Cửu Đan và Derrida
Cửu Đan đã từng đối kháng với nhiều người, cô đã nói rất nhiều chuyện. Vì bị nhiều người chửi rủa, cho nên cô nói trước quên sau, nói sau quên trước. Trong kho từ ngữ của cô có lương tâm trí tuệ, cởi quần, viết văn, tâm linh, gái điếm, thượng đế kinh thánh, bi thương, vương ức….Hôm nay chúng ta qua Giường Đàn Bà được gặp Derrida cùng với giải cấu trúc và long khoan dung của ông. Cũng như nhiều trí thức khác, vì cái từ khoan dung này mà Cửu Đan nảy sinh tình cảm than thiết với Derrida, nhưng đồng thời, Cửu Đan vẫn giữ lại thinh thần đối kháng với một bộ phận người trong thế giới này. Nếu trong “Quạ đen” bà đã cởi quần áo của con gái, vậy trong “Giường đàn bà” bà lại cởi hết quần áo của đàn ông.
Đấy là thói quen,Cửu Đan nếu không như thế sẽ không là Cửu Đan.Điều duy nhất khó hiểu là,tất cả những chuyện ấy có liên quan gì đến Derrida?
Trung Quốc có rất nhiều chuyện kì quái!
Có người xưa này chưa một ngày học về âm nhạc,bạn bảo anh ta hãy nghe hát để luyện lỗ tai,có thể anh ta không hát đúng một nốt thăng hay một nốt giáng,vì anh ta không biết ký âm hoặc nhạc số.Nhưng con người ấy sẽ nói với chúng ta về cao trào trong âm nhạc,cóp nhặt những chuyện về các nhà soạn nhạc,sau đây nhào nặn,lồng cảm xúc cá nhân vào đấy.Những người ấy quanh năm suốt tháng ngồi trên ghế nhà mình vừa nhìn ra ngoài cửa sổ vừa thủ dâm,đồng thời so sánh từng ly từng tí với bạn bè và hàng xóm,nhưng lại bảo bản thân lánh xa hiện thực.Tiểu thuyết của họ không có nội tâm,chỉ có cái mà họ gọi là triết học.Những nhân vật không có cảm giác đau đớn,chỉ có tiêu bản hoặc người chết.Họ cho rằng họ đã sáng tạo nên những hiện thực chưa từng có,lấy mình ra so sánh với Kafka và Schultz,mô phỏng giọng điệu của những người kia,nhưng lại chưa một lần thể nghiệm một cách chân thực tình cảm và buồn đau của con người.Những kẻ tiểu nhân lúc nào cũng so sánh với con người trong hiện thực,nhưng trong tác phẩm lại nói anh ta đã phát hiện ra một thức hiện thực khác gây xúc động lòng người hơn rất nhiều.Những quái thai ấy do một sực mạnh đáng sợ sinh ra.Họ bị sức mạnh to lớn của hiện thực đe dọa,cho nên họ đẻ ra những tác phẩm lấy sự tạm thời thích nghi làm động lực nội tâm,đồng thời những kẻ đi cùng con đường với bọn họ,giống như những ông thần bói,tuyên xưng bọn họ sẽ được ghi vào lịch sử văn học,mà Cửu Đan chỉ là thứ rác rưởi!
Trên thực tế, “Giường Đàn Bà” không xét xem Derrida nghiên cứu gì, bạn có thể học thuộc lòng những sách của ông ta như “Ngôn ngữ văn tự học”, “Âm thanh và hiện tượng”,, “Sách và sự khác biệt”,vì xuất bản ba cuốn sách đó mà Derrida tuyên bố xác lập thuyết giải cấu trúc.Ông còn có các cuốn “Thuyết văn học”, “Linh hồn Marx”, “Hành động văn học”.
