- Đây là kinh văn gì?
Ngay lúc Dao Thanh Tuệ, Dao Nguyệt Đình, Dao Nguyệt Như, ba mẹ con cùng nhau tập trung ở trong thư phòng Quan Tinh lầu. Khi nhìn Hồng Dịch viết kinh thư, lúc đầu các nàng còn tưởng rằng Hồng Dịch vừa đặt bút sẽ viết ra một câu dạng như “Thất phu nhi vi bách thế sư. Nhất ngôn nhi vi thiên hạ pháp” ().
Nhưng mà các nàng lại không có nghĩ tới Hồng Dịch lại viết vài con số vô cùng đơn giản.
Sơ cửu, cửu nhị, cửu tam, cửu tứ, cửu ngũ (), năm nhóm từ này rất bình thường, nhìn vào cũng không biết để làm gì
- Đây là cũng gọi là kinh văn sao?
Dao Nguyệt Như lắc đầu, đang muốn cười lạnh, trào phúng vài câu, lại nghe thấy Hồng Dịch nâng bút trầm ngâm, miệng thở dài nói:
- Cửu ngũ chí tôn, cửu ngũ chí tôn, càn () đạo biến hóa, quả thực là đến cửu ngũ, cũng là cấp bậc của thượng cổ thánh hoàng. Trước đây, thượng cổ thánh hoàng, mỗi một người đều là cửu cửu chí tôn. Cho tới thời trung cổ, chư tử đem thánh hoàng danh hiệu tước đoạt bốn bậc. Rồng bay quá cao, nhất định sẽ phải hối hận. Kháng long hữu hối! Kháng long hữu hối”
Nói rồi, tại thời điểm sau khi viết xong “cửu ngũ”, Hồng Dịch cũng không hề viết tiếp “cửu lục”, mà lại viết thành “thượng cửu”, “kháng long hữu hối”.
Khi “kháng long hữu hối” – bốn chữ này vừa hiện ra dưới nét bút, nằm ở ngay sau chữ “cửu ngũ”, đột nhiên, ba mẹ con Dao Thanh Tuệ chấn động toàn thân, kết hợp với những lời nói của Hồng Dịch, dường như họ cảm nhận được một thứ gì đó.
Cửu ngũ!
Kháng long hữu hối!
Những cụm từ tầm thường này được viết ra, kết hợp với câu nói của Hồng Dịch - “Cửu ngũ chí tôn”, “Thượng cổ thánh hoàng”, “cửu cửu chi sổ” – đột nhiên toả ra một cỗ hàm nghĩa thần bí.
Cỗ hàm nghĩa thần bí này, chỉ bằng một vài dòng kinh văn, thế nhưng lại tựa như thấu đáo thông triệt sự huyền bí của thượng cổ thánh hoàng, sự biến ảo từ cửu cửu chí tôn cho đến cửu ngũ chí tôn!
- Cửu ngũ chí tôn, kháng long hữu hối, bay quá cao nhất định sẽ hối hận. Chẳng lẽ thượng cổ thánh hoàng đã bay quá cao sao?
Dao Thanh Tuệ lặng lẽ nhắc tới. Đột nhiên trong lúc đó, chấn động toàn thân:
- Chẳng lẽ ngươi thấu hiểu được sự huyền bí của thượng cổ thánh hoàng cùng trung cổ chư tử?
Hồng Dịch nhưng cũng không trả lời Dao Thanh Tuệ. Ngay phía sau Thượng Cửu. Kháng Long Hữu Hối lại tiếp tục viết tiếp một dòng:
- Dụng cửu. Kiến quần long vô thủ. Cát! ()
- Rồng bay lên quá cao, về sau, khi quay lại sẽ hối hận, chính là kháng long hữu hối. Đây không phải là chuyện tốt. Kế tiếp chính là quần long vô thủ. Thiên hạ đại loạn. Ngươi vì sao lại nói đây là tốt lành!”
Quần long vô thủ. Thiên hạ không có người đứng đầu. Đó là cùng đại loạn. Nhưng Hồng Dịch lại viết tốt lành!
Thiên hạ không có người đứng đầu, đó là việc tốt lành!
Dao Thanh Tuệ cũng là tài nữ đương thời, nếu không cũng không được Hồng Huyền Cơ nhìn trúng.
