Đông Phương Thần Thánh Đế Quốc

chương 129: hai đế quốc cùng diệt vong

Truyện Chữ Hay
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

Doanh trại bị thiêu hủy là một thảm họa đối với quân đội Ottoman. Quân binh nếu như không bị thiêu chết hay bị giết chết giữa trận thì cũng đều cuống cuồng tháo chạy về phía Bursa, không ai còn tập hợp hay chỉ huy được nữa.

Ngay cả Mehmed I Çelebi cũng được đám thị vệ trung thành đưa lên ngựa tìm đường thoát thân. Cả bọn chạy một mạch đến sáng, vừa mệt vừa khát. Vừa chạy từ trong ngọn lửa ra, lại cuống cuồng chạy thoát thân, ai nấy đều mất nước, cảm thấy vô cùng khát. Mehmed I Çelebi nhìn quanh, thấy chỉ còn lại hơn trăm thị vệ, áo mũ xốc xếch, mặt mũi hốc hác, thần thái hoang mang lo lắng, nhìn ra xa chưa thấy truy binh, khẽ thở dài một tiếng, nói :

- Tạm dừng lại giây lát, kiếm nguồn nước lấy chút nước uống rồi sẽ cùng ta về Rumelia.

Trong lúc khẩn trương chạy loạn, bọn họ không kịp lấy theo túi nước, hoặc có thì cũng không còn nước để uống. Một gã thị vệ nói :

- Bệ hạ. Gần đây có một dòng suối nhỏ.

Mehmed I Çelebi gật đầu nói :

- Được rồi. Chúng ta mau đi đến đó. Ngươi hãy dẫn đường.

Gã thị vệ vâng dạ, giục ngựa chạy trước dẫn đường. Cả bọn cũng vội giục ngựa chạy nhanh theo phía sau, cùng đi về phía dòng suối. Khi đến nơi, ai nấy vội vã chạy đi lấy đầy túi nước, đồng thời cho ngựa uống nước, tranh thủ thời gian để rồi tiếp tục chạy trốn. Thừa lúc này, gã thị vệ trưởng hỏi :

- Bệ hạ. Sao chúng ta không về Bursa mà lại sang Rumelia ạ ?

Mehmed I Çelebi thở dài hỏi :

- Nếu chúng ta về Bursa, ngươi nghĩ chúng ta có thể ngăn được bước tiến của địch quân chăng ?

Nghĩ đến thực lực hung hãn của địch quân, gã thị vệ trưởng buồn bã lắc đầu, nói :

- Khó a !

Mehmed I Çelebi cũng thở dài. Với thực lực của quân đội Ottoman lúc này, không chỉ khó, mà có thể nói là vô vọng. Xong đâu đấy, cả bọn lại lên yên, phóng ngựa tiếp tục bước bôn trình.

Chạy được một lúc nữa, cả bọn chợt nghe phía sau có tiếng vó ngựa đuổi theo. Ai nấy lo sợ truy binh, nhưng khi nghe kỹ thì chỉ nghe thấy có tiếng vó ngựa của một con ngựa. Mehmed I Çelebi nói :

- Có lẽ là quân ta !

Những người khác cũng nghĩ vậy, đều thở phào nhẹ nhõm. Thế nhưng, trái với suy nghĩ của bọn họ, kẻ đuổi theo không phải là quân Ottoman mà là quân Thần Thánh Đế quốc. Bọn Mehmed I Çelebi đều cảm thấy ngạc nhiên, không hiểu sao đối phương chạy một mình đến đây làm gì. Gã thị vệ trưởng nói :

- Bệ hạ. Hay là phái người quay lại sát gã để tuyệt hậu hoạn.

Mehmed I Çelebi gật đầu đồng ý. Gã thị vệ trưởng vừa định phái ba gã thị vệ cạnh đó đi hành sự thì đột nhiên biến cố phát sinh. Đối phương khi chạy gần đến nơi, vừa nhìn thấy đoàn nhân mã của Mehmed I Çelebi chạy phía trước, trông y phục, trông đám thị vệ thì dễ dàng xác định người cầm đầu là Sultan của Đế quốc Ottoman. Gã ta vốn là trinh sát binh, không cần phải chiến đấu, chỉ cần tìm ra Mehmed I Çelebi là đã lập được đại công. Do vậy, gã không giục ngựa phóng nhanh hơn mà lại ghìm cương cho ngựa chạy chậm lại, rồi lấy từ trong túi ra một viên hỏa pháo, ném mạnh lên trời. Viên hỏa pháo nổ bùng trên không trung, tỏa ra vạn ánh hỏa quang. Mehmed I Çelebi thấy thế cả kinh, vội nói :

- Nguy rồi ! Chạy mau !

