Không Tỉnh

chương 105

Truyện Chữ Hay
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

Chừng một năm trước, trong một gian thiên lao của Thiên Môn Ti, một tù nhân được bí mật đưa tới.

Đó là một vị sư trẻ tuổi, người khoác áo đay, chân mang giày cỏ. Lúc vừa được đưa đến, dáng vẻ chàng như vừa bệnh nặng mới khỏi, cơ thể cực kỳ suy nhược, nằm ở đây hơn nửa tháng mới từ từ khôi phục tinh thần.

Đây là chỗ bí mật, toàn bộ chỉ nhốt trọng phạm đặc biệt. Những kẻ xưa giờ được đưa vào, hoặc là im ắng chết vào đêm khuya nào đó, cứ thế biến mất, xóa sạch mọi vết tích trên đời, hoặc bị mang đi, từ đấy biệt tăm tích.

Chưa từng có kẻ nào có thể ra ngoài.

Hẳn vị sư này cũng thế. Trong mắt quan coi ngục, chàng chẳng khác nào người đã chết, cũng không ai muốn biết chàng là ai, vì sao bị đưa đến đây. Điểm khác biệt duy nhất, là những kẻ khác sau khi vào tới, thường thường lúc đầu sẽ trở nên nóng nảy, sao đó là tuyệt vọng, cuối cùng biến thành cái xác không hồn.

Còn chàng thì không phải. Từ ngày đầu bước vào đã lộ vẻ bình tĩnh lạ thường.

Sau khi cơ thể khôi phục dần, một ngày nọ, chàng ra thỉnh cầu, hy vọng có thể trả lại quyển kinh lúc trước cho mình, xin được ban bút mực. Quan coi ngục báo cáo lên. Ngay lập tức, thỉnh cầu được cho phép, rất nhiều quan coi ngục nhìn kinh thư viết đầy giun dế không hiểu nổi được đưa vào. Cùng lúc đó, quan coi ngục cũng nhận được một lệnh cấp trên rằng, sẽ thỏa mãn mọi nhu cầu hàng ngày của vị sư ở đây.

Nhưng, khiến quan coi ngục thấy bất ngờ là, vị sư tù nhân này không hề yêu cầu tí đãi ngộ gì. Từ hôm đó, chàng bắt đầu vùi đầu vào bút mực.

Trong tù tối tăm không ánh mặt trời, thế giới của chàng cũng không chia ngày đêm, mỗi ngày thức giấc lại viết, mệt thì đi ngủ, không thấy sớm chiều, không phân nóng lạnh. Mục đích sống duy nhất của chàng dường như là quyển kinh trên tay. Sau mấy tháng, quyển kinh xếp chồng bên tường từ từ cao dần, theo đó, cơ thể chàng còn muốn suy yếu hơn cả lúc vừa đến. Trong thiên lao âm u lạnh lẽo ẩm ướt, lâu dài không thấy nắng trời, cộng thêm ngày ngày chàng hết ngày đến đêm dịch kinh, lại đổ bệnh lần nữa. Quan coi ngục chỉ sợ trách nhiệm bèn báo cáo lên, mấy ngày sau, người được chuyển ra ngoài.

Ấy là một đêm khuya bình thường.

Chùa Hộ Quốc ở phía Tây thành, trong góc nhà tứ hợp tăng lư đơn sơ vắng vẻ phía sau chùa, tiểu hòa thượng Vô Tình lại thấy phò mã đương triều Đô úy Trần Luân đến lần nữa.

Ba ngày trước, Đô úy từng một mình đến đây, không biết cùng người bên trong nói gì, sau khi Đô úy đi, vô tình nhìn thấy chàng sau khi tĩnh tọa một lát, lại lập tức không ngủ không nghỉ, ngồi vào trước bàn tiếp tục dịch kinh, một khắc cũng không nghỉ.

Vị pháp sư trẻ này là năm ngoái được phò mã Đô úy bí mật đưa đến. Sau đó, chàng trọ lại chốn này, chưa từng ra ngoài nửa bước, mà người bên ngoài cũng không thể vào đến. Toà tăng lư này, thực ra là một phòng giam, không ai biết đến sự tồn tại của tù tăng này. Chỉ mỗi Vô Tình ra vào, phụ trách đưa cơm cho chàng.

