Danh Môn

chương 604: “ trọng phản ba cách đạt”b

Truyện Chữ Hay
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

“ Con ngồi xuống đi” Vẻ mặt của Thôi Hiền rất nghiêm túc, có lẽ ông ta muốn biểu lộ sự uy nghiêm của một người cha trước đưa con của mình. Ông ta thấy nhi tử của mình đã an vị, liền mở lời đi thẳng vào vấn đề, hỏi: “ Ta nghe con nói, con đã thề sẽ vị tổ phụ mà giữ trọn đạo hiếu, nên sẽ nhất quyết không chấp nhận chuyện hôn sự với Phòng gia, có điều này thật không”

“ Dạ vâng” Thôi Diệu trả lời bằng một giọng điệu vô cùng dứt khoát. Hắn không muốn phụ thân có suy nghĩ khác về những gì mà hắn đã nói với nhị nương Trầm thị.

“ Vậy thi con hãy đọc cái này đi đã” Thôi Hiền lấy một phong thư ở trên bàn đưa cho Thôi Diệu, nói: “ Đây là di ngôn của tổ phụ con trước khi lâm chung gửi cho con, trong này tổ phụ con nói rất rõ là yêu cầu con ngay sau khi trở về Trường An phải lập tức đính hôn với Phòng Mẫn, ba năm sau thì tổ chức hôn lễ. Nếu như con muốn làm tròn đạo hiếu thì ba năm cũng là đủ rồi”

Thôi Diệu mở phong thư đó ra. Nét chữ cứng cáp, có lực của tổ phụ lúc bình thương đã không còn nữa, bức di ngôn với những con chứ đứt quãng. Thôi Diệu đủ hiểu tổ phụ viết nó lúc đôi tay đã run rẩy. Mũi thấy cay cay, nước mắt Thôi Diệu đã trào ra.

Thôi Hiền thấy nhi tử của mình đã bộc lộ tình cảm thật của mình, ông ta chỉ ngầm thở dài. Vừa rồi ông ta còn chán ghét nhi tử của mình mấy phần, nhưng bây giờ điều đó cũng hoàn toàn biến mất. Chờ cho Thôi Diệu bình tĩnh trở lại ông ta mới nói lời thấm thía, khuyên bảo: “ Cha muốn con lấy Phòng Mẫn là nghĩ tốt cho con, tháng sau Phòng Tông Yển sẽ được thăng lên làm Lại Bộ Thị Lang, trong tay nắm đại quyền của Lại Bộ, bao nhiêu người muốn làm con rể của ông ta mà còn không được, vậy mà người ta hết lần này tới lần khác chỉ ưu ái con. Có một nhạc phụ như vậy, mà bản thân con lại là một Tiến sĩ thì tiền đồ của con sau này sẽ vô cùng rộng mở. Sang năm con cũng đã mười tám tuổi rồi, cũng đã có thể hiểu làm quan trọng triều mà có người giúp đỡ thì sẽ tốt như thế nào. Hơn nữa nếu con lấy tiểu Mẫn rồi, khi đó Thôi gia và Phòng gia sẽ kết hợp lại, khi đó thế lực của chúng ta ở trong triều sẽ thật là lớn mạnh. Cho nên chuyện hôn nhân này, không chỉ có lợi cho con mà còn có lợi rất lớn cho gia tộc chúng ta nữa”

Thôi Diệu cũng từ trong niềm nhớ thương tổ phụ mà dần dần bình tĩnh trở lại để đối mặt với những lời của phụ thân. Những lời khuyên của phụ thân, hắn nghe không lọt một chứ nào cả. Trong đầu Thôi Diệu bỗng nảy sinh một ý niệm, hắn liền bất ngờ thốt lên: “ Phòng Mẫn năm nay mới mười ba tuổi, so với tuổi của con thì thật là chênh lêch rất lớn, mà xem ra thì lại xứng đôi với nhị đệ hơn. Sao phụ thân không vun vén Phòng Mẫn cho nhị đệ có hợp lý hơn không”

“ Thật là vô liêm sỉ” Thôi Hiền hung hăng đập mạnh xuống bàn. Hắn thiếu chút nữa bị những lời nói sai trái của nhi tử làm cho giận đến phát điên lên được. Ông ta chỉ thẳng vào mặt Thôi Diệu lớn tiếng quát: “ Ngươi có còn là con ta hay không mà lúc nào cũng nghĩ đến chuyện sẽ lấy con yêu nữ kia làm vợ. Ta nói cho ngươi biết, nếu ngươi cả gan lấy nó thì ta đây sẽ từ mặt ngươi”

