nhưng ngặt vì hắn là người bản lĩnh rất giỏi, cho nên không những không trừ được hắn, mà bị hắn giết hại rất nhiều.
Hắn ta là một tay thao luyện võ nghệ rất có công phu, cả về nội công và ngoại công, không gì là không giỏi tuyệt..
Hắn thường bay chạy trên mặt tuyết, mà không hề có tí vết chân. Thường khi hắn ta chạy nhảy ở trên mặt nước, cũng vững như là đi trên mặt đất. Trong mình hắn ta, tha hồ cho dao chém hay là tên bắn, tuyệt không thấm tháp vào đâu. Đối với nghề phi kiếm thì hắn cũng là một tay rất khá, khó lòng có ai địch nổi.
Hắn lại có một cái tài rất lạ lùng, là hắn thường đứng trên nóc nhà người ta, chỉ nghe những tiếng đàn bà con gái nói ở trong nhà, cũng đủ biết rõ được tư cách của người đương nói. Người ấy nhan sắc thế nào, vào trạc bao nhiêu tuổi, người to hay nhỏ, da trắng hay đen, là người con gái chưa chồng hay là đàn bà có chồng, hắn chỉ nghe qua tiếng nói cũng đều phân biệt được cả.
Bởi có những thủ đoạn như thế cho nên ban ngày hắn không phải đi đâu làm gì, mà duy có đêm đến, hắn ta chỉ dạo qua các nóc nhà các phố một lượt, là trong các nhà ấy hoặc có người xấu đẹp thế nào, đều không cách nào giấu nỗi hắn được. Cái tài của hắn cũng là ông trời phú cho có một tính cách đặc biệt và cũng là nhờ cái công thao luyện của hắn đã dụng tâm nghe đến thì dẫu có ai nói thầm nói nhỏ đến đâu, nhưng hắn vẫn nghe được rành rành như một.
Hễ khi nào hắn ta đã thấy nhà nào có một cô con gái kha khá mà hắn đã định tâm dùng đến thì hắn ta lập tức dùng cách điểm huyệt, làm cho hết thảy mọi người mê mẩn hẳn đi, đoạn rồi hắn ngang nhiên đến đó đùa bỡn với người con gái kia, không còn ai có cách gì mà ngăn cản được nữa.
Những người con gái nào mà đã bị hắn ta đùa bỡn thì chỉ trong nửa năm hay là một năm là tất ốm đau rồi phải chết. Bởi thế cho nên hắn từ khi tuổi đâm ra phá giới cho tới ngày nay là năm trời, hắn đã chôn chết có kể hàng mấy nghìn mấy vạn con gái, mà toàn thị là những người đẹp đẽ và những con nhà tử tế hết thảy .
Hắn có người đồ đệ học theo bản lĩnh của hắn, và cái nghề gian dâm trộm hoa, cùng là các món quyền thuật cũng đều giỏi giang tất cả.
Nói cho đúng ra thời những đám làm sằng trong bọn giang hồ, dù ai cũng phải chịu nhường cho Giải Kim Lôi ngồi vào ghế nhất. Cái thanh thế của hắn đối với lúc bấy giờ thực là không ai bì kịp. Bởi thế cho nên người ta bầu cho hắn cái tên gọi là Dạ Du (Thần chơi đêm) Giải Kim Lôi.
Hồi đó Dạ Du Thần Giải Kim Lôi đương ở Vũ Tiến thì nghe thấy tiếng đồn ở bên thành Cô Tô mới có ra một người cũng làm nghề như hắn, duy mỗi khi đến nhà cô gái nào thì lại để cái dấu hiệu con chim phượng lại, rõ ràng không phải là đồ đệ của hắn vả lại cũng là một tay ngờ nghệch mới ra đời, cho nên mới có những nước hớ hênh khoe khoang như thế. Nhân vậy Giải Kim Lôi bèn đi sang Cô Tô, để dò xem đích xác và sẽ liệu cách phủ dụ vào đảng với mình.
Giải Kim Lôi tới thành Cô Tô được mấy hôm, thăm dò hết sức, mới biết được chỗ Tiêu Minh Phượng và cũng mới biết được công việc của Tiêu Minh Phượng làm. Tối hôm ấy Giải Kim Lôi liền đứng ở nóc nhà ấy để chờ Minh Phượng thì quả nhiên gặp khi Minh Phượng trở về, Giải Kim Lôi liền hỏi ngay đúng vào tâm sự của Tiêu Minh Phượng.
Tiêu Minh Phượng thấy Giải Kim Lôi hỏi như thế thì lấy làm ngạc nhiên mà hỏi rằng:
- Chẳng hay ngài là ai, mà ngài lại biết tâm sự của tôi như vậy? Xin ngài làm ơn báo cho tôi được biết.
Giải Kim Lôi cười nhạt mà nói rằng:
- Tôi là Giải Kim Lôi đây, chắc là cư sĩ cũng hiểu. Vậy hôm nay cư sĩ đến nhà Chư Ỷ Phương có được toại chí hay không? Vậy sao trông khí sắc của cư sĩ lại có vẻ bất bình như thế? Hay hoặc có điều gì xảy ra ngang trở đó chăng?
Giải Kim Lôi tuy hỏi như thế song thực ra thì công chuyện của Tiêu Minh Phượng đến nhà Chư Ỷ Phương từ tối đến giờ, đầu đuôi thế nào, Giải Kim Lôi đều đã biết bất tất cả. Vì khi Tiêu Minh Phượng bắt đầu đến nhà Chư Ỷ Phương thì Giải Kim Lôi vẫn thường theo dõi ở đằng sau, cho đến lúc bọn Lục Bất hoà thượng đến tìm Tiêu Minh Phượng, là Giải Kim Lôi đều trông thấy cả. Giải Kim Lôi đối với Lục Bất hòa thượng, nguyên xưa cũng vẫn lấy làm hiềm khích, vẫn tìm cơ hội để định báo thù mà vẫn chưa sao được thỏa. Hôm ấy nhận thấy cơ hội như thế, bèn lập tâm, cố ý theo đuổi Minh Phượng, định nhờ tay Minh Phượng để đối phó với Lục Bất hòa thượng cho hả tấm lòng xưa.
