Phương Mân sau khi trở về liền ở sân bay Ninh Thành đổi thành sim điện thoại trong nước, gọi về cho tôi một cuộc điện thoại.
“Anh đêm nay không cần đợi em đâu.
Công ty tổ chức bữa tiệc tẩy trần, muộn lắm chắc em không về nhà đâu.”
Sau đó còn nói gì đó nhưng tôi không nghe rõ bởi vì ở sân bay rất ồn ào.
Nhưng có một giọng nói tôi không thể quen thuộc hơn được nữa, lọt vào tai tôi không khác gì tiếng bọ chét.
Cậu ta nói, Phương ca, hành lý của chúng ta đây rồi.
Đây là giọng của người hôm ấy tự xưng là trợ lý.
Mà tiếng kêu “Phương ca” này cũng làm tôi đột nhiên hoàn hồn, trùng hợp quen thuộc với gương mặt trẻ tuổi nâng ly rượu ngày trước.
Đây không phải trợ lý nào cả, mà chính là người Phương Mân quen biết từ hồi đại học, Trịnh Cửu.
Ngày đầu tiên năm hoa mai đua nở là ngày Phương Mân đáp đất.
Cũng là ngày thứ sáu từ khi tôi xuất viện.
Bên ngoài hình như có buổi trình diễn pháo hoa, tiếng bùm bụp vang lên không ngừng, biển người chen lấn đến nỗi tín hiệu di động chỉ còn một mức.
Vân Thị đã cấm đốt pháo hoa từ rất nhiều năm trước rồi, tuần này hẳn chỉ có bầu trời đêm thôi.
Vì sao phóng lên lại rơi xuống bên ngoài cửa sổ, cuối cùng vỡ thành một đóa hoa, lần lượt vụt lên mặt kính.
Ánh sáng lóe lên ngắn ngủi, chỉ trong giây lát đã vụt tắt, một tia sáng xuyên qua phản chiếu hình ảnh tôi trên cửa kính.
Người nam bên trong gương kia gầy yếu, gò má nhô cao, bộ đồ ngủ sọc xanh lam vừa to vừa rộng, dù có phủ hết lớp này đến lớp khác, vẫn có thể nhìn thấy đường viền của bả vai.
Áo ngủ là của Phương Mân.
Tôi bắt đầu hồi tưởng lại từng chút một quá trình ở chung của cả hai.
Tên của chúng tôi giống nhau như đúc – đây có lẽ là điểm bắt đầu lại dây dưa không ngừng.
Nhưng ngoại trừ tên gọi, chúng tôi chẳng có lấy nửa điểm nào khác giống nhau.
Em ấy thích đua xe, thích Rock n’ Roll thì tôi lại chê quá nguy hiểm quá huyên náo; Em ấy thích sốt cay thích nước ngọt, còn tôi chỉ có thể uống nước đun sôi để nguội để bảo vệ dạ dày mà thôi; Em ấy thẳng thắn và ấm áp, qua Tết Nguyên Đán này cũng chỉ mới hai mươi ba mà thôi.
Chúng tôi có thể ở bên nhau, nguyên cớ hẳn giống như Khoa Phụ đuổi theo Mặt Trời, em ấy đương nhiên là người đuổi theo mặt trời.
Chú thích
Đáng tiếc giờ đây tôi không còn là mặt trời nữa, tôi là bươm bướm.
Sóng điện thoại vẫn không có cách nào khôi phục.
Tôi nhìn chằm chằm màn hình mất tín hiệu đến thất thần, chợt nghĩ nếu quay trở lại bảy năm trước, Phương Mân nhìn thấy tôi như một bóng ma thế này có lẽ cúp tự học buổi tối mỗi ngày, sau đó sẽ bắt tôi đến bệnh viện thực hiện hóa trị, hoặc sẽ bí mật làm công việc nào đó vài tháng rồi đem đồng lương ít ỏi đến tìm tôi tranh công.