Kinh văn do Hồng Dịch viết, nàng xem qua dường như cũng miễn cưỡng hiểu được một ít, suy nghĩ đôi chút, liền cảm nhận được sự huyền ảo thượng cổ, trung cổ, thánh hoàng, chư tử như đang cuồn cuộn xuất hiện!
- Cửu ngũ chí tôn đã lên tới cực hạn, có thể nói là phi long tại thiên ()!
Hồng Dịch vẫn như cũ không có hồi đáp lại lời của nàng, nhấc bút viết tiếp bốn chữ Phi Long Tại Thiên ở phía sau Cửu Ngũ.
Bốn chữ này, khí tức hào hùng, quả nhiên là giống như một con rồng bay lên không trung, công đức viên mãn. Phối hợp với cụm từ “Kháng Long Hữu Hối, Quần Long Vô Thủ, Cát” ở ngay phía sau Cửu Ngũ.
Dao Thanh Tuệ dường như là thấy được một con rồng thật sự bay vút lên trời cao, khi công đức viên mãn, lại muốn tiếp tục bay lên, nhưng sau đó bắt đầu hối hận, tuy nhiên lại không còn kịp nữa, cuối cùng thì quần long vô thủ (ví với đám đông không có người chỉ huy), thiên hạ đại cát.
Sau khi Hồng Dịch viết xong cửu ngũ, thượng cửu, dụng cửu, thì đối với sơ cửu, cửu nhị, cửu tam, cửu tứ nhưng không đi bổ sung, chỉ là ở phần đầu viết một cái “Càn” tự.
Sau đó, tại phần cuối viết đạo:
- Thiên hành kiện! Quân tử dĩ tự cường bất tức! ()
Mười chữ này sau khi viết xong, không riêng gì Dao Thanh Tuệ, mà ngay cả hai nàng Dao Nguyệt Như, Dao Nguyệt Đình đều cảm giác được thế nào là “quân tử”.
Cuối cùng bọn họ cũng cảm nhận đựơc đoạn kinh văn do Hồng Dịch sáng tác ra quả thậ vô cùng huyền ảo khó lường, bác đại tinh thâm!
- Rồng chính là quân tử, quân tử chính là rồng. Thượng cổ thánh hoàng cũng không phải là tự nhiên mà độc chiếm thiên hạ, đó là quân tử nhường ngôi cho quân tử. Trong thiên kinh văn này, ta chia đạo của người quân tử làm năm đạo. Đạo thứ năm chính là cửu ngũ chí tôn, phi long tại thiên! Quân tử giáo hóa (giáo dục cảm hoá) thiên hạ. Bốn đạo phía trước là người quân tử, bằng vào những phẩm đức chính trực, nhân ái, dũng khí, trí tuệ, mà từng bước, từng bước bay vút lên trời cao. Ngươi nói Hồng Huyền Cơ là quân tử, vậy đem thiên kinh văn này của ta đưa cho hắn, để đọc thử. Xem xem kinh văn của hắn có thể vượt qua được của ta hay không?”
- Thiên kinh văn (thiên: một đoạn văn gồm cả phần mở đầu và kết thúc hoàn chỉnh) này chẳng qua là đoạn mở đầu. Trong đó ta đã lý giải đạo lý từ thời thượng cổ, phẩm đức tựa như rồng của người quân tử, hơn nữa trong đó còn bao hàm cả sự huyền bí của thượng cổ thánh hoàng, trung cổ chư tử. Sau này, ta hoàn thiện bản kinh văn này, đến lúc đó để xem xem Hồng Huyền Cơ có thể áp chế được ta nữa hay không?
Hồng Dịch viết xong sau đó, đem trang giấy này đưa cho Dao Thanh Tuệ.
Đây là đoạn mở đầu của một thiên kinh văn, chỉ có một vài nét chữ đơn giản, nhưng thần bí, hùng hồn. Không có sự hoa lệ của thơ văn, nhưng lại bao hàm khí tức “Kinh” “Điển” chính tông, không thẹn là kinh văn lập phái.
Càn chính là bầu trời.
Đoạn mở đầu của bản kinh văn này chính là đưa ra cách lý giải của Hồng Dịch về sự biến hoá của thiên đạo.
