Tôi thật lòng muốn cảm ơn Dương Dung, lúc tôi cần người để dốc bầu tâm sự nhất, cô ấy tình nguyện làm nơi để cho tôi trút muộn phiền.
Tình bạn giữa hai người đàn ông được hình thành từ những bữa rượu, còn tình bạn giữa hai người phụ nữ chính là những lúc cùng nhau chia sẻ tâm sự mà có.
Từ lớp Dương Dung và Bạch Vân Hồng đã yêu nhau, hai người cùng thi đỗ một trường đại học, sau khi tốt nghiệp không cẩn thận mà có thai, liền quyết định kết hôn sinh đứa bé ra. Dương Dung có khuôn mặt trái xoan, mắt to, xương nhỏ, trông thì có vẻ yếu đuối mềm mỏng nhưng nội tâm cô ấy lại rất mạnh mẽ. Từ nhỏ bố cô ấy đã rời nhà ra bên ngoài làm ăn, ở tỉnh ngoài gặp gỡ được người phụ nữ mới, nhưng lại không li hôn với mẹ Dương Dung. Mẹ Dương Dung không có công việc hẳn hoi tử tế, kinh tế đều dựa vào bố cô ấy, vì thế đành phải mắt nhắm mắt mở mà cho qua việc này.
Lúc mới bắt đầu, cha mẹ Bạch Vân Hồng cho rằng điều kiện kinh tế của hai bên không phù hợp, nên không đồng ý cho hai người bọn họ qua lại. Nhưng Bạch Vân Hồng quyết không đổi ý, lại có thêm đứa con nên cha mẹ Bạch Vân Hồng chỉ có thể nhượng bộ. Cha mẹ Bạch Vân Hồng rất có thế lực nên sau khi kết hôn Dương Dung chịu không ít tủi nhục nhưng cô ấy đều nhẫn nhịn.
Công ty Đổng Thừa Nghiệp lương khá cao, Bạch Vân Hồng thân là giám đốc nên thường xuyên gặp những trường hợp cần đến “tửu sắc”. Có lẽ là do có bài học từ bố nên lúc nào Dương Dung cũng quản rất chặt Bạch Vân Hồng, sau khi tốt nghiệp rồi đến khi mang thai, chăm con, một năm đó cô ấy không tìm việc, lúc nào cũng ở bên cạnh Bạch Vân Hồng. Công ty Bạch Vân Hồng làm việc cách xa nhà, người lớn hai bên cũng không ở cùng. Bởi lẽ đó mà sau khi đứa nhỏ tròn một tuổi, cai sữa, Dương Dung đành phải dằn lòng đưa con về quê cho người lớn chăm sóc, còn bản thân thì tìm một công việc bán thời gian ở gần chỗ Bạch Vân Hồng.
Bạch Vân Hồng và Dương Dung kết hôn bốn năm, trong quãng thời gian đó có một lần Bạch Vân Hồng có chút động tĩnh nhỏ nhưng đều bị Dương Dung giết từ trong trứng nước. Tôi nghĩ nếu như Dương Dung sinh ra ở thời cổ đại, tuyệt đối sẽ là một vị phi tử sát phát quyết đoán, gặp chuyện không hoảng.
Có điều tôi thật sự không ngờ tới, ngay vào hôm ấy, Dương Dung gọi điện thoại cho tôi, vừa mở miệng đã cất câu cười khổ: “ Hai chúng ta đúng là chị em tốt, ngay đến cả tiểu tam cũng gặp phải cùng một lúc.”
Cảm nhận đầu tiên của tôi chính là Dương Dung đang nói đùa, bởi vì cô ấy quản Bạch Vân Hồng rất chặt, tai mắt ở bốn phương tám hướng, cứ như gắn cả camera trên người Bạch Hồng Văn vậy, làm sao Bạch Hồng Văn có thể dễ dàng ngoại tình đây?
Dương Dung nói với tôi, mấy ngày hôm trước Bạch Hồng Văn bảo là phải cùng phó giám đốc nào đó đến nơi khác thị sát công việc với lãnh đạo, phải ở lại đó một đêm. Mà hôm sau vừa vặn đúng lúc Dương Dung chơi mạt chược cùng vợ người đồng nghiệp kia, càng trùng hợp hơn là lúc đó người vợ kia đang nói chuyện với chồng mình, trong lúc vô ý đã vạch trần lời nói dối của Bạch Văn Hồng.
