Sau ngày duyệt binh tháng sáu, công việc của Andemund bận lu bù. Edgar gửi liền hai lá thư, khuyên tôi nhận việc ở Viện nghiên cứu của không quân Hoàng gia. Lá thư thứ hai cậu ấy thậm chí còn có vẻ sốt ruột đến lạ, tôi phải hồi âm cho cậu ấy rằng lúc này tôi kiếm được việc cũng khá lắm, đừng có lo.
Trong quá trình tập hợp lại đống điện tín gửi đến hàng ngày, tôi phát hiện ra một bức điện máy giải mã không thể giải được. Đặc tính của nó rất giống với “Mê”, ban đầu hầu như không thể phân biệt được nên sau khi bị chặn nó đã bị gửi về văn phòng số ngay lập tức, cuối cùng là đến tay tôi cùng với hàng đống điện mật khác. Tôi đoán đây là một loại mật mã mới, tần suất sử dụng còn thấp nên chỉ ghi chú lại rồi tiện tay thảy qua một bên.
Sau “Chiến dịch Sư Tử Biển”, chúng tôi lại giải mã được “Ngày Đại Bàng”.
Nếu nói “Chiến dịch Sư Tử Biển” là toan tính đổ bộ lãnh thổ Anh trước tháng mười của Hitler, thì “Ngày Đại Bàng” chính là khúc dạo đầu của nó – một cuộc không kích quy mô lớn.
Theo tin tình báo trong tay tôi, ban đầu trận không kích được ấn định vào ngày tháng , sau đó bị hoãn đến ngày tháng . Suốt tháng máy bay Đức đảo quanh eo biển Anh, đánh chìm tàu khu trục và tàu vận tải của chúng tôi. Chúng còn oanh tạc các trạm ra-đa, làm tê liệt tạm thời hệ thống tình báo nội bộ qua vô tuyến điện.
Andemund có vẻ lo lắng.
“Chúng đang thử ta. Kết quả tình báo hiện nay đều là ước lượng sức chiến đấu của chúng ta.” anh ấy mệt mỏi nói.
Tôi kiểm tra lịch bay hàng ngày, trung đội Edgar bị điều đến eo biển Anh, chuẩn bị đối phó với “Ngày Đại Bàng” của Đức.
Ngày tháng , thời tiết khu vực eo biển hết sức u ám. Đức chỉ điều động lèo tèo vài chiếc máy bay ném bom và máy bay tiêm kích.
Tôi thở phào, thầm cầu nguyện Edgar được bình an.
Ngày tháng , thời tiết thay đổi, Đức Quốc xã huy động toàn bộ lực lượng tổng tấn công. “Ngày Đại Bàng” chính thức bắt đầu. Hai nghìn máy bay Đức xuyên qua eo biển xâm nhập lãnh thổ Anh. Chúng tôi chỉ chăn lại được không đến một nửa số đó. Bến tàu và sân bay bị oanh tạc tan hoang, thậm chí đã có máy bay Đức áp sát ngoại thành London và bị không quân Hoàng gia bắn hạ.
Trận không chiến mở màn trên toàn nước Anh.
Tôi nằm mơ thấy máy bay rơi sáng chói như sao băng. Đuôi bắt lửa cháy rực, đầu cắm xuống mặt nước biển đem ngòm.
Tôi mơ thấy những thi thể sưng phù trôi nổi trên biển. Gương mặt mỗi người đều mơ hồ không trông rõ, ai cũng giống như Edgar.
Nửa đêm tôi choàng dậy trên giường, thở hồng hộc kinh hoàng, lưng đẫm mồ hôi lạnh.
Andemund an ủi tôi rằng không quân Hoàng gia thực sự rất giỏi. Bằng lực lượng mỏng hơn nhiều nhưng họ đang cản được hàng tốp máy bay Đức Quốc xã trước rìa không phận Anh. Báo chí và radio liên tiếp đưa tin không quân chiến thắng. Anh ấy bảo tôi không quân Hoàng gia vẫn áp dụng chế độ nghỉ phép luân phiên, bạn tôi sẽ không phải liên tục ở tiền tuyến.
Andemund nói không sai, ngày tháng , Edgar thực sự được về phép.
Cậu ấy gửi cho tôi một bức điện báo, tôi xin Andemund cho nghỉ, ra ga xe lửa đón cậu ấy.
Hai năm không gặp, suýt nữa tôi đã không nhận ra Edgar. Vẫn mái tóc quăn màu hạt dẻ, cái mũi như người Hy Lạp, nhưng những đường nét trên gương mặt đã trở nên rắn rỏi hơn rất nhiều, da cũng bắt nắng đen đi. Cậu ấy mặc quân phục không quân Hoàng gia màu xanh biển, tay xách cặp táp đen, vẫy tay gọi tôi từ trong đám đông: “Alan!”
Edgar đặt phòng ở khách sạn Enfield Hoàng Gia London, tôi giúp cậu ấy mang hành lý về khách sạn rồi cùng sang quán cà phê gần đó ăn trưa. Thấy tôi đưa sổ lương thực cho bồi bàn Edgar có vẻ rất ngạc nhiên.
“Lệnh quản chế vật phẩm thời chiến, mua đồ phải xài tem phiếu nhà nước cấp, cậu không biết hở?” tôi hỏi.
“Chế độ trong quân đội tốt lắm.” cậu ấy ngẩn ra: “Tôi không biết tình hình ở ngoài lại nghiêm trọng thế này.”
