Nhật Duy và Ý Ninh hứng thú ở chơi mấy ngày, lại lên học phủ đòi một căn tiểu viện.
Bị Bách bảo Đinh Đang đánh cho thâm mắt rồi bực tức bỏ đi.
Bọn họ lần này sẽ về rèn giũa lại Ngũ Yên Quân theo hướng tác chiến kiểu mới.
Sẽ cho triều đình bất ngờ trong đợt diễn tập quân sự lần này.
Bách cùng Đinh lão bận rộn với hội hè của làng xã thì cũng đến mùng .
Hôm nay, Đinh lão trang trọng mời Bách, Đinh Tú và Điền Công đến thư phòng bàn việc.
Ông cho anh em Hùng Tam, Hùng Tứ canh gác bên ngoài, đưa ba người vào phòng rồi khép cửa lại.
Ba người yên vị, Đinh lão mắt lim dim, bắt đầu nói.
- Ân công, ta tuổi cũng đã cao, công việc Cao gia cũng dần chuyển sang cho Điền Công.
Đinh Tú cũng là đệ tử của ta rồi.
Thời thế đã thay đổi, hai nhà chúng ta đã hoà làm một.
Thế lực nhà chúng ta ngàn đời này duy trì được chính là nhờ mối quan hệ với thợ thuyền Đại Việt.
- Từ khi dân ta mất nước về tay Triệu Đà, rồi bị người Hán khống chế.
Lại đến khi các bậc anh kiệt trong nước lần lượt đứng lên khởi nghĩa, thẳng đến Ngô Vương mới giành lại độc lập.
Cao gia đều đóng góp không ít, đó là vì sao? Vì chúng ta đời đời là Hội trưởng của Quang Phục Hội.
- Hội này là một hội kín, tập hợp thợ thuyền khắp thiên hạ.
Chúng ta hoạt động luôn ở trong bóng tối thông qua người một người.
Người này gọi là “quân sư”, thay chúng ta ra mặt.
Người Cao gia chỉ khi cần mới xuất hiện chứ không bao giờ trực tiếp ra lệnh.
Bách ngạc nhiên hỏi lại:
- Quân sư?
- Đúng vậy! quân sư hiện giờ là lão Đặng, Đặng Ngọc Trân, chính là người ở đám cưới của ngươi.
- Ta nhớ rồi!
- Dưới lão Đặng là Ngũ đại đường chủ, mỗi Đường chủ quản lý thợ thuyền một vùng khắp cả Đại Việt.
Đó là: Thọ Xuân Đường, Hồng Khôi Đường, Khương Phúc Đường, Tâm Đức Đường và An Minh Đường.
Có dịp sẽ giới thiệu từng người cho ngươi.
- Chúng ta chưa từng để hoàng quyền khống chế.
Trong hội có phương thức liên lạc riêng để loại bỏ những kẻ có ý gian tà.
Ân công cũng biết, hoàng quyền không phải lúc nào cũng đại diện cho tầng lớp nhân dân, chúng ta chính là đại diện thợ thuyền cả nước mà ra sức.
Hôm nay ta gọi ba người đến đây để xem ta xử lý công việc của Hội.
Cũng là dần chuyển những việc này sang cho các ngươi.
Ba người vỡ lẽ.
Lúc này Cao lão mới nói vọng ra:
- Hùng Tam, Hùng Tứ, cho lão Đặng vào vào đi.
Từ bên ngoài bước vào một người, trạc tuổi.
Chính là người dẫn đầu đoàn rước dâu hôm trước.
Vừa vào đã chắp tay chào Cao lão, lại quay sang chỗ Đinh Tú:
- Những món hồi môn của của cô nương, vẫn còn thiếu đến giờ, cô nương không giận chứ?
Đinh Tú đôi má đã ửng đỏ, xấu hổ nói:
- Đặng lão quá lời rồi, ơn nghĩa của Đặng lão ta không dám quên.
- Không dám.
Cô nương đã là cao đồ của Hội trưởng, lễ số như thế đã là gì.
Chúng ta không có nhiều thời gian chuẩn bị, nhiều Đường chủ đến giờ còn trách ta!
