Fushi no Kami: Henkyou kara Hajimeru Bunmei Saiseiki

dõi theo từng con chữ được ghi(7)

Truyện Chữ Hay
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

Trans: Gold

Edit: JackJs

________________________

Sau ba phút háo hức chờ đợi trước cửa nhà chị Tanya trong trạng thái ngồi bắt chéo chân, cuối cùng tôi cũng chạm được tay vào cuốn sách đó.

Nhưng ngay khoảnh khắc nhìn thấy nó, trong lòng tôi bắt đầu e ngại.

Nó hư hại hơn nhiều so với những gì tôi tưởng tượng — chạc buộc sách đã đứt thành từng khúc. Cũng không có vẻ gì là do sử dụng quá nhiều, tôi đoán nguyên nhân là do sự mài mòn của thời gian. Quả thực tôi không nên bảo chị ấy đem một cuốn sách thế này ra ngoài.

Xem qua tiêu đề thì có vẻ suy đoán của tôi là đúng. Dẫu có phai màu đôi chút nhưng vẫn đọc được.

“Sơ lược Thực tập Nuôi ong.”

“Thật tuyệt vời!”

Những hướng dẫn trong này chi tiết tới mức tôi muốn coi nó là ứng dụng công nghệ cao so với mức độ phát triển của ngôi làng này. Trong đó đề cập đến những giống ong phù hợp nhất để nuôi, kèm theo đó là bán kính phạm vi hoạt động lẫn nhiệt độ lý tưởng được biểu diễn tới tận số thập phân. Tất nhiên là cũng có viết chi tiết về việc nên nuôi như thế nào, cách lấy mật ra sao và cả phương pháp ổn định kỳ ngủ đông cho ong. Thậm chí có trang còn chia sẻ về cách chế biến mật ong — bất cứ ai cũng sẽ có đủ kiến thức để vào nghề nếu có trong tay quyển sách này.

Nhưng cái quan trọng — có khi còn hơn cả quan trọng — là tuổi đời của cuốn sách. Dường như đây là bản sao viết tay của một văn bản chuyên khảo đã có từ lâu. Dựa trên đặc trưng của những con chữ, tôi nghĩ đây hẳn là tái bản từ bản sao của một cuốn sách từ thời kì sau của nền văn minh cổ đại.

Nói trắng ra thì đây như một mẫu vật đáng giá với ngành khảo cổ học, tới mức tôi không thể tin nó lại được tìm thấy trong làng mình. Muốn đem cho Folke xem thật, kiểu gì lão nhìn thấy cũng cao hứng lên cho mà xem.

“Cái này đúng là đỉnh thật.”

“Vậy hả? Thế… em có nghĩ nó sẽ giúp ích được gì cho việc nuôi ong không?”

“Chắc chắn rồi ạ. Em sẽ cần phải đọc chi tiết hơn, nhưng ít nhất với cuốn sách này chúng ta sẽ có thể bắt đầu tìm ong về nuôi. Phần còn lại đành phải học qua trải nghiệm và thực hành thật nhiều thôi.”

Tôi cẩn thận gập cuốn sách lại; Việc tiếp tục đọc cuốn sách ngoài trời thật sự quá đáng sợ với tôi. Dù phải công nhận cảm giác giữ cuốn sách này trong tay cũng khá dễ chịu.

“Chị Tanya này, chị còn nhớ làm sao cha mình lại có được cuốn sách này không?”

“Nếu chị nhớ không lầm thì ông đã từng dặn đó là báu vật gia truyền.”

Nghe vậy không làm tôi ngạc nhiên chút nào — bởi đây đúng là báu vật.

“Có vẻ như từ xa xưa tổ tiên của bọn chị đã có trong tay quyển sách này và bắt đầu nghề nuôi ong, mọi việc sau đó diễn ra vô cùng thuận lợi. Tới mức mà họ trở nên nổi tiếng… Nhưng đó chỉ là truyền kì trong gia phả thôi.”

Chị ấy mỉm cười lưỡng lự.

Dường như hậu duệ của họ là chị Tanya đây không hề tin vào câu chuyện đó.

“Em chắc chắn nó là thật. Chỉ là em chưa hiểu bằng cách nào mà tổ tiên chị lại đọc được cuốn sách này thôi; những kỹ thuật nuôi ong được viết trong này đều là kiến thức nâng cao của chuyên ngành.”

Chắc chắn phương pháp thử và sai đã nhiều lần được thực hiện, nhưng khả năng thành công này vẫn là rất cao. Hẳn là tác giả đã viết ra nó bằng mọi kiến thức người đó có, những thông tin này chắc chắn cũng đến từ vô vàn thử nghiệm mà họ hoặc các thế hệ tiên phong đã tiến hành.

“Mà hơn nữa, đây là một cuốn sách cổ vô cùng đáng giá. Có gọi nó là bảo vật cũng không phải nói quá đâu.”

“Thật á? Nhưng nó chỉ nằm một xó nào đó trong nhà chị thôi mà.”

“Em xác nhận luôn, đây chính xác là gia bảo. Tổ tiên của chị hẳn đã gìn giữ cuốn sách và bảo quản nó tới tận thời đại ngày nay.”

Tôi nhẹ nhàng đặt tay lên bìa sách. Lòng tự hỏi ‘nhà hiền giả thầm lặng’ này đã tồn tại được bao nhiêu năm. Bao nhiêu người đã sống ấm no từ tri thức mà nó mang lại? Gia đình chị Tanya từ lâu hẳn đã không còn khả năng đọc hiểu cuốn sách này nữa. Nhưng họ vẫn xem ‘nhà hiền giả’ ấy như báu vật gia truyền và bảo vệ nó khỏi sự xói mòn của tên bạo chúa mang tên ‘thời gian’, cho đến khi nó rơi vào tay tôi ở ngay đây.

