Duyên Số Gặp Ma

chương 120: 120: chuyện thù vặt

Truyện Chữ Hay
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

Hồi còn đi học ở Lào

Ngồi chơi ở sân trường khi nghỉ ngơi nghe bạn kể một chuyện rất vui:

- Sáng còn chập choạng tối ở Lào, sư trong chùa xong tụng kinh sáng rồi đi nhặt xôi trên đường và trước nhà nào mà có người ngồi chờ thì người ta ghé.

Mẹ tôi thì mỗi sáng cũng theo phong tục, mà cứ mỗi lần đến trước nhà tôi thì hình như ông sư thầy ngó vòng quanh mỉm cười và lắc đầu.

Một hôm mẹ tôi hỏi hàng xóm gần nhà khi ngồi chơi chiều chung với nhau:

- Tôi để ý là khi sáng nào mà ông sư thầy đi xin xôi thì ông hay đứng ngó vào trong gầm nhà rồi ông mỉm cười trước khi đi tiếp.

Mấy cô có thấy gì giống tôi không? Một cô trả lời:

- Tôi thắc mắc lâu rồi đến nỗi tôi hỏi chú tiểu đi sau ông sư thầy cũng đã mấy lần nhưng cũng không có câu trả lời.

Thêm một cô hàng xóm nói:

- Tôi hỏi ông sư thầy thì ông cũng chỉ cười và lắc đầu miệng lẩm bẩm: “Chọc nhau ghét nhau lâu dài vậy”, xong ông đi tiếp.

Tôi cũng coi và để ý ở gầm nhà thì cũng chẳng có gì mất mát, làng mình từ xưa đến giờ cũng chưa nghe có trộm cắp gì cả, chỉ dạo này ban đêm hình như có gió đêm nhiều hơn mọi năm vì sáng dậy thì ở gầm nhà mấy gian chúng mình đều ngập đầy là lá cây, đầu cầu thang có lúc thành đống luôn.

Mẹ tôi than thở:

- Mỗi sáng dậy là phải quét lá cây một đống luôn xong không phải bằng đó, còn trái cây non chưa chín thì rụng đầy gốc cây thật là tiếc, biết sao đây.

Hàng xóm cũng đồng ý vì trái cây non quanh nhà cũng rụng đầy luôn.

Khi chiều về mới kể câu chuyện chiều nay cho ba tôi nghe thì ba lớn tiếng luôn:

- Có gió gì ở đâu, mấy đêm nay mùa ruộng nương ba đi soi ếch đến quá nửa đêm mới về có cơn gió nào đâu, khi về đến nhà soạn ếch vào lu rồi ba tắm rửa đi ngủ thì mẹ con đã dậy nấu xôi sáng rồi.

Tôi, em gái, ba mẹ người ngó mặt nhau không câu trả lời, xong đi một ngày nghỉ ngơi trong làng.

Chập choạng sáng mẹ ngồi chờ sư đến lấy xôi thì bỗng nhiên thấy bà hàng xóm lẹ bước tới mượn cái chổi vì chờ sư thầy tới thì quét gầm nhà trước nhưng tìm cái chổi không thấy, rồi một vài hơi thở thì thêm một bà hàng xóm chạy tới mượn cái chổi nữa.

Mẹ đứng dậy vào gầm nhà lấy cái chổi cho hàng xóm quét trước, xong rồi lại tìm đâu cũng không thấy cái chổi đâu cả.

bà đang lên cơn lòng lợn từ sáng sớm, ba tôi và tôi nghe tiếng trò chuyện thì bước xuống chưa được hỏi thì:

- Úi chà! Sao lá cây ở gầm nhà mình nhiều thế đến cả cái lu hứng nước mưa cũng đầy là lá cây vậy?

Khi ba quay mặt lại với mấy bà hàng xóm thì ba vừa cười vừa lớn tiếng:

- Trộm cắp thì ăn trộm gà vịt hay tiền bạc hoặc đồ có giá chứ ai mà khùng khùng điên điên đi ăn trộm cái chổi đi làm chi.

Tôi đứng đó cũng nhịn cười không được, rồi mấy cô hàng xóm cũng lắc đầu cười.