Tôi nghĩ ngợi có phải nên gửi cho em ấy một tin nhắn đại loại như “Chào mừng trở lại Trung Quốc” hay không.
Nhưng nghĩ kĩ lại thì Phương Mân lúc này hẳn là đang say sưa ở bữa tiệc, hơn phân nửa dù có nhìn thấy thì cũng chẳng để tâm lắm.
Dù sao cũng không có sóng nên tôi đã không nhấn nút gửi.
Khi kim đồng hồ chỉ sang hướng hai giờ, Phương Mân trở về, cả người nồng nặc mùi rượu.
“Em đi xem pháo hoa à.” Tôi nói.
Đây không phải câu hỏi, bởi vì tôi ngửi thấy mùi nitrat. (gốc NO – nitrat là một trong những thành phần chính của pháo hoa)
Em ấy gật gật đầu, nói ban đầu thấy quá muộn định không về nhà, nhưng quá lâu không gặp tôi rồi, rất nhớ.
“Nhớ sao?” Tôi nhẹ nhàng hỏi.
Phương Mân ba chân bốn cẳng đi về phía tôi bên này, nghiêng đầu lên ghế sô pha bên cạnh.
Em ấy có vẻ say khướt rồi, vô thức nhẹ nhàng ậm ừ vài tiếng – vẫn như trước, dễ dàng làm tôi ngứa ngáy trong lòng.
“Sao chưa ngủ thế.” Phương Mân vẫn còn hơi ủy khuất, dụi dụi tóc lên chân tôi, “Cũng chẳng biết nói sao với anh nữa.”
Em mà lo lắng cho anh à?
Nhìn bộ dạng co rúm tội nghiệp của em ấy, tôi nuốt lại những lời này, chỉ đưa tay xoa tóc và bảo em đi tắm trước.
“Anh chê em hôi.” Em ấy siết chặt góc áo ngủ của tôi, lại ngửi ngửi áo khoác của chính mình.
Sau đó bĩu môi tự giễu, lúc đứng lên chân hơi loạng choạng, vất vả từng bước đi vào phòng tắm, “Anh vẫn luôn như vậy.”
Tôi sợ em ấy ngã, liền đứng dậy đỡ.
Có lẽ đã chạm vào cổ tay tôi, Phương Mân thoạt nhìn tỉnh táo hơn một xíu, nắm chặt tay tôi tỉ mỉ so sánh, lại đánh giá từ trên xuống dưới một lượt, hỏi tôi làm sao mới một tháng không gặp đã ốm thành thế này.
Được rồi, ít nhất còn có thể nhìn ra.
“Về sau vẫn là bớt uống rượu lại đi.” Tôi để em ấy nằm thẳng lên sô pha rồi cầm tay áo giúp em ấy lau mồ hôi trên trán, “Không tốt cho dạ dày đâu.”
Người trên ghế sô pha vô thức nhíu nhíu mày, sau đó xoay người ngủ thiếp đi.
Em ấy ngủ trễ, nhưng dậy rất sớm.
Trước khi em ấy đi thuốc của tôi vẫn còn chưa hết tác dụng, chỉ mơ mơ màng màng nghe được âm thanh rửa mặt không nhỏ nhẹ gì của em ấy, hình như còn có một nụ hôn rơi trên trán tôi.
Không biết vì sao, tôi cảm thấy người trước mặt dường như nhìn chằm chằm tôi thật lâu, mơ hồ còn thoáng thở dài.
Nhưng mí mắt lúc này nặng trĩu, không nhấc lên nổi.
Sau đó chính là tiếng giày ma sát với sàn nhà và tiếng đóng cửa, qua một hồi lâu sau tôi mới hoàn toàn bị đồng hồ báo thức làm tỉnh, việc đầu tiên làm chính là xoay người kiểm tra tủ đầu giường.
Giấy kết quả xét nghiệm bên trong vẫn nằm lẻ loi bất động.
Phương Mân thậm chí còn không thèm nhìn đến chúng..