Chương
Về HN tôi chỉ biết nằm dài trong phòng ngủ vùi ngày này qua ngày khác, tôi chẳng buồn nghĩ xem mình sẽ làm gì để sau này tự nuôi bản thân, tôi coi mình như cái xác chết di động, ngủ chán dậy ăn, ăn xong lại lên phòng ôm mấy quyền truyện kiếm hiệp thuê ở đầu ngõ về đọc, đọc mỏi mắt lại ngủ. Cũng có những lúc buồn chân tay và mẹ tôi nhờ xuống trông hàng để đi lấy hàng, tôi xuống nhà bán từng quả trứng, từng gói mì, bình ga, bột canh… ẹ. Có ngày mẹ tôi cũng mệt vì vừa phải nhận làm quyết tóan thuế ột vài công ty gần nhà vừa phải lấy hàng bán hàng nên tôi trông giúp mẹ cả ngày. Những ngày như thế nhiều nhất tôi bán được k tiền hàng, tính ra lãi được khoảng -k. Thật là một con số tôi không tưởng tượng ra vì nó chỉ bằng điểm lô tôi ghi mà thường tôi ghi điểm trở lên chứ có bao giờ ghi điểm, số tiền lời chẳng bằng một lần bo cho bảo vệ vũ trường. Vậy mà mẹ tôi vẫn cầm lấy hộp tiền toàn những đồng và vuốt cho thật phẳng để vào ví rồi lại tất tả xe đạp ra chợ lấy hàng trong cái lạnh căm căm. Tôi nhớ có lần tôi chẳng may làm vỡ một quả trứng định lấy xẻng xúc đi thì mẹ tôi hớt hải chạy ra bảo để đấy, rồi mẹ lấy chiếc muôi múc canh hớt lấy lòng đỏ cho vào bát cười hớn hở “Cái này trưa đập thêm quả nữa vào mà rán ai lại phí thế! May mà ra kịp” còn tôi cảm thấy tê tái và chua xót trong lòng.
Ở mãi nhà quanh đi quẩn lại với hàng hóa và truyện trò tôi cũng oải người và bố tôi thì cũng không muốn tôi cứ mãi thế nên một hôm sau khi ăn cơm bố mẹ tôi bảo tôi ngồi lại nói chuyện. Bố bảo đang có suất đi Nhật của người quen, sang đấy vừa học vừa làm được không cần phải bằng cấp nhưng phải có chứng chỉ tiếng nhật San Kiu. Tôi thấy vậy là cũng có cơ hội ra nước ngòai với lại người ta bảo cái đấy cũng như bằng A tiếng anh nên nghĩ chắc cũng chẳng khó gì mà đạt được nên gật đầu đồng y’ ngay. Từ hôm ấy tôi hàng ngày có mặt tại Núi Trúc để ê a học tiếng Nhật.
Những ngày đầu tôi quyết tâm lắm, học hành chăm chỉ ghi bài đầy đủ lúc nào cũng cố gắng đến sớm ngồi đầu dán mắt vào bàng, tôi cứ liên tưởng đến những bộ phim chiếu trên ti vi hay trong các cuốn truyện kiếm hiệp mà tôi đọc nơi có những nhân vật chính khi quyết tâm làm cái gì đó chỉ qua vài cảnh trong phim hoặc vài trang truyện là thay da đổi thịt, là thành công vang dội. Nhưng ở đời chẳng có cái gì là như phim như truyện cả tiếng Nhật quả là khó, nó khó ngay đối với những người bình thường chứ chưa nói gì đến kẻ ăn chơi suốt mấy năm trời không đụng đến sách vở. Thế nên chỉ sau một tháng là tôi chán nản hẳn tôi xuống cuối lớp ngồi từ lúc nào không hay, về nhà chẳng buồn ôn lại bài, từ thì lúc nhớ lúc không. Kết quả là sau tháng tôi nghỉ ở nhà không đi học nữa với cái lí do vứt lại cho bố mẹ tôi là “Con thấy đau đầu lắm! càn học càng đau! Chẳng học vào được”, bố tôi chỉ biết ngao ngán lắc đầu còn mẹ thì chép miệng tiếc những đồng tiền đã đưa tôi đóng học để giờ chả thu được cái kết qủa nào.
Vậy là tôi lại trở về với bốn bức tường quen thuộc, lại ngốn dần cái tủ truyện kiếm hiệp vô nghĩa của cửa hàng truyện đầu ngõ. Những cuốn truyện luôn làm tôi mơ tưởng đến ngày nào tôi sẽ gặp kỳ duyên và sẽ thành người tài giỏi, có cuộc sống sung sướng chứ chẳng phải bon chen phấn đấu từng li từng tí một như này. Và đúng như tôi mong đợi kỳ duyên của tôi đã đến.