Hiện giờ Hồng Dịch muốn Dao Thanh Tụê làm người đưa tin, mang đoạn kinh văn này của mình đưa cho Hồng Huyền Cơ xem. Để xem xem kinh văn của Hồng Huyền Cơ có thể làm tốt hơn mình hay không!
Đây là một chiêu hai dụng ý, từ nữ tử Thiên Hương thần bí ban nãy, Hồng Dịch biết được rằng có người sẽ gây bất lợi với Bạch Tử Nhạc, hơn nữa người đó rất có thể chính là Hồng Huyền Cơ. Hồng Dịch hiện giờ không cách nào đến ngăn cản được, chỉ có thể nói bóng nói gió, dùng văn chương chiến đấu, phân tán sự chú ý của Hồng Huyền Cơ.
- Được, ta sẽ đem đoạn mở đầu của kinh văn này của ngươi đưa cho Huyền Cơ xem.
Dao Thanh Tuệ thần sắc ngưng trọng tiếp lấy trang giấy này, giống như là mang theo một bảo bối vô cùng quan trọng.
Nàng là tông chủ một phái, quỷ tiên cảnh giới, siêu thoát phàm tục, nên cũng cảm nhận được đoạn kinh văn này của Hồng Dịch đã đưa ra những lý giải đối với thiên đạo, thượng cổ thánh hoàng, hơn nữa trong đó còn tựa hồ ẩn chứa một vài thứ kinh nghĩa khác.
Sơ cửu, cửu nhị, cửu tam, cửu tứ, cửu ngũ, thượng cửu, dụng cửu – những ngôn từ này đều so với “Thái Âm Thiên Sinh Thần Chương” còn muốn thâm ảo khó lường.
- Ôi! Thượng cổ thánh hoàng, trung cổ chư tử chi đạo đều ở bên trong nhất thiên kinh văn này. Quân tử nhập vào rồng, quân tử như rồng !
Hồng Dịch đột nhiên cất tiếng thở dài, chỉnh sửa lại chiếc nón bạc trên đầu, cao giọng ngâm nga:
- Long đức nhi ẩn, bất dịch hồ thế, bất thành hồ danh, độn thế vô muộn”()
Trong lúc đang hát vang, đột nhiên chín vòng hào quang chợt lóe lên, hóa thành một cái bàn tay lớn, mãnh liệt đem Dao Thanh Tuệ, Dao Nguyệt Đình, Dao Nguyệt Như đẩy đi ra ngoài, bay thẳng một đường. Ước chừng đẩy đi ra mấy ngàn dặm, ba mẹ con mới hạ xuống dưới, còn bàn tay của Chân Không Đại Thủ Ấn lại bay trở về.
Hơn nữa, ngay tại thời điểm khi bàn tay Chân Không Đại Thủ Ấn bay trở về, liền bắn ra một khối thần niệm trong suốt óng ánh, loé lên những tia điện mang chói mắt, sau đó cấp tốc bắn thẳng vào giữa mi tâm của vị tông chủ Dao Trì phái Dao Thanh Tuệ.
- Mẫu thân!
Dao Nguyệt Đình biến sắc.
- Không sao! Hắn đây là cho một quả ý niệm của cao thủ lôi kiếp lần thứ hai sau khi luyện hóa, coi như trả thù lao về việc ta đưa kinh văn cho Hồng Huyền Cơ. Người này pháp lực cao cường, lại càng thấu đạo sự lĩnh ngộ đối với đạo thuật từ xưa đến nay, hơn nữa còn loáng thoáng thông một vài điều huyền bí của thượng cổ thánh hoàng, trung cổ chư tử. Một khi hiểu thấu được những thứ này, chỉ sợ rằng muốn đạt được thành tựu dương thần cũng không phải không có khả năng.”
Dao Thanh Tuệ nói:
- Đi, chúng ta quay về Ngọc Kinh!
Ba mẹ con mãnh liệt vung tay lên, cùng nhau thi triển đạo thuật bay vút lên bầu trời, sau đó lập tức đến bên Ngọc Kinh Thành, biến mất trong Võ Ôn Hầu phủ.
Võ Ôn Hầu phủ.
Lang Huyên thư ốc.