Bởi thế Giải Kim Lôi nói rõ tên họ ra cho Minh Phượng biết, và hỏi kháy một câu để xem Minh Phượng đối đáp ra sao. Khi Tiêu Minh Phượng thấy Giải Kim Lôi nói tên ra thì đã sửng sốt. đoán chắc là một tay tiền bối của mình, thế nào nghệ thuật cũng giỏi hơn mình. Nhân thế chàng ta liền ra dáng cung kính nói với Giải Kim Lôi rằng:
- Ngài đã hỏi tôi như vậy chắc là tâm sự của tôi ngài đều biết cả, tôi muốn giấu ngài tưởng cũng không có ích gì cho tôi.
Giải Kim Lôi liền vỗ vào vai Tiêu Minh Phượng rồi cười mà lại hỏi rằng:
- Cứ như cư sĩ bản lĩnh đã không ai địch nổi thì còn việc gì xảy ra ngang trái, mà cư sĩ lại thở ra những giọng bất bình như thế.
Tiêu Minh Phượng nghe tới đó nét mặt tiu nghỉu thở dài một tiếng mà rằng:
- Nếu tôi có bản lĩnh hơn người thì làm chi mà tôi đến nỗi thất bại như nãy! Bắt đầu từ nay trở đi, tôi sẽ là một người bị trói trong vòng cương tỏa, không biết khi nào mới lại cho ra mà cũng không bao giờ lại bước chân trở lại nhà Chư Ỷ Phương được nữa! Vậy cái món ấy đạo trưởng nên liệu cách mà xoay sở lấy đừng để cho người khác mà uổng mất của trời.
Kim Lôi nghe tới đó liền vỗ vai Tiêu Minh Phượng một lượt nữa rồi gật gù mà nói rằng:
- Cư sĩ đường đường một bậc trượng phu như thế, lẽ nào chịu người kiềm chế cho đành. Bần đạo nói câu này không phải là dám nói ngoa, nếu cư sĩ mà quy y vào môn phái Tam Thanh cùng bần đạo thì gọi là tha hồ mà được tự do, cho đến ông thành phục sinh cũng không thể nào can thiệp vào được.
Minh Phượng nghe tới đó, trong bụng vui mừng vô hạn, vội vàng cúi lạy rạp xuống, cung kính mà nói rằng:
- Nếu đạo trưởng có lòng thương đến Tiêu mỗ mà cho làm đồ đệ thì còn hạnh phúc nào hơn. Nhưng không biết đạo trưởng dạy thực hay là người nói giỡn thế thôi...
Giải Kim Lôi cười đáp rằng:
- Bần đạo nói đùa cư sĩ làm chi ! Thực ra bần đạo muốn thu lấy người đồ đệ để cho đủ số hàng "chi", song hiện nay còn thiếu một người mà chưa biết ai là xứng đáng. Vậy nếu cư sĩ có vui lòng mộ đạo thì bần đạo xin nhận lời ngay, có đời nào còn từ chối!
Tiêu Minh Phượng nghe nói, cúi đầu kính cẩn vâng dạ luôn mồm, tỏ lòng thuận theo Giải Kim Lôi lập tức.
Giải Kim Lôi bèn nắm tay Minh Phượng mà rằng:
- Chỗ này không phải là nơi ta ở, vậy ta nên đi ngay lập tức bây giờ cho ổn...
Nói đoạn liền dắt Tiêu Minh Phượng quay gót ra đi. Minh Phượng cũng vui lòng theo gót Kim Lôi, không hề đoái đến lời Lục Bất hòa thượng dặn dò chi nữa.
Về phần Lục Bất hòa thượng cùng Vu Anh và Vân Nhi cùng nhau uống rượu ở nhà Chư Ỷ Phương, lại có Chư Ỷ Phương ngồi tiếp chuyện ở đó. khi chè chén được hồi lâu thì bỗng thấy Lục Bất hòa thượng đặt chén rượu xuống, ngửa mặt lên trời, rồi cúi xuống lắc đầu thở đài mà nói rằng:
- Thế thì lại thật? Ai ngờ thằng bé ấy mà là thằng mất dạy, quả nhiên nó đã không nghe lời mình, mà nó định giở quẻ rồi đây.
Vu Anh nghe nổi lấy làm giật mình hỏi vội lên rằng:
- Dám thưa đại sư, chẳng hay là Tiêu sư huynh con lại sinh sự thế nào chăng?
Lục Bất hòa thượng gật đầu cười nhạt một cái mà không nói câu gì.
Hoàng Vân Nhi thấy vậy ra dáng tức bực mà nói lên rằng:
- Đệ tử đã biết ngay trước chẳng qua là vì đại sư nói rằng quá thương cho nên đến nỗi như thế?
Chư Ỷ Phương thấy mọi người nói như vậy thì cũng có ý lo sợ biến hẳn nét mặt đi, tiếng nói run rẩy mà hỏi lên rằng:
- Chẳng hay là hắn ta lại đến được chốn này mà quấy nhiễu gì chăng?
Lục Bất hòa thượng lặng ngắt không trả lời, vội vàng cầm lấy bình rượu, ngửa cổ lên, dốc bình rượu vào mồm nốc luôn mấy hơi hết thẳng. Đoạn rồi ông ta đặt bình rượu xuống và bảo Chư Ỷ Phương lấy bút mực và lấy tờ giấy lên để viết mấy phong thư.
