Đường Xưa Mây Trắng

chương 63: đường về biển cả

Truyện Chữ Hay
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

Trên đường đi, Bụt ghé vào thị trấn Alavi.

Tại đây người được dân chúng đón tiếp và cúng dường trai phạn tại một trú sở công cộng.

Đi theo Bụt có tám vị khất sĩ, trong đó có thị giả của người là Ananda.Sau khi Bụt và các vị khất sĩ đã thọ trai, mọi người đều ngồi lại ăn uống.Hôm ấy đến dự có khoảng ba trăm người.

Cơm nước đã xong, đại đức Ananda thỉnh Bụt nói pháp cho quần chúng.Mọi người đã ngồi yên sẵn sàng nghe Bụt nói, thì một bác nông dân đẩy cửa bước vào.

Bác đã đến trễ, vì sáng hôm nay bác phải đi tìm một con trâu lạc.

Tìm được trâu rồi, bác đóng cửa chuồng trâu và vội vã tìm tới trụ sở buổi họp, chưa kịp bỏ một hạt cơm nào vào bụng.Biết bác nông dân đang đói, Bụt không thuyết pháp vội.

Người bảo đem cơm và cà ri ra để bác nông dân ăn trước.

Có người sốt ruột, bảo rằng ba trăm người mà phải chờ một người thì quá đáng,nhưng Bụt nhất định chờ.

Người chờ cho bác nông dân ăn cơm và uống nước xong mới bắt đầu thuyết pháp.

Người nói:– Thưa quý vị, nếu tôi thuyết pháp trong khi bác nông dân này đang đói bụng, thì bác sẽ không theo dõi được bài giảng và như thế là sẽ thiệt hại cho bác.

Đại chúng nên biết không có gì khổ bằng đói.

Cái đói nó hành hạ ta và làm cho ta mất hết thanh tịnh và an lạc.

Chúng ta phải nghĩ tới những kẻ bị đói, người lớn cũng như trẻ em.

Đói vì ăn cơm trễ đã là khổ rồi, huống hồ không ăn trong nhiều ngày nhiều tháng.

Ta phải làm sao để đừng có ai bị đói trên cuộc đời này mới được.Ngược dòng sông Hằng, Bụt hướng về Kosambi phía Tây Bắc.

Đứng bên dòng sông, Bụt nhìn thấy một khúc gỗ lớn đang theo dòng chảy về phương Đông.

Người gọi các vị khất sĩ cùng đi, chỉ cho họ thấy khúc gỗ đang trôi và nói:– Các vị khất sĩ! Khúc gỗ kia nếu không bị vướng mắc vào hai bờ, nếu không chìm đắm nửa chừng, nếu không vướng một doi cát, nếu không bị người ta vớt lên, nếu không bị cuốn theo dòng nước xoáy và nếu không bị mục nát từ bên trong mục nát ra, thì sẽ cứ trôi như thế cho đến ngày ra được biển cả.Các vị cũng thế, trên con đường tu đạo, nếu quý vị không bị vướng mắc vào hai bờ, nếu quý vị không bị chìm đắm nửa chừng, nếu không vướng vào một doi cát, nếu không bị người ta vớt lên, nếu không bị cuốn theo dòng nước xoáy và nếu không bị mục nát từ bên trong mục nát ra, thì chắc chắn các vị cũng sẽ đi về tới đại dương của sự giải thoát và giác ngộ hoàn toàn.Các vị khất sĩ hỏi Bụt:– Xin Thế Tôn nói rõ cho chúng con hiểu, thế nào là vướng mắc vào hai bờ? Thế nào là không bị chìm đắm nửa chừng? Thế nào là không bị cuốn trôi theo dòng nước xoáy?– Bị vướng mắc vào hai bờ tức là bị vướng mắc vào sáu giác quan và sáu loại đối tượng.

Sống tinh cần và tỉnh thức thì các vị sẽ không đánh mất chánh niệm và sẽ không bị kẹt vào những cảm thọ do sự xúc tiếp giữa sáu giác quan và sáu loại đối tượng của chúng gây ra.Chìm đắm nửa chừng tức là bị những sợi dây tham dục và mê đắm buộc lại và không còn đủ sức để đi tới, và rốt cuộc phải nửa chừng bỏ lỡ sự nghiệp tu học của mình.Vướng vào một doi cát tức là vướng vào sự phục vụ cáingã của mình, suốt đời chỉ nhắm tới chuyện quyền lợi và hư danh mà quên đi mục đích tối hậu là giải thoát.Bị người ta vớt lên nghĩa là mải mê cái vui phàm tục, chỉ ưa la cà suốt ngày suốt buổi rong chơi với bạn xấu mà xao lãng công việc tu hành.Cuốn theo dòng nước xoáy có nghĩa là chìm đắm trong vũng tù của năm thứ dục lạc: ăn ngon, mặc đẹp, sang giàu, dâm dục, hư danh, và lười biếng mê ngủ.Mục nát từ bên trong mục nát ra là sống đời sống đạo đức giả dối, lường gạt quần chúng, lợi dụng đạo pháp để thỏa mãn cá nhân.Các vị khất sĩ! Các vị nên tinh tiến tu học, giữ gìn để đừng vướng mắc vào một trong sáu trở ngại đó.