Nhưng với “Giường Đàn Bà” những điều ấy không quan trọng.Thông qua câu chuyện tình yêu trong “Giường Đàn bà” tác giả xem xét ở một khía cạnh nào đó người trí thức Trung Quốc đứng trước Derrida bỗng trở thành những người không biết nói,lấy cái nói lắp và lắm điều của mình làm thành một cuộc cách mạnh về ngôn ngữ.Từ đấy họ cho rằng mình đã nói một thứ tiếng nói khác.Vậy là số trang của tạp chí “Đọc sách” không giảm,nhưng do có thêm hình thức câu và từ ngữ mới,khiến chúng ta có thể thấy nội dung không ngừng giảm bớt.
Cho tôi nếu một vấn đề: Tạp chí “Đọc sách” có thể trở thành lương tâm của giới trí thức Trung Quốc được không? Chúng ta có thể phát hiện được gì ở đấy? Là sự đam mê kì dị của những cái được gọi là giới tinh anh trí thức,hay là những nhận thức chân thực cùng những ấn tượng và cảm nghĩ mộc mạc giản dị của giới trí thức khi đọc nó?
Tạp chí “Đọc sách” rất quan trọng đối với những người có học Trung Quốc,ở bất cứ đâu bạn cũng nhận ra những trí thức bị cưỡng hiếp trở nên bẩn thỉu.Họ đánh mất cái trong sạch của tiếng mẹ đẻ,cho dù họ nói ngày nào cõi lòng họ cũng phẳng lặng như nước hồ,nhưng do những ký hiệu của Derrida khiến họ trở nên không giản dị,không thuần túy,ứng với bộ mặt bình tĩnh giả dối và nội tâm rối loạn của họ.
Do tạp chí “Đọc sách” và những thứ tương tự như “Đọc sách” chỉ dẫn,chừng như trong một đêm đám trí thức xuất hiện những sáng tạo mới về ngôn ngữ.Cảm nhận nội dung tạp chí “ Đọc sách” số ra gần đây khẩu khí của những người ấy trong khi đối thoại với Derrida,những người hơn chục năm đọc Derrida mà không biết nói những lời nói của mình.Những người trí thức phải như thế nào để không bị nói lắp khi đối diện với Derrida? Đấy là,anh đã nói như thế nào với người tình trong quán bar hoặc nói với vợ khi ở nhà,thì cũng nên nói như thế nào với Derrida.Nếu không,anh sẽ nói một thứ ngôn ngữ nào?
Trí thức Trung Quốc khi bàn về Derrida như nói đến người cha đã quá cố,bỗng nhiên trở nên nghiêm túc.Họ sợ phạm sai lầm,có lỗi với khát khao yêu cầu hiểu biết,khát vọng thay đổi bản thân,có lỗi với Derrida khó hiểu.
J.H.Miller nói, “Giải cấu trúc,một từ khiến người ta cảm thấy cách phê bình ấy đã đem cái chỉnh thế nào đấy phân giải thành những maenh không liên quan với nhau hoặc tách ròi hoạt động của từng linh kiện,khiến người ta liên tưởng đến một đứa trẻ tháo tung cái đồng hồ của bố nó,biến cái đồng hồ thành một đống linh kiện không sao lắp ráp lại nổi,Một người theo thuyết giải cấu trúc không phải là ký sinh trùng,mà là kẻ phản nghịch,phá hoại cơ chế siêu hình học phương Tây,biến nó thành cái không thể phục hồi”.
Trong “Giường Đàn Bà” Cửu Đan sau khi viết về giấc mộng màu vàng cho rằng đã dùng phương pháp của mình để giải cấu trúc những năm gần đây,chúng ta không thể không coi Derrida là tinh tiết nội tâm của người cha đã chết,trong đó hàm chứa nhân tố hài hước cực lớn,điều làm mọi người ngạc nhiên là Cửu Đan và trí thức Trung Quốc đã đùa cợt nhiều như vậy,nhưng biểu hiện của mình vẫn rất lạnh lùng không mỉm cười.
Trông cô như một quả phụ hăng hái, sôi nổi.
J.H.Miller: J.Hillis Miller ( ) nhà phê bình văn học mỹ.ND
TheoDore W.Schultz (-) nhà kinh tế học mỹ,giải thưởng Nobel .ND
HẾT.