Fetish Của Em Là Anh

chương 17: vốn chẳng phải máy móc vô tình

Truyện Chữ Hay
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

Chương : Vốn chẳng phải máy móc vô tình

Tiếng hát của Lưu Ly vang lên, khi trầm khi bổng. Hòa với giọng hát của nàng là giọng hát của hơn con người thuộc lớp .. Tiếng hát, tiếng vỗ tay, tiếng cười đùa và cả tiếng bàn luận vang lên cũng một lúc. Tất cả mọi thứ hòa lẫn vào nhau, lộn xộn không ra hình thù gì nhưng nghe vào lại làm cho người ta cảm thấy vui sướng và nhẹ lòng đến lạ. Bài hát vừa được hát xong, tiếng vỗ tay rần rần và tiếng huýt sáo vang lên liên tiếp. Nàng vui vẻ cười tít cả mắt.

Nàng đứng lên rồi cúi người thì thầm bên tai Trường Thanh. Nàng nói:

"Đàn hát một bài cho chị nghe đi, có được không?"

Trường Thanh nhướng mày nhìn nàng và cái lúm đồng tiền nho nhỏ bên má nàng. Ánh nắng phía sau có chút chói mắt. Anh gật đầu một cái. Lưu Ly liền đứng thẳng dậy, vỗ tay ba cái để thu hút sự chú ý của đám đông vẫn còn đang nháo nhào cả lên:

"Cả nhà trật tự lại chút nè. Học thần lớp mình sẽ hát cho chúng ta nghe một bài đó."

Tiếng cười đùa ồn ã xung quanh rơi vào tĩnh lặng như bị ấn nút tạm dừng.

"Học... học học thần hát??"

"Đỡ tui, tui xỉuuu..."

"Suỵt suỵt!"

Tiếng xôn xao rất nhỏ vang lên rồi nhanh chóng chìm đi trong sự hưng phấn ngấm ngầm. Bảy chục con mắt sáng quắc như đèn pha ô tô mà dòm chằm chằm Trường Thanh.

Anh nhìn những khuôn mặt tuy quen thuộc nhưng vẫn hơi có chút lạ lẫm. Cứ như thể đây là lần đầu tiên anh thực sự nhìn thẳng vào họ, quan sát từng biểu cảm của những người được gọi là bạn học của anh. Tiếng hít thở của Trường Thanh nặng nề đi một chút, lồng ngực nong nóng.

Anh mím môi lại theo thói quen, những ngón tay phải gảy lên dây đàn màu trắng bạc. Tiếng đàn trầm trầm vang lên, si mê đến tê tái. Giọng hát của anh cất lên, du dương và chậm rãi như tiếng đọc thơ của nhà nho của chế độ cũ. Là đắm đuối và mê mẩn đến nghiện ngập của một kẻ tình si lại là non dại và bồng bột đến cháy rát của tuổi trẻ.

"Lần này ta gặp nhỏ,

Trong nắng chiều bay bay

Ngập ngừng ta hỏi nhỏ,

Nhỏ bảo nhỏ chưa yêu

Ừ thì nhỏ chưa yêu,

Bây giờ yêu nhé nhỏ?

Nhỏ ơi!"

Một bản tình ca của chàng trai áo sơ mi trắng, nụ cười hiền, cây guitar trên tay cùng một mối tình đầu còn đang bỏ ngõ.

"Tình cờ ta gặp nhỏ,

Trong nắng vàng ban mai

Thẹn thùng ta hỏi nhỏ,

Nhỏ bảo khờ ghê đi

Ừ thì khờ ghê đi,

Thương rồi sao chẳng tỏ,

Nhỏ ơi!"

Tình yêu của tuổi trẻ, là cơn u hoài lấp lửng, là tiếng gió chưng hửng ở sân sau trường. Nó là thứ mà một khi đã qua rồi ta chỉ có thể ấp ủ trong lòng, chẳng dám nghĩ đến, cũng chẳng dám nhớ về. Bởi lẽ mỗi khi nhớ đến, lòng ta vẫn có chút gì đó đớn đau. Cứ như vậy hoài, để rồi mãi về sau này, khi tóc đã nhuốm hơi sương, ta mới có thể lấy nó ra nhìn ngắm, hà hơi lau chùi một lần nữa và níu chặt lấy nó vào lòng, mong mỏi thêm một khắc yếu nhoài trẻ dại.

