Sau chuyện đó tâm tình của Diêu Tuyết không được tốt, suốt đường đi cô đều im lặng nhìn về phía ngoài cửa sổ, hoàn toàn không biểu hiện cảm xúc của mình ra ngoài, hai người còn lại cũng thức thời im lặng để lại không gian cho cô bình tĩnh suy tư. Cho tới khi bước chân ra khỏi sân bay của Mỹ, tâm trạng của cô mới bị cảnh tượng náo nhiệt bên ngoài thu hút mà khá lên một chút.
Ba người cùng đi khảo sát một lượt các trường đại học lớn nơi này, sau đó mới họp nhau cùng thảo luận ra trường nào thích hợp nhất rồi mới quyết định điền đơn đăng ký. Hoàn thành mọi việc bọn họ lại quyết định cùng nhau đi du lịch thêm ba ngày nữa trước khi trở về, không ngờ trong chuyến du lịch này, Diêu Tuyết lại bất ngờ gặp được một kỳ ngộ có tính bước ngoặt trong cuộc đời của cô.
Ngày hôm đó, trên đường từ bảo tàng trở về Diêu Tuyết gặp được một bà lão ốm yếu ngất xỉu trên đường bèn nhờ hai người còn lại nâng bà lão về căn hộ ba người đang ở, sau đó Diêu Tuyết mất hết một đêm chăm nom bà lão mới tỉnh lại. bọn họ đã rất ngạc nhiên khi biết được bà lão này là một người Hoa xa xứ, sau khi nhìn thấy ba người liền thoải mái dùng tiếng Trung phổ thông nói chuyện với họ.
Bà lão nói mình đã bảy mươi mốt tuổi, thân hình bà vô cùng gầy gò ốm yếu, tuy nhiên đôi mắt bà vẫn còn rất minh mẫn. Nhìn thấy bà lão, Diêu Tuyết liền cảm thấy thực thân thiết, giống như nhìn thấy bà ngoại của mình còn sống vậy, cho nên luôn cố hết sức chăm sóc cho bà.
Sau khi cứu được bà lão đó, hai người còn lại cũng không tiếp tục đi chơi nữa mà ở lại cùng Diêu Tuyết chăm sóc cho bà, tuy rằng nhìn bề ngoài bà lão có vẻ nhếch nhác, khổ sở, tuy nhiên không hiểu sao bọn họ vẫn cảm thấy kính trọng với bà.
Bà lão đã kể rất nhiều chuyện cho ba người nghe, những nỗi đau, những khổ sở, những câu chuyện kỳ lạ mà họ chưa từng nghe trước đây, trong đó còn ẩn không ít đạo lí khiến bọn họ thán phục không thôi.
Bà kể lại bản thân vốn từng là con gái của một thương nhân giàu có di dân sang đây để làm ăn, sau này gia đình bà lại gặp phải sự cố kinh tế rồi phá sản, cha mẹ bà cùng nhau tự tử chỉ để lại bè cô đơn trên đời không còn lại gì. Bà đã sống một cuộc đời gian nan chìm nổi gần năm qua, bà nói:
“Tiếc nuối lớn nhất trong suốt cuộc đời này của ta chính là quê nhà, ta rất nhớ nơi đó, nhớ từng món ăn, từng phong tục, từng cảnh vật nơi đó, bây giờ ta đã không còn cơ hội nhìn thấy những thứ đó nữa rồi.”
Diêu Tuyết thấy bà như thế vô cùng xót xa, liền nắm lấy tay bà an ủi:
“Cũng không phải hoàn toàn không thể, bây giờ cháu có thể nấu các món ăn truyền thống cho bà mà.”
Bà lão nghe được lời Diêu Tuyết vô cùng vui vẻ:
“Thật sao, cháu có thể nấu được những món ăn đó sao?”
Không phải bà xem thường Diêu Tuyết, mà bà hiểu rằng giới trẻ ngày nay không có mấy người còn biết nấu ăn hay hiểu rõ về đồ ăn truyền thống nữa.
Ngay buổi chiều hôm đó Diêu Tuyết liền cùng Lãnh Vệ đi chợ mua về rất nhiều thứ, sau đó Lãnh Vệ cùng với Phương Viễn cắt giấy, viết câu đối, trang trí căn nhà giống như ngày tết còn Diêu Tuyết lại loay hoay với đống đồ ăn ở trong bếp.
Khi bà thấy được những món truyền thống trên bàn ăn cùng với nhà cửa được trang trí giống như ngày tết truyền thống đã không nhịn được rơi nước mắt. Tối hôm đó trước khi đi ngủ bà lão đã đưa tặng cho ba người ba tờ vé số khác nhau, nói với bọn họ:
“Ngày hôm nay chính là ngày hạnh phúc, thỏa mãn nhất trong đời của bà, cám ơn các cháu rất nhiều, những đứa trẻ tốt bụng nhất mà bà từng gặp. Ba tờ vé số này chính là tài sản duy nhất mà bà còn lại, tặng cho các cháu, trong đó chính là lời chúc tốt đẹp nhất mà bà dành cho mỗi người.”
Ngày hôm sau, khi bọn họ tỉnh dậy, bà lão đã không còn thở nữa, bà đã ra đi trong mãn nguyện.