Trước đó Vô Tình quét dọn trong kinh các, lúc không có gì làm thường đọc kinh thư. Từ từ quen rồi có khi cũng giúp tù tăng chép ít kinh văn chàng dịch ra. Cậu phát hiện, kinh vị tù tăng có lai lịch bí ẩn này dịch, pháp lý tinh diệu, tu từ uyển chuyển, toàn bộ xưa giờ cậu chưa từng gặp, chưa từng nghe thấy.

Đêm nay, sau ba ngày ba đêm liên tiếp dịch kinh, tù tăng dường như cuối cùng cũng đã làm xong mọi chuyện, sắp xếp lại quyển kinh xong, người cũng đầy mệt mỏi, không lâu sau thiếp đi.

Dưới người chàng là tấm chiếu trải, người quay mặt vào tường, đưa lưng ra cửa, sườn phải ngủ nằm, gối đầu lên cánh tay phải, chân trái xếp trên chân phải.

Vô Tình đương nhiên biết, lúc các sư nghỉ ngơi, ngoài ngồi thì đây là một tư thế ngủ thường dùng. Nghe nói, là để giữ cho trong lành cả trong giấc mơ, là một phương thức tu hành.

Vị tù tăng bình thường không nói, như bị câm bẩm sinh, song lại làm Vô Tình cảm thấy ngưỡng mộ từ trong lòng, cảm giác chàng cũng không phải là người phàm tục. Đêm nay, phò mã Đô úy lại xuất hiện, song không đi một mình mà cùng với một người khác. Dưới ánh đèn lồng nhảy nhót chao liệng, Vô Tình ban đầu không nhìn rõ dáng người, chỉ thấy y choàng một lớp áo choàng, đội mũ trùm che quá nửa khuôn mặt, bước chân không nhanh không chậm, thả xuống đất im ắng, đợi đến gần, Vô Tình mới nhận ra, đúng là Nhiếp Chính Vương điện hạ đương triều mà năm trước mình ngẫu nhiên gặp mặt một lần trong chùa, không khỏi đầy sợ hãi.

Cậu cứ cảm thấy có chuyện không ổn sắp giáng xuống người vị tù tăng kia.

Nhưng mà, ấy không phải là chuyện cậu ta nên quan tâm. Nhất ẩm nhất trác, hẳn đã định sẵn. Người người đều có mệnh định của mình, bao gồm cả vị tù tăng kia.

Cậu không dám nhìn nhiều, mở khóa cổng ra viện lạc, ngay sau đó tránh đi.

Thúc Thận Huy bước vào, tới trước tăng lư, không vào ngay.

Y dừng lại, xuyên qua cánh cửa nửa mở, nhìn vào thế giới phía sau.

Ánh đèn như hạt đậu, soi sáng căn tăng lư ngăn nắp. Dựa vào góc tường khô ráo, quyển kinh xếp đống ngay ngắn. Đối diện cánh cửa, trải một tấm chiếu ngủ, một người đang nằm ngủ, quay lưng ra ngoài.

Người ấy khoác áo gai, nằm thế sư tử tọa, bóng lưng yên tĩnh, có vẻ như ngủ rất say.

Cuối thu hai năm trước, từ miệng Hiền Vương y nghe được cái tên Vô Sinh. Ở Tiền Đường tháng sáu năm ngoái, cũng vì người này, y và Khương Hàm Nguyên chia lìa trong không vui. Lúc ấy y lệnh Lưu Hướng bảo thủ hạ Trình Xung chữa khỏi bệnh đối phương, tránh sau này sinh chuyện ngoài ý muốn, lại cho đưa người về Trường An, cầm tù trong thiên lao.

Sau đó, khi y và nàng ấy tách ra đã lâu, lại nghe hắn ta bị bệnh, tự dưng nhớ lại lời hứa với nàng, cảm thấy phiền muộn, bèn theo lời hứa bí mật chuyển tới đây, đổi hình thức cầm tù.

Nhưng nếu không có gì bất ngờ, cuộc đời của hắn ta, sẽ cứ thế trôi qua.

