Lúc nhỏ, Minh Kha phải chịu sự thiêis thốn tình thương của mẹ, ba Tiêu thì lúc đó vì công việc mà bỏ bê anh khiến tình càm hai cha con xa cách.
Nhất là lúc bà Lập Xuân dọn về ở với hai cha con, anh lại càng tỏ ra ghét bỏ.
Mặc dù bà Lập coi anh như con ruột nhưng anh không những không cảm nhận tìn thương, trái lại xem nó như tình thương hại.
Đến khi Tiêu Mạn ra đời, Minh Kha càng ghét gia đình này hơn.
Thuở nhỏ, cô bị anh đánh mắng nhưng cô chưa từng hận anh vì cô là người hiểu chuyện, cô thương anh của mình.
Có một lần, nghe tin Minh Kha bị bạn bè bắt nạt trong quán nét, Tiêu Mạn không ngại thân cỏn con đến giúp anh mình.
Cuối cùng hai anh em hợp sức lại cũng đủ đánh cho bọn chúng chạy đi.
Đánh xong thì tiếng bụng réo Tiêu Mạn réo lên.
Để cảm ơn đứa em gái, Minh Kha dẫn cô đi ăn.
Gần quán nét có một tiệm mỳ, là tiệm mỳ của thím Vương.
Hai anh em vào đó, gọi ra hai bát mỳ.
Vừa anh, Tiêu Mạn vừa lải nhải.
- Em ngưỡng mộ anh thật đấy!
Minh Kha ngạc nhiên:
- Ngưỡng mộ?? Tao có gì để mày ngưỡng mộ chứ.
Tiêu Mạn như bà cụ non trách móc:
- Sao suốt ngày anh cứ mày tao vậy hả? Em là em gái ruột của anh đấy.
Nói chuyện lịch sự chút chứ.
Minh Kha gắt gỏng:
- Kệ ta…tao.
Quay lại chủ đề chính, tao có gì để mày ngưỡng mộ.
- Anh xem, mẹ ngày nào cũng thức dậy sớm, chuẩn bị quần áo cho anh, còn làm cho anh hộp cơm đầy đủ nữa.
Trong khi em là con do mẹ sinh ra mà không thấy mẹ làm như thế cho em gì cả.
Tiếp nhá, lúc đi chợ, mẹ cũng lẩm bẩm " tiểu Kha thích ăn thịt bò nhất, đến cửa hàng thịt trước ", lúc đi mua quần áo thì chọn quần áo cho anh thôi, còn em thì mẹ chẳng thèm quan tâm…
- Có thế thôi mà mày cũng ngưỡng mộ.
Mẹ mày chỉ làm vậy để lấy lòng ba thôi.
Tuy miệng lưỡi bên ngoài thì sắc bén nhưng lúc này trong lòng Minh Kha đã có chút giao động.
- Xí.
Tại anh không biết thôi.
Bao năm qua anh gây biết bao chuyện ở trường, toàn là mẹ đi gặp giáo viên và phụ huynh để xin lỗi để không để chuyện lọt đến tai của bố đấy.
Nếu không anh nghĩ, sao anh lại yên ổn sống qua ngày vậy.
Anh nhớ cái lần anh lỡ tay đổ bát canh lên tay mẹ không? Thế mà khi bố hỏi đến, mẹ bảo là do mẹ bất cẩn nên mới để nước nóng đổ vào tay đấy.
Nghe đến đây, Minh Kha không thể nào nhồi nhét điều gì nữa.
Phải chăng là sự ghét bỏ hay là hổ thẹn với chính bản thân mình đây?
- Thôi, thôi.
Mày nói xong chưa? Mà xong hay chưa thì cũng đừng nói nữa, ăn nhanh còn về.
Kể từ ngày đó, Minh Kha dần âm thầm quan sát từng cử chỉ của người mẹ kế.
Quả thật, bà lúc nào cũng quan tâm đến anh.
Sáng sớm dậy đã thấy quần áo được là thẳng tắp treo ở trước cửa tủ ; trên bàn là một chiếc phong bì có ghi lời nhắn " đây là tiền học phí kì này, hôm nay đến hạn, con nhớ đóng nhé ".
Những điều này, hình như còn hơn cả những điều mà người mẹ ruột làm cho anh.
Được hôm về sớm, bà Lập Xuân muốn đến đón Minh Kha, tiện thể hỏi thăm xem anh dạo này thế nào.
Lúc đi qua cổng trường, công nghe được một người phụ nữ nhắc nhở con của mình.