Như thế các vị chắc chắn sẽ đi về quả giác ngộ, như khúc gỗ kia nếu không bị vướng mắc vào bất cứ trở ngại gì trên sông thì chắc chắn sẽ về được tới biển cả.Trong lúc Bụt giảng dạy cho các vị khất sĩ thì có một thiếu niên chăn trâu khoảng mười sáu tuổi đứng gần đó.

Thiếu niên này tên là Nanda, trùng với tên vị khất sĩ Nanda, em cùng cha khác mẹ với Bụt.

Nanda nghe Bụt giảng, thích lắm, em đến gần Bụt xin Bụt cho em đi theo làm học trò người.

Em nói:– Sa môn, con cũng muốn được như các vị khất sĩ có dung mạo trang nghiêm kia.

Con cũng muốn tu học như các vị.

Con hứa sẽ đem hết sức mình để tu học, để đừng bị vướng vào hai bờ, để đừng bị chìm đắm, để đừng bị vướng vào một doi cát, để đừng bị người ta vớt lên, để đừng bị cuốn theo dòng nước xoáy và để đừng bị mục nát từ trong mục nát ra.

Xin sa môn nhận con làm học trò của người…Thấy thiếu niên tuy ít học mà có vẻ thông minh, Bụt gật đầu.

Người hỏi:– Con bao nhiêu tuổi?– Bạch sa môn, con mười sáu.– Con có cha mẹ ở nhà không?– Ba mẹ con đều đã mất.

Con không có anh em và bà con nào hết.

Con chỉ ở giữ trâu cho một người giàu có trong làng mà thôi.Bụt hỏi tiếp:– Con có thể ăn một ngày một bữa không?– Con đã quen ăn như thế từ lâu.Bụt nói:– Đáng ra, con phải có đủ hai mươi tuổi mới được chấp nhận vào giáo đoàn.

Tuổi chưa hai mươi thì chưa đủ chịu đựng được nếp sống không nhà không cửa, nhưng con là một thiếu niên đặc biệt, ta sẽ xin giáo đoàn cho con được miễn điều kiện tuổi tác.

Con sẽ tập sự bốn năm với tư cách một vị sa di trước khi thọ giới khất sĩ.

Bây giờ con đi lùa trâu về trả cho chủ con đi, và con xin phép chủ con cho nghỉ việc.

Xong xuôi, con sẽ đến tìm ta.Thiêu niên thưa:– Bạch sa môn, con không cần làm như thế, những con trâu này khôn lắm, chúng có thể đi về chuồng một mình mà không cần con lùa.– Nhưng con phải lùa chúng về, giao lại cho chủ đàng hoàng và xin phép chủ nghỉ việc thì con mới được chấp nhận theo ta.– Nếu lỡ con lùa trâu về giao cho chủ và xin phép chủ được rồi, nhưng khi trở lại Bụt và các thầy đã đi hết rồi thì sao?Bụt cười:– Con đừng lo, ta đã hứa thì chúng ta sẽ đứng đây chờ con.

Nanda sung sướng đi lùa trâu về chuồng.Bụt gọi khất sĩ Svastika.

Người nói:– Svastika, thầy giao cho con hướng dẫn em thiếu niên chăn trâu này.

Thầy tin rằng con biết cách giúp nó.Svastika chắp tay phụng mệnh.

Thầy Svastika năm nay đã ba mươi chín tuổi.

Thầy biết tại sao Bụt giao trách nhiệm hướng dẫn em thiếu niên chăn trâu này.

Svastika được gặp Bụt hồi mới mười một tuổi và đã được Bụt cho xuất gia năm thầy lên hai mươi mốt.

Chính vì Svastika mà Bụt đã nói kinh Phong Ngưu.

Kinh này thầy Svastika vẫn thuộc lòng.

Thầy đã trùng tuyên kinh này rất nhiều lần cho các bạn đồng tu.

Cậu bé Nanda này sẽ được tập sự xuất gia, và bốn năm sau sẽ được thọ giới khất sĩ.

Thầy Svastika tin tưởng là mình đủ sức để hướng dẫn chú bé này.

Đã đến lúc Bụt giao cho thầy trách vụ tiếp độ những người trẻ tuổi.

Bạn thân nhất của thầy là đại đức Rahula năm nay cũng đã ba mươi sáu.Tất cả mấy đứa em của thầy Svastika đến nay đã có vợ và có chồng.

