Tốp cảnh sát hình sự Sở công an Giang Kinh đã đến hiện trường "Cư xá Thông Giang". Đội phó đội hình sự Đồng Thụ cũng có mặt. Một đám đổ nát tan hoang, khói bay khét lẹt; vẫn đang nghe thấy những tiếng khóc thảm thiết, tiếng kêu cứu. Khắp căn hầm phòng không, trên mặt đất đều hỗn loạn cùng cục. Đồng Thụ biết lúc này cấp cứu là việc cần kíp hơn cả khám nghiệm hiện trường. Trong hoàn cảnh đặc biệt này ảnh chỉ nên như một nhân viên cấp cứ.
Anh và một số cảnh sát trực ban cùng các đội viên cứu hỏa và nhân viên y tế tổ chức cấp cứu cho những người bị thương ở phía trên căn hầm. Phần lớn các phòng khách của cư xá đều ở độ sâu mét dưới kia. Một bác sĩ thuộc trung tâm cấp cứu lo lắng nói: Tuy mọi người chạy đến rất nhanh nhưng do thời gian rò rỉ khí gas đã lâu, chỉ e những người ở tầng sâu sẽ gặp lành ít dữ nhiều, nhất là khi vụ nổ đã làm sụt lở, bịt mất cầu thang lên xuống hầm.
Chưa có thời gian để điều động xe cộ thiết bị đào bới, mọi người tự động đứng thành dây, lần lượt chuyền tay nhau đưa đất đá từ dưới hầm lên mặt đất.
Hiệu quả thì có, nhưng vẫn cứ là mất nhiều thời gian; nếu đúng như tình hình đã báo cáo là khí than bị rò rỉ, thì e khi đón được những người ở tầng đáy hầm lên, đều chỉ còn là những cái xác không hồn mà thôi.
Tất cả mọi người cùng nỗ lực đã khơi thông được lối xuống cầu thang.
Trên lối đi ở dưới đáy hầm cũng có rất nhiều gạch đá rơi. Quả nhiên người ta đã phát hiện thấy nạn nhân đầu tiên hoàn toàn không còn sức sống gì nữa. Đồng Thụ đã từng chứng kiến những cảnh tàn khốc, nhưng nhìn những nạn nhân không rõ số phận sẽ ra sao, anh thấy lòng quặn đau. Anh và các nhân viên cấp cứu đều không nói nhiều, chỉ mải miết nhanh chóng làm hô hấp nhân tạo cho các nạn nhân và chuyển họ lên mặt đất. Vì có thể ở dưới hầm vẫn còn rò rỉ khí than, nên bác sĩ của trung tâm cấp cứu nhắc nhở mọi người phải duy trì thông gió và vận động, không dừng ở dưới đó quá lâu.
Trong quá trình làm các thao tác, Đồng Thụ vẫn tranh thủ quan sát cấu tạo của cái hầm phòng không này. Chiếc bếp than to được vây bọc khá kỹ nằm bên cầu thang khiến anh chú ý. Chắc chắn nó là thủ phạm hàng đầu. Nó có ống khói vươn lên đến tận mặt đất nhưng thành ống có thể bị hở, hoặc đầu ống không được đặt đúng vị trí, không thông ra ngoài... đều có thể dẫn tới trúng độc. Sau vụ nổ mà bếp vẫn nguyên vẹn không sứt mẻ, chắc là nhờ được bao bọc bằng vách tôn khá chắc chắn.
"Anh Thụ nhìn cái này có thấy quen quen không?" Một anh cảnh sát thường ngày vốn tỉ mỉ, đưa cho anh chiếc ví đầm mà các cô gái thường đeo.
Vào cái đêm cách đây không lâu, anh đã nhìn thấy Mạnh Tư Dao đeo chiếc ví đầm rất giống thế này.
Mở ví ra, thấy bên trong có ví tiền, cùng chứng minh thư và vài tấm thẻ ngân hàng.
Cô ta thật! Hoặc nên nói lại là đúng cô ta!
Chắc cô ta đã ở dưới hầm rất lâu. Đồng Thụ thấy đầu anh như bị căng ra từng hồi. Nhưng anh vẫn gắng nghĩ thấu đáo về khả năng mà cái ví đầm này đã gợi ra: trước hết là ở núi Vũ Di, sau đó là vụ chôn sống, rồi đến cái bi kịch ngày hôm nay... nhân vật chính vẫn là cô gái đơn độc nhưng rất cứng cỏi này.
Có lẽ chỉ lát nữa sẽ nhìn thấy thi thể cô ấy. Chẳng lẽ hôm nay lại là ngày cáo chung?
