Ngô Du Du đi theo thầy Mai Hiểm Phong vào thẳng ký túc xá nữ, ký túc xá thứ Bẩy không có người, chỉ còn mỗi một mình bác gái trực ban ở đấy. Thầy Mai Hiểm Phong xuất trình thẻ giáo viên rồi dẫn Ngô Du Du đi lên.
“Thường ngày quan hệ giữa các em với Quan Doanh có tốt không?” Giữa không gian yên tĩnh, tiếng bước chân trong hành lang nghe rõ mồn một.
Ngô Du Du nói hơi do dự: “Cũng khá tốt ạ.” Nếu không tính đến vụ cãi nhau…
“Bạn ấy muốn nghỉ học.” Thầy Mai Hiểm Phong nói.
“Nghỉ học á!” Ngô Du Du kinh ngạc dừng bước.
“Ừ.” Thầy Mai Hiểm Phong tiếp tục nói, “Mẹ bạn ấy không nghe lời thầy khuyên, chắc giờ đang ở trên phòng ký túc các em thu dọn đồ đạc. Lát nữa thầy sẽ nói chuyện thêm với bác ấy, em đứng bên cạnh thôi là được.”
Ngô Du Du nghĩ một cái là hiểu ngay, thầy Mai Hiểm Phong mang theo mình là để tránh người ta nói ra nói vào. Thêm nữa là quan hệ giữa bản thân và Quan Doanh trong lớp cũng khá tốt, vì thế ngoan ngoãn gật đầu: “Em biết rồi ạ.”
Lên đến phòng ký túc xá, mẹ Quan Doanh đang ở đấy thu dọn quần áo, rõ ràng chỉ tầm tuổi của Dương Ngọc nhưng so với một Dương Ngọc được chăm chút nhan sắc kỹ lưỡng thì mẹ Quan Doanh phải già hơn đến chục tuổi.
Tóc lốm đốm hoa râm, không nhuộm đen lại mà chỉ búi gọn gàng ở sau đầu, không hề che giấu sự tiều tụy, già nua của bản thân. Đôi môi lúc nào cũng như đang mỉm cười cực kỳ giống với Quan Doanh.
Bà Quan nhét hết quần áo của Quan Doanh vào một cái túi xách to, thấy họ vào cũng chỉ ngẩng lên nhìn một cái rồi lại cúi xuống tiếp tục việc trong tay.
“Mọi người không cần khuyên gì nữa, Quan Doanh nhà tôi không có thời gian đến trường đâu, nó còn phải hỗ trợ nuôi cả gia đình nữa. Thứ Hai kế toán đi làm, tôi sẽ đi làm thủ tục, năm học này vừa mới bắt đầu, các thầy phải cho tôi rút lại tiền chứ.”
Ngô Du Du biết hoàn cảnh nhà Quan Doanh không tốt nhưng không ngờ lại vì vậy mà đến nông nỗi muốn nghỉ học.
Thầy Mai Hiểm Phong đã nhờ người tìm hiểu về cô Quan trước nên không lấy làm ngạc nhiên.
Thầy đến gần giường Quan Doanh, kiên nhẫn nói: “Đã khai giảng được hai tháng, qua kỳ thi giữa kỳ một rồi, không thể rút lại toàn bộ tiền đâu ạ.”
Bà Quan vẫn luôn tay dọn đồ: “Vậy một nửa chắc phải được chứ.”
Thầy Mai Hiểm Phong vẫn rất điềm tĩnh: “Cái này phải hỏi phòng kế toán rồi nhưng bác chắc chắn muốn con gái nghỉ học vì mấy ngàn tệ này ạ?”
Bà Quan cười nhếch mép, mắt nhìn tay, tay thoăn thoắt gấp đồ ngay ngắn: “Đâu chỉ là mấy ngàn tệ, không đi học, thời gian đó có thể làm việc nuôi gia đình nữa.”
“Tuy Quan Doanh hiện đã đủ mười tám tuổi nhưng giờ đi làm thì chỉ có thể được người ta trả cho mức lương tối thiểu vùng theo luật định thôi.”
Thầy Mai Hiểm Phong hít sâu một hơi, nhìn chằm chằm bà Quan nói thật bình tĩnh: “Tính từ hôm nay đến ngày thi đại học còn giờ học bài, tính lương tiêu chuẩn là tệ rưỡi một giờ, cứ cho là em ấy dùng toàn bộ thời gian đi học này để đi làm, vậy thì cũng chỉ kiếm thêm được ngàn tệ. Cộng thêm tiền học phí được hoàn trả nữa thì vẫn chưa tới ngàn tệ.”
“Đánh đổi tiền đồ của con gái lấy số tiền này liệu có đáng không?” Thầy cúi đầu nhìn xuống bà Quan đang ngồi ở mép giường.