….
Đặng Ngọc Trân đi tới bàn Cao lão, cầm miếng giấy ghi tên những người lão bằng lòng tiếp hôm nay.
Cao lão ngó danh sách, nói một câu ngắn ngủn:
- Để Lý Dịch sau cùng.
Đặng Ngọc Trân vội ra ngoài, dẫn vào một ông lão.
Thấy người này, Cao lão vui mừng đứng lên niềm nở.
Người này khi còn bé Cao lão theo cha lịch lãm bên ngoài đã ở nhà ông mấy tháng.
Đây là một người chuyên làm nghề đúc đồng tên Phùng Áng.
Cao gia và Phùng Gia rất thân thiết.
Bất cứ lúc nào nhà Cao gia cần đến việc đúc đồng là Phùng gia sẵn sàng vui vẻ giúp sức.
Năm nào cũng vậy, nhiều ít Phùng gia cũng đóng niên liễm nhiệt tình cho nghiệp đoàn đúc đồng thuộc Quang Phục Hội.
Vậy mà trừ mấy khi thiếu thốn đồng nguyên liệu, hoặc giả triều đình cấm việc lấy tiền đồng đúc thành vật phẩm, là cần Quang Phục Hội giúp đỡ, Phùng Áng chưa bao giờ xin xỏ đòi hỏi gì? Chỗ thân tình như vậy, trung thành như vậy thì Cao lão chỉ chờ hỏi đến là ra tay.
Đưa miếng trầu cay và tự tay rót một ly trà Bạch Tiên, Cao lão thân mật nắm tay Phùng Áng, tâm tình:
- Bạn già! Việc mấy thứ thần khí kia thế nào rồi?
- Không thành vấn đề! Tượng phật chùa Quỳnh Lâm và đỉnh tháp Báo Thiên chúng ta đã đánh bóng lại sáng choang, cũng đã gọi danh sĩ khắc lại ba chữ Đao Ly Thiên và tượng người tiên bưng mâm ngọc.
Chuông Quy Điền có vết nứt, đã đúc lại từ năm ngoái.
Cái chuông này nặng nhất, lên đến vạn cân đồng.
Ta còn bỏ vào đó trăm lượng vàng ròng, tiếng đánh vang xa hàng chục dặm.
Đáng nhẽ việc vận chuyển nó cũng khó khăn nhưng các ngài có cách làm kích thuỷ lực và ròng rọc kia.
Làm cho chúng ta đỡ tốn công nhiều lắm.
Chỉ có cái vạc kia có chút rắc rối …
- Rắc rối sao?
- Cũng không có gì.
Hội trưởng yêu cầu nó sâu thước, rộng thước, nặng cân, chúng ta đều làm đủ.
Tuy nhiên bài minh khắc sau khi đúc vẫn chưa làm xong nên chưa dám hoàn công.
Cao lão cười vuốt râu:
- Chúng ta đúc vạc, bên trên khắc hình ảnh sinh hoạt của người dân, phong cảnh Đại Việt.
Còn việc khắc bài mình cứ để triều đình làm.
Ta tham dự vào làm gì.
Phùng lão đệ cứ đúng ngày chuyển đến Tức Mặc là được.
- Vậy thì chúng ta không còn gì lăn tăn nữa.
- Phùng lão đệ cả đời ra sức vì Quang Phục Hội, Hội trưởng ta đây không biết đền đáp thế nào?
Phùng Áng nghe thế đứng ngay dậy, chắp tay:
- Hôm nay mặt dày đến cầu hội trưởng một việc …
- Sao lại nói vậy, Phùng lão đệ đừng nói đến chữ cầu kia, giúp được ta sẽ giúp.
- Lão nghe nói Hội trưởng mở học phủ, lão muốn xin hội trưởng cho mấy đứa cháu trong nhà được theo học.
Cao lão giật mình, Bách và hai người kia cũng vậy.
Cao lão hỏi lại:
- Việc này có gì khó?
Phùng Áng thấy mọi người phản ứng có vẻ không đúng, nói:
- Ta nghe có người đồn thổi, học sinh học phủ chỉ tuyển con cháu ở lộ Thanh Hoá.