Một buổi trưa trông hàng ẹ ngủ có ông khách vào uống nước(nhà tôi có cái bàn nhỏ để cho khách uống nước ngọt hoặc bia), bộ dạng ông khách này có vẻ đang làm cái gì đó mờ ám, mặt mày lấm la lấm lét như sợ bị ai theo dõi, tay ôm khư khư cái cặp da màu đen. Tôi cũng chỉ quan sát thế chứ cũng chẳng đề phòng gì vì nhà tôi thì có gì đáng giá đâu, với lại so với tôi ông ta cũng chẳng to cao bằng nên để kệ ông ta ngồi đấy. Một lát sau tôi ngồi trong nhà nghe thấy ông ta đang điện thoại cho ai đấy bảo đã ở địa chỉ đấy rồi ra nhận hàng đi khiến tôi chột dạ “Khéo buôn trắng thì toi, phải chú y’ quan sát hơn mới được!”. Chẳng bao lâu sau tôi thấy có thêm một người nữa đội mũ lưỡi trai sùm sụp bước vào bàn nước nhà tôi, ông khách kia gọi tôi bật thêm chai nước nữa đưa ra cho người khách mới vào. Cảm thấy có gì đó khả nghi và tò mò nên tôi ko vào nhà ngay mà ra vẻ sắp xếp lại ít hàng khô ở phía ngòai.
Tiếng người đàn ông vào sau thấp giọng hỏi “Có chưa? Đưa em xem qua đi”, người đàn ông đầu tiên trả lời “Đây rồi! Yên tâm là như thật” rồi rút ra một cái gì đó đưa cho người đội mũ lưỡi trai, tôi cố gắng khom người xuống nhìn qua khửu tay của mình, phải nheo mắt lại một lúc tôi mới thấy cái mà người đội mũ lưỡi trai kia đang soi đi soi lại là một chiếc bằng tốt nghiệp không biết là đại học hay cao đẳng. Sau đó người đội mũ lưỡi trai rút ra một chiếc bằng khác(chắc là bằng thật) để so sánh một lúc rồi gật gù ra vẻ hài lòng. Người đàn ông đầu tiên thấy thế liền giục “Thế nào! Okie rồi thì đưa nốt đây cho anh đi”, đến lúc này thì tôi cũng không cần ở ngòai nữa tôi đi vào kệ hai người giao dịch và thanh toán với nhau. Vào trong nhà tôi biết rằng cơ hội của tôi đến đây rồi, tôi sẽ mua một tấm bằng của người đàn ông này và từ đó mình sẽ có thể xin được việc và đi làm mà không phải trải qua bất kỳ một khóa học khốn khổ nào cả. Khi người đàn ông thứ đi rồi chỉ còn lại người đầu tiên đang đếm lại tiền và gọi tôi ra thanh tóan thì tôi liền đi vội ra. Không vòng vo, tôi đặt thẳng vấn đề với ông ta về nhu cầu của mình và yêu cầu ông ta cho tôi biết giá của một tấm bằng ĐH.
Nhìn tôi một hồi như muốn dò xét rồi ông ta cũng đưa ra cái giá là triệu, một cái giá mà tôi nghĩ là quá rẻ ột tấm bằng ĐH. Ông ta yêu cầu tôi cung cấp ảnh, họ tên, tên trường, khóa học, và nếu có được bằng tốt nghiệp photo của ai đấy để làm mẫu thì càng tốt. Tôi tất nhiên là không có ngay được những thứ ông ta yêu cầu nên xin số đt để liên lạc lại khi tôi có đủ những thứ ông ta yêu cầu. Ông ta đồng y’ để lại số cho tôi và ra về không quên dặn tôi là phải hết sức giữ bí mật.
Nhưng khi ông ta về tôi lại nghĩ khác, có lẽ tôi chẳng cần tấm bằng đấy, tôi sẽ kinh doanh bằng khả năng làm bằng của ông ta, tôi biết cái đám ăn chơi như tôi ngày trước thì chả thiếu tiền mà lại không thiếu gì những đứa học nửa chừng bị đuổi hoặc là không học vẫn báo bố mẹ là đang học. Chỉ cần bắt sóng lại chúng nó tôi có thể bán cho chúng nó với những cái này. Tự nhẩm tính tôi nghĩ là bán với giá triệu một tấm bằng vẫn rẻ chán, tôi sẽ lãi triệu một tấm bằng. Gấp đôi lương tháng của một công chức lâu năm chả mấy chốc tôi sẽ giàu to.