Những lời này khiến cô Quan có hơi do dự trong chớp mắt nhưng nó cũng nhanh chóng lướt qua.
Bà Quan buồn cười nhìn lại thầy: “Thầy quên còn cả bốn năm đại học nữa à? Vậy cả cả là năm năm đấy, có chuyện gì mà không cần tới tiền đây? Tốt nghiệp đại học không phải rồi cũng đi làm công hay sao, đi làm kiếm được tiền sớm hơn một chút, đọc sách chỉ cần biết đọc biết viết là đủ rồi.”
Thầy Mai Hiểm Phong không đáp trả ngay mà cẩn thận quan sát vẻ mặt cố chấp mà buồn bã của người phụ nữ đang ngồi trước mặt, lần này thầy đổi giọng nói: “Cô tính như vậy là không đúng.”
Thầy lùi lại vài bước, tựa người vào lan can, mở rộng không gian nói chuyện, thoải mái quan sát người mẹ càng nắm tay lại chặt hơn: “Bây giờ người học hết cấp làm việc ở thành phố cấp , tiền lương thường được trả ở mức tệ một tháng là kịch kim, dựa vào năng lực của con gái cô hiện giờ, thi một trường ngành kỹ thuật không thành vấn đề, tốt nghiệp hệ chính quy ra đi làm lương khởi điểm đã là tệ rồi.”
Thầy xòe năm ngón tay nhấn mạnh rồi thu tay về, nhìn thẳng vào mắt bà Quan nói tiếp: “Như vậy tính ra nếu bỏ học, bốn năm tới con gái cô chỉ kiếm được cho gia đình nghìn tệ, còn nếu tốt nghiệp được đại học chính quy, lương tháng thì chỉ mất ba năm là có thể kiếm được bằng chừng ấy tiền. Thậm chí nếu tính đến năm tuổi về hưu thì đã kiếm được triệu nghìn tệ cho gia đình.”
Thầy đổ người về trước, một tay chống lên thành giường, cúi đầu nói hết sức đanh thép: “Làm như cô bây giờ là giết gà lấy trứng, vạn tệ ở hiện tại sao có thể so với triệu tệ trong tương lai chứ.”
Ngô Du Du đứng một bên càng nghe càng thấy buồn, trước hết là bởi nội dung nãy giờ toàn tính toán tiền nong, sau nữa là vì Quan Doanh bằng tuổi mọi người nhưng đã phải cân nhắc đến chuyện nghỉ học, nhớ lại những đêm ôn thi vừa qua bạn ấy vẫn miệt mài thức khuya ôn bài, còn chiến tranh lạnh với mọi người nữa, nghĩ đến đó trong lòng bất giác cảm thấy xót xa.
Mẹ Quan Doanh ngạc nhiên nhìn thầy giáo, một lúc sau lại bắt đầu thu dọn đồ đạc của con gái, vẻ mặt mệt mỏi: “Tôi mặc kệ, giờ thầy nói thì dễ nghe lắm, nhưng nhà chúng tôi hiện giờ chẳng còn đường sống, nếu con bé không bỏ học đi làm thì đến tiền sinh hoạt phí của nó cũng là cả vấn đề.”
Thấy bác gái có vẻ đã lung lay, thầy Mai bèn tiến lên một bước ngồi bên cạnh, mép giường tuy nhỏ nhưng thầy vẫn luôn lịch sự giữ khoảng cách nhất định.
Thầy nói bằng giọng ấm áp: “Theo cháu được biết, từ hồi cấp , Quan Doanh đã bắt đầu đi làm thêm phụ giúp gia đình, đóng tiền học phí và sinh hoạt phí. Mỗi ngày tiền cơm ba bữa nhiều nhất chỉ tiêu hết tệ, tiền điện nước sinh hoạt phí không quá tệ, nói cách khác mỗi ngày con gái cô chỉ cần tệ.”
“Vậy thì sao?” Bà Quan nhíu mày khó hiểu.
Mắt thầy Mai Hiểm Phong sáng lên vẻ tinh anh, giọng thầy càng ngày càng trầm hơn, nói cũng rất chậm, dường như đang cho đối phương thời gian suy xét: “Cứ đến ngày nghỉ là trò ấy lại đi làm, mỗi tháng làm đến hơn giờ công, số tiền làm thêm đó đã thừa đủ tiền sinh hoạt phí cho trò ấy, hơn nữa còn có dư lại để tiếp tế cho gia đình nữa.” Thầy Mai Hiểm Phong phản bác lời lẽ của bà Quan.