Ngay lập tức, Dương Dung bắt đầu đi tìm hiểu sự tình, lệnh cho Bạch Hồng Văn phải về nhà ngay tức khắc, sau khi về đến nhà Bạch Hồng Văn đương nhiên chết cũng không chịu thừa nhận. Dương Dung cướp điện thoại của anh ta, phát hiện danh sách cuộc gọi trong điện thoại đã bị xóa sạch. Cô ấy liền cầm lấy điện thoại, đứng trước mặt Bạch Hồng Văn lên mạng tra thông tin chi tiết các cuộc gọi gần đây. Kết quả tìm ra được một số điện thoại mà ngày nào Bạch Hồng Văn cũng phải gọi đến gần chục lần, cô ấy gọi vào số điện thoại đó, màn hình điện thoại hiện lên số điện thoại đã lưu sẵn tên là “ Dương Hoành Vĩ”. Sau khi kết nối được với đầu dây bên kia, Dương Dung “bất động thanh sắc”, không nói lời nào, từ phía bên kia truyền đến một giọng nói hết sức nũng nịu: “ Mới có xa người ta một chút đã nhớ rồi sao?”
Dương Dung vừa nghe thấy câu nói ấy, nhất thời như rơi vào hầm băng.
Bạch Vân Hồng hết sức nôn nóng, lập tức lớn giọng hét lên: “ Dương Dung, em làm gì thế!”
Người phụ nữ đầu dây bên kia nghe thấy, phản ứng rất nhanh, giải thích nói: “ A, Cô là ai? Có phải là tìm chồng tôi không? Đây là số điện thoại của anh ấy.”
Nghe thấy thế, hai tiếng “lộp bộp” trong lòng Dương Dung lại càng vang lên rõ ràng hơn, người phụ nữ này thủ đoạn rất cao, cô gặp phải địch thủ rồi.
Lúc mới đầu Bạch Vân Hồng nhất quyết nói rằng người phụ nữ đó chỉ là bạn trên mạng, bọn họ chỉ nói chuyện qua điện thoại chứ không hề gặp mặt nhau. Người phụ nữ kia thông đồng với Bạch Hồng Văn dấu giếm Dương Dung, thậm chí còn ra dáng như một ngươi chị em tri kỷ “khơi thông” đầu óc cho Dương Dung, nói rằng bản thân do quá cô đơn tịch mịch mới lên mạng nói chuyện phiếm với Bạch Hồng Văn, nói rằng bản thân mình cũng là người đã có gia đình, sau này sẽ không liên lạc với Bạch Hồng Văn nữa.
Có điều, Dương Dung là ai chứ! Cô ấy có thể nhớ rõ ít nhất tập trong bộ phim truyền hình cung đấu dài tập. Trực giác của cô ấy cho rằng chuyện này đâu chỉ đơn giản như thế. Ngày hôm sau liền “ điều động” tất cả những bạn xã hội của mình, một ngày đã điều tra rõ ràng chuyện giữa Bạch Hồng Văn và người phụ nữ kia.
Thì ra, tháng chín Bạch Hồng Văn cùng mấy vị giám đốc ở công ty đi Giang Lệ, Vân Nam du lịch, trong đó có một vị giám đốc mang theo cả tình nhân, cái cô tình nhân kia còn rủ thêm một chị em tốt đi cùng. Chính trong một tuần này, Bạch Hồng Văn và cái cô chị em tốt kia nhìn trúng nhau, sau đó phát sinh quan hệ. Sau khi từ Giang Lệ trở về, Bạch Hồng Văn vẫn giữ mối quan hệ với cô gái kia, thậm chí còn có hai ba lần thuê phòng cách nhà Bạch Hồng Văn và Dương Dung chỉ mất trăm mét. Khi ấy, Dương Dung đang ở nhà chơi với con.
Cái cô “em gái” kia tên là Phi Phi, mới hai mươi tuổi. Trước đây qua lại với một người đàn ông bốn mươi tuổi, khiến gia đình người ta tan nát. Phi Phi chuẩn bị kết hôn cùng người đàn ông kia, ai ngờ lại gặp được Bạch Hồng Văn. Nhà Bạch Hồng Văn có điều kiện kinh tế, có nhà có xe, quan trọng là còn trẻ, cho nên Phi Phi lập tức đá văng cái người đàn ông bốn mươi kia, thông đồng với Bạch Hồng Văn.
Dương Dung chưa từng khóc trước mặt tôi, lần này cũng thế, chỉ nghe thấy giọng mũi rất nặng chứ không nghe thấy tiếng khóc: “ Mình đã cảm thấy quái lạ, sao bỗng nhiên anh ta lại thích chưng diện, gọi mình là “cục cưng”, lại còn chủ động làm việc nhà, thì ra là cảm thấy áy náy.”