Người đầu tiên mà ta yêu, là người mà ta mong sẽ được hạnh phúc, lại là người mà ta sợ sẽ được hạnh phúc; là kẻ mà ta mong có thể tự do sải cánh, lại là kẻ mà ta sợ sẽ mãi thuộc về xanh cao kia... Nói cho cùng, tất cả những hãi hùng ấy đều chỉ đang nỉ non về một nỗi sợ hãi bị lãng quên, bị bỏ lại.

Một chút tên tôi đối với nàng

Sẽ chìm như chiếc sóng buồn tan

Âm thầm mòn mỏi bên bờ vắng

Như tiếng đêm thâu lạc giữa ngàn

-Puskin-

Tiếng đàn ngừng bặt, bài ca tàn rồi nhưng lòng người vẫn còn say trong nốt nhạc. Một lát sau, tiếng vỗ tay mới lác đác vang lên, tiếp theo sau đó là tiếng vỗ tay liên tiếp và tiếng khen nức khen nở của các bạn học.

"Đệt, hay quá."

"Học thần không phải là học thần nữa rồi, mà là nam thần lòng tui huhu!"

Trường Thanh chợt cong môi cười. Một nụ cười rất nhẹ vì có lẽ anh vẫn chưa quen với việc cười vui trước mặt người lạ. Thế nhưng, mi mắt hơi cong cong lên ấy, đôi mắt xa vắng đang ngập tràn vui sướng ấy, khóe môi hơi nhếch nhẹ lên ấy; tất cả đang chậm rãi hòa vào nhau, từ từ thay đổi đi nhận thức của mọi người dành cho anh.

Chàng trai ngồi trên chiếc ghế gỗ mộc mạc, áo sơ mi trắng vẽ ra một sống lưng thẳng tắp và cặp chân dài đang hơi cong lên, đùi đỡ một cây guitar màu nâu nhạt. Trường Thanh không phải là máy móc vô tri, cũng không phải đỉnh cao xa xôi chẳng thể với tới. Anh có tình cảm, dù rằng thứ tình cảm đó phải vượt qua tầng tầng phòng bị mới đạt được từ anh. Anh còn có cả lòng nhiệt thành của tuổi niên thiếu xanh ngát và khát khao được đoàn kết, được công nhận, được hòa nhập với tập thể. Trong một khoảnh khắc, có rất nhiều người chợt nhận ra rằng: A, hóa ra cậu ấy cũng có lúc dễ gần như vậy, hóa ra mình cũng có thể kết bạn với cậu ấy.

Gào thét vui vẻ với nhau được một lúc, tiếng chuông vào tiết đã vang lên trong sự tiếc nuối của bọn học trò. Bọn nhóc lật đật thu dọn rồi chạy về chỗ ngồi, mấy đứa chưa kịp ôm lấy cây đàn mà trổ tài thì lòng tiếc rười rượi. Những tiết học dài lê thê bắt đầu trải qua, thi thoảng lại kinh hoảng một phen vì có một số thầy cô đòi kiểm tra miệng đột xuất. Thế nhưng nói cho cùng, có đáng sợ đến cỡ nào thì vẫn không kinh hồn bạt vía bằng những lần kiểm tra đầu giờ của thầy Hoàng.

Hôm nay cũng có tiết Hóa, và câu chuyện mà thầy kể trong khi giảng bài ngày hôm nay có liên quan đến con trai thầy. Con trai thầy thi quốc gia, môn hóa được , điểm, đúng / câu trắc nghiệm. Câu sai duy nhất trong bài thi của anh ấy là do đề sai. Vị thủ khoa đạt tròn điểm năm đó không những giải ra bài hóa sai đề ấy mà còn chỉ ra lỗi sai và hai hướng xử lý đề khác nhau.

Nghe tới đoạn này, Lưu Ly vô thức mà liếc Trường Thanh một chút. Nếu trong trường hợp đó, chắc có lẽ anh cũng sẽ xử lý tình huống như người đậu thủ khoa kia.

Cuộc sống học đường cứ thế mà trôi. Thứ duy nhất khiến người ta mong đợi đó chính là hội thao mừng ngày . cũng đang bắt đầu ngấp nghé tiến vào cuộc sống của bọn trẻ con trường cấp Hoa Lư.