Bà Quan đáp lạnh lùng: “Không sai, đúng là con bé có trợ cấp cho nhà nhưng như tình hình nhà tôi thì bấy tiền sao mà đủ?”
“Trợ cấp chính phủ, tiền tuất truy lĩnh sau khi mất của chồng cô và tiền đồng đội cựu chiến binh quyên tặng hàng tháng chắc chắn đủ cho con bé học hết đại học.” Thầy Mai Hiểm Phong nhìn thẳng vào mắt bác gái, nói hết những chuyện mình nắm được.
Bà Quan như đỉa phải vôi, bỏ hết đồ đang cầm trên tay xuống, vẻ mặt hung dữ, đứng phắt dậy, nhìn thầy Mai Hiểm Phong đang ngồi trên mép giường từ trên cao xuống. Tư thế giống như chuẩn bị lao vào đánh nhau khiến Ngô Du Du đứng bên cạnh sợ đứng tim.
“Thầy thì biết cái gì?” Bác gái quát, “Quan Trung vì cái nghiệp làm lính của lão ấy mà bỏ lại mẹ con bọn tôi một mình, tiền trợ cấp đó là lão ấy dùng tính mạng đổi lấy, bà đây không thèm!”
Giọng bác gái càng nói càng lớn tiếng: “Người đã đi rồi, có cho tôi số tiền này phỏng có ích gì! Tôi không cần, tôi muốn để các người biết là các người nợ tôi! Là cái thứ mà các người gọi là đại nghĩa quốc gia đấy nợ mẹ con chúng tôi!”
Người phụ nữ siết chặt cổ áo thầy Mai Hiểm Phong, miệng thở hổn hển, mặt mũi đỏ bừng vì kích động.
Từ đôi mắt thầy Mai Hiểm Phong thoáng qua một chút thương hại, thầy vẫn nói bằng giọng điềm đạm như trước: “Sau đó thì sao? Cô không nhận, cả nhà sống vô cùng cực khổ, con gái của cô chú vì thế mà không thể đến trường, rồi sao nữa?”
Thầy gỡ bàn tay thô ráp vì lao động đang túm cổ áo mình ra, đứng dậy, với ưu thế chiều cao m khiến cho bà Quan phải lùi về sau mấy bước: “Bọn họ thấy áy náy, thấy áy náy rồi thì sao?”
Thầy nhìn thẳng vào đôi mắt đang dao động của cô Quan, tiếp tục hỏi dồn: “Rồi trong lòng cô có dễ chịu không? Rồi chú Quan Trung có sống lại không? Rồi hai mẹ con cô có cảm thấy được an ủi không? Cô làm vậy là tự làm khổ mình, còn làm người thân của cô khổ lây, trong lòng cô có thấy dễ chịu không?”
“Thầy thì biết cái gì…” Cô Quan nói thì thào.
“Cháu không hiểu.” Thầy Mai ngắt lời, “Cháu chỉ biết rằng nếu cô có bản lĩnh, không cần chỗ tiền trợ cấp đó cô vẫn có thể sống tốt, đã không thấy khổ tâm. Nhưng thực tế là cô không làm được! Cô đã không thể tự lực cánh sinh thì nhận tiền trợ cấp có gì là sai? Cô vì cái gì mà phải khiến con gái cô đi theo, vì sự cố chấp của cô mà khiến em ấy khổ lây?”
“Thầy thì biết cái gì!” Bà Quan thình lình xô ngã thầy Mai Hiểm Phong, đôi mắt giận dữ ngân ngấn lệ, khuôn mặt đỏ gay vì giận.
“Thầy có biết giờ kiếm tiền khổ thế nào không? Các người được ăn sung mặc sướng từ nhỏ, sao hiểu được nỗi khổ của bọn tôi? Các người là tầng lớp trí thức trên cao, không muốn tuân theo quy luật sinh tồn, các người đâu có phải là vì tốt cho chúng tôi đâu? Cùng lắm chỉ là trò chơi của các người cả thôi!”
Giọng bà Quan phẫn nộ, bất cam: “Có tiền có quyền là có tất cả, thầy có biết chúng tôi phải cố gắng như thế nào không? Những cố gắng mưu sinh của chúng tôi chỉ cần một quyết định bâng quơ của các ông lớn các người là tay trắng hết! Quan Trung nhà chúng tôi cũng bị các người làm hại!”
“Nhiều năm qua chẳng lẽ cô chưa từng có cơ hội để vươn mình hay sao?”
Lời thầy Mai Hiểm Phong trở nên sắc sảo, đôi mắt thông tuệ nhìn thẳng vào bà Quan: “Chính cô chưa từng cố gắng, nỗ lực lại đổ lỗi cho xã hội bất công ạ? Chí ít cháu biết hiện giờ đang có một cơ hội để đổi đời, chính là để Quan Doanh thi đại học!”
