"Mặc dù con đường mưa gió còn rất dài, nhưng lòng anh rất vững vàng, bởi vì có em tồn tại trong đó. Có lẽ chúng ta từ đầu đến cuối vẫn không thể ở cạnh nhau, nhưng bất kể đường dài bao xa, bất kể mưa gió bao lớn, đều chỉ là đề tài nói chuyện của chúng ta sau này khi ngồi bên nhau cùng ngắm hoàng hôn. Chỉ khi nào trải qua mưa gió, bầu trời mới có thể xuất hiện cầu vồng tươi đẹp.” Tôi nói, “Tiểu Bình, con đường mưa gió sẽ kết thúc, sau đó chúng ta sẽ cùng bên nhau ngắm nhìn cầu vồng sau cơn mưa."
*************************
Mùa hè vừa vừa đến, chúng tôi đã cách xa nhau 300 cây số.
Cuối tháng năm sau khi thi tốt nghiệp xong, chưa kịp đợi tới lễ tốt nghiệp vào đầu tháng sáu, em đã lên Đài Bắc.
Còn tôi, bởi vì thi đậu nghiên cứu sinh của trường đang học, nên bắt đầu được nghỉ hè, chờ đến giữa tháng chín khai giảng.
Em cho tôi biết, trước khi quen biết tôi đã có ý định xuất ngoại du học, ngày thường cũng rất tích cực chuẩn bị thi TOEFL.
Lên Đài Bắc là để đi học TOEFL, lớp tăng cường ba tháng.
Em ở nhờ nhà bà con, thế là lại cho tôi số điện thoại thứ ba, là số điện thoại của nhà thân thích.
Ở nhà người ta đêm khuya không tiện nói điện thoại, cũng không thể nói quá lâu, tôi cũng không dám gọi thường.
Thỉnh thoảng em sẽ đi về giữa hai thành phố, tuy nhiên có khi đi về cũng chưa chắc là ngày nghỉ.
Nếu như về Đài Nam, cũng chưa chắc về nhà, có khi về nhà trọ.
Mỗi lần tôi muốn tìm em nói chuyện, chỉ có thể luân phiên gọi ba số này
Số ở nhà, nhà trọ, nhà bà con, nhưng thường không gặp được em.
Em vốn đã rất ít sử dụng MSN, cho nên gửi tin nhắn cho em trên MSN cũng không có tác dụng gì.
Thường thường lúc em đọc được tin, đều đã qua mấy ngày.
Bởi vậy tôi mua điện thoại di động, để em có thể tìm tôi bất cứ lúc nào.
Tôi rất hi vọng em cũng mua điện thoại di động, nhưng em cảm thấy không cần thiết.
"Không dùng được bao lâu." Em nói.
Thời gian em tại TOEFL ở Đài Bắc, nếu như chúng tôi có nói chuyện điện thoại, thì thường là em gọi điện thoại cho tôi,
Nhưng em cũng rất ít gọi.
Mà tiền cước điện thoại di động quá đắt, căn bản cũng không dám nói quá lâu.
Tôi từng muốn em nhá máy vào điện thoại di động của tôi, sau đó tôi sẽ gọi một trong ba dãy số kia.
"Không cần đâu." Em nói "Chúng ta không bao lâu nữa là xa nhau rồi, coi như làm nóng người trước đi."
Nói như vậy nghe cũng có lý, bằng không nếu cứ quen nói chuyện điện thoại rồi, mai mốt em đến nước Mỹ thì biết phải làm sao?
Chi bằng bây giờ từ từ tập làm quen với việc lâu lâu mới gọi điện một lần, để về sau xa cách vạn dặm mới không quá khó chịu.
Được, cứ xem 300 cây số xa cách này như là làm nóng người, chuẩn bị ứng phó với khoảng cách 10.000 cây số.
Nhưng mà nỗi nhớ lại không có cách nào làm nóng người để chuẩn bị trước.