“Miếng bơ dày bằng đồng năm xu vầy nè, cà phê thì trong leo lẻo… có vậy mà mắc kinh hồn.” tôi đề nghị: “Thử bánh mì đi.”
Edgar cắt một lát bánh, nhíu mày hỏi: “Cái gì đây?”
“Bánh mì ái quốc.” tôi nói: “Bổ sung vitamin và canxi, vừa khô vừa cứng, chẳng ma nào thèm ăn. Bọn tôi gọi nó là ‘vũ khí bí mật của Hitler’.”
Cậu ấy cắn thử một miếng, bật cười.
Edgar là nhóm phi công đầu tiên nghênh tiếp Ngày Đại Bàng, vừa từ chiến trường đặt chân xuống đất thì nhận được thông báo nghỉ phép, liền ngồi xe lửa đi thẳng từ Uxbridge về London. Cậu ấy nói muốn về thăm Cambridge, xem nơi ngồi vẽ ngày trước, cả phòng thuyết trình và thư viện nữa.
“Chiến tranh sẽ thay đổi con người.” cậu ấy hít một hơi, bỏ lát bánh khô xuống: “Alan, cậu sẽ về cùng tôi chứ?”
“Tôi còn phải đi làm.” tôi hơi áy náy: “Việc lúc này bận quá. Nhưng tôi có thể đi chơi quanh London với cậu.”
Edgar có vẻ thất vọng. Cậu ấy cũng không phản đối, chỉ điềm đạm gật đầu rồi bắt đầu kể chuyện ở căn cứ không quân. Cậu ấy chế nhạo giàn máy bay tiêm kích Đức cồng kềnh vô dụng, còn nói phi công của ta chửi thề câu nào ra câu đó. Rồi thì ngay ngoài căn cứ không quân có một quán bar nhỏ tên “Lucy”, ngày nghỉ mọi người toàn qua đó uống bia tán gái.
Chúng tôi rời khỏi quán cà phê đã là hoàng hôn. Tôi đứng bên đường chờ xe điện, Edgar hỏi tôi đang ở đâu, tôi không thể nói với cậu ấy về ký túc dành cho chuyên gia của trang trại Plymton, đành phải bịa bừa ra một chỗ.
“Lúc trước cậu còn tán giáo sư ở trường chứ… ổng tên gì nhỉ? Andemund Wilson thì phải?” cậu ấy nói bâng quơ, hai tay đút túi quần kiểu như đang thấy rất tức cười: “Hồi ấy tôi cứ do dự mãi không biết có nên tán cậu không. Giờ thì sao rồi, có bạn gái ổn định rồi hả?”
Trong một giây tôi chợt thấy có lỗi: “Tôi đang sống với Andemund.”
Edgar thoáng chốc tái mặt, đột nhiên cậu ấy vồ lấy cánh tay tôi: “Hồi đó cậu nghiêm túc sao?”
“Tôi bao giờ chẳng nghiêm túc.” tôi hỏi cậu ấy: “Thế cậu tìm được cô nào rồi chứ?”
Edgar nhìn tôi rồi lắc đầu tự giễu: “Alan, trước kia tôi vẽ bao nhiêu chân dung cậu… tôi đã tự dặn mình không thể sa vào, đồng tính luyến ái là phạm pháp. Tôi thì chẳng sao, nhưng cậu thì khác… giờ thì sao, cậu sống cùng một người đàn ông. Cậu nói xem, tại sao Thượng Đế lại sắp đặt như vậy chứ?”
“Cậu có biết tôi theo đuổi Andemund…”
“Tôi nghĩ cậu chỉ đang đùa cợt.”
Chúng tôi cùng im lặng… cho đến khi nắng chiều rải khắp ngã tư đường, tiếng chuông xe điện leng keng vang lên, đám đông đứng chờ xe bắt đầu xôn xao nhốn nháo.
Edgar buông thõng hai tay, nghiêng đầu hôn má tôi như muốn giảng hòa: “Thật muốn được cùng cậu về Cambridge một lần. Tôi ghét chiến tranh, giá ta lại được sinh ra lần nữa bên bờ sông Cam.”
Tôi nghe thấy mình nói: “Xin lỗi.”
Hôm sau Edgar không gọi lại cho tôi. Tôi chủ động gọi cho cậu ấy, hỏi kỳ nghỉ được bao lâu.
“Năm ngày. Bốn hôm nữa tôi phải về đơn vị.”
Tôi hỏi cậu ấy có muốn cùng về thăm Cambridge không, cậu ấy có vẻ rất mừng rỡ: “Cậu xin nghỉ được hả, Alan?”
Tôi chỉ nói để thử xem sao.
Đầu dây bên kia Edgar chợt im lặng, một lát sau mới nói tiếp bằng giọng khàn khàn: “Alan, đúng ra cậu nên nhận việc ở Viện nghiên cứu không quân. Thật sự…”
Tôi vừa kịp hỏi tại sao điện thoại đã chỉ còn tiếng tút tút vô vị.
Tôi xin Andemund cho nghỉ hai ngày, nói rằng có người bạn trong không quân được về phép, tôi muốn cùng cậu ta về thăm Cambridge. Andemund hỏi tôi: “Bạn em học gì?”
“Edgar ấy, có khi anh cũng nhớ. Cậu ấy học mỹ thuật.”
Andemund cười hiền hòa: “Để anh lái xe đưa em đi.”
Tôi hôn hôn ảnh: “Không cần đâu cưng, trên giường anh dịu dàng một chút là được rồi.”