Thầy Mai Hiểm Phong hạ chốt câu kết bằng một giọng điệu đanh thép. Thầy nói xong, cả không gian lặng thinh chỉ còn tiếng thở hồ hển của bà Quan.
Bầu trời phía ngoài ký túc đỏ au, mặt trời đã gần như khuất hẳn, ánh sáng màu cam xuyên qua cửa sổ hắt lên một nửa khuôn mặt của Ngô Du Du, nửa còn lại chìm vào bóng tối, người đứng cúi đầu không nhìn được vẻ mặt.
“Cô ơi,” Một giọng nói trong trẻo vang lên phá tan cái tĩnh lặng.
Ngô Du Du ngẩng đầu tiến lên mấy bước, dưới cái nhìn chăm chú của mọi người mở ngăn tủ của Quan Doanh lấy ra một cái rương nhỏ.
“Cháu không biết nhà cô đã xảy ra chuyện gì, cũng không biết cô bắt bạn ấy nghỉ học là đúng hay sai nhưng mà cháu biết Quan Doanh chắc chắn… không muốn từ bỏ.”
Mở rương ra, bên trong toàn là sổ ghi, góc ngoài cùng để một cuốn lịch bàn được siêu thị tặng. Quyển lịch bàn màu đỏ thẫm được Quan Doanh đánh dấu chi chít những kỳ thi quan trọng.
Vẻ mặt cô Quan rất xúc động…
“Những quyển sổ này là sổ ghi tóm tắt công thức quan trọng và những bài sửa sai trong hai tháng qua kể từ khai giảng.” Ngô Du Du lấy chúng ra, sổ cỡ A, có chừng , cuốn, đều đã ghi kín chữ. Mép vở vì lật xem nhiều nên bị quăn được những cuốn để trên ép cho phẳng ra, ngay ngắn gọn gàng.
Ngô Du Du đặt chồng sổ vào tay cô Quan, ngẩng đầu lên, đôi mắt đỏ hoe: “Cháu không biết ngày nghỉ bạn ấy làm gì nhưng lúc ở trên trường, mỗi tối trở về ký túc bạn ấy vẫn luôn chăm chỉ đọc sách, có lần cháu tỉnh dậy lúc nửa đêm, phát hiện bạn ấy đang cầm sách ngủ quên trong nhà vệ sinh.”
Chẳng trách Quan Doanh chẳng bao giờ đi chơi cùng mọi người, chẳng trách lúc nào cậu ấy cũng học đến thâm cả mắt, chẳng trách cậu ấy luôn giữ ý thức rõ ràng về hoàn cảnh, luôn luôn tỉnh táo…
Mở một quyển sổ ra
Trong đó không có gì đặc biệt, cũng như những học sinh khác, trang đầu tiên viết vài lời cổ vũ bản thân, mấy câu nói tâm đắc.
Người sao chữ vậy, chữ Quan Doanh rõ ràng, sạch đẹp, mọi thứ được ghi chép rất tỉ mỉ, cẩn thận. Quyển sổ chỉ có hai màu trắng đen, đơn giản, đam mê.
Những quyển sổ ghi chép của Quan Doanh cũng giống như cách làm người của cậu ấy ngày thường, bình tĩnh mà sắc sảo.
Phía dưới những quyển sổ là các bài thi được xếp theo từng môn học, trên mỗi trang bài thi đều có vết mực đánh dấu bài khó, chỗ sai.
Thậm chí cạnh mỗi câu sai đều có chú thích rõ: “Vở sửa bài quyển X, trang X.”.
Cậu ấy quả thực rất nỗ lực học hành…
Cô Quan giở từng trang giấy có nét bút của con gái, đôi mắt cố chấp từ từ nhòa lệ.
Đây là lần đầu tiên người mẹ cảm nhận được rõ ràng đến thế sự cố chấp, quật cường của con gái trong học tập.
Trong góc thùng có một con gấu bông cũ mặc chiếc áo thun trắng được giữ cẩn thận, trên chiếc áo có một dòng chữ đàn ông ngay ngắn bằng bút máy đã cũ: “Tặng Doanh Doanh, mừng con được giải quán quân, chúc con ngày càng tiến bộ, luôn luôn hạnh phúc.”
Tay bà Quan run run, nhẹ nhàng cầm con thú bông lên, nước mắt trào ra, nức nở một tiếng, xoay người sang chỗ khác, bưng miệng khóc thất thanh…
Trong góc cầu thang cách phòng ký túc chỉ một bức tường, bốn cái bóng mảnh khảnh đứng sát vào nhau, ánh nắng cuối ngày kéo dài thành những chiếc bóng đen loang lổ.