Những hoạt động đơn giản không cần dùng nhiều đến thể lực như báo tường, cờ tướng, cờ vua và cắm hoa được diễn ra trước. Thực ra, thi cắm hoa diễn ra ngay vào giờ ra về của khóa sáng cho nên sau khi chuông reng hết giờ, trường học vẫn còn rất náo nhiệt. Hơn phân nửa lớp . vội vội vàng vàng vác một đống biểu ngữ chạy đuổi theo nhóm bạn nữ đi thi cắm hoa để cổ vũ. Tiếng la làng, tiếng bàn luận, tiếng cười đùa láo nháo làm cho hội trường vốn dĩ trật tự và nghiêm túc trở nên sôi động hẳn lên.

Thế nhưng, đáng tiếc thay, Lưu Ly không có cơ hội để chứng kiến cảnh tượng này. Chuông tan học vừa vang lên, nàng đã vội vội vàng vàng chạy về nhà cố gắng viết tiếp bài nhạc mà nàng chuẩn bị cho buổi diễn văn nghệ. Cũng may là văn nghệ chính là tiết mục cuối cùng của hội thao, diễn ra sau cả hai cuộc thi chạy cùng với trận chung kết cầu lông và bóng rổ. Vậy cho nên, Lưu Ly có hơn hai tuần nữa để hoàn thiện sáng tác của mình.

Và tất nhiên, trong khoảng thời gian tâm trí nàng đảo điên vì âm nhạc thì Trường Thanh chính là người chăm sóc cho nàng. Thậm chí khi anh phải tham gia vòng loại của các trận bóng rổ, anh vẫn phải mang nàng theo để trông chừng. Cũng không phải là Lưu Ly sẽ chết đói nếu anh chỉ vắng mặt trong vài tiếng, nhưng mà trên đời này vẫn luôn tồn tại câu quan tâm quá sẽ bị loạn. Thực ra, trong lòng Trường Thanh vẫn có một tính toán rất nhỏ: anh muốn nàng ngồi ở nơi mà anh có thể nhìn thấy bất cứ lúc nào.

Có đôi khi, ham muốn khống chế của Trường Thanh bùng nổ rất dữ dội.

Mỗi lần bị lôi đến sân trường, Lưu Ly đều sẽ ngoan ngoãn ngồi dưới tàng cây cách đó không xa để làm công việc của mình. Khi anh đến nàng sẽ đưa khăn giấy cho anh lau mồ hôi và khi anh thi đấu xong nàng sẽ được anh dắt về.

Nửa tháng là một khoảng thời gian không dài cũng không ngắn, nhưng bấy nhiêu đây cũng vừa đủ để Lưu Ly hoàn thiện nốt bản nhạc của mình. Chẳng mấy chốc, ngày hội thao cuối cùng đã đến. Không khí náo nhiệt tưng bừng, năm nay vị hiệu trưởng mới đã rất nhân từ mà ban hành thông báo rằng học sinh không cần phải mặc đồng phục đến trường trong ngày hội thao. Bọn họ trò rất ít khi được mặc đồ bình thường nên đã nhân dịp hiếm hoi này mà mặc sức ăn diện cho thỏa. Trường học lấp lánh, ngập trong những sắc màu tươi nguyên và tiếng cười rộn rã.

Ngoài sân vui vẻ là thế, trong văn phòng thầy hiệu trưởng lại hoàn toàn trái ngược. Thầy hiệu trưởng là một ông bác già hiền từ với dáng người nhỏ con hơi gầy, nước da đã nhăn có in chút đồi mồi và một cặp kính gọng chữ nhật màu nâu đã cũ. Ông cúi người, đưa một tách trà nóng cho người phụ nữ với chiếc mái cắt ngang rất đặc trưng trên trán. Chờ cô nhận lấy tách trà nhài đang tỏa hương thơm ngát, thầy hiệu trưởng mới ngồi xuống ở phía đối diện, cất giọng nói:

"Cô Quỳnh Anh à, tôi có chuyện muốn nhờ cô có được không?"

Cô Quỳnh Anh, cũng chính là bác Quỳnh chủ nhiệm lớp ., nhấp một ngụm trà nhỏ cho có lễ rồi đặt tách trà xuống bàn. Cô đáp:

"Thầy cứ nói đi ạ."