Hồng Huyền Cơ đang ngồi bất động cạnh cửa sổ, ánh sao trên bầu trời chiếu xuống, xuyên qua khung cửa, khi đến gần thân thể của hắn liền dừng lại bên ngoài, rồi khẽ phiêu bồng theo nhịp hô hấp của hắn.
Trăm huyệt khiếu quanh thân hắn đều có sự tương hỗ, giao hoà với hàng tỉ ngôi sao trên bầu trời.
Ánh sáng rực rỡ của sao trời tựa như dòng nước, thấm vào bên trong hơn trăm huyệt khiếu của hắn, vào lúc này, cơ thể con người cùng đất trời đã hình thành một mối liên hệ vô cùng chắc chắn.
Nếu có người thấy Hồng Huyền Cơ lúc này, sẽ cảm thấy cực kỳ kinh hãi, tựa hồ Hồng Huyền Cơ nếu như đứng dậy, khẽ nhấc tay, động chân, lập tức thể dễ dàng rời khỏi thế giới này, đi tới một cái thế giới khác.
Toàn thân cùng ánh sao giao hòa, trong lúc đó, bỗng nhiên Hồng Huyền Cơ đứng lên, mở mắt nói:
- Thanh Tuệ, ngươi đã tới rồi bên ngoài, vì sao còn chưa vào?
Kẽo kẹt!
Cánh cửa thư phòng một chút bị mở ra, Dao Thanh Tuệ tiến vào trong.
- Nguyệt Như, Nguyệt Đình đâu?
Hồng Huyền Cơ hỏi.
- Không phải vì hai đứa mà nàng xuất môn tìm kiếm sao?
- Bọn chúng không gặp phải chuyện gì cả, ngược lại, thiếp còn mang đến cho Huyền Cơ chàng một thiên kinh văn, chàng thử đọc qua đi.
Nói xong, Dao Thanh Tuệ cầm trên tay kinh văn đưa cho Hồng Huyền Cơ.
- Kinh văn.
Sau đó Hồng Huyền Cơ đứng đậy tiếp nhận, ánh mắt sáng lên, trải giấy ra, đặt trên mặt bàn. Đập vào mắt hắn là hai chữ “Dịch kinh” khá lớn, ngay lập tức hàng lông mày của hắn nhíu lại mãnh liệt..
Tiếp theo, hắn nhìn thấy bảy mục, sơ cửu, cửu nhị, cửu tam, cửu tứ, cửu ngũ, thượng cửu, cửu dụng. Dưới bảy mục này là hàng chữ : phi long tại thiên, kháng long hữu hối, thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức.
Ngay lập tức sắc mặt kịch liệt biến đổi!
Răng rắc!
Một khối ngọc đen vô cùng trân quý dùng để chặn giấy lập tức bị hắn nghiền nát thành bột phấn.
- Càn đạo biến hóa! Càn đạo biến hóa đều nằm trong cửu ngũ. Chỉ bằng mấy câu mà nó viết ra được tất cả! Ta còn gì để viết nữa đây! Tiểu súc sinh!
Sắc mặt Hồng Huyền Cơ như nhỏ máu, đỏ bừng giống như kẻ say rượu. Từng cỗ lực lượng khổng lồ từ trên cơ thể của hắn bất chợt truyền ra bên ngoài khiến cho cả mặt đất rung lên từng hồi, chẳng khác nào động đất.
- Huyền Cơ, chàng có biết thiên kinh văn này là do con trai chàng, Hồng Dịch, viết sao?
Dao Thanh Tuệ thấy được thần thái của Hồng Huyền Cơ, trong lòng biết Hồng Huyền Cơ đã nhận ra tới thiên kinh văn này là do Hồng Dịch viết.
Hồng Huyền Cơ chỉ ngồi xuống, không trả lời. Ánh mắt nhìn chằm chằm kinh văn trên bàn, hai ngón tay kẹp lấy, đột nhiên vung lên ném tới ngọn đèn dầu, cháy sạch hết.
- Ôi!
Dao Thanh Tuệ tiếc nuối kêu một tiếng.
- Thanh Tuệ, nàng đi ra ngoài đi!
Hồng Huyền Cơ sau khi ngồi xuống, lạnh lùng nói.
Dao Thanh Tuệ nghe xong, sắc mặt sửng sốt, đưa mắt nhìn Hồng Huyền Cơ, dường như có chút giật mình, nhưng vẫn là quay người bước ra bên ngoài.