Ai cũng có gia đình và nhà cửa riêng.

Ngôi nhà ngày xưa của gia đình Svastika bây giờ đã xiêu vẹo và đổ nát.

Trong một chuyến du hành ngang qua thôn Uruvela, Svastika đã ghé thăm lại chốn cũ năm xưa, khi thầy còn là cậu bé mười một tuổi, một mình phải đi chăn trâu nuôi bốn đứa em.Năm ấy Rupak mới bảy tuổi, Bala mới năm tuổi, Bhima mới hai tuổi.

Năm nay Bhima đã ba mươi tuổi rồi.

Cũng như chị nó là Bala, Bhima đã có chồng có con, em trai của Svastika sau khi cưới vợ đã đi lập nghiệp ở một nơi khác.

Svastika đã có gần hai mươi đứa cháu, và trong số đó cũng có những đứa đang đi chăn trâu cho người khác như Svastika và Rupak ngày xưa.

Svastika nhớ có lần thầy đã mời thầy Rahula ghé lại quê nhà.

Lúc đó Rupak đã cưới vợ và đi sinh sống nơi khác.

Hai đứa em gái còn ở với nhau, sống vào nghề làm bánh.

Svastika đã cùng đi với Rahula ra bờ sông.

Nhớ lời hứa với bạn, Svastika đã đi tìm bọn chăn trâu đang thả trâu cho ăn bên bờ cỏ cạnh dòng sông Ni Liên Thuyền và bảo chúng để cho Rahula thử cỡi lên mình trâu.

Lúc đó Rahula đã thọ giới khất sĩ, nên hơi ngần ngại, nhưng cuối cùng, Rahula đã cởi áo sanghati cho Svastika cầm.

Một em bé mục đồng chỉ cho Rahula cách leo và ngồi trên mình trâu.

Thấy con trâu to lớn nhưng quá hiền lành, Rahula làm đúng theo lời em bé.

Ngồi trên mình trâu, để trâu thong thả bước đi, Rahula cho Svastika biết cái cảm giác là lạ của thầy.

Rahula ý thức về cảm giác ấy, rồi Rahula nói không biết nếu thấy cảnh này Bụt sẽ nghĩ gì.

Svastika biết nếu không đi tu, thì ở lại hoàng cung để sau này làm vua, chắc hẳn Rahula sẽ không bao giờ có dịp cỡi lên mình trâu mà đi như hôm nay.Chú bé Nanda đã trở lại, đại đức Svastika trở về giờ phút hiện tại.

Thầy bảo Nanda tới gần thầy, và cho chú biết thầy sẽ là thầy nương tựa của chú.

Ngay tối hôm ấy Nanda được xuống tóc làm một vị sa di.

Chú tiểu mới này được dạy cách mặc áo, mang bát và những cách đi, đứng, nằm, ngồi theo chánh pháp.Nanda đã mười sáu tuổi và có vẻ chín chắn; thầy Svastika nghĩ rằng hướng dẫn chú sa di này không phải là việc khó.

Thầy nhớ năm xưa ở tu viện Trúc Lâm, có một nhóm mười bảy em bé được các thầy trong tu viện chấp nhận vào giáo đoàn để tu học, em lớn nhất mười bảy tuổi và em bé nhất chỉ mới có mười hai.

Tất cả đều là con nhà khá giả, đứa lớn nhất tên là Upali.

Mười sáu em kia đều là bạn chơi thân của Upali.

Khi Upali xin đi xuất gia, cả bọn mười sáu đứa kia đều đòi cha mẹ cho đi tu theo.

Sau khi được chấp nhận, bọn trẻ được khép vào kỷ luật của tu viện.

Luật của tăng đoàn là không thể ăn quá Ngọ.

Đêm đầu, mấy em nhỏ đói quá nên khóc.

Các thầy bảo phải đợi tới ngày mai mới được ăn cơm.

Buổi sáng, Bụt hỏi các thầy tại sao ban đêm lại có tiếng trẻ em khóc.

Các thầy trình bày lại tự sự.

Bụt bảo:– Từ nay về sau, các thầy không nên nhận vào giáo đoàn những người dưới hai mươi tuổi.

Các em chưa đủ sức để chịu đựng nếp sống của người khất sĩ.Tuy nhiên, vì các em đã được chấp nhận lỡ rồi nên vẫn được giữ lại.

Bụt dạy các thầy nên cho phép các em từ mười lăm trở xuống được ăn thức ăn nhẹ vào buổi chiều, cũng như Rahula hồi tám tuổi.

Em bé nhỏ nhất năm ấy, năm nay cũng đã được thọ giới khất sĩ rồi vì đã đến tuổi hai mươi..

Truyện Chữ Hay