Đông A Nông Sự

chương 88: trở lại thậm thình

Truyện Chữ Hay
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

Hắn lên thuyền để về Thậm Thình, Đinh lão và Đinh Đang đã xuất phát từ lâu.

Từ trang viên lên bến Tam Giang rất gần, ngược dòng khoảng hai canh giờ là tới.

Hắn về Đinh Gia, chưa đến cổng thì Đại Hoàng đã chạy tới.

Nó cao lớn hẳn lên, bộ lông biến đổi sang màu hung đỏ.

Cái đuôi cộc thì vẫn vậy.

Nhào đến ôm chân Bách.

Lần này hắn đi đã cả năm, phải mang nó theo mới được.

Nó chính là người bạn đầu tiên của Bách ở thế giới này.

Vào nhà thì hai anh em nhà họ Đinh ra đón, Đinh lão lên Đền rồi.

Lão xin phép nghỉ việc Đền cả năm nay, mỗi lần về sẽ phải lên cẩn cáo với chư vị thần linh trên Đền.

Bách vào nhà, tặng cho Đinh gia rất nhiều quà.

Mua cho bọn trẻ nhiều loại bánh mứt từ kinh thành.

Lại mua lụa là cho các chị dâu, cũng mang về một ít dụng cụ bằng sắt luyện được.

Đinh Bình và Đinh Sức đầu năm nay giúp hắn rất nhiều việc, tài lực để xây dựng Quỹ kiến thiết không kể nhưng hai người là đầu mối thu gom gỗ xây dựng, vất vả ngược xuôi.

Hắn cũng nghẹn ngào không biết kể đâu cho hết.

Hôm sau hắn đi thăm mảnh ruộng lúa Khang Dân của Đinh gia.

Đúng như Lê Văn Hưu nói, giờ vào đây không dễ, quan quân canh phòng nghiêm ngặt.

Trần Quốc Lặc nghe nói hắn tới cũng đến chờ sẵn.

Chắp tay:

- Một năm không gặp, chàng trai trẻ ở Thậm Thình đã thành Sơn Tây Hầu.

Ta thật hổ thẹn không bằng.

- An Phủ Sứ nói đùa rồi, ta chỉ là có may mắn, hiến giống lúa lạ cho triều đình mà được lộc thôi, chứ có tài cán gì?

- Sơn Tây Hầu khiêm tốn, giống lúa này là may mắn của Đại Việt, nhưng đâu chỉ có thế, việc khai mỏ luyện sắt của Sơn Tây Hầu đã đồn đi khắp nơi.

Nhưng công trạng ấy bằng ta cống hiến cả đời.

- Xấu hổ rồi.

Bách chắp tay cười, kiểu giao tiếp này là hắn ghét nhất, quá xã giao, không thực chất, nhưng biết làm sao được, người xưa ưa thích kiểu xã giao này.

Hắn cùng Trần Quốc Lặc vào trong cánh đồng xem.

Từ một mảnh ruộng nhỏ vụ Chiêm, nay giống lúa đã phát triển ra mấy chục mẫu rồi.

Qua vụ này nữa là lúa giống đủ cung cấp đi được một số vùng trọng điểm dưới đồng bằng.

Từ đó vấn đề lương thực sẽ được giải quyết một phần.

Hắn quan sát cánh đồng thì thấy không có gì đáng ngại, sâu bệnh ít, vượt qua mấy cơn bão là sẽ thu hoạch đầy bồ.

Quay lại bảo lão Tuất:

- Chú vẫn theo cách ta nói, ủ phân xanh từ cây điền thanh đấy chứ?

- Vẫn làm theo lời Tứ gia, phân này đã bón một lần trước vụ mùa rồi đấy.

- Tốt lắm, chú tiếp tục cùng mọi người gieo nhiều cây này.

Không chỉ bón cho lúa đâu, thứ này trồng gì cũng tốt, chỉ là phải ủ kỹ không sẽ là mầm bênh cho cây trong tương lai.

Bách lại rảo bước lên chỗ mảnh ruộng ngô, cũng được khoảng hai chục sào ngô rồi.

Hết vụ này có lẽ sẽ lấy được ít giống xuống trang viên, chỗ đậu, lạc trồng được vụ trước vẫn trong kho.

Khi về sẽ mang đi một ít.

Hắn con mấy cây cà chua và ớt.

Lão Tuất nói thứ này Tứ gia bảo trồng thì trồng, nhưng ăn chẳng ra gì, chỉ đành để chín rồi phơi lấy hạt cho Tứ gia.

Tá điền không thích thứ này.

Bách thầm cười, có phải cái gì cũng thích ngay đâu, cần phải chế biến phù hợp mới được.

Ta mà trồng ra ớt, sau này các ngươi ăn quen, thứ gì cũng cần cho ớt.

