Sau hôm chạy xe hóng gió đó, Andemund hầu như mất tích khỏi tầm mắt tôi. Ảnh rất ít về làm việc ở gác đỏ, mà tôi cũng hiếm khi gặp chiếc Rolls-Royce đen của ảnh đậu trong trang trại Plymton nữa.
Tôi không biết anh ấy đang ở cơ sở nào của cục tình báo, và làm gì ở đó.
Một bữa tôi vừa ngủ trưa dậy thì nghe nói Peter đang đợi mình dưới cửa túc xá. Anh ta đưa tôi một mảnh giấy ghi số điện thoại, nói rằng Andemund dặn có chuyện khẩn cấp cần tìm ảnh thì gọi số này.
Đó là thứ duy nhất Andemund để lại cho tôi.
Sau đó, anh ấy hoàn toàn dấn mình vào một thế giới tôi không cách nào chạm đến được, chính trường.
Trang trại Plymton vẫn bình lặng trong bầu không gian đầy chất học thuật. Tôi thì suốt ngày chôn mình trong văn phòng mò khóa mã, đối phó với các dạng thiên biến vạn hóa của “Mê”, dần già cũng quên bẵng rằng chúng tôi đang phải chia lìa.
Đầu tháng mười một, phòng giải mã được kế hoạch “Sonata ánh trăng”. Đức âm mưu oanh tạc Conventry đêm ngày . Như thường lệ, tôi chuyển thông tin này lên trên.
Trưa ngày , một lần nữa, tôi nhận được điện tín bí ẩn từ Berlin.
Nội dung vẫn cụt lủn như trước: Đêm , oanh tạc Newcastle, “Sonata ánh trăng”, hãy tin tôi.
Cầm tờ giấy trên tay mà tôi sững sờ. Tin Conventry sắp bị tấn công đã được trình lên phòng thường trực không quân tại trang trại Plymton, kế hoạch ứng phó hẳn đã khởi động rồi. Từ trước đến nay nội dung những điện tín bí ẩn này luôn thống nhất với “Mê”, thật không ngờ lần này lại khác hẳn.
Raphael vừa sửa xong một máy giải mã, cậu ta lấy một tách cà phê ra ngồi xuống đối diện tôi.
Với sự tinh tường đặc biệt của người Do Thái, cậu ta bình phẩm về kế hoạch “Sonata ánh trăng”: “Alan, cậu thấy có lạ không? Chẳng hiểu bọn Đức đang nghĩ gì nhỉ.”
“Lạ gì?”
Bản dịch điện tín còn nằm trong cặp táp trên bàn, cậu ta với tay lôi ra, chỉ cho tôi xem: “Đây, mọi khi không kích bao giờ quân Đức cũng mã hóa tên thành phố thêm một lần, đúng chưa? Lần trước Southampton bị mã hóa thành “oanh tạc S”, Birmingham thì điện tín ghi là “oanh tạc B”. Xem ra bọn Đức có một danh sách mã hóa tên các thành phố của chúng ta, vậy mà lần này “Sonata ánh trăng” lại không áp dụng.”
Raphael rà ngón tay thanh mảnh trên dòng chữ tiếng Đức: “Địa điểm ‘Sonata ánh trăng’, Conventry.” “Không mã hóa hai lần!” Đột nhiên tôi bừng tỉnh: “Nhất định phải mã hóa lần nữa mới đúng!”
“Thế tôi mới nói là lạ.” Raphael nhún vai: “Hay là bọn họ quá tin vào ‘Mê’ nên mới quên không mã hóa?”
Nhưng tôi vẫn cảm thấy sự việc không thể đơn giản như thế. Bởi vì bức điện bí ẩn nọ lại đưa ra mục tiêu không kích hoàn toàn khác… Newcastle. Đó là căn cứ đóng tàu trọng yếu của hải quân Hoàng gia tại vùng duyên hải Đại Tây Dương.
Tôi thử quay số điện thoại Andemund để lại, đầu dây bên kia đổ chuông rất lâu mà không ai bắt máy.
Từ sau khi trợ lý Annie của ảnh nhận nhiệm vụ xâm nhập vùng bị chiếm đóng, điện thoại của Andemund luôn trong tình trạng không ai nghe thế này. Ảnh không tin tưởng ai khác, mà tự ảnh có bao giờ rảnh ra để trực máy đâu.
Tôi lờ mờ cảm thấy mình đã vô tình tiếp cận được một sự thật nào đó, cần phải báo với Andemund ngay lập tức. Chỉ có anh ấy mới hiểu được, và đồng tình với tôi.
Lệnh triệu tập của không quân phải mất vài ngày mới có hiệu lực, để chậm trễ hơn không chừng dân chúng Newcastle sẽ không kịp sơ tán trước không kích. Bao sinh mạng sẽ chịu chôn vùi cùng công viên, tòa phun nước, sân chơi tại thành phố ven biển ấy.