Không phải sao?
Cao lão vỡ lẽ, ngửa đầu cười:
- Bạn già hiểu lầm, hiểu lầm … năm ngoái mới mở học phủ, còn sơ sài nên chỉ nhận con em nạn dân lộ Thanh Hoá thôi.
Chúng ta mở học phủ là cho con em thợ thuyền khắp Đại Việt, sao có thể chỉ chọn người lộ Thanh Hoá được?
- Vậy lão yên tâm rồi.
Hội trưởng không biết, chỉ nhìn mấy thứ công cụ từ học phủ mà ra, chúng ta đã cảm thấy mình sắp hết thời rồi.
Sợ không đưa con cháu được vào học phủ sẽ lạc hậu với mấy nghiệp đoàn khác.
- Không có chuyện đó, không có chuyện đó … bạn già cứ về đi, đừng lo nghĩ vớ vẩn nữa.
Sẽ có người đến tận nhà đón mấy đứa cháu vào học phủ.
Phùng Áng sụt sùi, lưu luyến ra khỏi cửa.
Đặng Ngọc Trân mỉm cười, Cao lão phất tay.
“Thông báo cái này với anh em trong Hội, tránh cho người ta hiểu lầm”
- Đã nghe rõ thưa hội trưởng.
Giờ đến Kiều Giang muốn gặp Hội trưởng.
Nói có chuyện cần.
Cao lão ngước mắt lên, gật đầu ra hiệu đồng ý.
Quay sang nói với ba người còn lại.
- Trong giới giang hồ Đại Việt, Kiều Giang là sát thủ có số má nhất của nhà chúng ta.
Hắn nổi danh hung thần cực kỳ tàn bạo nhưng nhưng lại trung thành hiếm có, một trong
những cột trụ chống đỡ đắc lực của Quang Phục Hội.
Kiều Giang không sợ trời sợ đất, núi đao biển lửa coi như không.
Không có cảm tình với bất cứ một ai, không ngán một người nào.
Chỉ là ta cũng có chỗ “kính nhi viễn chi” khi tiếp xúc với hắn, các ngươi xem xem …
Đặng Ngọc Trân ra ngoài dẫn vào một người, người này vừa bước vào, không khí trong phòng bỗng như lạnh đi.
Bách nhìn người này mà khiếp đảm.
Kiều Giang quả thực là người ma quỉ cũng dè chừng.
Khổ người nhỏ thó nhưng khuôn mặt nhợt nhạt, toát ra sự kinh khủng.
Cặp mắt lờ đờ không sinh khí mà khuôn miệng tàn ác ở đôi môi mỏng quẹt như hai miếng thịt sống.
Hắn như từ âm tào địa phủ đi lên vậy …
Được đưa vào phòng, gã có vẻ khép nép, kính cẩn trước mặt Cao lão.
Hắn ấp úng mãi mới ngỏ được lời chúc mừng, nói năm ngoái Đinh cô nương gả chồng, hắn không biết nên chưa mừng lễ vật.
Rồi mới vụng về đưa ra một phong bao lớn cho Đinh Tú, lại gửi một phong bao mừng thọ Cao lão! Ngạc nhiên là, hắn chỉ muốn có bấy nhiêu!
Đứng bên cạnh, Bách lưu ý cung cách Cao lão tiếp Kiều Giang.
“Hay thật!” Rõ ra là quý mến, từng lời nói cử chỉ đều bộc lộ rõ.
Có điều không hề thân mật, làm như chủ thượng sẵn lòng chấp nhận sự cung kính của một bầy tôi.
Bầy tôi này đích thân đòi đưa đồ mừng tận tay cũng cho là lẽ tự nhiên vậy.
Đưa xong phong bao, vẻ mặt cô hồn của Kiều Giang bỗng dưng hiền hậu, ngờ nghệch hẳn đi.
Hắn ta trở nên khoan khoái, vinh hạnh lắm.
Trước khi xin từ biệt hắn còn kính cẩn hôn tay Cao lão rồi mới theo Đặng Ngọc Trân đi ra..