Đã lâu đến vậy, Thúc Thận Huy từng không chỉ một lần nhớ đến người tên là Vô Sinh này, nhưng đây là lần đầu tiên, cuối cùng y đã tới, đích thân cùng đối phương gặp mặt.

Y lẳng lặng đứng trước cửa nhà lao một lát, nhìn thấy bóng lưng kia hơi nhúc nhích, tỉnh lại, sau đó, từ tốn ngồi dậy, xoay người.

Ánh đèn ảm đạm soi rọi một gương mặt gầy gò, còn mang nét mệt mỏi, song dù người ở tù thất nhưng ánh mắt vẫn sáng rõ.

Vị sư trẻ tuổi trước mặt này, chính là Vô Sinh. Thúc Thận Huy từng hiểu lầm hắn ta là người trong lòng nàng, sau mới biết, hắn ta là tri giao của nàng — nếu không phải vì xuất thân đã có tội trong chú định, thì là loại tri giao mà nàng ấy sẽ vì hắn không tiếc mạng sống.

Thúc Thận Huy trong ánh mắt đối phương nhìn mình, cất bước đi vào, cởi mũ trùm.

“Như thế nào, nghĩ xong chưa?” Y mở miệng đã hỏi.

Vô Sinh thu ánh mắt, cúi đầu, kính cẩn nhấc tay chắp dọc trước ngực, hành lễ xuất gia.

“Ba hôm trước phò mã Đô úy đã thông báo hết tình hình. Tội nghiệt là ở ta. Tiểu tăng vốn là người dư thừa, không nên sống tạm trên đời, huống hồ giờ đây vì ta mà sinh ra rất nhiều sự cố, tội nghiệt trùng trùng. Tiểu tăng càng không muốn vì ta mà liên luỵ đến thanh danh của Tướng quân.”

“Tất thảy, tiểu tăng tùy ý Nhiếp Chính Vương an bài.”

Lúc chàng nói ra câu ấy, trong ánh mắt không chút ý miễn cưỡng nào. Thần sắc chàng ung dung, giọng điệu như thường.

Thúc Thận Huy mặt không lộ vẻ, quan sát chàng thật lâu.

“Tốt lắm. Trước khi đi, ngươi có yêu cầu gì, cứ nói, bổn Vương chắc chắn sẽ thỏa mãn.”

Vô Sinh nhìn quanh một vòng tù thất, cuối cùng dừng mắt trên quyển kinh.

“Đúng là có một chuyện muốn nhờ.”

“Trong bốn năm, từ lúc tiểu tăng Tây du quay về cho đến giờ, đến nay qua bao phen trắc trở, trước sau mất nhiều năm, cuối cùng cũng đã dịch xong toàn bộ kinh thư mang về.”

“Tiểu tăng xuất thân từ chùa Già Lam Lạc Dương, tiên sư Động Pháp dù đã đi, song trong chùa vẫn còn đồng môn, hẳn là họ vẫn luôn chờ tiểu tăng trở lại. Làm phiền Nhiếp Chính Vương, mai sau thay mặt tiểu tăng đưa kinh văn đến Già Lam chùa giao cho bọn họ.”

Thúc Thận Huy gật đầu: “Được.”

Nói xong, không hề ngừng lại, y đội lại mũ trùm, quay ra ngoài.

Vô Sinh chăm chú nhìn theo bóng người cho đến khi biến mất, cuối cùng từ tốn xếp bằng, ngồi xuống.

Ba ngày sau, điện Tuyên Chính, cử hành một buổi triều hội đặc biệt.

Ngày triều biến hôm ấy, chẳng những trấn áp lòng người mà còn thay đổi rất nhiều chuyện, ngay cả quy định triều hội từ thời bổn triều khai quốc đến giờ luôn chấp hành cũng có chỗ sửa đổi, chỉ giữ lại Đại nghị năm ngày một lần. Cho đến Đại nghị mà Thiếu đế cũng không tham gia, Nhiếp Chính Vương bèn trực tiếp hủy bỏ Đại nghị, đại thần đến Văn Lâm các bàn chuyện.