Cả bọn vội vàng ra roi giục ngựa chạy nhanh hơn nữa. Nhưng chỉ được một lúc, bọn họ đã nghe thấy có nhiều tiếng vó ngựa từ trước mặt chạy lại, từ hai bên chạy đến, và cả từ phía sau đuổi đến. Ánh hỏa pháo đã báo động cho kỵ binh của Thần Thánh Đế quốc đang truy lùng quanh đó tụ tập lại, bao vây bọn Mehmed I Çelebi. Trước khi cuộc tập kích diễn ra, Đinh An Bình đã phái một nửa số kỵ binh trong quân gồm hơn vạn người chia nhau đi chặn các đường tháo chạy của địch quân. Do vậy mà bọn họ mới có thể xuất hiện phía trước bọn Mehmed I Çelebi. Bị vây kín bốn mặt, Mehmed I Çelebi chỉ còn cách kháng cự trong tuyệt vọng, và rồi cuối cùng chết vì loạn tiễn. Ông ta thà chết kháng cự đến cùng, chứ quyết không chịu để bị bắt rồi chết trong nhà ngục như vua cha. Chiến đấu với quân đội các nước Âu châu, lỡ bị bắt còn có cơ hội chuộc thân, chứ với quân đội phương đông thì không có chuyện đó. Kỵ binh Thần Thánh Đế quốc thấy không thể bắt sống, nên trút làn mưa tên lên đầu đối phương, tiêu diệt tất cả.

Thành Bursa cũng nhanh chóng thất thủ đúng như dự đoán của Mehmed I Çelebi. Sau khi thất trận, tàn quân Ottoman chạy về đó, và Đinh An Bình nhanh chóng phái quân đuổi theo, dẫn đầu là hơn vạn kỵ binh Thổ, Mamluk và A Lạp Bá. Số kỵ binh này tuy không thiện chiến, nhưng truy đuổi tàn binh thì rất giỏi, bởi có cơ hội tranh đoạt chiến lợi phẩm kia mà. Các đội kỵ binh này chia thành nhiều nhóm nhỏ (theo đơn vị bộ lạc, tiểu quốc) đuổi sát phía sau tàn quân Ottoman, tiến thẳng vào thành Bursa. Và thành Bursa phải hứng chịu một kiếp nạn lớn, bị tàn binh Ottoman và kỵ binh Thổ, Mamluk, A Lạp Bá luân phiên đốt phá, cướp đoạt.

Mãi gần nửa ngày, khi đại quân Thần Thánh Đế quốc tiến vào Bursa thì cuộc cướp phá mới chấm dứt. Đinh An Bình nhanh chóng phái quan viên tổ chức an dân, bình định hỗn loạn và thiết lập hệ thống cai trị. Các đạo quân cũng được phân ra đi chinh thảo những vùng chưa thần phục. Đế quốc Ottoman kể như chấm dứt.

Nghỉ ngơi nửa tháng, Đinh An Bình lại tập trung đạo quân, vạn người, cùng vạn dân binh Ai Cập xuống chiếm hạm vượt qua eo biển Dardanelles, tiến sang đất Rumelia (tức phần đất Thổ Nhĩ Kỳ thuộc châu Âu ngày nay). Long nhi đang ở cùng Hạm đội cũng theo quân xuất chinh. Do Đế quốc Ottoman đã sụp đổ, vùng Rumelia lại chịu ảnh hưởng nhiều của người La Mã, nên khi có Long nhi xuất diện thì việc thu phục đất này dễ dàng hơn bên phía bán đảo Tiểu Á rất nhiều. Giờ ở đây chỉ còn lại thành Constantinople nằm trơ trọi một mình giữa vòng vây. Dưới sự cổ động của Đức Thượng phụ giáo chủ Theophilus II của Jerusalem, Đinh An Bình bàn bạc với Long nhi, quyết định chinh phục thành Constantinople.