Tôi kiên nhẫn quay số gọi lại, rốt cuộc cũng nghe được giọng nam khô khan vang lên từ đầu dây bên kia: “Xin chào, đây là đường dây của ngài Garcia. Hiện giờ ông ấy không thể trả lời…”
“Peter?” tôi cắt lời anh ta: “Tôi Alan đây, Alan Castor. Gọi Andemund nghe máy đi!”
Hình như Peter do dự một lát, rốt cuộc anh ta nói: “Giữ máy đợi đi.”
Tôi nghe thấy tiếng ống nghe đặt xuống mặt bàn gỗ, rồi tiếng bước chân anh ta rời đi, năm phút sau Andemund bắt máy, giọng anh ấy thật nhẹ: “Anh đang họp, Alan. Có chuyện gì vậy?”
“Ngày mười bốn Conventry sẽ bị không kích, anh biết chưa?”
“Có báo cáo lên, anh xem rồi.” anh ấy nói.
“Đó là một cuộc tấn công kép, mục tiêu là cả Conventry và Newcastle.” tôi nuốt nước bọt một cách khó nhọc: “Phải sơ tán dân chúng ngay.”
“Alan, cứ gửi điện tín và báo cáo lên rồi đưa phòng thường trực không quân lưu một bản.” có vẻ Andemund đang cười: “Không phải hoảng hốt vậy, chúng ta vẫn kịp đối phó mà.”
Tôi ngần ngừ một lát, rốt cuộc buộc phải nói ra: “Không có báo cáo nào cả, đó không phải điện tín em giải từ “Mê”. Có người ở cơ quan tình báo Berlin trực tiếp gửi tin cho em. Em cảm thấy có thể tin người đó.”
Đầu dây bên kia, Andemund chợt trầm mặc.
“Alan, anh ở số Downing Street, phòng tác chiến nội các. Cầm tài liệu đó đến đây, anh đợi em.” lại một chút nghĩ ngợi, rồi anh ấy nói thêm: “Đi đường cẩn thận. Anh yêu em.”
Tôi nhảy lên một chiếc xe jeep quân dụng, luôn miệng giục tài xế phóng nhanh lên. Phòng tác chiến nội các số Downing Street, tôi đã đến đó một lần, để gặp C. Vẫn là tòa kiến trúc màu trắng đồ sộ được canh gác cẩn mật với bậc thang thật dài.
Andemund đứng đợi tôi dưới ban công phù điêu trắng của phòng họp tầng hai.
Anh ấy mặc rất trang trọng, quân phục xanh sẫm thẳng li và giày ống bóng loáng, còn cài cả quân hàm. Tôi không thuộc mấy bậc quân hàm này lắm, chắc lúc nào rảnh phải bảo ảnh dạy cho.
Thấy tôi, Andemund híp mắt cười, giơ ngón trỏ đặt khẽ lên môi: “Đừng vội, từ từ vào đây nói. Bọn anh đang bàn về ‘Sonata ánh trăng’ nên anh mới bảo em đến. Hôm nay không có Thủ tướng đâu, em cứ bình tĩnh nào.”
Anh ấy đẩy mở cửa phòng họp sau lưng, nghiêng người để tôi vào trước rồi giới thiệu: “Thưa các vị, đây là Alan Castor của viện mật mã, người đã giải ‘Mê’. Cậu ấy sẽ cho chúng ta tin tức mới nhất về ‘Sonata ánh trăng’.”
Phòng họp đặc biệt trống trải, kể cả Andemund cũng chỉ có năm người, họ ngồi quanh chiếc bàn tròn gỗ sồi quá khổ. Đầu cùng phòng họp treo bản đồ châu Âu, bên cạnh là bảng đen viết chi chít các địa danh bằng tiếng Anh và tiếng Đức. Chính giữa bàn họp là sa bàn nước Anh với nhiều mốc lộ tuyến. Một lá cờ tam giác đỏ nhỏ cắm trên vị trí tượng trưng cho Conventry. Có lẽ vì yêu cầu bảo mật nên phòng lớn vậy mà không trổ cửa sổ, chỉ có ánh sáng màu cam dìu dịu từ chùm đèn trên trần tỏa xuống bao phủ khắp mặt bàn.
Tôi không biết những người có mặt là ai, có lẽ cũng từng thấy họ trên báo mà tôi chẳng để ý. Andemund là người trẻ nhất trong số họ. Thái độ ai nấy đều cực kỳ nghiêm túc, không khí nặng nề đến khó chịu.
Tôi rất ngạc nhiên là C cũng có mặt. Trông ông ta có vẻ khá mệt mỏi, ông ta nhìn tôi qua cặp kính hình bán nguyệt và chìa tay ra: “Xin chào, Alan, chúng ta lại gặp nhau.”
