Cuộc Sống Bình Dị

chương 3

Truyện Chữ Hay
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

Gia đình Diệu Nhi có tổng cộng bốn mẫu đất, hai mẫu ruộng cạn thường trồng ngô, khoai, đậu các loại, còn hai mẫu ruộng nước thì trồng lúa. Hàng năm thu hoạch cũng chỉ đủ cho một nhà sáu người ăn, nhưng phải nộp thuế một nửa lương thực, đôi khi có chuyện gấp cần tiền lại phải bán đi một chút lương thực nữa nên cuối cùng lâm vào tình cảnh bữa đói bữa no.

Hai mẫu ruộng nước thì đã cấy lúa xong hết rồi, còn hai mẫu ruộng cạn mấy ngày trước phụ thân, nương và đại ca đã làm đất xong, ngày mai sẽ trồng ngô một mẫu, và trồng đậu tương một mẫu. Ở cái thế giới này, đậu tương là một loại lương thực có giá khá cao nên nhà nào cũng phải trồng một ít để bán, còn lúa và ngô là hai loại lương thực dùng để ăn nên không bao giờ có thể không trồng.

Kiếp trước, ở hiện đại bản thân Diệu Nhi cũng biết vài mánh trồng trọt, nhưng đó là chỉ biết qua sách vở thôi chứ chưa thực hành bao giờ. Diệu Nhi rất muốn khuyên phụ thân và nương thử trồng xen canh hai loại cây là ngô và đậu tương xem sao, nếu thành công thì sẽ thu hoạch được sản lượng cao hơn, còn nếu không thành công thì cùng lắm thu hoạch hai mẫu ngô luôn, đậu tương được chút nào hay chút đó. Ngẫm nghĩ cả đêm, sáng hôm sau lúc phụ thân đang mài cuốc, Diệu Nhi lân la lại gần nói:

”Phụ thân, hôm nay người đi trồng ngô với đậu tương đúng không?”

Phụ thân Trương Thanh là một người đàn ông thành thật, lại yêu thương con cái, đặc biệt Diệu Nhi và ông lại rất hợp nhau, nhìn thấy tiểu nữ nhi, ông cười đáp:

”Đúng vậy! Diệu Nhi ở nhà ngoan, trưa phụ thân bắt cá về nấu cho con ăn nhé.”

”Phụ thân, sao ở đây con không thấy mọi người trồng chung ngô với đậu tương vậy ạ? Con thấy giữa các luống ngô thì còn dư đất mà. Ngô thì sống ở trên cao, đậu tương thì lại thấp lè tè dưới đất đâu có tranh nhau đất để sống đâu ạ? Nếu mà chồng chung có phải thay vì thu hoạch mỗi thứ một mẫu thì chúng ta lại có thể thu hoạch được mỗi thứ hai mẫu, càng nhiều lương thực, Diệu Nhi sẽ không phải đói.”

Trương Thanh nghe tiểu nữ nhi nói lảm nhảm thì sửng sốt đến ngây người. Sau đó ông cẩn thận ngẫm lại lời nói của Diệu Nhi, càng nghĩ càng cảm thấy cũng có khả năng. Tuy nhiên, ông cũng không dám mạo hiểm quá. Cân nhắc một chút, ông quay sang hỏi:

”Ai nói cho con biết điều này?”

Diệu Nhi giả vờ ngây thơ đáp:

”Không có ai ạ. Tại con lên núi với đại tỷ con thấy rau dại mọc dưới gốc mấy cây quả dại vẫn luôn tươi tốt, nên con nghĩ đậu tương cũng thế ạ.”

Thấy phụ thân bắt đầu lâm vào trầm tư cân nhắc, Diệu Nhi lén lút rút lui. Ý tưởng thì cô đã nói rồi, còn có làm được hay không thì cứ để những người làm nông có kinh nghiệm như phụ thân và nương lo lắng. Cô cũng không thể nào bắt cha mẹ nghe theo lời cô ngay lập tức được, vì dù sao cô cũng chỉ là một đứa con nít a. Lời của con nít sao có thể được coi là thật chứ.