Đinh An Bình để lại dân binh Ai Cập phòng thủ các xứ đất Rumelia, rồi dẫn đại quân kéo đến vây thành Constantinole. Trên bờ có vạn đại quân, . khẩu thần công đại pháo. Dưới biển có các chiến hạm của Hắc Long Hạm đội, thần công đại pháo uy lực càng lớn hơn đại pháo của lục quân. Lần đầu tiên quân dân Constantinople nhìn thấy quân đội hùng mạnh đến thế, quân tâm hoán tản rất nhiều. Đáng chú ý là thành Constantinople đã bị quân Thổ bao vây kể từ năm cho đến tận lúc này, trải qua gần năm chiến loạn và bị cô lập, toàn bộ quân dân trong thành chỉ có khoảng vạn người, ít hơn quân vây thành rất nhiều. Đặc biệt là khi tuyến thương mại đường biển Gia Định – Sinai được mở ra, thay thế cho tuyến Con đường tơ lụa đi qua sa mạc, thì địa vị của thành Constantinole (vốn nằm ở đầu phía tây của Con đường tơ lụa) không còn quan trọng như xưa nữa, do đó mà triều đình Constantinople cũng không giàu có dư dả gì. Quân đội trong thành lúc này chỉ có khoảng . người, trong đó có . người là lính đánh thuê nước ngoài. Thật ra so với dân số trong thành thì tỷ lệ này đã rất cao, khoảng : . Nhưng khi so với quân đội Thần Thánh Đế quốc bên ngoài thành thì quá nhỏ đến mức không đáng kể (chỉ tương đương %).

Hoàng đế Manuel II Palaiologos của Constantinople (lên ngôi từ năm , xưng hiệu là Hoàng đế La Mã, lịch sử gọi là Hoàng đế Byzantine, nhưng thật ra Đế quốc Byzantine lúc này chỉ còn lại thành Constantinople) thấy đối phương quân dung hùng hậu, quân số đông đảo, nhắm bề chống cự không nổi, nên sai sứ sang xin cầu hòa. Nhưng Đinh An Bình đã lấy cớ Constantinople không có trong danh sách tiến cống của Thần Thánh Đế quốc, nên triều đình này không được công nhận, rồi từ chối nghị hòa. Đại quân đã chuẩn bị sẵn sàng, lẽ nào bỏ lỡ nửa chừng, phí công phí sức một cách vô ích hay sao.

Thành Constantinople tuy thành cao hào sâu, từng đứng vững trước sự bao vây của quân đội Ottoman trong suốt gần năm, nhưng đó chỉ là đối với quân đội Ottoman trang bị lạc hậu, còn đối diện thần công đại pháo của quân đội Thần Thánh Đế quốc thì thành cao hào sâu cũng chỉ làm mất thêm chút công sức mà thôi. Đinh An Bình tập trung . khẩu thần công đại pháo của đạo quân trước cổng thành phía tây, rồi cho đại pháo cùng hướng về cổng thành, tập trung khai hỏa. Cùng lúc đó, các chiến hạm cũng nã pháo vào trong thành từ ngoài biển (thành Constantinople nằm trên bán đảo, trừ mặt tây thì ba mặt còn lại đều giáp biển). Nhất thời, khắp bốn phía thành Constantinople khói bốc mịt trời, pháo thanh chấn động, hỏa quang xung thiên.

Đinh An Bình cho pháo kích suốt từ sáng đến trưa, bắn gần vạn viên đạn pháo vào cổng thành và phía trong thành. Dưới sự pháo kích khủng khiếp như vậy, thành trì chỉ được xây bằng gạch đá, làm sao chịu đựng cho nỗi. Cổng thành đã sớm bị phá hủy rồi.

Đến trưa, Đinh An Bình cho dừng pháo kích, rồi nổi trống trận, truyền đại quân nhập thành. Đại quân vạn người, đông gấp lần toàn thể quân dân trong thành, nhanh chóng tràn ngập toàn thành. Thành Constantinople thất thủ. Hoàng đế Manuel II Palaiologos cho thiêu Cung điện tự sát. Đế quốc Byzantine diệt vong. Sự kiện này diễn ra sớm hơn lịch sử năm (cũng giống như sự kiện quân Mông Cổ vây thành Bắc Kinh sớm hơn năm vậy).

Truyện Chữ Hay