- Phù!
Sau khi Dao Thanh Tuệ ra ngoài, Hồng Huyền Cơ sắc mặt đỏ hồng, sau đó bất thình lình phun ra một ngụm máu tươi.
Ngụm máu tươi này cực kỳ thơm, khi phun trên mặt đất, dưới ánh lửa chớp động, loé ra chút màu tử kim.
- Huyền Cơ, chàng sao vậy? Chàng là nhân tiên! Sao lại bị thổ huyết như vậy!
Đúng lúc này, Dao Thanh Tuệ đột nhiên từ cửa đi đến.
- Đi ra ngoài!
Con ngươi của Hồng Huyền Cơ co rút lại, cả người dường như là thư thái hơn rất nhiều. Ánh mắt càng trở nên lấp lánh, chẳng khác nào thâu tóm hàng tỉ ngôi sao trên bầu trời vào trong hai mắt. Phun ra một ngụm máu, tựa như hắn phun ra được thứ gì đó tích tụ lâu ngày trong lòng.
- Không thể khiến cho ngươi tâm phục, vậy chỉ còn dùng phương diện sức mạnh để loại bỏ ngươi. Đây cũng là cách làm của thượng cổ thánh hiền.
Hồng Huyền Cơ thở dài lẩm bẩm nói, cũng không để ý tới Dao Thanh Tuệ.
- Huyền Cơ, đây là lần đầu tiên thiếp thấy chàng như vậy. Từ trước đến giờ, chàng đều nắm chắc mọi chuyện trong tay, hiện giờ con trai của chàng đã thoát khỏi sự nắm giữ của chàng rồi.
Dao Thanh Tuệ lại lắc lắc đầu đi ra ngoài.
- Người đâu!
Khi Dao Thanh Tuệ đi rồi, Hồng Huyền Cơ cất giọng gọi.
Lập tức một thị vệ vội vàng tiến vào, quỳ trên mặt đất.
- Hiện giờ thái giám truyền ý chỉ của hoàng thượng đã ở ngoài phủ đệ bốn dặm, ngươi ra cửa đợi sẵn, nói rằng hôm nay ta luyện công có chút vấn đề, không thể đến nội cung gặp hoàng thượng, mời thái giám trở về!
Trong lúc Hồng Huyền Cơ ngồi trong thư phòng, toàn bộ động tĩnh trong Ngọc kinh thành đều nằm trong sự khống chế của hắn.
Đây chính là dựa vào đôi tai, đôi mắt cũng như sự linh cảm của bản thân mà Hồng Huyền Cơ bất cứ lúc nào cũng có thể cảm nhận được bất cứ sự việc nào diễn ra trong Ngọc kinh thành.
- Dạ!
Thị vệ này nhìn Hồng Huyền Cơ, sau đó đưa mắt nhìn vết máu trên mặt đất, hơi kinh hãi, nhưng cũng không nói gì thêm, lập tức đứng dậy bước ra ngoài.
- Thiên kinh văn này, đúng là cảm ngộ của tên tiểu súc sinh kia sao? Ta không tin! Càn đạo biến hóa! Càn đạo biến hóa, cửu ngũ chi sổ, phi long tại thiên, kháng long hữu hối. Thiên kinh văn này nếu như quả thật để cho hắn làm ra toàn bộ thì sẽ khiến cho trời long đất lở đến mức nào đây! Đáng tiếc! Ta cho rằng, bằng vào tu vi của bản thân, tiểu súc sinh kia cũng chỉ có thể làm được một đoạn mở đầu mà thôi. Nhưng, tại sao chỉ là một đoạn mở đầu đã thấu đáo đến như vậy được? Mộng Băng Vân, nàng có mưu mô gì đây? Vì sao lại như vậy?
Đôi mắt Hồng Huyền Cơ xoay chuyển mãnh liệt, cuối cùng cũng bắn ra sát ý sắc bén cùng với quyết tâm quyết giết chết Hồng Dịch!
Lúc này, Hồng Huyền Cơ cuối cùng đã động sát tâm với Hồng Dịch.
- Dường như đoạn mở đầu của thiên kinh văn này đúng là nói ra sự huyền bí của thượng cổ thánh hoàng, trung cổ chư tử, cửu ngũ chi sổ, quân tử như rồng. Tài hoa của Hồng Dịch không thể tưởng tượng được.