Lúc này tôi mới biết rằng, đàn ông khi đã ngoại tình sẽ có hai loại. Một là đột nhiên lạnh nhạt với vợ, hai là đột nhiên lại nhiệt tình một cách thái quá.
Tóm lại, “ vật phản thường tắc vi yêu”
chỉ những sự việc, sự vật bỗng trở nên bất thường chắc chắn là do yêu ma quỷ quái làm ( yêu mà quỷ cái ở đây còn có thể hiểu là những người không tốt)
Chỉ cần là sự bất thường của đàn ông thì sẽ ứng với hai chữ “Đột nhiên.”
Khi ấy, khi Đổng Thừa Nghiệp “ đi nhầm đường” cũng rất chú trọng đến bề ngoài, hơn nữa cái người trước nay không xem phim hoạt hình như anh ta lại đi xem “ Vua Hải Tặc”, lúc ấy tôi còn thắc mắc tại sao anh ta bỗng muốn “ cưa sừng làm nghé”, hóa ra người ta là vì muốn xứng với cái cô thiếu nữ Quyển Quyển kia.
Tôi an ủi Dương Dung vài câu, rồi lại hỏi: “ Vậy cậu định giải quyết thế nào?”
Dương Dung ở đầu bên kia trầm mặc, qua một lúc lâu mới cất tiếng: “ Mình không muốn li hôn, mình không muốn dâng cho người phụ nữ kia căn nhà và cái xe mới phấn đấu được.”
Sau khi cúp điện thoại, tâm trạng tôi rất phức tạp, thật sự không ngờ tới loại chuyện này sẽ xảy ra với Dương Dung, nhưng suy nghĩ kĩ, lại cảm thấy việc Bạch Hồng Văn ngoại tình không có gì là ngoài ý muốn.
Do đặc thù công việc mà giám đốc cũng như phó giám đốc công ty Đổng Thừa Nghiệp thường xuyên đi công tác xa, xa vợ xa nhà, cộng thêm đi đàm phán công việc hay đến KTV, cho nên không ít những giám đốc, phó giám đốc đều có quan hệ mờ ám với mấy cô gái ở đó. Những người khác nhìn thấy cảnh này nhiều quen rồi, trong lòng cũng sinh ra cái gọi là “ tâm địa gian xảo”.
Giây phút này mới nhận ra rằng, môi trường công việc của đối phương là một yếu tố vô cùng quan trọng. Phẩm chất “ gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” tại sao lại quý, chính là vì phẩm chất này chỉ chiếm số cực ít, còn đa số đều là kẻ tám lạng người nửa cân.
Vì chuyện của Dương Dung mà tôi mất ngủ, hôm sau tỉnh lại cả người mê mẩn lên QQ thì thấy Đổng Thừa Nghiệp đang onl, bèn túm anh ta lại, trực tiếp bạn bạc với anh ta chuyện li hôn.
Khỉ Con nhất định sẽ ở với tôi, một là con vẫn đang trong thời kì bú sữa mẹ, hai là anh ta ngoại tình thì lấy đâu ra tư cách đòi đứa nhỏ. Anh ta cũng đồng ý để Khỉ Con ở với tôi!
Chúng tôi kết hôn chẳng qua mới được có hai năm, tài sản chung cũng chỉ có hơn mười vạn tiền mừng hôn, tôi đề ra học phí cho con sau này cùng với phí thuốc thang bệnh tật, anh ta cũng đồng ý.
Bởi vì tài sản của đôi bên đều là tài sản trước khi kết hôn nên cũng không có gì bàn cãi. Nhưng khi tôi đề nghị tài sản chung đều phải thêm tên Khỉ Con vào thì anh ta mạnh mẽ phản đối.
Anh ta cho rằng đây là nhà anh ta, còn tôi chính là kẻ muốn tranh thủ cơ hội mà chiếm những thứ không thuộc về mình.
Đổng Thừa Nghiệp khi ấy đã biến thành một kẻ tôi không thể nào tin nổi nữa, so với Đổng Thừa Nghiệp mà trước đây tôi biết hoàn toàn là hai người khác nhau. Các loại lời nói lạ lùng kỳ quái tầng tầng lớp lớp tuôn ra, tôi cũng lười phản bác.
Anh ta nói anh ta không đồng ý thêm tên Khỉ Con vào, nếu như tôi cứ nhất quyết muốn thì anh ta sẽ trì hoãn việc này, không về nhà cũng không làm thủ tục li hôn.
Tôi biết hiện giờ bản thân đang ở trong hoàn cảnh vô cùng bất lợi, mang theo đứa nhỏ sẽ là một việc tối tăm mờ mịt đến cỡ nào, đồng thời còn phải trải qua sự giày vò tinh thần ra sao, tôi sợ mình sẽ phát điên mất.
Tôi hiểu rõ điểm ấy, Đổng Thừa Nghiệp cũng hiểu, cho nên anh ta không nóng vội cũng chả lo lắng gì, anh ta biết tôi nhất định sẽ phải thỏa hiệp.
Đúng như trong dự liệu của anh ta, cuối cùng tôi cũng phải thoải hiệp.
Lúc đầu anh ta chỉ đồng ý chi phí sinh hoạt sống cho con là một nghìn (nhân dân tệ, khoảng triệu rưỡi tiền Việt), sau đó tôi dùng hết lời lẽ mới lên đến một nghìn năm trăm tệ.
Thực ra lương giám đốc cũng như lương phó giám đốc ở công ty anh ta không cao lắm, không quá ba nghìn tệ. Bình thường đều là nhờ vào tiền hoa hồng mới kiếm được thêm chút ít. Sau khi chuyển đến thành phố D, lương căn bản của anh ta có lẽ trên dưới một vạn (mười nghìn tệ), cuối năm còn được thêm mấy vạn tiền thưởng. Do bố anh ta là lãnh đạo, giám đốc muốn nịnh bợ anh ta nên càng tiền hối lộ càng nhiều, mà tiền thuê phòng ở thành phố D cũng chỉ năm nghìn, mức sống cũng không cao.
Đổng Thừa Nghiệp lương thì ít mà lậu thì nhiều, pháp luật chỉ thu thuế thu nhập cá nhân tính trên tiền lương thực tế. Cho nên sau cùng làm náo loạn đến tận tòa án, cũng chỉ phán cho Khỉ Con một nghìn năm chăm tệ phí nuôi dưỡng.
Mỗi tháng tiền tã lót, sữa bột của Khỉ Con cũng đến ba nghìn tệ, một nghìn rưỡi này là hoàn toàn không đủ.
Vậy mà Đổng Thừa Nghiệp lại nói: “ Không phải cô vừa khóc vừa gào muốn li hôn với tôi sao? Vậy cô có bản lĩnh li hôn thì cũng có bản lĩnh kiếm tiền nuôi gia đình chứ!”
Qua những dòng chữ đó tôi gần như nhìn thấy khuôn mặt ác ý của anh ta.
Lúc li hôn, hai bên sẽ bộc lộ ra bộ mặt thật của mình.
Tôi từng nghe một người chị nói, kết hôn nhất định phải tìm một người không tiếc tiêu tiền vì phụ nữ, nói một cách khách quan, ít nhất lúc li hôn anh ta cũng không khiến đối phương phải chịu thiệt thòi về mặt vật chất.
Còn hiện tại thì sao? Cuối cùng tôi cũng đã hiểu được câu nói này.
Bà của Đổng Thừa Nghiệp cách đầu dây điện thoại còn hét lên với tôi, nói rằng mỗi tháng một nghìn tệ rưỡi là nhiều rồi, bảo tôi nếu có bản lĩnh thì đưa con cho nhà họ, rồi mỗi tháng đưa cho họ một nghìn rưỡi tiền nuôi dưỡng.
Tôi nói, tôi thật sự không có cái bản lĩnh ấy.
Cuối cùng, tôi đành phải thỏa hiệp.
Thỏa thuận li hôn cuối cùng là: Một, quyền nuôi dưỡng con sẽ thuộc về tôi. Hai, hơn mười vạn tiền mừng cưới của hai người sẽ làm thành phí học hành, khám chữa bệnh của con sau này. Ba, mỗi tháng Đổng Thừa Nghiệp sẽ phải cấp cho Khỉ Con một nghìn rưỡi phí nuôi dưỡng.
Thái Thái đọc được giấy thỏa thuận li hôn này, cất tiếng bình luận: “ Sao tao thấy cái thỏa thuận li hôn này cứ như người ngoại tình là mày vậy, quả thực không khác “tịnh thân xuất hộ””
ý chỉ: khi hai vợ chồng li hôn, một bên không lấy bất kỳ tải sản gì.