Lúc này, tính cách bướng bỉnh của Thôi Diệu đã trỗi dậy mạnh mẽ. Hắn quỳ xuống, gân cỏ phản bác Thôi Hiền: “ Cổ Đại thì có gì là không tốt chứ, nàng là một cô gái ông nhu, dịu dàng. Hơn nữa con còn nợ cô ấy một ân tình. Khi con ở A Bạt Tư bị bắt rồi bị đem qua Đại Thực, chính nàng đã không quản vạn dặm xa xôi, một thân một mình chạy đến Ba Cách Đạt để cứu con. Rồi ở Mộc Lộc sa mạc, nếu như không có nàng thì con cũng đã chết trong tay bọn người Đại Thực rồi. Nàng đối với con vừa có tình lại vừa có nghĩa. Con làm sao có thể bạc tình quên nghĩa được chứ.”

“ Ngươi là cái đồ hỗn láo mất dạy” Thôi Hiền thấy nhi tử dám gân cổ mạnh miệng cãi lại mình. Ông ta tức giận mà mất đi lý trí, tiện tay vơ luôn cái ông đựng bút bằng ngọc, hung dữ ném thẳng vào mặt Thôi Diệu. Choang! Một tiếng vỡ vang lên. Chiếc ông đựng bút đó lao thẳng đến trán của Thôi Diệu rồi rơi xuống. Khiến cho trán của Thôi Diệu bị rách một vết nhỏ, những giọt máu theo vết rách đó mà chảy xuống mặt.

Thôi Diệu vẫn quỳ thẳng người không hề nhúc nhích chút nào. Một hồi lâu sau hắn với từ từ gằn từng chữ: “ Hài nhi cũng không dám giấu diếm phụ thân, ngày hôm qua, hoàng thượng đã có ý đem Cổ Đại gả cho con. Ý chỉ của hoàng thượng con không thể làm trái được”

“ Cái gì!” Thôi Hiền ngỡ ngàng, ngồi sụp xuống. Quả thật ông ta không thể tin nhưng gì mà tai ông ta vừa mới nghe thấy. Hoàng thượng đích thân nhúng tay vào chuyện này rồi. Ông ta cũng không phải kẻ ngốc nên lập tức hiểu được rằng hoàng thượng làm chuyện này chính là muốn ngăn cản việc hôn sự của hai nhà Thôi – Phòng. Một cảm giác suy sụp tràn ngập trong lòng ông ta. Thôi Hiền ngơ ngác nhìn nhi tử của mình, ông ta chợt phát hiện ra chưa bao giờ ông ta thấy nhi tử của mình xa lạ như lúc này. Ông ta tự hỏi: Đây là nhi tử của ông ta sao. Không! Thì ra lâu nay ông ta đã sinh ra một nghiệt chướng.

Thôi Hiền từ từ giơ tay lên chỉ về phía cửa, giọng nói của ông ta run rẩy: “ Ngươi cút, cút ngay ra khỏi Thôi gia cho ta, bắt đầu từ hôm nay ta không có người con như ngươi, Thôi gia cũng không có đứa cháu như ngươi. Cút!”

Nước mắt Thôi Diệu theo gương mặt mà chảy xuống. Hắn dập đầu lậy phụ thân một cái rồi xoay người về phía thư phòng của tổ phụ dập đầu ba cái rất mạnh. Rồi sau đó hắn đứng lên, bộ dạng đầy quyết đoán, kiên quyết rời khỏi thư phòng của phụ thân, rời khỏi Thôi phủ.

Thôi Hiền ngẩn ngơ, vô thần hướng ra ngoài cửa sổ nhìn lên bầu trời. Nhi tử của ông ta rời bỏ ông ta mà không hề tiếc hận. Ông ta nhớ tới việc Trương Hoán vô cùng ủng hộ và giúp đỡ Thôi gia tông tộc chuyển đến Trường An. Cho đến thời khắc này, lần đầu tiên Thôi Hiền mới cảm giác được bản thân ông ta có lẽ đã phạm phải một sai lầm rất lớn.

Sau một cuộc hành trình dài, Thôi Diệu đã trở lại Ba Cách Đạt sau bốn tháng xa cách, trong khi một trận tuyết lớn cả trăm năm mới gặp một lần đang trút xuống tòa thành này. Hôm nay là ngày ba mươi tháng mười hai năm Đại Trị thứ sáu, chỉ còn một ngày nữa là bước sang năm mới, năm Đại Trị thứ bảy.