Dao Thanh Tuệ ra khỏi Võ Ôn Hầu phủ, ra ngoài Ngọc Kinh thành.
Dao Nguyệt Như, Dao Nguyệt Đình trông thấy, mẫu thân của mình từ Ngọc Kinh thành đi ra, hiện lên dưới ánh sao trời, không nhịn được liền chạy ra nghênh đón.
- Dao Thanh Tuệ, tài hoa của Hồng Dịch không thể nào tưởng tượng được, hay là ngươi làm a hoàn mài mực trải giấy cho chàng đi? Ta nghĩ nếu có một ngày Hồng Huyền Cơ nhìn thấy hồng nhan tri kỷ của mình làm nha hoàn mài mực cho con hắn, đi theo con của hắn đọc sách, chắc chắn ý niệm trong đầu ngưng trệ vô cùng, tu vi khó mà tiến thêm nữa.
Đúng lúc này, đột nhiên, thân ảnh của một nữ tử hiện ra từ một góc tường.
- Ai!
Dao Thanh Tuệ xoay người lại liền thấy Thiện Ngân Sa.
-------------------------------------------------
Chú Giải:
Poisson huynh chú thích khá đầy đủ, tuy nhiên có một số chỗ tại hạ bổ sung thêm để độc giả hiểu rõ hơn về cách diễn giải của tác giả.
() Kháng Long Hữu Hối - rồng bay lên cao quá, sẽ có hối hận. Câu này là lấy từ trong Kinh Dịch (quẻ Càn).
Bổ sung: Thượng cửu, Kháng Long Hữu Hối.
Dịch: Hào trên cùng, dương: Rồng lên cao quá, có hối hận.
Giảng: hào dương này ở trên cao của quẻ , cương kiện đến cùng rồi, như con rồng bay lên cao quá, không xuống được nữa, nếu vẫn còn hành động thì sẽ có điều đáng tiếc, vì lẻ thịnh quá thì tất suy, đầy thì không được lâu, (doanh bất khả cửu).
Văn ngôn : giảng thêm: Hào địa vị rất quí (vì ở trên cao hơn hết) nhưng không có ngôi, cao mà không có dân (vì hào là vua mới có dân), các người hiền ở dưới mình mà không giúp đỡ mình (vì hào tuy ứng với hào nhưng lại ở nội quái, mà giữa hào và hào có hào là vua làm chủ hào rồi) cho nên hào mà họat động thì tất có điều phải ăn năn.
() Thất phu làm muôn đời sư, một lời làm thiên hạ pháp. Đây là một câu nổi tiếng của Tô Đông Pha.
Theo diễn giải của người dịch thì nó có nghĩa là "người có thể làm thầy của mọi người (thánh nhân) là người mà mỗi một câu của người đó đều có thể làm chuẩn mực (pháp tắc) cho thiên hạ". Còn theo dịch giả L thì có nghĩa là: kẻ thất phu làm thầy của muôn đời, một lời nói là mẫu mực của thiên hạ.
() Cửu ngũ – ở đây có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất - hào thứ trong một quẻ kinh dịch là dương. Còn nghĩa thứ hai là ngôi vua. Trong chương này có chỗ thì nên hiểu là nghĩa thứ nhất, nhưng có chỗ nên hiểu theo nghĩa thứ hai. Lưu ý là cửu ở trong sơ cửu, cửu nhị, cửu tam, cửu tứ, cửu ngũ, cửu lục, dụng cửu, thượng cửu có nghĩa là dương chứ không phải là chín.
Bổ sung:
Mỗi quẻ trùng trong bát quái gồm hai quẻ đơn, quẻ đơn, ở dưới gọi là nội quái, quẻ ở trên gọi là ngoại quái. Ví dụ quẻ Thiên Phong Cấu thì Thiên, tức Càn là ngọai quái, Phong tức tốn là nội quái.
Mỗi quẻ trùng gồm sáu hào, đánh số từ dưới lên: hào gọi là Sơ, hào gọi là nhị, hào gọi là tam, hào gọi là tứ, hào gọi là ngũ, hào trên cũng không gọi là lục mà gọi là thượng.