Ông sư thầy với chú tiểu đến vừa đúng lúc, ông ngó vòng quanh lắc đầu nhưng lần này ông nói:

- Bốn cái chổi của các con ở vách chùa, không biết ai nghịch ngợm đem vứt ra đó.

Nói xong ông lắc đầu mỉm cười như ông đã biết gì xảy ra rồi.

Nghe xong thì ba tôi cùng tôi với mấy người hàng xóm lẹ bước đi coi và lấy cái chổi về.

Trên đường gần tới nhà chừng hai gian nhà thì ba đứng sững một lát và gọi mấy người hàng xóm.

Ba chỉ tay vào gầm nhà của một hàng xóm già cả mà đã chết gần tháng nay.

Ba nói:

- Tất cả coi đây tại sao mà gầm nhà của bà phù thuỷ diêm vương này sạch sẽ đến nỗi không có một tàu lá nào vậy, mà nhà chúng ta ở sát nhau sao đầy rác, và mấy gầm nhà mà ở xa nhà chúng ta về phía gần chùa lại không có rác hay lá cây gì cả, đây cũng là sáng sớm mà.

Khi nghe ba nói xong, tôi với mấy cô hàng xóm như người tỉnh giấc vậy.

Rồi tới chiều buông xong ruộng nương về.

Tiếng hỏi lung tung khắp làng, nhưng câu trả lời thì:

- Không có gầm nhà nào trong làng cứ qua đêm là có rác cả, mà cũng chẳng có cơn gió nào trong mùa này, ai cũng lạ lùng và cười ôm bụng khi nghe:

- Chỉ có gian nhà trong làng mà cứ qua đêm là đầy rác bẩn, đến lu nước cũng đầy là lá cây luôn, rồi bắt đầu từ hôm nay thì cả gia đình chú ý coi có gì xảy ra trong đêm không.

Một tuần trôi đi thì gầm nhà nào cũng sạch sẽ.

Một sáng sau đó mẹ còn nấu xôi chưa xong thì đã nghe tiếng mấy bà hàng xóm ở dưới cầu thang nhà mình nên mẹ xuống thì: Úi chà, lá cây ngập chân cầu thang nhà luôn, rồi nhà không còn cái chổi nào luôn, lấy cái gì quét rác nữa, phải chờ đến sáng mới đi mua ở chợ làng về quét.

Mấy ngày sau thì mẹ tôi cảm bệnh không được đi làm ruộng nghỉ ở nhà, buổi trưa thì mẹ nằm ở gầm nhà với cơn gió hiu hiu mẹ lim dim ngủ thì thấy bà cô già hơn tuổi đã chết được gần tháng rồi, nhà sát nhau ấy đứng ngó mẹ và cười lên khà khà khà, mẹ chợt tỉnh và chắp tay lễ khấn cho bà đi chốn bình an.

Khi đêm về mẹ cảm sổ mũi khó ngủ, cũng quá nửa đêm mẹ nhẹ bước ra ngồi ở lan can nhà khỏi quấy rối giấc ngủ người khác.

Trong lúc ngồi im được một lát thì mẹ nổi gai ốc lạnh cột sống rồi tiếp theo là tiếng chân người mà quá quen thuộc, tiếng xẹt xẹt xẹt, rồi theo với tiếng rn rỉ lẩm bẩm thì thầm thì thào trong nửa đêm thanh tĩnh nghe rõ luôn:

- Mày la nói tao thì tao quét rác vào nhà mày, mày chửi tao thì tao lấy rác bỏ vào lu nước nhà mày! Trái cây nhà mày nhiều hơn nhà tao không được nếu nhiều tao phải đập nó xuống!

Mẹ cố ngồi lê nhè nhẹ tới sát lan can nhà từ từ ngó xuống thì:

- Eo ơi! trời ơi, ông bà ông vải ơi bà già hàng xóm tóc bạc phơ đang quét rác vào gầm nhà mình, tim nó muốn rụng xuống đầu ngón chân luôn, cái bệnh cảm đó cũng không biết nó biến mất lúc nào chỉ biết lê vào trong nhà chui vào cái chăn trùm đầu cho tới sáng luôn cũng không được nấu xôi sáng nữa, mặc kệ cho em gái dậy nấu xôi thay cho mẹ.