Như bản thân hắn bây giờ, đã một năm rồi mà ăn thức ăn cứ thấy nhạt.

Mấy thứ cay tê như hạt sẻn, mắc khén, dù ăn mấy vẫn không ngon như vị cay ngọt của quả ớt.

Lần này hắn về đây có một nhiệm vụ nữa.

Đấy là đi tìm cây sơn.

Đây là thứ cây cực kỳ quan trọng đối với hắn.

Thứ cây này ở thời của Bách đã mất đi ưu thế của mình.

Chỉ còn có ý nghĩa với một số nhà nghệ thuật và thợ thủ công.

Nhưng trong thời đại này thì chính là một lợi thế về công nghệ.

Cây sơn là một loại cây thân gỗ, khá lớn, cao từ đến mét, trồng để lấy nhựa.

Nhựa sơn là một vật liệu quý, khi chưa có các loại sơn công nghiệp, nó chính là không thể thay thế.

Dùng chế biến thành quang dầu, sơn phủ gỗ và chính là vật liệu quan trọng nhất để làm tranh sơn mài.

Ngoài ra nó còn là dung môi kết dính nhiều thứ, mực tàu bình thường khi in sẽ rất khó bắt dính nhưng nếu trộn thêm dầu sơn thì mọi thứ được giải quyết.

Ứng dụng mà Bách hướng đến chính là phục vụ cho ước mơ vươn ra biển lớn của hắn.

Nhựa cây sơn ta trộn với cám cưa sẽ làm thành chất keo gắn kết các mộng gỗ, chỗ giáp nối một giữa các ván thuyền không lo tụt, biến dạng.

Hắn đã tìm cách làm ra sắt, công cụ khai thác gỗ đã có, giờ chỉ cần có đủ sơn cung cấp chắc chắn sẽ làm được thuyền lớn, vật liệu sắt trên thuyền sẽ được bảo quản tốt, tránh được rỉ sét.

Cái này đã được kiểm chứng, năm , chiếc tàu “Sông Nil” bị đắm ở bờ biển Nhật Bản, chìm sâu dưới m nước biển.

Sau tháng ngâm nước mặn, khi vớt lên, các dụng cụ quét nhựa sơn vẫn còn nguyên vẹn.

Sau này có điều kiện, lắp thêm mấy khẩu hoả pháo thì hắn tin, ngày Đại Việt vô địch trên biển sẽ không còn xa nữa.

May mắn là trên thế giới, không mấy nơi trồng được cây Sơn.

Vùng Phú Thọ là một trong những vùng may mắn loài cây này có thể phát triển rất tốt.

Nếu phát triển loại cây này, có thể đây sẽ là mặt hàng mà tất cả các quốc gia bây giờ thèm muốn.

Từ thời Hùng Vương đã có câu ca:

“Cổ Tích cây cây bồ đề,

Có giếng tắm mát, có nghề cắt sơn”

Như vậy, thì cách Thậm Thình không xa là làng Cổ tích sẽ có cây sơn, chỉ là phải phát triển loại cây này thành một cây công nghiệp, nghề sơn trở thành nghề có thu nhập ổn định là sẽ có thể cung cấp được cho quân đội.

Hôm sau hắn lại cùng lão Tuất đi tìm kiếm thì đúng là làng Cổ tích có trồng thứ cây này ven các sườn đồi.

Hắn đặt hàng luôn cho họ, lại dặn dò họ tăng sản lượng, có thể men theo sông cứ vùng đồi thấp mà trồng.

Từ nay Đinh gia sẽ thu mua giá ổn định theo thị trường, thấp nhất sẽ mua tiền một bầu nhựa sơn.

Mấy người làng Cổ Tích rất mừng, nghề cắt sơn đã có từ lâu nhưng giá cả bấp bênh lắm, nhưng họ vẫn cố bám nghề, làng này có câu:

“Một đồng một rỏ không bỏ nghế trầu

Một đồng một bầu không bỏ nghề sơn”

Nay có người thu mua ổn định, họ nói sẽ trồng nhiều hơn nữa, chỉ một hai năm là sản lượng nhựa sơn sẽ tăng cao.

Hắn cũng chỉ ở Đinh gia được mười ngày thì lại cùng Đinh lão và Đinh Đang lên thuyền, mang theo một ít hạt giống quay lại Trang viên, lại tập hợp học sinh, dạy chúng trồng các hạt giống mang về.

Dặn dò lão Từ ở lại đây xây cất thêm nhà cửa, mở một lò luyện sắt để tự chế tác nông cụ rồi lại về kinh.

Việc quỹ kiến thiết và học phủ đã gần kề, không thể trì hoãn thêm được nữa.

Truyện Chữ Hay