Hào thượng
Hào _ _ Quẻ trên là Khôn :địa (Ngọai quái)
Hào _ _
Hào __ Quẻ dưới là Càn: Thiên (Nội quái)
Hào __
Hào Sơ __
() Càn – có nghĩa là thiên/trời trong Kinh Dịch.
() Dụng cửu. Kiến quần long vô thủ. Cát! – Dùng hào dương. Thấy bầy rồng không có đầu. Tốt lành!
() Phi long tại thiên – rồng bay trên trời. Cũng vay mượn từ trong Kinh Dịch (quẻ Càn). Có lời truyền là tên Thăng Long được đặt dựa trên hào này.
Bổ sung: Nguyên văn hào năm: Phi long tại thiên, lợi kiến đại nhân.
Dịch: Hào , dương: Rồng bay trên trời, ra mắt kẻ đại nhân thì lợi.
Giảng : Hào là dương ở vị (ngôi) dương cao nhất trong quẻ lại đắc trung (ở giữa ngọai quái), như vậy là có đủ những điều tốt,vừa cao quí vừa chính trung. Nó lại được hào ở dưới ứng với nó, mà hào cũng cương kiện, đắc trung như nó. Nó là hào tốt nhất trong quẻ , cho nên ví nó với con rồng bay trên trời, và ngôi của nó là ngôi chí tôn (ngôi vua).
Chữ đại nhân (người có tài đức) trỏ cả hào lẫn hào : hai đại nhân ở hai hào đó nên gặp nhau, hợp lực với nhau thì có lợi.
Văn ngôn giảng thêm rất rõ và hay về bốn chữ lợi kiến đại nhân: “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu; nước chảy xuống thấp, lửa bén tới chỗ khô; mây bay theo rồng, gió bay theo cọp, thánh nhân xuất hiện mà vạn vật đều trông vào (…) Mọi vật đều theo loài của nó” (Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu; thủy lưu thấp, hỏa tựu táo, vân tòng long, phong tòng hổ, thánh nhân tác nhi vạn vật đổ (…) các tùy kỳ loại dã).
() Thiên hành kiện! Quân tử dĩ tự cường bất tức! – Trời dịch chuyển mạnh mẽ! Người quân tử luôn tự cường phấn đấu vươn lên không ngừng nghỉ.
() Long đức nhi ẩn, bất dịch hồ thế, bất thành hồ danh, độn thế vô muộn. Câu này hình như là của Khổng Tử. Đại ý nói là người quân tử như rồng ẩn, không vì thế sự mà thay đổi chính mình, không có bị danh lợi ảnh hưởng mà nói mình thành hay bại, sống ẩn cư mà không biết phiền muộn, thế nhân không ai hiểu mình cũng không thấy buồn. Đây là hào tiềm long trong quẻ Càn của Kinh Dịch, ý muốn nói là chưa tới thời, nên người quân tử nên ẩn cư, giữ vững ý chí của mình và nên cẩn thận khi hành sự.
Bổ sung
Trong Văn Ngôn hào sơ cửu quẻ Càn nói: «Long đức nhi ẩn giả dã .» (Đức của rồng là ở ẩn). Đức của quân tử là đức của tiềm long: Khi ẩn cư, ý chí và tiết tháo không bị đổi dời vì cuộc đời ô trọc (bất dịch hồ thế), tu dưỡng không phải để cầu mong cái hư danh ở đời (bất thành hồ danh), lánh đời nhưng an nhiên tự tại chứ không hề sầu muộn (độn thế vô muộn), dù không ai biết đến mình cũng chẳng phiền muộn (bất kiến thị nhi vô muộn), việc xứng ý thì thi hành, việc không xứng ý thì không thi hành (lạc tắc hành chi, ưu tắc vi chi), ý chí đã kiên định nên không gì có thể khuynh đảo được (xác hồ kỳ bất khả bạt). Như thế mới xứng là rồng ẩn trong đời (tiềm long dã )
Để hiểu rõ hơn chương này thì nên xem thêm một chút về Kinh Dịch, nhất là quẻ thứ nhất trong đó (quẻ Càn), vì tác giả vay mượn khá nhiều từ quẻ Càn để viết.
Xem Kinh Dịch ở đây:
Quẻ thứ nhất (Càn):
hoặc ngắn hơn: