Những năm tháng nổi tiếng khắp thiên hạ của Thịnh Phù Trạch, là tấm gương trong lòng người đọc sách.
Tất cả những hình tượng quân tử lý tưởng, cụ thể và khó đạt tới đều được thể hiện rõ nét trên người y, huống chi thân phận y vốn đã cao quý không gì sánh được, khiến người ta càng thêm ngưỡng mộ mà khó với tới.
Ba tuổi biết ngàn chữ, năm tuổi biết làm thơ, bảy tuổi tinh thông tranh thủy mặc... Nhiều kỹ năng về lễ nhạc, cưỡi ngựa bắn cung, không có gì y không biết.
Kha Hồng Tuyết thì khác, lúc Kha phu nhân sinh hắn bị khó sinh. Từ nhỏ sức khỏe hắn đã yếu kém, sợ rằng học hành quá sức sẽ mệt nhọc thân thể. Những năm lớn lên ở phía Nam, Kha Học Bác và phu nhân chỉ yêu cầu hắn rèn luyện có một cơ thể khoẻ mạnh.
Sau khi trở về kinh thành, Kha thái phó đích thân giáo dục hắn, thực sự đã tốn rất nhiều công sức.
Người tuyết đúng là thông minh từ nhỏ, nhưng cũng không thể chịu nổi khối lượng học tập đột ngột tăng lên, ngày ngày viết lách, lúc rảnh rỗi lại học cờ, học đàn... Kha Thái phó gần như sắp xếp kín hết thời gian của hắn, ba ngày một kỳ kiểm tra nhỏ, năm ngày một kỳ kiểm tra lớn, mỗi ngày đều có những kiến thức và kỹ năng mới phải học.
Ngay cả Kha Hồng Tuyết bây giờ cũng sẽ có lúc cảm thấy chán ghét, huống chi khi đó hắn mới mười hai mười ba tuổi.
Ngón tay người thiếu niên nhỏ nhắn yếu ớt, từ nhỏ đã sống an nhàn sung sướng, nhưng dây đàn cắt vào tay không ngừng, mấy vết máu đã nổi lên.
Mùa xuân năm đó, dương liễu bay đầy trời, không khí Ngu Kinh tràn ngập những cánh liễu phiêu lãng.
Thịnh Phù Trạch chọn một ngày xuân nhàn tản, lẻn ra cửa cung, gõ cửa phủ Kha gia.
Y vốn định gõ cửa viện của Kha Hồng Tuyết, nhưng khi tiến gần đã nghe thấy tiếng đàn phát ra từ trong viện.
Ngây ngô, bỡ ngỡ, non nớt…
Tứ muội muội đánh đàn trong cung cũng không tới mức kém như vậy.
Thịnh Phù Trạch lại cảm thấy thú vị, đuôi lông mày nhướng lên, không vào quấy rầy mà chỉ đứng bên ngoài cửa viện tắm trong nắng ấm mùa xuân, lắng nghe tiếng đàn ghập ghềnh của A Tuyết đang chơi một khúc "Quan Thư".
Chỉ tiếc rằng chưa nghe hết đoạn cuối, khúc đàn đang dở chừng thì người trong viện dường như mất kiên nhẫn, đầu ngón tay lướt qua một âm mạnh, tiếng đàn đột ngột dừng lại.
Trong viện chỉ còn lại chim chóc và tiếng gió.
Thịnh Phù Trạch cười khẽ, xua gã sai vặt dẫn đường lui ra, đi vào trong viện.
Mùa xuân rực rỡ, ánh nắng dịu dàng, tam hoàng tử mặc áo gấm màu tím thẫm, vừa đi vừa cười: "Ai đã làm A Tuyết của chúng ta không vui thế này?”
Lúc đầu Kha Hồng Tuyết còn chưa cứng nhắc như vậy, cũng không có lòng dạ tâm cơ gì, tâm tính thiếu niên nhìn một cái là biết hết.
Mùa đông năm ngoái ở cùng Thịnh Phù Trạch tại Phù Viên đã lâu, quen thuộc lẫn nhau, hắn thực sự không có nhiều rào cản về quan hệ quân thần với y.
Dù là như vậy, khi nghe thấy giọng của Thịnh Phù Trạch, hắn ngẩng đầu thấy người ấy đang bước tới dưới ánh sáng lấp lánh và cánh liễu bay, vẫn ngẩn ra một lúc.
Cho đến khi người đó đứng trước mặt hắn, ánh mắt đầy vẻ bao dung cười nhẹ, Kha Hồng Tuyết mới như nhớ ra, đứng dậy nói: "Điện hạ.”Ánh mắt Thịnh Phù Trạch lướt qua những giọt máu trên đầu ngón tay hắn, biết rõ đây không phải lúc để xót xa, nhưng vẫn lấy băng băng lại cho hắn, nói: "Tự mình luyện có thể dùng chút kỹ xảo, Thái phó sẽ không biết đâu.”
Kha Hồng Tuyết hơi ngẩn ngơ, cúi đầu nhìn lớp băng mỏng trên đầu ngón tay, trong đầu nghĩ đến quy định nghiêm ngặt của ông nội rằng làm thế sẽ ảnh hưởng đến âm sắc, không có lợi cho việc luyện đàn.
Nhưng nếu thật sự nói như vậy......
Kha Hồng Tuyết cúi đầu, thấy Thịnh Phù Trạch đã ngồi vào chỗ của hắn, lật lật quyển nhạc phổ của hắn, cười rất trong sáng lại đẹp đẽ, giọng nói mang chút lười biếng mà phóng túng: "Quan Thư? Đúng là khúc nhạc hay, ta đàn cho ngươi nghe.”
Sau này Kha Hàn Anh đã chơi khúc "Quan Thư" vô số lần, nhưng không lần nào có cảnh đẹp như lần đó.
Có lẽ vì mùa xuân dễ đến, thiếu niên lại không còn, hoặc chỉ đơn giản là vì Thịnh Phù Trạch thực sự xứng đáng với những lời khen ngợi khắp thiên hạ.
Băng gạc có lợi cho việc luyện đàn hay không hắn không biết, Kha Hồng Tuyết chỉ nhớ ánh sáng lấp lánh rơi qua kẽ lá phản chiếu trên đôi mày mắt của Thịnh Phù Trạch, thiếu niên hoàng tử đã lộ rõ dấu hiệu phóng túng trong tương lai, nhưng trong khúc nhạc đó, chỉ thấy sự tận tâm và dịu dàng đến cực điểm.
Tam điện hạ đàn xong một khúc nhạc cổ xưa, ngẩng đầu cười hỏi người của hiện tại: "Tay A Tuyết còn đàn được không, ta dạy ngươi nhé?"
-
Khi đã nhận được một câu trả lời phủ định, theo lẽ thường không ai sẽ hỏi lần thứ hai.
Nhưng Kha Hồng Tuyết lại cố tình hỏi, hỏi một cách nhàn nhạt, hỏi một cách nhẹ nhàng.
Hắn dựa vào giá sách, nhìn Mộc Cảnh Tự, chờ một câu trả lời.
Rõ ràng câu "không biết" trong phòng đàn thoát ra dễ dàng như vậy, nhưng lần này Mộc Cảnh Tự lại im lặng hồi lâu.
Kha Hồng Tuyết hạ mi mắt, trong mắt lóe lên vẻ vui mừng, như thực hiện được trò đùa ác, như nắm bắt được chấp niệm.
Từ Minh Duệ từ dãy kệ sách khác bước tới, phá vỡ sự im lặng này: "Ta không tìm thấy—”
Nói được một nửa, nhìn thấy quyển sách trong tay Mộc Cảnh Tự, hắn ngừng lại, bước tới nhìn bìa sách: "Đây không phải là tìm thấy rồi sao, hai người làm gì ở đây?”
Kha Hồng Tuyết cười nhẹ, đặt cuốn sách vừa lật bừa trở lại vị trí cũ: "Thấy một cuốn sách thú vị, không có gì, đi thôi.”
Từ Minh Duệ hồ nghi nghiêng người, nheo mắt nhìn hàng sách trên giá sách.
“Nông canh tùy trời "," cơ khí nhập môn "," cây trồng bốn mùa "......
Không lạ gì tầng năm và sáu chỉ có phu tử hay lên, các thí sinh chuẩn bị cho kỳ thi chỉ cần biết kiến thức cơ bản, chủ yếu là tập trung vào sách lược và chính trị, ít ai đọc những sách này.
Nhưng Kha Hồng Tuyết......
Tầm mắt Từ Minh Duệ quay qua nhìn sang Mộc Cảnh Tự, nghĩ thầm: Chắc không phải là sách thú vị, mà là người thú vị.
Nhưng chuyện này cũng không liên quan gì đến hắn, Từ Minh Duệ nhún vai, cầm sách đi tới trước một cái bàn trống, rút ra một tờ giấy trắng từ trong tay áo, bắt đầu chép sách.
Học sinh có thể mượn sách, nhưng gặp phải loại sách cổ này, bình thường sẽ sao chép lại trong thư viện mang ra ngoài, phòng ngừa bị hư hao.
Kha Hồng Tuyết nhận thấy hắn không sao chép toàn bộ, chỉ có một số đoạn về thủy lợi mới chép kỹ lưỡng và vẽ hình minh họa.
Kha Hồng Tuyết hỏi: "Từ huynh chép cái này làm gì?”
“Gọi tên ta. "Từ Minh Duệ không thích xưng hô nho nhã, cũng không ngẩng đầu trả lời:" Ca ca ta ở Hàn Lâm Viện, cấp trên giao cho nhiệm vụ tìm phương pháp sử dụng nước trong nông nghiệp qua các đời.”
Những phương pháp đó chẳng qua là gánh nước, đào kênh mương, xe nước dẫn dòng, trải qua hàng nghìn năm có một số cải tiến nhưng không nhiều, nếu nhiệm vụ này không phải cấp trên cố ý gây khó dễ, thì chắc có mục đích khác.
Nhưng nếu có liên quan đến dùng nước, năm Khánh Chính thứ hai Giang Nam xảy ra lũ lụt, mặc dù ba năm sau đó cứ đến mùa mưa là có lũ lụt, nhưng phạm vi không lớn, không đến mức gây ra thiên tai, cũng không gây nhiều tổn thất không thể khắc phục như trước.
Nếu không phải cái này......
Kha Hồng Tuyết nghĩ nghĩ: "Lệnh huynh muốn tới Công bộ?”
Từ Minh Duệ vẫn chép sách, ngẩng đầu liếc nhìn Kha Hồng Tuyết, không che giấu: "Có ý định đó.”
"Tại sao?" Kha Hồng Tuyết hỏi thẳng.
Ngoài mấy người đứng đầu hoặc có kỹ năng nổi trội trong một lĩnh vực nào đó được sắp xếp chức vụ chính thức, đa số sẽ vào Hàn Lâm Viện, nhận một hai chức danh như Thị độc, Thị giảng, Tu soạn, Biên soạn, những người khác bắt đầu từ Thứ Cát Sĩ.
(Quan thị độc, thị giảng: Chức quan trong việc Hàn lâm, giữ việc đọc sách cho vua.)
Mặc sù Thứ cát sĩ không phải là chức quan, nhưng thăng tiến nhanh, hơn nữa Hàn Lâm Viện là nơi nhiều Nội Các, Các lão đều xuất thân từ đó.
Huynh trưởng của Từ Minh Duệ đã là thám hoa lang khoa trước, tương lai sẽ đi con đường làm quan ở kinh thành, đợi ở Hàn Lâm viện chờ cơ hội tiến vào nội các, so với vào Công bộ thì tốt hơn rất nhiều.
- Dù sao Công bộ cũng không thanh nhàn bằng Lễ bộ, cũng không có dầu mỡ để vớt như Hộ bộ Lại bộ, cũng không có quyền lực như Bộ Hình, Bộ Binh, là một nơi điển hình làm việc nặng nhọc mà không được gì.
Kha Hồng Tuyết nhất thời không nghĩ ra ngoài việc cấp trên gây khó dễ còn có lý do nào khác.
Có lẽ là nghi hoặc trong lời nói của hắn quá rõ ràng, mang theo vài phần không hiểu thế tục thông thường, Từ Minh Duệ dừng một chút, đặt bút xuống, ngước mắt nhìn thẳng vào Kha Hồng Tuyết: " Sao lại không thể đi?"
Kha Hồng Tuyết ngẩn ra, còn không có lên tiếng đã nghe hắn nói: "Ngươi hỏi ta từng nghe đồn về ngươi ở đâu, là mùa xuân năm nay, trước khi học phủ chiêu sinh, ngươi đã nói những lời kia ở tiệc rượu dưới chân núi."
Kha Hồng Tuyết nhất thời không nhớ ra mình đã nói gì, Từ Minh Duệ nói: "Vì bản thân mình nở mày nở mặt, vì hậu duệ phồn vinh báo đáp triều đình, có điều nào là vì sinh linh thiên hạ không?”
