Đông A Nông Sự

chương 76: đại triều hội

Truyện Chữ Hay
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

Gần Trung Thu, theo lệ đại triều hội thường vào ngày rằm nhưng vì muốn quan viên có tết đoàn viên.

Đại triều hội tháng này tổ chức sớm hai ngày vào mười ba.

Sáng sớm Bách ngáp dài ngáp ngắn để con Hồng mặc triều phục cho mình.

Đây là lần đầu tiên hắn mặc y phục này.

Hắn mấy tháng này tóc đã dài ra, con Hồng Vấn lên cao, đội cho một cái mũ gọi là Củng-thần, ở trên có dính con ong bằng vàng.

Mặc cho hắn một cái áo tú-phục thêu hình con cá, thắt đai lưng bằng da tê, đi giày vải thêu.

Xong xuôi hắn bước ra khỏi phòng thì thấy Đinh Tú đang đi đến, nhìn hắn hồi lâu rồi vào trong phòng hắn, ra đến nơi thì dúi vào tay hắn một cái hốt bằng ngà voi.

Rồi ngúng nguẩy:

- Được rồi đấy!

Hắn lật đật lên ngựa đi đến cửa Cửa Đại Hưng.

Trên đường đi đã thấy rồng rắn ngựa, xe của quan lại khắp nơi trong kinh thành tiến về Cửa Đại Hưng, đến đây phải dừng xe xuống ngựa, Cấm vệ kiểm tra lệnh bài rồi mới cho vào.

Qua cửa Đại Hưng có một quảng trường rộng được đâm xuyên bởi dòng Kim Thủy uốn khúc với ba cây cầu bắc qua.

Qua các cầu này là Điện Phụng Tiên, lầu Chính Dương rồi vào Long Trì, đây là khoảng sân chính cực rộng ở trước điện Thiên An.

Bước vào Long Trì, ngước xa về phía Bắc đã thấy Điện Thiên An hiện ra.

Cuối Long Trì là một sân thượng tam cấp làm bằng đá uy nghi.

Trên bệ là bốn con rồng thời Lý uốn lượn sừng sững cao hơn Long Trì cả , mét.

Phía trên sân thượng này là một tổ hợp cung điện lớn với Điện Thiên An chính giữa, hai bên là Điện Thiên Phúc và Tuyên Đức.

Thiên An điện bề thế nhất, cao hơn mét so với Long Trì phía dưới.

Đây là một công trình kiến trúc đồ sộ bằng gỗ lớn.

Bách sững cả người, tổ hợp cung điện này hoành tráng đâu có thua Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh.

Thế mà đến thời hắn đã không còn, đúng là con cháu có lỗi, không gìn giữ được thành tựu của cha ông.

Quan viên lục tục tiến vào đại điện, đại điện này rộng chín gian, sâu năm gian.

Quy mô đại điện này có thế chứa được mấy trăm người cùng hội họp.

Trần đại điện được thiết kế một cách phức tạp, có hình rồng cuộn vào một hình cầu ở giữa.

Phía dưới là đài cao đặt hai ngai vàng, một lớn một nhỏ.

Các quan chia vị trí ra đứng, Bách đang lúng túng thì Văn Hưu kéo tay sang chỗ Văn ban, chỉ hắn đứng xuống hàng dưới.

Bách cung kính đứng nhìn các quan, ai thấy hắn cũng tỏ vẻ lạ lẫm.

Hắn chỉ mỉm cười cúi đầu, chắp tay chào tất cả mọi người.

Được một lúc thấy có tiếng lảnh lảnh:

- Thái thượng hoàng, Quan gia giá lâm!

Mọi người im lặng, chỉnh đốn lại quan phục, cầm hốt trên tay, nghiêm trang đứng chờ.

Từ phía sau Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông từ tốn bước lên điện.

Thái Tông đội mũ Bình-thiên, Thánh Tông đội mũ Quyển-vân, cả hai mặc áo cổn-y, đeo đai lưng Kim-Long, khăn kết tua vàng và ngọc châu, phủ tấm vuông, tay cầm ngọc khuê.