Bạn có thể tập thói quen ít gọi điện thoại để ứng phó với tình trạng rất khó gọi điện thoại trong tương lai.
Nhưng sẽ không thể nào luyện tập thói quen không nhung nhớ để thích ứng với chuyện ly biệt trong tương lai.
Ngược lại, so với trước kia càng ít liên lạc, lại càng nhung nhớ.
Đặc biệt là trong đêm khuya, nỗi nhớ như một cơn sóng dời núi lấp biển ập đến, chỉ có thể bị nuốt chửng.
Đêm đầu tiên vì nhớ em đến mất ngủ, tôi xuống giường viết e-mail cho em.
"Từng nói với em, anh đặc biệt thích trong đêm khuya nhớ tới em.
Nhưng chưa từng nghĩ tới, bởi vì nhớ em mà mất ngủ.
Nỗi nhớ muốn đi chơi, nên cần tìm lối thoát,
Có lẽ trong đêm khuya viết thư là một cách tốt.
Có nhiều việc là giả, giống như Ngô Tông Hiến nói hắn rất đẹp trai.
Có nhiều việc có thể là thật, như Ngô Tông Hiến nói hắn là đồ khốn nạn.
Có nhiều việc hẳn là thật, giống như Ngô Tông Hiến nói hắn rất lăng nhăng.
Nhưng luôn có một số việc là thật, mà lại thật như mặt trời chân lý tỏa sáng.
Giống như bây giờ anh ngồi trước máy tính viết mail, chính là vì nỗi nhớ em không thể nào kềm chế được.
Cám ơn em đã khiến cho mỗi đêm khuya của anh bởi vì em mà không tịch mịch.
Nếu như có thể, xin cho phép, cho phép anh giữ lại thói quen nhớ đến em trong đêm khuya,
Cho đến khi mặt trời không còn tỏa sáng nữa mới thôi."
Suy nghĩ trong đầu vừa nhiều vừa hỗn loạn, từ ngữ gõ ra từ bàn phím lại đơn giản mà rải rác.
Mặc dù e-mail có thể lập tức gửi đi, nhưng cái e-mail này chỉ e là giống như viết thư tay.
Nếu như là viết thư tay rồi dán tem gửi đi, đối phương mấy ngày sau mới có thể nhận được.
Cái e-mail này, mặc dù nhấn nút liền lập tức gửi đến hộp thư của em.
Nhưng phải mấy ngày sau em mới mở máy tính, thì cũng giống như mấy ngày sau mới nhận được thư.
Ban ngày cũng thường sẽ bất chợt nhớ tới em, sau đó sẽ
nhớ đến xuất thần.
Nếu như lúc ăn cơm sẽ quên nhai nuốt;
Lúc uống cà phê sẽ quên nóng mà nhấp một hớp;
Lúc đi đường sẽ đột nhiên đứng lại, sau đó bị người phía sau đụng vào;
Lúc chạy xe máy qua ngã tư cứ chạy thẳng phía trước, quên rẽ phải về nhà.
Khi em ở Đài Bắc, tôi thường hay ngẩng đầu nhìn bầu trời, tìm kiếm ngôi sao Ái Nhĩ Phổ Lan.
Chỉ tiếc là rất khó phát hiện được bóng dáng máy bay, tôi ngẩng đầu nhìn hơn ba tháng, mới bắt được ba ngôi sao Ái Nhĩ Phổ Lan.
Bình quân một tháng bắt được một ngôi sao.
Nếu như là thời chiến, vậy không chừng một tháng là có thể bắt xong một trăm ngôi sao.
Nếu như may mắn không bị nổ chết.
Một ngày nóng bức đầu tháng Tám, đang định ngủ trưa thì em gọi điện thoại cho tôi.
"Mười lăm phút nữa có thể đến cửa ngõ nhà em không?"
"Không thành vấn đề." Tôi nói.
Đương nhiên không thành vấn đề, tôi chỉ mất mười phút là tới.