Khi viết xong phong thư rồi Lục Bất hòa thượng bèn trao cho Vu Anh hai phong dặn Vu Anh đưa một phong đến núi Nga Mi ở hạt Tứ Xuyên để trình tôn sư là Thái Hư pháp sư và một phong đưa sang Tùng Phong viện núi Tùng Sơn để đưa cho lão đạo trưởng Ngụy Chân. Còn hai phong nữa thì Lục Bất hòa thượng giao cho Hoàng Vân Nhi, dặn đem một phong đến quán nhất nguyên ở quận Tương Dương đưa cho sư huynh Lương Hưng Đạo và một phong thì đưa cho sư huynh là âu Dương Vĩnh Minh. Hai người nhận thư xong rồi, Lục Bất hòa thượng lại dặn Hoàng Vân Nhi rằng:
- Nhà âu Dương sư huynh ta ở bên miền Tế Nam, từ đứa trẻ lên ba trở đi, không ai là không biết tới, vậy con cứ sang đó hỏi thăm, chắc là thế nào cũng thấy.
Hoàng Vân Nhi vâng lời cùng Vu Anh cất phong thư cẩn thận vào túi rồi cùng sửa soạn ra đi.
Lúc đó Lục Bất hòa thượng mới quay lại bảo Chư Ỷ Phương rằng:
- Theo như ý tôi thì cô nương ở lại nhà đây có điều bất tiện, vậy sáng mai tôi muốn rằng cô nương theo tôi về động Lưu Xuân, để tạm lánh cái thằng khốn nạn ấy đi thì có lẽ ổn tiện hơn...
Vu Anh thấy Lục Bất hòa thượng bảo Chư Ỷ Phương như thế, trong bụng đoán chắc là ở đấy sẽ xảy ra việc chi nên chàng định hỏi lại Lục Bất cho ra đầu đuôi xem sao.
Không ngờ chàng chưa kịp hỏi thì đã thấy Chư Ỷ Phương ra dáng khó khăn nét mặt mà nói với Lục Bất rằng:
- Động Lưu Xuân là ở chỗ nào chúng tôi chỉ sợ rằng những nơi xa lạ như thế, người nhà tôi chưa chắc đã để cho đi...
Lục Bất hòa thượng nghe nói, cười nhạt bảo Chư Ỷ Phương răng:
- Tôi chỉ hỏi cô nương muốn đi hay không, cái đó là tùy ở ý cô nương? Còn sợ người nhà bằng lòng hay không, cái đó không cần hỏi đến...
Chư Ỷ Phương ra dáng trầm ngâm nghĩ ngợi một lúc, rồi nét mặt có vẻ thẹn thò e ngượng, ấp úng nói lên rằng:
- Theo ý chúng tôi, chúng tôi muốn rằng đại sư hãy thư tâm lưu lại ở đây mươi hôm, để xem thằng khốn nạn ấy nó có bén mảng tới đây thì đại sư trị giúp ngay đi, thế là rảnh chuyện.
Lục Bất hòa thượng thấy Chư Ỷ Phương nói vậy, liền đưa mắt nhìn Chư Ỷ Phương một lúc rồi nói lên rằng:
- Tôi trông dáng cô nương, hình như cô nương không muốn theo đi thì phải.
Chư Ỷ Phương lặng ngắt không trả lời. Lục Bất hòa thượng thấy thái độ như vậy, liền ngửa mặt lên trời nhắm đôi mắt lại, lắc đầu quầy quậy rồi cười ha hả lên mà nói:
- Nếu vậy được lắm, cô nương hãy cứ ở nhà xem sao không cần phải đi đâu nữa.
Hoàng Vân Nhi vội hỏi Lục Bất hòa thượng rằng:
- Vậy dám thưa đại sư, hiện giờ Tiêu sư huynh con định ý ra sao, xin đại sư cho chúng con được biết...
Lục Bất hòa thượng cười khì khì mà đáp rằng:
- Cái đó rồi sau đây ngươi sẽ biết không cần phải hỏi lắm thêm phiền.
Hoàng Vân Nhi thấy vậy đành phải lặng yên không dám hỏi han chi nữa. Đoạn rồi trong một lúc trời đã sáng, Lục Bất hòa thượng liền bảo Vu Anh cùng Hoàng Vân Nhi rằng:
- Công việc ta dặn các ngươi, các ngươi nên bắt đầu ra đi ngay giờ, rồi thì đến ngày mồng tháng , các ngươi sẽ về Duyên Thu Các ở núi Thiên Bình mà đợi đón ta ở đó...
Vu Anh cùng Hoàng Vân Nhi nghe nói đều vâng lời đứng dậy xin phép để đi, Chư Ỷ Phương vội vàng lấy ra lạng bạc, để đưa tặng mỗi người lạng.
Hoàng Vân Nhi cùng Vu Anh đều từ chối không chịu nhận lấy.
Sau Lục Bất hòa thượng bảo hai người rằng:
- Các ngươi đi đó đường xá xa xôi, vậy mỗi người cũng nên nhận lấy lạng làm lộ phí cho đủ thì thôi.
Vân Nhi cùng Vu Anh nghe nói phải vâng lời mỗi người nhận lấy lạng bạc, đoạn rồi cùng nhau đứng dậy cáo biệt xin đi. Được một lúc trời đã sáng bạch, bấy giờ Lục Bất hòa thượng mới vươn vai đứng dậy cười bảo Chư Ỷ Phương rằng:
- Thôi bây giờ cơm rượu no say tôi cũng không có việc gì ở lại đây nữa, vậy tôi xin từ biệt ra đi. Còn cô thì tôi cũng khuyên cô nên lưu tâm cẩn thận một tí thì hơn.