Tại sao cô ta lại đến đây? Kẻ nào cứ dai dẳng quyết ý giết hại cô ta? Đây nhất định không phải là sự cố ngẫu nhiên.
Anh cần có thêm nhiều thông tin: số người mỗi ngày ra vào cư xá, nồng độ khí ô-xít các-bon lúc xảy ra sự cố, cần bao lâu mới đạt được nồng độ đó, có nguồn khí gas nào khác không, và cả hành trình cùng hoàn cảnh cụ thể của Mạnh Tư Dao nữa.
Nhưng phải tìm ra cô ta hoặc thi thể của cô ta đã.
Anh cảnh sát vừa rồi lại gọi: "Anh ơi, nhìn cái này!"
Đồng Thụ bước đến, thấy trên nền lối đi lồi lõm do bị nóc sập xuống, có một đoạn ống dẫn đen đen. Ống dẫn gas!
Quách Tử Phóng về đến nhà, thấy Lịch Thu vẫn như lúc anh đi cách đây hai giờ - ngồi trên sa lông với tư thế cũ, mắt không rời ti vi. Cô mong sẽ nhìn thấy Tư Dao được an toàn cáng ra hoặc có lẽ lúc vụ nổ xảy ra Tư Dao không có mặt ở cư xá cũng nên, nhưng taạisao cô ấy lại không nghe di động?
Tử Phóng cho Lịch Thu biết, Tư Dao nói rằng đã có được bước đột phá quan trọng, phải đến cư xá "địa đạo" ấy gặp người bạn của Trương Sinh. LẼ nào lại trùng hợp, cô ấy vừa đến thì ở đó xảy ra ra tai nạn khủng khiếp?
Lịch Thu bất giác nghĩ đến số phận của những người bạn của Tư Dao, rồi lại nghĩ đến cái chết của cô em và gia đình bà dì, đều là sự cố bất ngờ. Những người ấy đều đã từng đến hang quan tài treo "Đau thương đến chết". Hay là Tư Dao rốt cuộc cũng không thể thoát cái đại hạn do lời nguyền ấy đem lại?
Vừa vào đến nơi, Tử Phóng hỏi ngay: "Đã liên lạc được với Thường Uyển chưa?"
Lịch Thu gật đầu: "Cô ấy đang đi công tác ở Tây An và cũng đã xem bản tin trên ti vi, qua điện thoại cứ nức nở khóc. Tôi đã an ủi cô ấy hồi lâu. Cô ấy nói ngày mai sẽ về Giang Kinh trước dự định. Không hiểu sao tôi lại đang nghĩ rằng, nếu cô ấy cứ ở xa thì sẽ an toàn hơn".
"Thì có gì khác nhau đáng kể? Cô nên nhớ cho: Viên Thuyên và Tiểu Mạn gặp nạn đều là ở bên ngoài... Và, chúng ta không hề nhận được tin xấu về Dao Dao kia mà!"
"Cô ấy đến cư xá gặp người ta, rồi chính nơi ấy bị nổ, tin này chẳng phải tin xấu là gì? Lú anh vừa đi khỏi nhà thì công an gọi điện đến hỏi Dao Dao có nhà không, tại sao họ lại hỏi điều này nhỉ? Chắc là họ cũng biết Dao Dao đã đi đến cư xá".
"Tôi cho rằng đây có thể là tin tốt, ít ra cũng chứng tỏ rằng khi họ gọi điện đến thì vẫn chưa xác định được Dao Dao có ở trong cái hầm đó không, đúng chưa? Nếu đã thấy xác rồi thì việc gì phải hỏi nữa?"
"Này, anh nói năng ý tứ một chút được không? Anh không biết hay sao: cái hầm đó bị sập khá nghiêm trọng, nhiều người đang bị vùi bị đè bên dưới. Anh đã đi đâu suốt hai tiếng đồng hồ? Có nghe ngóng được gì k?"
Lúc này Lịch Thu mới nhận ra Tử Phóng trông bơ phờ mệt mỏi, hoang mang và ủ rũ nữa.
Tử Phóng thở dài: "Còn làm nổi việc gì nữa? Tôi túc trực ở hiện trường, nhìn từng người từng người được khiêng lên nhưng không có Tư Dao. Về sau càng có thêm nhiều người nghe nói về vụ này, họ kéo đến xem rất đông, công an buộc phải phong tỏa hiện trường, thế là tôi không thể quan sát được gì nữa. Tôi lại nghe nói đưa nạn nhân về bệnh viện Kim Đài cấp cứu, tôi bèn bám theo, nhưng Dao Dao cũng không có trong số người được cấp cứu."