"Trong công đường luận sử biện nay có mấy chục người, có bao nhiêu người thực sự đã từng xuống ruộng làm đất, có bao nhiêu người đã vào tù trải qua ác cảnh, lại có bao nhiêu người đã từng đến biên giới, thực sự nhìn thấy chiến tranh và các tướng sĩ canh giữ biên cương?”
Hắn hỏi: "Đây đều là nguyên văn của ngươi đúng không?”
Kha Hồng Tuyết chợt nhận ra cuộc nói chuyện này không thể theo thái độ thông thường, hắn cũng ngồi thẳng người, gật đầu: "Đúng vậy.”
Từ Minh Duệ: "Vậy sao ngươi lại hỏi sao ca ca ta lại tới Công bộ?”
Hắn nói: "Nhà ta không phải nhân sĩ trong kinh, lớn lên ở ruộng đồng, nếu không phải ca ca ta có chí lớn, thi đỗ khoa cử nhập sĩ thì bây giờ ta còn đang ở nhà làm ruộng nuôi ca ca ta học, chắc chắn không có cơ hội vào Lâm Uyên học phủ.”
"Ca ca ta nói với ta, đọc sách là vì làm việc thực tế, cái gì là việc thực tế?" Từ Minh Duệ hỏi, "Tranh luận vài chính sách trên triều đình, xử lý vài vụ công án trong nha môn hay là ngồi ở Hàn Lâm viện viết những thi từ ca phú ca ngợi công đức cảm tạ hoàng ân?”
Kha Hồng Tuyết cả kinh, quay đầu nhìn quanh một vòng, chỉ thấy một vị phu tử tóc bạc ở xa xa mới yên tâm, khuyên: "Ngươi nói chuyện nên chú ý đến hoàn cảnh một chút.”
Từ Minh Duệ chắc cũng biết mình lỡ lời, không cãi lại hắn, mà nói: "Thật ra những việc đó đều cần thiết, về lâu dài có thể khiến đời sống dân sinh tốt hơn. Nhưng một năm ruộng đồng sản xuất nhiều thêm vài hộc lúa, thiên tai ít chết đói vài người, bão tuyết, mưa lớn, động đất, lũ lụt ít phá hủy vài căn nhà... Chẳng lẽ những điều này không phải là việc thực sao?”
“Ta và ca ta không học được cách nói chuyện làm việc của người kinh thành, cũng không thể nói một câu phải lót cả trăm câu. Ca ta nghĩ rằng thay vì ở Hàn Lâm Viện tranh giành một hai cơ hội thăng tiến đến bảy mươi, tám mươi tuổi vào Nội các, thì thà khi còn trẻ, còn sức, đi đến nơi làm được nhiều việc hơn, làm điều gì đó cho dân, mới thực sự xứng đáng với chiếc áo quan đang mặc, bổng lộc đang nhận.”
Từ Minh Duệ nói xong gật đầu: "Ta cảm thấy ca ta nói đúng.”
“Ta chưa từng đi qua biên cương, cũng chưa từng vào tù, nhưng ta từng xuống ruộng trồng trọt, cho nên ta cảm thấy lời ngươi nói cũng rất đúng. "Từ Minh Duệ nhìn hắn nghiêm túc nói.
Trên bàn là cuốn sách cổ sao chép dở, ngoài cửa sổ là ánh chiều thu dần buông.
Kha Hồng Tuyết sửng sốt một hồi, nghiêng đầu nhìn về phía Mộc Cảnh Tự.
Mộc Cảnh Tự đang nghiêng đầu nhìn Từ Minh Duệ, thần thái bình thản, trong mắt dường như có thưởng thức và khen ngợi.
Mùa xuân nghe khúc "Quan Thư", mùa thu bàn chuyện quan trường.
Rõ ràng không có điểm nào tương đồng, tu dưỡng âm nhạc và xây dựng nông nghiệp cũng hoàn toàn khác biệt, nhưng Kha Hồng Tuyết lại thấy trong mắt họ có cùng một thứ.
Thiếu niên nhiệt huyết, ngọn lửa trong lòng thực sự sẽ phát ra từ ánh mắt.
Hắn ngồi yên thật lâu, đứng dậy, cung kính cúi chào Từ Minh Duệ.
Vì hắn, cũng vì Thám Hoa Lang của Đại Ngu.
Kha Hồng Tuyết chợt nhận ra, hắn đã nghĩ quá hẹp về học huynh của mình.
Có lẽ không chỉ vì báo thù.