Sáng nay, phụ thân, nương và đại ca A Thành đi ra đồng, Diệu Nhi và đại tỷ An Nhi định lên núi hái măng, nếu buổi trưa phụ thân bắt được cá thì tối nay sẽ nấu món canh măng cá, rất ngon đó. Tiểu Sơn được giao cho nhiệm vụ trông nhà, trẻ con nhà nông nghèo, đứa nào cũng phải trưởng thành sớm, lo kiếm cái ăn a.

Mọi người đều biết măng tre, măng trúc, nhưng rất ít ai ăn vì đều cảm thấy nhẫn nhẫn đắng, dai và không ngon, tuy nhiên với một người hiện đại như Diệu Nhi, xử lý cái đắng đó dễ ẹc, chỉ cần luộc sơ một lần với chút muối là xong.

Mất hơn một canh giờ ở trên núi, hai tỷ muội lấy được bảy gốc măng, hái một rổ rau dại, một rổ hoa cúc dại, Diệu Nhi còn góp nhặt vào khu vườn của mình ba loại cây thuốc nam đó là cây mã đề, cây sài đất và cỏ mẫn trầu. Ngoài ra còn thêm một gốc xả và vài củ gừng nhỏ. Ơn trời, thế là sau này cô có thể làm món ốc hấp xả hoặc chấm mắm gừng rồi.

Khu vườn rau nhỏ của Diệu Nhi chia làm hai luống, một bên trồng rau ăn, một bên trồng các loại cây thuốc. Hơn nửa tháng chăm chỉ sưu tầm, giờ trong vườn của cô đã có dưa leo, cà chua, bí đỏ, củ cải trắng, bắp cải, cải dại, rau sam, rau má, ngải cứu, càng cua, một gốc xả và hai ba cây gừng nhỏ. Bên khu còn lại đã có một đám nhọ nồi lớn nhỏ tươi tốt, cây mã đề, cây sài đất, cỏ mẫn trầu, ven hàng rào trồng rất nhiều hoa cứt lợn, vài cây lá bỏng và một ít nha đam.

Mới đầu khi đại tỷ An Nhi nói công dụng của những cây thuốc này cho cả nhà, phụ thân, nương và đại ca có vẻ không tin lắm, nhưng sau đó phụ thân đi cuốc đất vô tình cuốc vào chân, chảy máu, Diệu Nhi hái lá cây nhọ nồi, rửa sạch vò nát đắp lên trên vết thương, máu ngừng chảy. Lúc đó nhìn gương mặt sửng sốt của cả nhà, Diệu Nhi cảm thấy rất là đắc ý. Phụ thân còn bất kể chân đau bế cô lên xoay vài vòng trên không, vừa xoay vừa nói:

”Con đúng là công thần của cả nhà a.”

Tuy không hi vọng nhiều nhưng mà đến cuối ngày Diệu Nhi vô cùng thất vọng khi biết được phụ thân và nương không thử trồng theo cách cô nói. Mới đầu, đúng là cô có chút trách cứ hai người, cả tối không vui, nhưng trãi qua một đêm suy nghĩ, cuối cùng cô cũng hiểu được nổi lo lắng của họ. Lương thực là thứ quan trọng liên quan đến việc sống chết của cả nhà nên họ sẽ không dám mạo hiểm chỉ dựa vào lời nói của một đứa bé. Nếu muốn họ tin tưởng thì phải dùng kết quả đến chứng minh, hy vọng sẽ thuyết phục được hai người cho vụ sau, bởi vì tiếp đó là mùa Đông a. Nghe đại tỷ nói, mùa Đông ở nơi này cực lạnh, tuyết rơi nhiều, không làm gì để kiếm tiền được, nếu không trữ đủ đồ ăn sẽ phải chết đói đó.