Nói đoạn, ông lại súng sính hai tay áo dài, rồi lững thững quay gót ra đi. Chư Ỷ Phương cũng không lưu lại, để mặc cho Lục Bất hòa thượng ra đi. rồi nàng lững thững quay vào nhà trong. Bấy giờ người nhà đều xúm xít lại hỏi Chư Ỷ Phương rằng:
- Bây giờ nhà sư với mọi người đi rồi, ngộ lỡ ra thằng cha hôm nọ nó lại đến đây thì giữ làm sao cho nổi.
Chư Ỷ Phương cười đáp rằng:
- Lão sư như thằng điên cuồng rồ dại, chưa chắc đã có bản lĩnh gì đâu, chẳng qua là đồ dối người để kiếm cơm kiếm chén mà thôi. Còn người con trai và người con gái đi với nhà sư đó, coi bộ chẳng qua cũng là đám giang hồ vô lại, lưu ở nhà mình chưa chắc đã được việc chi, vậy bất nhược để họ đi cho rảnh. Vả chăng nhà ta còn có tụi giáo sư giỏi về võ nghệ ở đó, vậy ta chỉ nên cẩn thận một tí, thì dẫu đứa nào có đến đây cũng chưa chắc có làm gì ta nổi.
Mọi người trong nhà thấy Chư Ỷ Phương nói cứng như vậy thì cũng đều vui vẻ yên tâm không cho là quan hệ chi nữa.
Ngờ đâu chỉ cách một ngày hôm ấy rồi đến buổi tối hôm sau thì quả nhiên Tiêu Minh Phượng cùng Giải Kim Lôi lại phật phờ đến ngay nhà ấy. Khi bọn họ tới nơi, các người giáo sư cũng đều còn thức và cũng vẫn lưu tâm coi giữ trong ngoài. Duy Giải Kim Lôi là một tay bản lĩnh cao cường cho nên hoặc khi trông thấy bọn giáo sư thì hắn giơ tay điểm cho mỗi người một huyệt, khiến cho người nào người ấy, đều nằm lăn lộn cả ra bất tỉnh nhân sự. Đoạn rồi hai người cứ thế tự do bắt sống Chư Ỷ Phương mang đi, đú đởn hú hí với nhau, không còn ai vào đó mà ngăn cản được nữa.
Cách ba hôm sau, bọn họ đùa đẫm chán chê đi rồi bấy giờ họ mới mang Chư Ỷ Phương về vất trả ở nhà. Chư Ỷ Phương tới lúc đó, thấy sự thể xảy ra như thế, trong lòng rất lấy làm đau đớn thảm thương, một mình khóc lóc ăn năn, toan tự tử ngay để cho rảnh chuyện. Nhưng vì người nhà hết lòng gìn giữ can ngăn, cho nên nàng chưa làm sao mà thi hành đi được.
Đến hôm ấy, sau khi người nhà đã ngủ yên cả rồi Chư Ỷ Phương ngẫm nghĩ một mình, trong bụng lấy làm cay đắng, nghĩ chừng không thể nào mà sống được yên. Nàng ta liền thừa cơ lấy một cái chăn lụa toan liều thắt cổ để tự tử.
Bất ngờ đương khi ấy thì chợt thấy Lục Bất hòa thượng ở đâu bỗng xông vào ra dáng nghiêm nghị bảo Chư Ỷ Phương:
- Cô nương không nghe lời tôi nói để cho tai họa xảy đến thân cô, bây giờ lại liều thân tự tử, chẳng qua là hoài mất mạng mà thôi, vậy tôi khuyên cô nương, cô nương nên theo tôi về động Lưu Xuân ở đó mấy năm, rồi sẽ liệu cách báo thù cho thỏa. Chớ lẽ nào cô lại liều thân hoại thể như nay, như thế tôi cũng tưởng là vô dụng.
Chư Ỷ Phương nghe lời Lục Bất nói, ngẫm nghĩ hồi lâu, rồi bỗng rưng rưng hai hàng nước mắt, nói với Lục Bất hòa thượng rằng:
- Bây giờ tiểu nữ thật là hối không kịp nữa, ví bằng hôm trước đây mà tiểu nữ biết nghe lời sư phụ thì có đâu đến nỗi xảy ra việc ngày nay. Vậy bây giờ còn chút thân tàn này hòa thượng thương được phần nào, tiểu nữ cũng xin vâng theo phận nấy.
Nói đoạn Chư Ỷ Phương liền giấu cả nhà không cho ai biết, rồi một mình theo ngay Lục Bất hòa thượng về ở trong động Lưu Xuân. Về phần Hoàng Vân Nhi hôm trước vâng lời Lục Bất hòa thượng quay ra để đưa thơ sang âu Dương Vĩnh Minh và Lương Hưng Đạo. Một hôm nàng ta đi đến địa phận Từ Châu đương đi thì trời đã sắp tối, nàng liền tìm vào một ngôi hàng cơm ở một phố kia để trọ, khi vào tới nơi, Hoàng Vân Nhi cơm nước xong rồi một mình ngồi thơ thẩn trong buồng, đương sắp sửa soạn để buông màn ngủ, thì chợt đâu thấy ở phía ngoài của sổ có cái bóng đen bay qua đến thoáng rồi kế đó thấy cửa sổ có tiếng lung lay chuyện động. Hoàng Vân Nhi tinh ý, hiểu ngay là có việc gì biến lạ đến nơi. Nàng liền rút thanh bảo kiếm ra tay, nhảy lên ngồi thọt trên giường, rồi vận dụng khẩu khí thổi tắt đèn ở trong phòng đi thì bỗng đâu thấy đến kẹt một tiếng, rồi cánh cửa sổ mở tung hẳn ra.