Thôi Diệu cuối cùng cũng không thể nào vãn hồi được quyết định của phụ thân đuổi hắn đi. Trong thời khắc tối hậu đó, chuyện hôn nhân vô hình chung đã không còn trở nên quan trọng nữa rồi, mà điều trọng yếu nhất chính là việc phụ thân đã gán cho hắn tội phản bội Thôi gia, khiến cho hắn không thể nói được bất cứ lời nào nữa. Khi hắn đã bắt đầu hành trình tới Ba Cách Đạt lần này, thì sự được mất vinh nhục của gia tộc đã không còn để ở trong lòng nữa. Giờ đây hắn là đại biểu của một đại quốc phương đông vượt ngàn dặm đi sang Đại Thực phương tây. Hắn muốn đem tinh hoa văn hóa của phương đông sang truyền bá cho Đại Thực nói riêng và cả phương tây nói chung nữa. Đồng thời hắn cũng học hỏi hấp thụ văn minh phương tây để mang về cho Đại Đường. Hoài bão, mơ ước khát vọng của hắn cực kỳ lớn,hắn đang đi con đường mà chưa có bất kỳ tiền nhân nào đi cả.

Đô thành Ba Cách Đạt với kiến trúc hình trong đặc trưng đã hiện ra trước mắt hắn. Thôi Diệu quay đầu lại ngắm nhìn cô gái bên cạnh hắn, người con gái mà hắn yêu thương nhất. Cũng đúng lúc Cổ Đại quay đầu lại nhìn hắn. Hai trái tim trẻ trung, yêu thương cười với nhau, trong ánh mắt của họ cũng tràn ngập nhu tình hạnh phúc.

Bên trong Lục Viên Đỉnh cung, Lạp Hy Đức giận đến tái cả mặt khi thê tử đem những tin tức mà bà ta thu nhận được từ Mạch Gia đến nói cho ông ta. Cách đây một tháng Lạp Hy Đức đã nhận được tin báo Diệp Cáp Nhã đã bị Đường quân bắt giữ lại, và giam trên đất Đại Đường. Đối mặt với sự phẫn nộ, sục sôi của các tướng lĩnh và đại thần trước tin tức này, Lạp Hy Đức cũng tỏ ra vô cùng tức giận, ông ta tỏ thái độ nghiêm nghị, cương quyết chưa từng có: lên án, phản đối Đại Đường dám khi nhục A Bạt Tư vương triều. Đồng thời ông ta cũng kêu gọi tất cả quân đội chuẩn bị cho một cuộc thánh chiến. Lập tức sau đó ông ta điều binh khiển tướng. Nói là làm Lạp Hy Đức cho điều động bảy vạn quân Tự Lợi Á và sáu vạn Ai Cập quân tới khu vực phụ cận của Cáp Mã Đan.

Sau khi điều động quân đội Lạp Hy Đức lại tiến hành một loạt điều động về nhân sự khác. Cụ thể, ông ta bổ nhiệm Cận vệ quân Thống soái tối cao Ba Lý vốn là tâm phúc của Diệp Cáp Nhã làm Tín Đức Đô Đốc và lệnh cho hắn đi Thổ Hỏa La, Ấn Độ và các nơi khác để xoay sở tìm nguồn tiền cho chiến tranh. Đồng thời bổ nhiệm con trai cả của Diệp Cáp Nhã là Pháp Đức Lặc tạm thời giữ chức Duy Tề Nhĩ thay cho Diệp Cáp Nhã. Hắn sẽ chịu trách nhiệm xử lý toàn bộ các công việc chính vụ trong nước.

Vì nghĩ cách, phân phó công việc để cứu Diệp Cáp Nhã, mà Lạp Hy Đức đã phải lao tâm khổ tứ, nói khản cả cổ rồi. Trong ánh mắt của ông ta hằn lên những tia máu hận thù. Lạp Hy Đức mặc áo choàng kiểu Môhamet, làm lễ trước mặt thánh A La, bái lạy cầu phúc cho Diệp Cáp Nhã. Bình thường thì ông ta luôn miệng nói thánh chiến nhưng trước A La ông ta không có đả động gì sẽ thánh chiến cả. Vô số người ủng hộ Diệp Cáp Nhã cũng cảm thấy xúc động trước tấm “ chân tình” của Lạp Hy Đức. Mặc dù cũng có lời đồn thổi hoài nghi đây là hành động của Lạp Hy Đức nhằm đoạt quyền lực trong tay Diệp Cáp Nhã, nhưng sự hoài nghi này vốn không có chứng cứ, cơ sở mà Lạp Hy Đức lại tỏ ra nhiệt tâm thương xót Diệp Cáp Nhã như vậy, cho nên rất nhanh sau đó cả triều đình Đại Thực lại ào lên xu hướng ủng hộ và tin tưởng Calipha.

Truyện Chữ Hay