Áo của Thái Tông có màu vàng hơi đậm hơn một chút.

Thái tông giọng trang nghiêm:

- Các khanh bình thân.

- Thái Thượng Hoàng Vạn tuế! Vạn tuế! Vạn vạn tuế.

- Quan gia Vạn tuế! Vạn tuế! Vạn vạn tuế …

- Hôm nay triều hội, cũng sắp đến tết trung thu, các khanh cũng bận rộn rồi.

Giờ các khanh nghe Thái sư có lời tấu về vấn đề về biên giới, thái uý về nông sự và ngành sắt.

Minh Tự Lưu Miễn kiêm An phủ sứ lộ Thanh Hoá về tình hình chẩn tai.

Rồi cho ý kiến.

Sau đó ai có bản tấu có thế tâu ngay.

Dứt lời, Trần Thủ Độ cầm hốt ngọc bước ra:

- Thần có lời tấu về tình hình Tống Nguyên được thám tử của ta ở Trung Nguyên báo về.

Xin được thượng tấu.

- Mời thái sư!

- Về việc nhà Tống: Năm ngoái trong trận Điếu Ngư, tướng giữ thành là Vương Kiên ra sức cố thủ, buộc quân Nguyên rút lui ngoài dặm.

Mông Kha tức quá thành bệnh rồi qua đời vào tháng chín năm ngoái.

Tống Lý Tông phong Vương Kiên làm tiết độ sứ Ninh Viễn.

Ở Giang Hán, Hốt Tất Liệt xuất chiến thuận lợi, nhanh chóng áp sát Trường Giang nhưng người Tống ra sức phòng thủ, không tiến thêm được nữa.

Giả Tự Đạo sai sứ đến xin cống hàng năm hai trăm vạn lượng bạc và hai trăm vạn tấm lụa, xin đình chiến, lấy sông Trường Giang làm ranh giới.

Hốt Tất Liệt đồng ý.

Giả Tự Đạo được tiến phong Thiếu sư Ngụy quốc công, Lã Văn Đức làm Kiểm hiệu thiếu phó.

Triều thần xôn xao: Người thì “Thật tốt quá, tốt quá …”, lại có người tức giận “tên gian thần Giả Tự Đạo bán chủ cầu vinh”

Thủ Độ ngưng một lát rồi tiếp:

- Kể từ sau trận Điếu Ngư, thanh thế Tự Đạo ngày một lớn, bắt đầu thao túng đại quyền, có ý loại bỏ Ngô Tiềm.

Lý Tông không có con trai, nên dùng con của Vinh vương Dữ Nhuế là Mạnh Khải kế tự, phong Trung vương.

Lý Tông muốn lập Trung vương làm thái tử.

Ngô Tiềm tấu rằng “Thần không có tài nhìn xa, nhưng biết Trung vương không phải là phúc của bệ hạ”.

Tự Đạo gièm pha cho Lý Tông bãi chức Ngô Tiềm vào đầu năm nay.

Hiện đang rèn rũa Trung vương làm trữ quân.

Triều thần lại có kẻ xôn xao: “thế thì thật đáng lo cho vua Tống, dùng bọn lộng thần trong triều”

Thủ Độ lại tiếp tục:

- Về việc nhà Nguyên: Cuối năm ngoái, Hốt Tất Liệt nhận được tin là Mông Kha chết, nhưng vẫn tiếp tục tấn công nhà Tống.

Ở thảo nguyên, em trai y là A Lý Bất Ca đã tiếm hiệu tự xưng Đại Hãn.

Nhà Tống muốn giảng hòa với Nguyên.

Hốt Tất Liệt nhanh chóng đồng ý để y trở về phương bắc tranh chức Đại Hãn với A Lý Bất Ca.

Đầu năm nay đã có tin Hốt Tất Liệt thắng lợi đoạt được ngôi Đại Hãn vào tháng hai.

Lúc này triều đường bùng lên xôn xao như chợ vỡ: “Hốt Tất Liệt được quyền thì Đại Việt nguy mất.

Đúng là tai vạ của nước nhà”.

Cả triều đường lo lắng, hai vua mặt mày cũng ủ rũ.