Hoàng Vân Nhi dùng hết sức mắt trông ra cửa sổ thì thấy có một cái bóng đen ở ngoài cửa nhảy vào, nhanh nhẹn đến vèo như một cái lá, rồi vụt chạy đến ngay trước chỗ giường nàng đương ngồi đó. Vân Nhi đoán chắc người đó cũng là một tay bản lĩnh giỏi dang, nàng bèn vội vàng giơ kiếm phóng luôn một nhát chém ra thì thấy người kia né mình đến ngoắt một cái, tránh ngay được ngọn kiếm của Hoàng Vân Nhi và lại nói sẽ lên rằng:
- À cô em giỏi thực, cô muốn đối địch với ta hay sao?
Tiếng nói vừa dứt thì tay đã múa thanh đao sấn lên toan đánh. Hoàng Vân Nhi vội vàng nhảy xuống dưới giường giơ thanh bảo kiếm lên chống đỡ người kia rồi quát hỏi lên rằng:
- Anh là người nào đêm hôm có việc gì mà anh lại đến đây?bg-ssp-{height:px}
Người kia nghe dứt lời thì cười khanh khách mà nói lên rằng:
- Ta là Ngọc Mỹ Nhân Hàn Dao Tử đây. Vì ta mộ nhan sắc của em, nên ta muốn đến đây tìm em nói chuyện.
Hoàng Vân Nhi nghe dứt lời thì giận uất người lên, biết ngay người đó là một hạng dâm tặc trộm hoa, nàng liền vội vàng quát lên rằng:
- Đồ khốn nạn này, nếu mày không biết thân mà chạy trốn ngay đi thì ta quyết không khi nào mà để cho mày sống được.
Nói đoạn liền múa thanh bảo kiếm loang loáng như điện chớp gió bay, xông vào để đánh Hàn Dao Tử. Hàn Dao Tử nguyên là một tay đồ đệ của Dạ Du Thần Giải Kim Lôi, bản lĩnh cũng đứng vào một vai rất khá, nhiều người đã thường biết tiếng xưa nay. Hắn ta nguyên quán ở Vạn Từ Châu cho nên đối với các hàng quán phố sá ở đất Từ Châu không nơi nào là hắn không tò mò tìm đến. Hôm ấy cũng là một sự tình cờ, khi Hoàng Vân Nhi đến đó thì gặp ngay Hàn Dao Tử cũng vừa mới lảng vảng qua chơi. Bởi thế Hàn Dao Tử trông thấy Hoàng Vân Nhi thì đem lòng quyến luyến và lần mò tới đó để kiếm cách trộm hoa. Bất ngờ Hoàng Vân Nhi cũng là một tay bản lĩnh hơi khá cho nên khi thấy Hàn Dao Tử vào thì giở ngay kiếm pháp để đối địch chớ không cho chàng được hành động tự do. Hàn Dao Tử thấy Vân Nhi đối địch lại như vậy, lấy làm cáu giận vô cùng, nên cười nhạt một tiếng rồi múa thanh bảo đao lên để đánh lại Hoàng Vân Nhi. Hai người đánh nhau trong xó tối một lúc lâu.
Hàn Dao Tử tuy dùng hết bản lĩnh ra để đối phó song Hoàng Vân Nhi nhờ có kiếm pháp của Lưu đại nương dạy bảo rất tinh, cho nên ngọn đao của Hàn Dao Tử cũng không sao mà len vào được. Hồi lâu Hoàng Vân Nhi thấy Hàn Dao Tử vẫn còn hăng hái tinh thần, nàng liền biến ngay kiếm pháp nhảy tót lên giường, định lừa cho Hàn Dao Tử đuổi theo thì đánh một ngọn hồi kiếm trở lại là Dao Tử tất phải bị thương.
Nhưng không ngờ khi nàng nhảy lên giường rồi thì Hàn Dao Tử lại đứng im ở dưới đất ung dung cười nói mà rằng:
- Em định dùng ngón hồi kiếm để hại ta được hay sao? Ta nói thiệt cho em biết những ngón tầm thường như thế, có khi nào lừa nổi được ta... Em có giỏi thì xuống đây đối địch với ta keo nữa.
Hoàng Vân Nhi nghe nói, tức giận hầm hầm, vội vàng múa kiếm từ ở trên giường nhảy thoắt xuống đất, dùng hết sức lực bình sinh để đánh Hàn Dao Tử. Đôi bên lại đánh nhau hăng hái hồi lâu, cũng vẫn chưa ngã ra bên nào thua được thì chợt đâu khi ấy Hoàng Vân Nhi vừa mới lừa thế đánh vào thì thấy Hàn Dao Tử kêu lên một tiếng, rồi bỗng ngã vật ngay ra.
Hoàng Vân Nhi thấy vậy cả mừng, vội vàng sấn ngay đến gạt kiếm chém cho Hàn Dao Tử một nhát.
Bất ngờ nàng vừa mới bước tới, Hàn Dao Tử bỗng nhảy vùng ngay dậy, phi chân lên đá cho một cái, trúng ngay vào tay cầm kiếm của Vân Nhi, làm cho thanh kiếm đương cầm ở tay rơi bắn ra ngoài đến keng một cái. Đoạn rồi Hàn Dao Tử lại đá luôn một cái nữa, trúng ngay vào vai Vân Nhi. Vân Nhi bị nghiêng mình đi ngã liệng ngay xuống không sao mà gượng lại được.
Hàn Dao Tử nhân vậy vội thừa thế giơ tay điểm cho Hoàng Vân Nhi một huyệt vào ngay chỗ trái tim. Vân Nhi không kịp đề phòng, bị Hàn Dao Tử điểm cho một huyệt thì ngay hẳn người ra, không sao động cựa được nữa, song trong bụng vẫn còn tỉnh táo như thường.