Hóa bi phẫn thành sức mạnh, ba ngày sau ruộng trong nhà đã được trồng trọt xong xuôi, phụ thân và nương tranh thủ đi làm công cho người ta mấy ngày, Diệu Nhi lôi kéo A Thành đại ca cuốc dùm cô một miếng đất nhỏ bên phải vườn rau để trồng xen canh thử nghiệm. Dù chỉ là một miếng đất nho nhỏ, nhưng Diệu Nhi yêu cầu cuốc lên, đập tơi, xới thật kỹ, nhặt hết cỏ dại, lại rải thêm một ít tro trộn chung với phân trâu mà cô thu thập được. Ây ây, đừng cười nhạo cô đi hót phân trâu nha, cổ đại không có phân bón thật đáng sợ, cô lại không tài nào dùng phân người được, cái mùi đó không hề dễ chịu a, đành phải thay thế bằng phân trâu thôi, ít ra nó không có mùi kinh khủng.

Làm đất xong, Diệu Nhi lấy một ít hạt ngô và đậu tương ra reo, cứ giữa hai luống ngô là một luống đậu tương. Miếng đất nho nhỏ vậy mà cũng reo được mười luống ngô và chín luống đậu tương, mỗi luống trồng được khoảng mười hai hạt. Aiz, không thể trách cô trồng ít quá được nha vì đất đai không đủ. Sau khi reo xong, Diệu Nhi múc chậu nước nhỏ, vẫy khắp một lượt cho đất đủ ẩm, sau đó lại còn lấy một ít cỏ dại đã được phơi khô, mục nát rải lên, kèm theo một ít mùn rơm mỏng để giữ ẩm.

Khâu trồng trọt đã xong, giờ lo chăm sóc, chờ đợi chúng nảy mầm, đơm hoa kết quả và thu hoạch thôi.

Gia đình nhà Diệu Nhi vốn không có nhiều đất nên cái tốt là đại tỷ An Nhi và Diệu Nhi phần lớn không phải xuống ruộng, còn cái xấu là nghèo, thiếu ăn. Vì ít đất nên nghèo. Hai tỷ muội đành phải vắt óc nghĩ cách kiếm tiền, à không, chỉ có mỗi Diệu Nhi nghĩ và luôn tìm cớ lôi kéo tỷ tỷ làm theo thôi, vì An Nhi tỷ biết thêu khăn, thêu hà bao bán lấy tiền a.

Vì cái lông gì mà ở cổ đại nữ tử chỉ có thể dựa vào thêu thùa kiếm tiền chứ?

Hai tay chống cằm ngồi nhìn trời đất thở dài, một bên còn có cái đuôi Tiểu Sơn lâu lâu cũng bày đặt bắt trước thở dài theo. Diệu Nhi thấy vậy, bực bội nói:

”Đệ làm cái gì mà thở dài?”

Tiểu Sơn nhăn nhăn cái gương mặt nhỏ nhắn đáp: “Vì đệ thấy tỷ thở dài nên làm theo a.”

”Đệ đúng là con nít.” Diệu Nhi bĩu môi nói.

”Thì đệ vốn dĩ là con nít mà. Tỷ cũng là con nít nữa.”

“...”

Thôi bỏ đi. Tiểu Sơn nói, ách, cũng đúng, cô bây giờ chỉ là một đứa con nít a. Làm con nít khổ ghê, con đường tương lai kiếm tiền sao mịt mù quá!

Hai tỷ đệ dở hơi ngồi thở dài than vãn như cụ non. An Nhi tỷ rửa măng xong, bưng một rổ lớn đi vào nhìn thấy hình ảnh này thì bật cười. Nghe thấy tiếng cười, Diệu Nhi nhìn qua, vốn thấy là đại tỷ thì không để ý lắm, nhưng đến lúc nhìn thứ An Nhi tỷ đang bưng trong tay thì mắt cô trừng lớn...