Quần thần lần lượt cho ý kiến nhưng chủ yếu vẫn là kết minh với nhà Tống để đề phòng Nguyên.

Bách cũng bình tĩnh quan sát, thấy kiểu cách nghị triều này tương đối giống cách làm sau này nhưng tất nhiên không thể quá dân chủ được.

Các quan góp ý thì cứ góp ý, cuối cùng quyết định cũng là một số đại thần và vua thôi.

Quang Khải tiếp sau Trần Thủ Độ có lời tấu về nông sự và ngành sắt.

Đại ý năm nay mùa màng vụ Xuân cũng ổn, dân có cái ăn, vụ mùa đang gieo trồng nhưng có một số nơi bị bão lũ.

Riêng ngành sắt đột phá, hiện nay đang tiến gần tới cột mốc trăm vạn cân sắt khiến triều đường sửng sốt.

Có người không tin nổi, đã đứng ra chất vấn bị Quang Khải đập vào mặt mấy quyển sổ sản lượng sắt trên mỏ Trại cau.

Run rẩy một hồi rồi oà khóc, xin bằng được cho mình lên coi mỏ, thề không để mất cân sắt nào của triều đình.

Cuối cùng là một bản tấu được gửi về từ Thanh Hoá của An phủ sứ lộ Thanh Hoá Lưu Miễn nói vùng này năm nay mất mùa, gieo trồng vụ mùa lại gặp bão lũ, nạn dân rất nhiều.

Xin triều đình mở kho chẩn tai cứu tế.

Hai vua nhăn trán, việc thiên tai địch hoạ hàng năm là không tránh được.

Cứ tháng tháng là mưa bão liên miên.

Triều đình đành cắt cử người xuống cứu tế, được bao nhiêu hay bấy nhiêu.

Hết ba bản tấu, vua cho các quan có chuyện quan trọng được tự do dâng tấu.

Cũng có một số người đứng ra, nhưng Bách thấy toàn việc lông gà vỏ tỏi.

Nhất là một đám gọi là ngự sử đài.

Chuyên đi phê bình quan lại, hoàng thân quốc thích.

Nào là thương thư nọ hành vi không đoan chính.

Nào là Hầu gia kia nạp thiếp không đúng phong tục, làm hủ hoá triều cương … vô cùng chán ghét.

Không khác mấy đại biểu quốc hội sau này, sáng lên mạng xem có chuyện gì, chiều đánh số chất vấn bộ trưởng ngành đó có biết chuyện này hay không?

Hai vua trên đài cao cũng bình tĩnh đối đáp, ra quyết định.

Chủ yếu là nhẹ nhàng phê bình những hành vi không đúng.

Được một hồi thì Hành khiển Phạm Ứng Mộng đứng tuyên chỉ.

Đại ý Minh Tự Hoàng Bách, một lòng trung trinh, giúp triều đình khai mỏ luyện sắt có công, lại hiến giống lúa lạ thạch một mẫu, là điểm đại cát của triều ta.

Nay Tấn tước cho Minh Tự Hoàng Bách thành Sơn Tây Hầu, thực ấp hộ ở trấn Sơn Tây, Tam Giang Lộ.

Quần thần có nhiều người đã biết, cũng có người hôm nay mới biết.

Một người mới tuổi, không phải hoàng thân quốc thích tấn hầu tước trong lịch sử đúng là hiếm thấy.

Nhưng xét đến công lao của hắn khiến mọi người không có ý kiến được.

Ai có khả năng như hắn cũng đương nhiên được phong hầu thôi.

Vả lại nghe nói người này là đang là hồng nhân của hai vua.

Hoạ có điên mới dây vào, trừ khi hắn động đến quyền lợi của mình.

Hắn cứ như thế mà kết thúc triều hội.

Đang định về thì có lệnh mời Sơn Tây Hầu đến cung Thánh Từ bàn việc.

Hắn cũng đã chuẩn bị việc này hai hôm nay, theo Lê Văn Hưu và một số quan lại được triệu kiến sang cung Thánh Từ.

Truyện Chữ Hay