Khi đó nàng thấy Hàn Dao Tử cười lên khanh khách và khẽ nói lên rằng:
- Thử xem bây giờ cô em có còn chống nỗi được ta hay không.
Nói đoạn chàng ta liền ẵm xốc ngay Hoàng Vân Nhi mang lên trên giường, đặt nằm xuống giường cẩn thận và đánh lửa thắp ngọn đèn lên.
Đoạn rồi chàng ta ra dáng tự đắc tươi cười hớn hở, đi đến trước mặt Vân Nhi mà nói:
- Hàn mỗ được gặp cô nương ở đây, thực là bởi lòng kính cẩn yêu thương mà làm như thế. vậy xin cô nương đừng cho Hàn mỗ là hạng vô lễ tầm thường.
Nói tới đó, chàng ta bèn ung dung ngồi xuống một bên, rồi mới hớn hở từ từ, thò tay vào để lần cởi xống áo Vân Nhi.
Ngờ đâu khi chàng ta đắc ý nhởn nhơ thì bỗng thấy ngoài cửa sổ có tiếng nói to lên rằng:
- Quân dâm tàn kia không được vô lễ...
Hàn Dao Tử nghe thấy câu đó, khác nào như sét đánh ngang tai, giật nẩy người lên, vội vàng quay lại để xem thì kế đó thấy ngay có một người đàn ông vào trạc ngoài tuổi, đầu hàm, cầm én, sức người vạm vỡ khỏe mạnh, tay cầm thanh kiếm sáng loáng, từ ngoài cửa sổ nhảy vào.
Hàn Dao Tử trông thấy, tức giận nổ ruột, chẳng nói chẳng rằng, vội vàng vớ ngay thanh đao, đứng phắt dậy chạy ra để đánh người kia. Người kia liền giơ kiếm múa lên đánh lại khí thế rất là hăng hái.
Đương khi đó, bỗng lại có một người đàn bà nữa ở ngoài nhảy vào chạy vội đến bên giường, điểm khai một huyệt, làm cho Hoàng Vân Nhi lại tỉnh lại ngay.
Đoạn rồi Hoàng Vân Nhi cùng người đàn bà ấy cũng lại xúm nhau quay lại để đánh Hàn Dao Tử.
Hàn Dao Tử thấy ba người cũng đều có bản lĩnh khá cả, biết chừng không thể nào địch nổi, chàng lừa miếng phá bĩnh, rồi cướp đường nhảy ra ngoài chạy trốn đi mất. Người đàn ông kia cũng không chịu thôi, lại vác thanh kiếm nhảy tót ra ngoài cửa đuổi theo.
Ai ngờ chàng ta ra tới cửa thì thấy Hàn Dao Tử đã quăng mình một cái lên tận mái nhà, rồi thì dỡ phép phi hành, vụt chạy như bay như biến. Người đàn ông này cũng nhảy lên mái nhà chạy theo một lúc, song thấy Dao Tử chạy nhanh quá, không tài nào mà đuổi theo kịp nên đành phải chịu phép quay về.
Khi về gần tới phòng, đã thấy Hoàng Vân Nhi cùng người đàn bà lúc nãy đều chạy ra đó cũng toan cùng chạy đuổi theo.
Người đàn ông thấy vậy, nhân cười bảo hai người rằng:
- Thôi, tha cho quân gian tặc làm phúc... Nhưng nếu nó còn giở chứng ấy thì sau đây thế nào nó cũng mất xác có phen.
Nói đoạn liền dắt nhau cả vào trong phòng, đôi bên bắt đầu hỏi thăm lý lịch của nhau.
Nguyên người chính là vợ chồng Tấn Từ và Diêu Cương ở huyện Nhã An hồi trước. Trước đây bọn Cát Cứu đến đánh phá bọn người khởi nghĩa ở đất Nhã An thì Diêu Cương lại xa vắng riêng thoát được thân, không biết chi đến công việc gây ra. Duy có Tấn Từ sau khi được Lục Bất hòa thượng cứu thoát, lại trao cho một đứa bé con là Mâu Thiên Bằng, bảo đi sang Kinh Lương tìm kiếm Diêu Cương để cùng nhau sum họp và nuôi lấy Thiên Bằng mà trông cậy về sau.
Tấn Từ vâng theo lời dặn của Lục Bất hòa thượng liền xăm xăm ẵm Mâu Thiên Bằng đi ngay sang mạn Kinh Lương. Khi đi tới vùng Hán Khẩu thì gặp ngay Diêu Cương cũng về tới đó.
Nguyên hôm trước Diêu Cương đi sang Tương Dương thăm dò bọn Hồng Tôn Dương, song vì bọn Hồng Tôn Dương đều bị giết cả rồi, cho nên mới phải vội vàng trốn ngay về đó.
Khi chàng ta đi tới Hán Khẩu đến một hàng cơm kia thì bỗng thấy trong hàng cơm đương xảy ra một việc lôi thôi, có mấy người hiện đương cãi cọ với nhau, Diêu Cương lẻn vào nhìn thì thấy trong đó có một ông già vào trạc ngoài tuổi ăn mặc ra dáng người khách bộ hành buôn bán, đương bị ba tên điếm tiểu nhị níu lại và mắng nhiếc rất là thậm tệ.
Diêu Cương thấy vậy lấy làm chướng mắt, vội vàng sấn đến để hỏi. Một tên điếm tiểu nhị thấy Diêu Cương hỏi tới, bèn cười nhạt một tiếng, rồi nói phắt ngay rằng:
- Này người anh em, anh cứ ăn uống cơm rượu của anh, không việc gì thì đừng trỏ đến việc của người khác.