Sau nửa năm, ông ta già đi rất nhiều. Tự dưng tôi nhớ đến lời Andemund lần trước, “Ông ta đã phạm quá nhiều sai lầm, không còn thích hợp với vị trí hiện tại ở cục tình báo nữa.”
Andemund không nói với tôi cuộc họp này là thế nào, tôi cũng chẳng hỏi. Sau này nhớ lại tôi đoán có lẽ đó chính là nội các của Thủ tướng Churchill trong chiến tranh, hôm ấy tôi đã tình cờ được tham dự một cuộc họp thường kỳ của họ. Những người tôi thấy ở đây chính là những nhân vật kiểm soát chiều hướng của cơn lốc chiến tranh. Sau chiến tranh, người ta chỉ biết rằng nội các của Thủ tướng gồm bốn thành viên, chủ tịch mật viện John Anderson, bộ trưởng ngoại giao Halifax… Andemund là người thứ năm, không nằm trong phạm vi được công khai danh tính.
Giống như anh ấy từng nói, tình báo vĩnh viễn là góc tối của chính trường, chưa bao giờ nó bước ra trước mắt công chúng. Ở đây người ta không nói về lòng trung thành, chỉ có tin hay không tin, phản bội hay không phản bội.
Tôi cố hết sức giải thích vắn tắt ý tưởng của mình, đương nhiên cũng diễn giải cả phương pháp giải loại mã mới từ Berlin lên những khoảng còn trống ít ỏi của tấm bảng đen.
Ngoài Andemund và C, ba người còn lại chẳng tỏ ra hứng thú chút nào. Họ chỉ quan tâm đến kết quả.
“Vậy là, cậu cho rằng mục tiêu không kích thực ra là Newcastle phải không?” Cặp mắt màu lam nhạt của C hướng thẳng vào tôi sau cặp kính: “Cậu tin bức điện này sao?”
“Tôi cho rằng đây là cái bẫy của Đức.” tôi đáp: “Chúng định oanh tạc cả hai thành phố nhưng cố tình gửi điện tín được mã hóa bằng hai loại mật mã khác nhau. Một là ‘Mê’, loại kia thì chúng ta chưa rõ. Hơn nữa lần này địa danh Conventry không được mã hóa, việc này giống như đối phương đang cố tình cho ta biết mục tiêu tấn công, để thử… thử xem chúng ta có chuẩn bị đối phó hay không.”
“Có thể Hitler bắt đầu nghi ngờ hệ thống tình báo của mình có lỗ hổng, nhưng chưa biết thông tin rò rỉ từ đâu… ông ta đang thăm dò chúng ta. Nếu Conventry được mã hóa bởi ‘Mê’ có động thái phản công trong cuộc không kích mà Newcastle được mã hóa bởi hệ thống mã khác thì không, tức là ‘Mê’ đã thực sự bị giải mã. Nếu Newcastle đã chuẩn bị phòng thủ, tức là hệ thống mã kia có vấn đề, ‘Mê’ vẫn an toàn. Có thể người ở Berlin đó cũng chỉ biết về một trong hai địa điểm nên bà ấy cố ý báo cho ta biết mục tiêu của ‘Sonata ánh trăng’ là Newcastle. Cho đến nay mọi tin tức từ bà ấy đều chuẩn xác.”
Không ai cổ vũ ý kiến của tôi, đúng hơn là không ai phản ứng gì cả, nhất thời gian phòng chìm trong im lặng nặng nề. Tôi đứng trước tấm bảng đen nhỏ, tay cầm cây phấn viết dở, tự dưng thấy mình thật ngớ ngẩn.
Dưới ánh đèn, gương mặt Andemund hình như càng tái hơn.
Đột nhiên anh ấy bật dậy kéo tôi lại, nói một cách nhẹ nhàng: “Alan, anh hiểu cả rồi. Em về trước đi, điện tín để lại đây. Còn lại anh sẽ xử lý.”
Tôi đặt mẩu phấn xuống bàn, chợt nghe C hỏi: “Alan, vừa rồi cậu nói ‘bà ấy’ cố ý gửi tin cho cậu. Chúng tôi muốn biết ‘bà ấy’ đó là ai, và làm cách nào cậu liên lạc được với Berlin mà cục tình báo không hề biết.”
Andemund lập tức cắt lời ông ta: “Chuyện này tự tôi sẽ hỏi. Alan, em về trước đi.”
Tôi sững người, vô thức há miệng thở dốc.
“Đó chỉ là suy đoán của tôi. Tôi chưa bao giờ chủ động liên lạc với tình báo Berlin, chẳng qua tôi tình cờ giải được một loại mã thường xuyên gửi cho chúng ta. Như tôi vừa trình bày với các ngài, khóa mã là ngày sinh của tôi.” tôi nói một cách khó nhọc: “Tôi nghi ngờ người gửi chúng là mẹ tôi, Jane Castor. Bà ấy làm việc cho tình báo Berlin.”