"Chuyện là thế này..."- Thầy hiệu trưởng nói với chất giọng mỏi mệt:

"Bên lớp . có một đứa nhỏ, cá biệt. Cá biệt đến mức cô Nga chủ nhiệm bên lớp đó có muốn quản cũng quản không nổi."

Thầy lại thở dài, giọng nói âu sầu:

"Đứa nhỏ đó tôi xem qua hồ sơ rồi. Hai năm trước tuy ngỗ nghịch nhưng thằng bé vẫn tham gia đủ các kì kiểm tra lớn và thi học kì để lấy đủ điểm để lên lớp. Thế nhưng năm nay... nó không chịu tham gia vào bất kì bài kiểm tra nào, cả đợt thi giữa kì vừa rồi cũng không."

"Dạ?"- Cô Quỳnh Anh đáp một tiếng. Kinh nghiệm gần năm dạy học nói cho cô biết chuyện gì sắp xảy ra tiếp theo.

Thầy hiệu trưởng lại đổi sang một chủ đề khác, thầy hỏi:

"Cô Quỳnh Anh cũng biết rằng năm nay tôi bị chuyển đến trường mình là do đâu có đúng không?"

Bác Quỳnh im lặng gật đầu.

"Vậy nên cô có thể vui lòng thu nhận đứa nhỏ này về lớp cô không? Tôi xem qua hồ sơ rồi, duy chỉ có bảng điểm môn Văn do cô và môn Hóa do thầy Hoàng đứng lớp năm ngoái của thằng bé là gần như đầy đủ."

"Mà thầy Hoàng thì đã không đứng lớp chủ nhiệm mấy năm nay rồi... Giờ chỉ còn có cô và nếu tôi không nhầm thì môn Hóa lớp . do thầy Hoàng phụ trách?"

"Dạ vâng."- Cô Quỳnh Anh lại gật đầu, thế nhưng cô vẫn còn đang do dự. Mỗi một đứa nhỏ trong lớp đều là mỗi một trách nhiệm lớn lao. Huống hồ năm nay là năm cuối rồi, nhận thêm một đứa nữa thì sẽ phải đối mặt với rất nhiều biến cố có thể xảy ra và có thể ánh hưởng rất lớn tới những bạn nhỏ lớp cô. Thế nhưng, nghe thầy hiệu trưởng nói như vậy, cô cũng không đành lòng.

Cô biết đứa nhỏ này. Thằng bé học môn Văn do cô dạy năm ngoái. Gia cảnh bấp bênh làm nó sinh tính ngỗ ngược cộc cằn, nhưng với thầy cô thì vẫn giữ phép lịch sự tối thiểu nhất. Năm nào lớp học thêm của cô cũng có vài đứa vì nhà quá nghèo nên không trả được học phí và được cô cho học miễn phí. Cô cũng hay nhắc với các lớp rằng nếu có bạn nào gia cảnh khó khăn thì cứ đến học, cô sẽ không lấy tiền. Nhưng cô chưa từng thấy đứa trẻ đó đến lớp học thêm, dù chỉ một lần.

"Cô Quỳnh Anh, cô giúp giùm tôi một lần đi. Chẳng giấu gì cô, tôi vẫn còn trong thời hạn bị giám sát của sở, nếu năm nay tỉ lệ học sinh tốt nghiệp giảm quá nhiều, tôi sẽ gặp rắc rối lớn lắm."- Thầy hiệu trưởng già khẩn khoản. Đôi mắt đã hơi mờ kia đượm ý buồn. Thầy bị đẩy đến đây vì năm ngoái sở nghi ngờ thầy gian dối sửa điểm để học sinh ở trường cũ được đủ điểm tốt nghiệp. Thầy biết mình không có tội, nhưng một cái miệng già làm sao cãi được hết với đám người quyền to chức trọng?

Bác Quỳnh suy nghĩ một hồi lâu rồi hít lấy một hơi thật sâu. Thôi vậy, tới đâu thì tới. Cô cũng không thể để mặc một đứa nhỏ vì hoàn cảnh xung quanh mà tự tay phá hỏng tương lai của mình.

"Được, thầy cứ ghi tên thằng bé vào danh sách lớp em."

CHƯƠNG , KẾT THÚC.

Truyện Chữ Hay