Hí hửng với cái phương án kinh doanh vừa lập tôi lập tức bỏ cả buổi chièu bắt sóng lại vài thằng bạn ăn chơi chào hàng. Kế hoạch chào hàng của tôi thành công ngòai sức mong đợi, trong vòng ngày tôi đã có khách hàng gửi hồ sơ và tiền cọc trước cho tôi(đấy là tôi còn lựa chọn và từ chối khéo nhiều khách cảm thấy không tin tưởng được). Tôi chuyển lại toàn bộ cho người đàn ông kia tại chính nhà của ông ta, và tôi thấy rõ sự kinh ngạc trong mắt ông ấy về số lượng khách hàng tôi đem lại. Ông ta niềm nở nhận hồ sơ và tiền cọc không quên ghi rõ tên tôi và số đt vào cái phong bì chung của tất cả các khách hàng tôi đem đến để đỡ thất lạc.Ông ta hẹn tôi nửa tháng nữa sẽ giao bằng và trước khi giao sẽ điện thoại. Tôi về nhà nằm đọc truyện và bắt đầu nhẩm tính xem sẽ làm gì với số tiền có được. Tôi sẽ mua cái xe máy xịn hơn, sẽ lắp điều hòa cho cả nhà, mua cái tivi đẹp hơn, bảo mẹ tôi dẹp cái cửa hàng đi mà nghỉ ngơi… Và còn vô số dự định tốt đẹp khác nữa.
Tôi đã không phải chờ lâu, chỉ ngày sau tôi đã có điện thoại nhưng không phải của ông ta mà của một người đàn ông với chất giọng lạnh tanh “Anh có phải là H không?” tôi ngập ngừng trả lời “D..ạ vâng! Đúng rồi” giọng đàn ông bên kia vẫn lạnh lùng “Chúng tôi bên cơ quan an ninh đang điều tra về đường dây làm bằng giả! Yêu cầu sáng ngày mai h anh có mặt tại …. Để lấy lời khai và làm rõ các bên liên can” tiếng vâng lập cập của tôi chưa kịp dứt thì đầu bên kia đã vọng lại tiếng cúp máy khô khan. Tôi run rẩy, mồ hôi vã như suối, tim tôi đập thình thịch, một cảm giác sợ hãi đến cùng cực dâng lên trong người. Chưa bao giờ tôi cảm thấy sợ như bây giờ, tôi ngồi lì trên phòng chẳng có lòng dạ nào mà ăn uống mặc ẹ gọi khản cổ dưới nhà. Tôi nghĩ ngay đến những chấn song sắt, đến những ngày lao động khổ sai, đến những đám anh chị trong tù, tôi ra ma rồi. Tôi sợ bấn hết cả người không còn biết nghĩ ngợi gì. Rồi sợ quá không biết làm gì nữa tôi xuống nhà cầu cứu bố với cái giọng của kẻ sắp chết, của kẻ sợ chết, sợ đi tù.
Nghe tôi trình bày trong cái giọng hoảng hốt không rõ đầu rõ cuối khiến bố tôi phải hỏi đi hỏi lại mấy lần mới vỡ lẽ ra. Bố tôi lắc đầu với khuôn mặt chán chường và thất vọng, còn mẹ tôi nghe ra chỉ biết nức nở mà trách móc tôi “Sao lại làm thế hả con! Kiếm tiền phi pháp như thế thì làm sao mà không bị bắt! Sao tôi khổ thế này! Giờ lấy đâu tiền mà chạy! Không biết có chạy được nữa không! Sao tôi bất hạnh thế” rồi mẹ khóc to hơn khiến bố tôi phải quát “Có nín đi không! Giờ khóc thì có ích gì nữa! Động tí là khóc”.
Sau đấy bố tôi phải muối mặt chạy vạy khắp nơi để mà lo lót cho tôi thoát khỏi tù tội, tôi không biết bố mẹ tôi đã mất bao tiền để cuối cùng tôi được cho là thành phần không liên can đến vụ án, chỉ triệu tập lấy lời khai và cho về. Nhưng nhìn sợi dây chuyền mẹ đeo trên cổ cũng không còn tôi hiểu là tôi đã tiêu đi những đồng tiền dành dụm cuối cùng của bố mẹ rồi. Thêm một lần nữa tôi lại là kẻ mang tội….