Sáng ra cả nhà nghi là mẹ cảm nặng, gọi mẹ dậy ăn cơm sáng, khi mẹ dậy lại thấy mẹ tỉnh táo và mẹ nói:

- Cơm sáng xong, trước khi đi ruộng nương thì gọi gia đình hàng xóm đến mẹ cho người ta biết là ai đổ rác vào gầm nhà chúng mình.

Nói xong mẹ ngồi xuống ăn cơm và kể chuyện đêm qua cho cả nhà nghe, không ai mà không lắc đầu cả, cũng không ngờ là có chuyện như vầy xảy ra.

Khi gia đình hàng xóm tới nghe chuyện kể mà mẹ gặp gỡ đêm qua thì ai cũng muốn té xỉu luôn, cũng không muốn ngó vào gian nhà của bà già đang bỏ hoang đó vì sau bà chết thì con cháu dọn vào trong thành phố ở.

Trò chuyện nhau xong thì gia đình nghỉ ruộng nương gấp một ngày đi thẳng vào chùa xin ý kiến ông chủ trì giúp.

Một lát sau thì tất cả tới nơi ông nghỉ ngơi, hình như ông đã biết rồi, chưa ai được nói gì thì ông nói:

- Bà cô già đó là bạn tôi từ khi còn nhỏ với nhau, và từ nhỏ bà đã có cái tánh như vậy, ai nói gì cho bà thì bà phá đến cùng luôn, khi bà còn sống không phải chỉ các con ở gần nhà nhau, đến chùa ở đây bà cũng không tha, các con coi bụi hoa đẹp không, bà lấy có một bông thôi mà bà bẻ hết mấy bông còn lại vất xuống đất, chú tiểu nói cho bà thì một lát bà đi múc cát rồi lén vào chùa nơi ngồi tụng kinh rồi bà đổ đầy vào đó nếu la hay nói cho bà thì bà làm nữa chẳng thà im lặng thì tốt hơn.

Sau khi bà chết rồi khi ông đi xin xôi qua nhà các con thấy ở dưới gầm nhà bà sạch sẽ mà gầm nhà các con đầy rác, thấy có lúc bà đứng quay lưng vào ông.

Một cô hàng xóm nói khi bà còn chưa chết:

- Mình đang nằm ở gầm nhà nghỉ mát trưa, bà bước từ gầm nhà bà sang nhà mình vén cái váy lên rồi ngồi xuống tè ở gần nơi mình nằm, khi nói bà thì bà trả lời tỉnh bơ: “Không phải nhà tao rồi đi về”, một lát thì gầm nhà đầy là lá cây luôn, trái xoài còn non bằng đầu ngón tay bà lấy cây đi đập xuống, mình nói thì trả lời: “Cây nhà mày nhiều trái hơn cây nhà tao không được bà càng đập tiếp”.

Hôm nay ở trong chùa vừa kể chuyện vừa cười ôm bụng luôn, bà hơn mới chết hàng xóm cũng đâu có ai chấp đáp giận hờn gì bà đâu nhưng bà cứ đi làm cho người ở gần lên cơn lòng lợn hàng ngày như vậy ai nói cho bà thì bà thù vặt người ta, chết rồi cũng chưa buông xuôi được cái tánh thù vặt đó.

Ông chủ trì nói tiếp:

- Thôi để vào ngày chủ nhật làm mâm cúng cho bà đi nơi bình an và các con hãy xin lỗi bà cho bà được siêu thoát khỏi linh hồn của bà vẫn nằm trong cái thù vặt.

Người mình sống như thế nào thì chết rồi cũng vẫn là ma thù vặt vậy thôi, chết rồi cũng vẫn còn cái thói gây chiến tranh với người khác đâu vừa gì đâu.

Rồi khi trôi qua ngày chủ nhật cúng bái đó thì tất cả bình an không có rác bẩn trong đêm nữa, nhiều lúc hàng xóm cũng nói nhớ tới bà diêm vương hay bà thiên lôi đánh không chết ghê luôn.

Chuyện Thù Vặt

Bounthanh sirimoungkhoune.

Truyện Chữ Hay