Diêu Cương nghe vậy, trong bụng đã lấy làm khó chịu, song chưa kịp nói gì thì đã thấy ông già kia nói vội lên rằng:
- Tôi có cái bọc tiền, trong đựng lạng bạc và mười lạng vàng, lúc ăn cơm tôi đặt ra bàn này, rồi khi đứng dậy thì quên ngay mất. Tôi ra tới cửa hàng mấy bước, mới sực nhớ ra, tôi vội vàng quay ngay lại lấy thì cái bọc bạc đã biến mất đâu rồi. Lúc đó chính anh này, anh ấy đương đứng lau bàn ở đó, tôi vội hỏi anh ta có trông thấy bọc tiền của tôi không thì anh ta quắc ngay mắt lên mắng tôi lập tức. Tôi có nói rõ đầu đuôi, song anh ta nhất định không nghe, rồi kéo bè đảng đến mắng át tôi đi, ông tưởng như thế có ức tôi không?
Diêu Cương nghe tiếng người khách đó nói thì rõ ra tiếng Hàng Châu chứ không phải là người ở đó. Bởi thế bọn người trong hàng lại càng bắt nạt, xúm vào chửi người khách rồi cứ ồ ạt mắng lắp mãi đi. Diêu Cương thấy vậy, tức mình không sao nhịn được, liền sấn đến nắm ngay lấy một đứa trong đám ba tên điếm tiểu nhị đánh luôn cho mấy cái tát tai, và đẩy cho một cái ngã lăn ra phố.
Đoạn rồi Diêu Cương quát to lên rằng:
- Người ta là khách ăn hàng, người ta già nua như thế, người ta có lỡ bỏ quên tiền mới hỏi chúng bay, vậy sao chúng bay lại dám hùng hổ với người ta...
Tên tiểu nhị kia bị ngã một cái vội vàng lóp ngóp bò dậy, chạy vào vớ ngay một cái ghế phang trả Diêu Cương. Diêu Cương né tránh rồi phi thân đá cho tên kia một cái, lại ngã bắn người ra tựa như trời giáng. Bất chợt khi vừa ngã xuống thì thấy trong mình bắn ra một cái bọc, đến xoảng một tiếng, rồi thấy vừa bạc vừa vàng tung tóe cả ra.
Người khách Hàng Châu trông thấy, kêu vội lên rằng:
- Đây rồi chính cái bọc tiền ấy là của tôi đấy, nhờ các ông làm chứng lấy lại cho tôi...
Các người ngồi ăn cơm trong hàng đó. thấy vậy thì đều đem lòng tức giận, kêu "đánh" ầm lên. Đoạn rồi bỗng thấy bàn ghế xô đổ tung tóe, chén bát ném ra ầm ầm tựa như giặc cướp tới nơi.
Tên chưởng quĩ thấy thế, sợ hãi cuống cuồng, vội vàng chạy đến nói với mọi người xin lỗi, và thu nhặt món tiền kia, trao trả cho người khách Hàng Châu. Diêu Cương thấy người kia nhận được tiền rồi, bèn cũng bỏ mặc bọn họ ở đó rồi cũng rảo bước đi ra.
Khi chàng đi ra tới cửa hàng cơm, đi được chừng mươi lăm bước thì bỗng thấy có người chạy theo vỗ vai chàng một cái.
Chàng ta giật mình, quay nhìn trở lại thì thấy người đó chính là vợ mình là Tấn Từ, trong tay lại ẵm một đứa bé con là Mâu Thiên Bằng mà mặt mũi thì ra vẻ ngơ ngẩn lem luốc đáng thương.
Diêu Cương lấy làm ngạc nhiên, vội vàng nắm ngay lấy tay thăm hỏi đầu đuôi. Tấn Từ bèn dắt Diêu Cương đi ra chỗ vắng đem các chuyện xảy ra ở đất Nhã An thuật cho Diêu Cương nghe lại một lượt. Diêu Cương nghe dứt lời thì ông kêu lên một tiếng, rồi ngã vật ngay xuống, bưng mặt khóc lóc ầm lên.
Tấn Từ vội vàng bịt mồm Điêu Cương lại, rồi can ngăn rằng:
- Ở đây không phải là chỗ khóc than mà bây giờ cũng không phải là lúc thương tâm thế được. Anh làm như thế, lỡ ra có ai nghe thấy thì tránh sao cho khỏi họ nghi ngờ...
Diêu Cương nghe nói, vội vàng ngừng ngay tiếng khóc lại, rồi dắt Tấn Từ cùng về để tìm chỗ trọ. Khi về tới chỗ trọ, Tấn Từ sẽ bảo Diêu Cương rằng:
- Từ nay trở đi, ta nên cẩn thận giữ gìn một tí, chớ nên vì những việc vu vơ giữa đường mà lôi thôi sinh sự với ai, như lúc ở hàng cơm vừa rồi mới được. Lúc đó chính anh không biết, chứ tôi đứng ở ngoài tôi đã trông rõ. Anh đánh đứa tiểu nhị như vậy, ngộ lỡ quá tay mà nó chết cong queo ra đó thì phỏng có phải lại lôi thôi rắc rối hay không. Chúng mình còn nhiều công việc quan hệ, chúng mình cần phải giữ gìn một tí thì hơn.
Diêu Cương nghe nói, gật đầu mà rằng:
- Cái đó tôi khi sơ tâm một tí, từ nay tôi sẽ giữ gìn quyết không khi nào lại thế! Duy có một điều là chúng ta đã gặp bước thế này, chúng ta cũng phải liệu cách thế nào mà sau này báo được thù kia, không thì còn sống làm người sao được!