Nơi đây đã lâu không thăng điện. Song hôm nay chẳng những khôi phục, Thiếu đế Nhiếp Chính Vương cùng có mặt, toàn bộ Vương công đại thần đều trình diện, mà đến tất cả các quan ở kinh thần dưới lục phẩm trước đây không có tư cách vào triều cũng phải vào triều.

Gần ngàn người đứng đầy đại điện. Ngay lúc trước khi triều hội bắt đầu, đa số cơ bản không không thể nào biết được triều hội đặc biệt hôm nay là vì chuyện gì. Nhớ đến hôm Nhiếp Chính Vương chính tay đâm Cao Chúc ngoài dự liệu, đều sợ hãi.

May mà có quan viên nhanh tin đã thả ra nội tình, rằng triều hội hôm nay là có liên quan đến hoàng tử Tấn thất Hoàng Phủ Dung hiện giờ đang tạo sóng lớn ở U Châu.

Nghe nói Hoàng Phủ Dung ấy thực tế là kẻ mạo danh Sí Thư cố chấp đẩy ra, còn Hoàng Phủ Dung chân chính, là hòa thượng Vô Sinh của chùa Già Lam trước đây, mấy năm trước sau khi Tây du quay về, không hỏi thế sự, dốc lòng dịch kinh, năm ngoái vào tới Trường An, vào Hộ Quốc tự xưa kia từng mời chàng thuyết pháp. Ở trong chùa chàng tiếp tục dịch kinh, để tránh bị quấy rầy đã không đưa tin ra ngoài. Giờ đây được biết có kẻ mạo danh thay thế, bại hoại thanh danh, quyết ý đứng ra chứng minh trong sạch.

Tin tức này đánh động bao lớn, có thể tưởng tượng được. Sau một trận nín thở đè hơi yên tĩnh chờ đợi qua đi, rốt cuộc, vị sư đã xuất hiện ở trước mặt mọi người.

Chàng mặc một bộ tăng bào sạch sẽ, mắt sáng rực, trong vô số ánh nhìn chăm chú đi vào đại điện, đến chỗ Thiếu đế và Nhiếp Chính Vương hành lễ, tự xưng là Hoàng tử Tấn thất Hoàng Phủ Dung, đó chính là Vô Sinh đến từ chùa Già Lam.

Vẻ mặt Vô Sinh đầy tự nhiên, giải thích xong, mới nói: “Trước kia ta xuất thân từ Tấn thất, hiện giờ xuất gia nhiều năm, không hỏi thế sự, nhưng thủy chung cũng là người nhà Hán, hai chữ đại nghĩa thật không dám quên, sao lại nép mình thờ thủ lĩnh quân địch làm chủ chứ? Kẻ mang danh phục quốc phương Bắc kia chính là kẻ mạo danh không còn nghi ngờ, mong bệ hạ bố cáo thiên hạ, chớ để người dân phương Bắc bị người Địch che mắt.”

“Ngày Lạc Đô xảy ra biến, Tấn đế từng phó thác quốc tỷ cho ta, dặn ta giữ lấy mạng. Bao năm qua, ta quy y pháp môn, vật này không dám tự tiện xử lý, hôm nay tiến hiến bệ hạ. Từ nay về sau, trên đời không còn Tấn, vạn dân về một mối, Đại Ngụy thái bình thịnh thế, tạo phúc cho bá tánh, âu là may mắn của tiểu tăng, tội lỗi tạm cởi bỏ.”

Chàng lấy một chiếc hộp nhỏ bốn góc quấn trong tấm vải, quỳ gối, hai tay giơ cao khỏi đầu. Điện thị dùng mâm nhận lấy, sải bước đưa đến trước mặt Thiếu đế mở ra. Thiếu đế xem xong, lệnh chuyển cho Nhiếp Chính Vương. Y nhìn qua, lệnh bá quan truyền xuống. Trong đó có quan Thái Sử kiến thức, xem xét kỹ xong bèn hô: “Bệ hạ! Nhiếp Chính Vương điện hạ! Đây không còn nghi ngờ, đúng là quốc tỉ của Cố Tấn!”

Quần thần nhao nhao quỳ xuống, sơn hô vạn tuế.

Truyện Chữ Hay