- Cái thằng gì đấy, Tiêu Minh Kha đúng không? Nó không phải loại tốt lành gì đâu, cái thứ không có mẹ dạy dỗ bên cạnh, sống với mẹ ghẻ như nó, con không được chơi với nó nghe chưa?
Nghe được những lời này, bà Lập không thể nén cơn tức giận.
Bà kéo tay người phụ nữ kia, xoay người bà ta lại.
- Chị nói ai không phải tốt lành gì.
Con tôi đã làm gì chị, làm gì con chị mà chị xúc phạm nó như vậy.
Chị có biết những lời này để con nhỏ nghe được, nó sẽ tổn thương không hả.
Chị có thể nói tôi không tốt, tôi chấp nhận.
Nhưng chị dùng những lời lẽ xúc phạm đến con trai tôi, tôi tuyệt đối không bỏ qua đâu.
Người phụ nữ kia có chút tức giận, hét lên:
- Này, tôi nói đấy, tôi xúc phạm đấy sao nào? Tôi cũng đâu có nói gì sai.
Với cả đó cũng đâu là con chị, chị to tiếng với tôi làm gì? Cái thứ mẹ ghẻ mà cũng lên tiếng đòi công đạo cho con chồng.
Hức, nực cười.
Đừng tỏ ra mình hiểu biết,đồ đạo đức giả, đồ giả nhân giả nghĩa.
- Ai cho bà xúc phạm bà ấy?- Tiếng từ xa vọng đến.
Người phụ nữ kia cười khinh:
- Nhìn xem, gì đây? Mẹ kế bào vệ con chồng, con chồng bảo vệ mẹ kế sao? Nực cười, con à, chúng ta đi thôi.
Mẹ cười hết nổi rồi.
Nói rồi bà ta kéo đứa con rời đi.
Bà Lập lúc này hốt hoảng.
- Tiểu Kha, con ở đây từ lúc nào vậy.
- Từ lúc người phụ nữ khó ưa kia nói tôi là loại không tốt lành gì.
Nghe vậy bà Lập hốt hoảng cúi người xuống, đặt hai tay giữ vai anh.
- Con nghe dì nói.
Mấy lời đó toàn những lời ác ý.
Con là đứa bé ngoan.
Con có đủ tình thương của mọi người.
Ai cũng cần con hết cả.
- Mẹ… - Minh Kha ôm chầm lấy người phụ nữ trước mặt, bao nhiêu mệt mỏi, bao nhiêu gai góc bên ngoài đã bị thu lại.
Đúng vậy, cho dù có mạnh mẽ thế nào thì bây giờ, anh vẫn là một đứa trẻ, vẫn có sự yếu đuối của bản thân.
Hành động này khiến cho Lập Xuân vừa ngỡ ngàng vừa xúc động.
Bà không mong chờ gì nhiều, đây là kết quả hơn cả tưởng tượng của bà.
Kể từ đó, Minh Kha cởi mở hơn với gia đình, thường xuyên ỷ lại vào người mẹ kế, trở thành một người anh tốt, thường xuyên đứng ở cổng trường đợi em tan học cùng về.
Quán mỳ thím Vương là nơi anh em đến nếu như bố mẹ không ở nhà.
Bao năm cho đến một ngày, nhà thím Vương chuyển đi, hai anh em đi khắp cả thành phố cũng không tìm được nơi nào có hương vị giống vậy.
Rồi gia đình ba Tiêu chuyển đến thành phố A, Minh Kha lại sang Úc.
Cũng may vào một ngày lễ, Tiêu Mạn đã tìm lại được hương vị bát mỳ, đó chính là mỳ của quán Như Ý.
Chỉ tiếc, quán mù chỉ mở vào những ngày lễ thôi.
/___________________/
Chia sẻ một chút:
- Đây là chương kể về quá khứ của nu và anh trai Minh Kha.
- Không ngờ truyện đã đến chương rồi.
- Hồi đầu viết, mình nghĩ tầm chương thôi, ai dè lan man lại đến chương .
Nếu cứ tiếp tục lan man thì chắc đến chương truyện mới end.
- Nếu bạn nào đòi hỏi truyện ngược thì …ừm … truyện sẽ ngược ở gần cuối …, sắp rồi đấy!
- Mọi người nghĩ nên để truyện có kết SE, HE hay OE sẽ hay hơn?
- Mọi người muốn p hay ngoại truyện ạ???
Chương này đã dài.
Mình xin kết thúc chương ở đây.