Ngay đến hơi sức để khinh bỉ lỗi phát âm sai của Thái Thái tôi cũng không còn nữa rồi, chỉ có thể lặng lẽ gật đầu.
Sau khi li hôn, tôi nghe nói đi khắp nơi rêu rao anh ta rất vĩ đại, nói anh ta không cần tài sản gì, để hết lại cho tôi
Tôi chỉ có thể cười “ ha ha” mấy tiếng, anh ta không chỉ bóp méo bốn chữ “ tình yêu đích thực”, ngay đến cả “tịnh thân xuất hộ” cũng không bỏ qua.
Tôi biết bản thỏa thuận này là tôi bị chèn ép quá mức, nhưng dưới tình huống ấy tôi không còn lựa chọn nào khác.
Pháp luật căn bản không bảo đảm quyền lợi của phụ nữ, mà chỉ bảo vệ tài sản trước khi kết hôn, tôn trọng quyền bình đẳng giữa hai bên, v…v
Pháp luật coi trọng quyền bình đẳng giữa nam nữ, song, trong hôn nhân địa vị của đàn ông và phụ nữ lại không ngang hàng.
Trước khi kết hôn, chỉ cần người phụ nữ đề nghị thêm tên mình vào tài sản chung thì nhất định sẽ bị mắng cho te tát, nói người phụ nữ này ham của hám tài.
Nhưng sau khi kết hôn, quan niệm hôn nhân truyền thống yêu cầu người phụ nữ phải toàn tâm toàn ý với gia đình. Rõ ràng hai vợ chồng đều phải đi làm kiếm tiền nhưng phụ nữ vẫn phải kiêm thêm việc nhà, chăm chồng chăm con. Còn người đàn ông chỉ cần sau khi tan ca, đúng giờ về nhà không la cà bên ngoài, không dây dưa vào các mối quan hệ nam nữ không trong sáng đã được coi là người chồng tuyệt vời rồi. Phụ nữ làm việc nhà, sinh con, dạy bảo con đã tiêu phí một phần lớn tinh lực, cho nên đại đa số sau khi kết hôn, trên phương diện công tác người phụ nữ thường không có được bước đột phá cũng như không khẳng định được bản thân. Vậy mà rất nhiều đàn ông cho rằng việc sinh con đẻ cái, chăm lo việc nhà là nghĩa vụ của người phụ nữ, không cảm thấy việc mình và vợ cùng kiếm tiền nuôi gia đình có gì là không đúng, thậm chí còn coi việc vợ ra ngoài kiếm tiền càng quan trọng hơn nữa.
Hiện nay xã hội hiện đại thiếu tín ngưỡng, cũng thiếu ràng buộc pháp lý, cho nên ngày càng có nhiều đàn ông ngoại tình, phản bội hôn nhân. Một khi người đàn ông ngoại tình, sự đảm bảo về vật chất của người phụ nữ chỉ có thể dựa vào lương tâm của người chồng. Khi đó, những cố gắng sinh con dưỡng cái lo liệu gia đình đều trở thành hư vô, không có một phân bảo đảm.
Cũng khó trách Trung Quốc là quốc gia có tỉ lệ phụ nữ tự sát cao hơn nam, cả một xã hội quá khoan dung với đàn ông, còn đối với phụ nữ lại quá hà khắc.
Mà trước khi kết hôn tôi cũng bị cái khái niệm “nam nữ bình đẳng” não tàn này tẩy não. Cho rằng mình gả cho Đổng Thừa Nghiệp chứ không phải gả cho nhà anh ta, cần gì phải viết thêm tên mình vào căn hộ của anh ta, một người đứng tên một căn hô, quá công bằng rồi!
Chỉ đến lúc thật sự li hôn rồi tôi mới hiểu rõ, không có sự bảo đảm của vật chất, con đường làm một người mẹ đơn thân càng khó đi.
Cách hiểu của Thái Thái rất chính xác: “ Pháp luật của người Trung Quốc rất rõ ràng, chính là không muốn những người phụ nữ như mày kết hôn, sinh con làm gia tăng dân số, cho nên không ngừng khai thái quyền lợi hợp pháp của những người phụ nữ như chúng mày. Đáng tiếc bọn mày đều sợ trở thành phụ nữ bị hắt hủi, dù cho không được pháp luật bảo hộ vẫn mạo hiểm chen lấn sinh con dưỡng cái.”
Tôi cảm thấy cách giải thích của Thái Thái vô cùng rõ ràng thấu đáo, quả thực không nhìn ra đây là những lời người bị ngọng âm cong lưỡi với âm không cong lưỡi nói ra.