Việc phải bảo quản một cuốn sách bản thân không thể đọc hẳn đã là khó chịu, chưa kể còn là thường xuyên làm; nó giống một bài tập tưởng chừng như vô nghĩa và sẽ dễ dàng bị bỏ bê. Dù vậy, cuốn sách đã kiên trì tồn tại tới tận bây giờ. Ngay vào lúc mà những lời dặn từ tổ tiên bị lãng quên trong tiềm thức của chị Tanya, nó lại trỗi dậy trở lại. Tôi cảm nhận được trong đó là một ý chí kiên cường và tinh thần dũng cảm để đứng lên chống lại tên bạo chúa ‘thời gian’.

“Đây là một món gia bảo được nhiều đời từ tổ tiên tới đời cha mẹ chị nối tiếp nhau bảo vệ; em chắc hẳn những vị tổ tiên ấy cũng muốn chị tiếp tục kế thừa những kiến thức đó.”

“Kế thừa kiến thức?”

“Ý em là những kỹ thuật nuôi ong được truyền lại trong gia phả nhà chị ấy. Chị không muốn thử một lần thật sao?”

“Chị? Làm một người nuôi ong?”

Chị ấy lẩm bẩm với một khuôn mặt sững sờ, như thể đang bị những làn sóng mơ ước cuốn trôi đi mất.

“Nhưng mà… Chị không biết đọc…”

“Không có vấn đề gì cả.”

Nếu những gì ‘nhà hiền giả thầm lặng’ ấy nói thật sự không đến được tai chị, vậy thì em sẽ dùng giọng của chính mình.

Ngay tại khoảnh khắc ấy, cảm giác như đây là tiếng gọi từ sâu thẳm trong tôi. Nếu thế gian thật sự tồn tại thứ được gọi là ý nghĩa cuộc sống, vậy chắc chắn đây chính là nó. Đã vậy chỉ cần hỏi một câu duy nhất nữa thôi.

“Tanya này, chị có muốn tiếp thu những kỹ thuật thất lạc này hay không?”

Để đương đầu chống lại tên bạo chúa mang tên ‘thời gian’, thứ duy nhất chúng ta cần có là ý chí. Nó là sự cân đo giữa việc lựa chọn để những kiến thức đó trôi lạc theo dòng xoáy của thời gian hay cứu vớt nó khỏi số phận tàn nhẫn và bi thương, để bảo vệ và giao nó lại cho người kế nhiệm.

“Tất nhiên là chị muốn học rồi! Đó vẫn luôn là ước mơ của chị kia mà!”

Câu trả lời được thốt ra không một chút do dự. Hẳn chị đã phải phân vân trong một thời gian dài. Dường như chị ấy rất ngưỡng mộ nhị vị phụ huynh của mình, thậm chí cảm xúc đó còn bùng phát mạnh hơn sau khi họ mất.

“Chị muốn được làm thế; muốn trở thành một người nuôi ong, muốn được giống như cha và mẹ vậy.”

Chào mừng gia nhập vào hàng ngũ những con người mộng mơ. Và cám ơn chị đã chọn làm vậy.

Tôi bày tỏ tấm lòng thành kính tới Tanya và tổ tiên của chị. Trường kỳ kháng chiến đến nay đã thu được kết quả; kiến thức của họ — thứ đang có nguy bị xóa bỏ — đã tìm được người thừa kế của mình.

“Vậy thì thời gian tới ta sẽ bận lắm đây!”

Chưa kể còn sắp đến mùa gặt hái vụ thu vô cùng quan trọng nữa!

Nhưng nếu chúng ta tức tốc chuẩn bị nhanh nhất có thể, việc mọi thứ được hoàn thành vào mùa xuân sắp tới không phải điều bất khả thi. Kiểu gì cũng cần thử nghiệm đôi chút nên ta có thể làm nhanh mà không cần trau chuốt quá. Hoàn thiện vẫn hơn hoàn hảo mà.

“Nếu chị cho phép thì em muốn mượn cuốn sách này ạ. Em biết đây là một báu vật gia truyền vô cùng quý giá của nhà chị, nên em sẽ chỉ bảo quản và đọc nó tại nhà thờ thôi.”

“Ưm… Nếu em giữ gìn được cuốn sách thì chị không phiền đâu.”

“Tất nhiên rồi! Đảm bảo với chị bất kỳ ai động chạm quá thô bạo vào nó sẽ nhận phải cái chết kinh hoàng bằng chính bàn tay em!”

Lấy ví dụ nhé, tôi có thể dùng những kẻ đó như ‘tình nguyện viên’ để thử nghiệm một trong rất rất nhiều loại độc mà tôi phát triển nhằm tạo ra thứ thuốc diệt chuột có hiệu năng cao. Liều lượng bao nhiêu để giết lũ chuột bạch mà tôi nuôi thì cũng biết rồi, nhưng tới giờ tôi vẫn chưa có cơ hội để thí nghiệm lên con người. Mong rằng trong đống đó có một loại đủ sức gây tử vong. Theo những gì được ghi trong sách tham khảo, trong số đó cũng có vài loại thay thế được chất gây mê và thuốc thúc đẩy lưu thông máu, vậy là tôi có thể kéo dài sự đau đớn của lũ ‘tình nguyện viên’ kia rồi.[note52721]

Trong khi tôi đang mải mê xem xét đâu mới là cách tốt nhất để thực thi công lý với những tên tội phạm đáng khinh, cả Maika lẫn chị Tanya nhìn tôi chằm chằm bằng ánh mắt sợ hãi.

Cứ yên tâm đi, tôi là người tốt mà.

Truyện Chữ Hay