Tính ra em đến Đài Bắc đã được hai tháng rưỡi, đây mới là lần thứ ba tôi gặp em.
Coi như ít gặp mặt để làm nóng người, bởi vì sau này em ở Mỹ, e là muốn gặp cũng khó.
Tôi chờ mất mười phút em mới xuống lầu, ôm theo một chậu cây xanh.
Lẽ ra đối với việc em ôm một chậu cây tôi nên cảm thấy hiếu kì hoặc kinh ngạc.
Nhưng ánh mắt của tôi chỉ hoàn toàn tập trung nơi em, không thèm nhìn đến chậu cây kia lần thứ hai.
Dù cho em có ôm một quả bom, tôi cũng không quan tâm.
"Chúng ta tìm chỗ nào nói chuyện đi." Em nói.
"Ơ."
Tôi đi với em, trong lòng rất thắc mắc không biết em muốn tìm chỗ nào.
Chỉ đi năm phút, em liền ngồi xuống trên bang ghế dài cạnh tường rào của một trường trung học.
Tôi cũng ngồi xuống bên cạnh em, ở giữa chúng tôi là chậu cây kia.
"Cây này là Vũ Thảo, hay còn gọi là cỏ khiêu vũ, cỏ tình nhân.... Người Nhật gọi nó là Vũ Thu (Maiko)." Em nói, "Em thích cái tên Vũ Thu này."
"Vậy thì gọi nó là Vũ Thu." Tôi nói.
"Giống cây này cao tầm 40cm, mỗi một lá gồm từ ba mảnh lá dài hình bầu dục tạo thành.
Ở đỉnh có một ít lá dài nhỏ hai mọc đối xứng nhau, nhưng không lớn bằng ba lá dài hình bầu dục.
Màu sắc cây rất xanh tươi.
Vũ Thu là loài thực vật duy nhất trên thế giới biết múa theo tiếng nhạc." Nàng nói "Chỉ cần có đủ ánh sáng, cường độ âm thanh đủ mạnh, Vũ Thu sẽ khiêu vũ."
(mọi người có thể google Telegraph Plant để xem)
"Thật sao?" Tôi bắt đầu tò mò, "Em thử qua chưa?"
"Em thử rồi."
"Em thử thế nào?"
"Hát." Em nói, "Nhưng hình như không chút động đậy."
"Vậy thì anh biết rồi." Tôi nói.
"Anh biết cái gì?"
"Giọng của em khá trầm, nhiệt độ âm thanh cũng rất thấp, hèn gì Vũ Thu không thèm khiêu vũ."
"Hay quá ha."
"Không thì em thử một lần nữa xem." Tôi nói, "Lần này đổi hát thành hét đi."
"Bệnh tâm thần." Em liếc tôi một cái.
"Em hát bài nào để thử?" Tôi hỏi.
"《 Lâm Giang Tiên 》của Án Kỷ Đạo."
"Ca từ quá thâm thúy." Tôi cười cười, "Chẳng trách Vũ Thu nghe không hiểu."
"Không thì anh thử đi."
"Anh hả?"
"Ừ." Em nói "Mà cũng phải hát《 Lâm Giang Tiên 》của Án Kỷ Đạo."
"Được."
"Anh biết hát hả?" Em hình như rất kinh ngạc.
"Biết."
"Anh thật sự biết hát?" Em kinh ngạc hơn.
"Em rất kinh ngạc à?"
Em mở to hai mắt nhìn tôi, điệu bộ rất khó tin.
Ban ngày ban mặt, ở nơi công cộng ca hát thật ra cũng là chuyện xấu hổ.
May mà nơi này coi như yên tĩnh, hiện tại xung quanh cũng không có người nào đi lại.
Tôi hắng giọng, chuẩn bị mở miệng hát......
"Anh thật biết hát hả?" Em lại hỏi.
"Biết." Đột nhiên bị ngắt ngang, tôi xém chút nữa hụt hơi.
"Vậy anh hát đi."