Tấn Từ nhân cúi trông thấy Mâu Vân Bằng đương ẵm trong lòng mình thì thở dài mà rằng:
- Còn thằng bé này, năm nay nó mới lên tuổi, mà Lục Bất hòa thượng lại trao cho mình nuôi nấng thì biết nuôi nấng làm sao? Vậy chẳng hay tổ phụ của hắn là Đại quân sư tổ ở đâu, có lẽ chúng ta mang hắn sang đấy để gửi thì may ra ta mới có thể yên tâm mà tính công chuyện gì được.
Diêu Cương gật gù đáp rằng:
- Được, được, Đại Quân sư tổ hiện nay ở miếu Kim Cương ở bên Từ Châu, vậy chúng ta nên đi mau sang đó để tính cho xong câu chuyện này đi.
Khi bàn định xong rồi, hai người bèn cùng nhau cất bước sang đất Từ Châu, tìm vào tận miếu Kim Cương, gửi Mâu Vân Bằng ở đó để nhờ Đại Quân sư tổ trông nom nuôi nấng giúp cho. Đoạn rồi hai người từ biệt sư tổ quay ra, toan kéo nhau trở về Nhã An để viếng mồ mấy người mới chết.
Chẳng dè hai người vừa mới đi ra tới nhà trọ thì đêm hôm ấy gặp ngay câu chuyện rắc rối của Hoàng Vân Nhi nên hai người bèn lần vào cứu được Hoàng Vân Nhi thoát nạn rồi đôi bên cùng đem tâm sự kể lể với nhau.
Sau khi đôi bên đem tên họ nói cho nhau biết rồi thì Hoàng Vân Nhi bỗng ra vẻ kinh ngạc hỏi Tấn Từ rằng:
- Nếu phải chị ở Nhã An mà là chị họ Tấn thì tôi đây có người sư đệ cũng quê ở vùng đó, cũng người họ Tấn mà tên gọi là Châu Quang, chẳng hay chị có quen biết hay không?
Tấn Từ nghe nói ngạc nhiên mà rằng:
- Nếu thế thì đích xác lắm!
- Người đó cũng là cháu của tôi, tức là con gái người anh trưởng tôi, mà đại sư Lục Bất hòa thượng đã mang về đó. Vậy còn một người bé nữa tên là Vân Kiếm ảnh, chẳng hay có ở đó không !
Hoàng Vân Nhi gật gật đáp rằng:
- Người ấy cũng là sư đệ của tôi hiện nay cũng ở trong động Lưu Xuân, có bà vợ đại sư Lục Bất hòa thượng là Lưu Tam Nương trông nom dạy rèn ở đó.
Vợ chồng Tấn Từ nghe nói lấy làm mừng rỡ vô cùng, bèn hỏi Hoàng Vân Nhi rằng:
- Vậy bây giờ chị định đi đâu xin nói cho tôi được biết?
Hoàng Vân Nhi đáp:
- Tối hiện hay vâng lệnh Lục Bất hòa thượng đi sang Sơn Đông, và sang Tương Dương để đưa hai bức thư ở hai nơi đó rồi về.
Tấn Từ vỗ tay mừng rỡ mà rằng:
- Nếu vậy thì hay lắm ! Vợ chồng chúng tôi đương định về huyện Nhã An, sáng mai chúng tôi sẽ tiễn cô một quãng sang đến Tương Dương, rồi chúng tôi cùng sang Tứ Xuyên, lại càng tiện lắm.
Hoàng Vân Nhi cũng lấy làm mừng rỡ, cảm tạ hai người, bèn rủ hai người cùng ngủ chung một phòng đó cho vui và định để sáng mai dậy sớm rồi sẽ khởi hành.
Vợ chồng Diêu Cương cũng vui lòng ưng thuận cùng nhau ngủ cả trong gian phòng đó. Diêu Cương thì nằm riêng một cái giường kê sát phía gần cửa sổ, còn Hoàng Vân Nhi cùng Tấn Từ thì nằm riêng một giường kê ở phía trong.
Vào khoảng nửa đêm gần sáng, ba người đương thiêm thiếp giấc nồng thì bỗng đâu Diêu Cương thấy giật mình đánh thót, vùng tỉnh ngay dậy. Diêu Cương lấy làm ngạc nhiên, ngồi nhóm ngay lên, ghé sát vào chỗ khe cửa sổ nhìn ra thì thấy phía ngoài có cái bóng đen ở đâu vụt đến ngay chỗ cửa sổ, rồi thấy cánh cửa lung lay như người cậy mở.
Diêu Cương nghĩ ngầm trong bụng, đoán chắc lại là anh chàng Hàn Dao Tử lúc nãy lại lần mò đến đó để tính chuyện gian dâm.
Nhân vậy chàng ta bèn dùng ngón khí công, vận dạng nguyên khí, ngồi trong cánh cửa sổ, đánh một cái rất mạnh vào trong cánh cửa sổ đánh ra thì liền đấy thấy cánh cửa sổ tung bật ngay ra, rồi thấy phía ngoài có tiếng kêu dội ngay lên, và tiếp theo có tiếng đến huỵch một cái như người bị ngã.
Diêu Cương thấy vậy vừa toan chạy ra thì đã thấy Tấn Từ cùng Hoàng Vân Nhi cũng đều tỉnh đậy, chạy vội đến để hỏi.
Diêu Cương lẳng lặng không nói câu gì, liền trỏ ra phía ngoài cho hai người coi, rồi nhảy qua cửa ra ngoài và nói lên rằng:
- Lại thẳng khốn này lúc nãy nó đến đây rồi, phen này ta quyết giết chết không tha.
Tấn Từ cùng Hoàng Vân Nhi nghe nói như vậy cũng đều nhảy xổ ra để xem có đích người đó là Hàn Dao Tử hay không...
Đường đời là cái chi chi,
Đã khi nguy hiểm, là khi kinh hoàng
Rồi đây cõi đất mênh mang,
Biết rằng lối dọc đường ngang thế nào?