Lịch Thu bùi ngùi, Tử Phóng đã thật sự hết lòng với Tư Dao. Cô dịu dàng khuyên: "Anh đừng quá lo, nên nghĩ cách, nghe ngóng từ nhiều nguồn. Tôi vừa nghĩ mãi, ở đaâ có nhiều vấn đề rất phức tạp chẳng thế làm rõ trong đôi ba hôm được. Tôi ngày càng cảm thấy chúng có liên quan đến cái chết của cô em và gia đình bà dì tôi. Mấy hôm trước Tư Dao đã bảo anh điều tra về ngôi nhà mới, nên kẻ định giết hại cô ấy mới ngày càng điên cuồng như thế".
Tử Phóng thẫn thờ ngồi trên đi văng: "Cô nói rất có lý. Vừa nãy suýt nữa tôi suy sụp thật sự vì nếu Tư Dao có chuyện gì thì việc điều tra còn có ý nghĩa gì nữa không?"
"Vẫn có ý nghĩa chứ. Chúng ta không thể cứ sống tù mù cho qua, đúng không?"
"Cô nói rất đúng". Tử Phóng đã thấy phấn chấn. "Có nên gọi điện cho Lâm Nhuận không nhỉ?"
Lịch Thu thở than: "Anh ấy là người rất nhạy cảm, lại còn đang tĩnh dưỡng. Ở xa, anh ấy cũng chẳng thể giúp được gì. Cứ nên chờ, nếu có tin tức cụ thể thì hãy cho anh ấy biết".
Sáng sớm hôm sau, Tử Phóng đến thẳng tòa báo. Dọc đường không ngớt gọi điện, ghi âm... thu lượm thông tin của báo giới và các đồng nghiệp về vụ việc nổ khí gas hôm qua. Lượng thông tin rất phong phú nhưng thực hư thì chưa rõ, rất khó mà sàng lọc. Ví dụ, về số người thiệt mạng, cơ quan hữu trách còn chưa thống kê, con số dồn đại thì chênh nhau quá lớn, có tin nói là hàng trăm, có tin nói là hơn hai chục, và vẫn đang tiếp tục đào bới, con số vẫn đang tăng dần. Về nguyên nhân cũng vậy, có người nói vì cái bếp than thải ra quá nhiều khí độc hại, có người nói là ống dẫn gas dưới đáy hầm bị rò rỉ.
Nhưng mọi thông tin đều không nhắc đến Mạnh Tư Dao. Lành ít dữ nhiều mất rồi! Tử Phóng nghĩ ngợi, anh thấy đau xót. Nếu Tư Dao bình an, hoặc chỉ bị thương nhẹ thì chắc đã gọi điện cho mình hoặc Lịch Thu.
Trung tâm cấp cứu từ chối các cuộc điện thoại hỏi về con số thương vong. Tử Phóng đến tòa báo trình diện, rồi anh báo cáo là đi lấy tin, lại vòng đến trung tâm cấp cứu.
Đúng như anh dự đoán, ở đây đang bận tíu tít và "cảnh giới rất nghiêm ngặt". Vừa đi đến cửa tòa nhà anh đã thấy rất nhiều phóng viên ngực đeo thẻ, tay xách vai đeo máy quay phim máy ảnh... . đang bị mấy cảnh sát và các nhân viên chặn lại. Các phóng viên đang phàn nàn nhưng vẫn không ăn thua.
Tử Phóng thấy lo lo, anh đi đi lại lại... rồi chợt nghĩ ra một cách. Chỉ vài phút sau, thấy từ xa có một xe cấp cứu đang hú còi chạy đến, anh vôộichạy ra, áp sát cái cáng vừa chuyển khỏi xe, và biết ngay đó là một nạn nhân bị tai nạn giao thông. Không thấy có người nhà đi theo xe, Tử Phóng nhận ra nạn nhân là một thanh niên ngoài hai mươi tuổi, anh bèn gọi luôn miệng: "Chú Sáu, chú Sáu ơi, anh đây, anh của em đây mà!"
Nhân viên y tế hỏi: "Anh là người nhà à?"
"Tôi là anh của chú ấy!" Tử Phóng bám theo cái cáng, lọt được vào trung tâm cấp cứu.
Vừa vào thoát, anh đã quên luôn "chú em", bắt đầu sục sạo các buồng bệnh nhân cho đến lúc có một y tá ngờ ngợ bèn báo cho bảo vệ. Họ lùa anh ra khỏi khu cấp cứu, anh còn chưa kịp nhìn thấy bóng Tư Dao.
Có lẽ... khu nhà kia là nhà xác.