Đúng rồi nha!!!

Là măng đó. Có thể làm măng khô nha.

Nghĩ là làm liền. Diệu Nhi nhanh chóng vui vẻ trở lại, vừa chạy đến gần An Nhi tỷ vừa cười nói:

”Tỷ tỷ, măng này rửa xong rồi tỷ tính làm gì a?”

”Lấy một ít xào, một ít nấu canh cá, một ít kho cá, còn đâu cất mai ăn tiếp.”

”Nhưng rất nhiều a, muội thấy trong bếp còn chừng năm sáu búp măng cơ mà.”

An Nhi tỷ nghe vậy cũng hơi nhíu mày đáp:

”Haiz, tại bữa mình lỡ lấy nhiều quá, mà măng chưa bóc ra để tầm năm sáu ngày chắc cũng không sao.”

”Tỷ Tỷ, hay mình làm măng khô đi. Cái đó sẽ để lâu được như cá khô, thịt khô á.”

”Măng khô?” An Nhi tỷ hơi nghi hoặc hỏi lại, sau đó trầm tư một chút thì lắc đầu, “Cái này tỷ chưa thử bao giờ nên cũng không biết cách làm.”

”Muội biết a.” Vì quá nôn nóng nên Diệu Nhi lỡ lời.

An Nhi vội vàng hỏi giọng nghi ngờ: “Muội? Làm sao muội biết?”

Diệu Nhi bị hỏi vội vàng hoàn hồn, hai tròng mắt khẽ đảo vài vòng mới đáp:

”Thì chính là biết a. Chúng ta cứ thử xem sao, hư thì thôi dù sao măng trên núi còn nhiều mà. Nha... nha... nha... tỷ tỷ...”

Vừa nói vừa nắm lấy một cánh tay khác của An Nhi làm nũng. An Nhi là một cô bé dịu dàng, yêu thương muội muội nên chỉ trong chốc lát bị Diệu Nhi thuyết phục, vươn ngón tay dí vào đầu Diệu Nhi và mắng yêu:

”Muội đó, cả ngày chỉ biết bày ra đủ trò.”

Phương pháp làm măng khô Diệu Nhi đã từng đọc trên mạng nhưng chưa làm qua, bây giờ đành phải thử nghiệm từng bước vậy. Đầu tiên là lấy mấy búp măng mới, bóc vỏ, gọt bỏ phần gốc hơi già, rồi mang đi rửa sạch, sau đó cho vào nồi luộc kỹ cho bớt hăng và đắng. Bước này thì An Nhi tỷ làm, còn cô đứng chỉ đạo he he. Măng đã được luộc chín, vớt ra để nguội rồi xắt lát, mỗi lát dày chừng nửa phân. Trải măng lên tấm mẹt tre và đem phơi dưới trời nắng gắt khoảng ba đến bốn ngày là xong. À, đừng quên trong lúc phơi phải thường xuyên lật măng nữa đấy.

Ngồi nhìn mẹt măng đang phơi dưới trời nắng mà trong đầu Diệu Nhi nghĩ ra hàng sa số các món ăn làm từ măng khô. Nước miếng như muốn trào ra vậy đó. Nếu lần này mà thành công, cô nhất định phải huy động đại ca, đại tỷ đi hái măng về làm mới được. À, xuýt chút thì quên món măng chua nữa a. Nghĩ đến măng chua, Diệu Nhi vội vàng chạy vào bếp, vừa chạy vừa la lớn:

”Đại tỷ ơi, chúng mình sáng chế ra thêm món măng chua nữa đi...”

Măng tươi sau khi làm sạch sẽ xắt lát thật mỏng, rồi cho vào bình, đổ nước có pha thêm muối vào ngập hết măng, đậy kín bình và ngâm trong khoảng hai tuần.

Mấy ngày sau, mẻ măng khô đầu tiên của Diệu Nhi đã chính thức ra lò, mặc dù không được khô kỹ lắm do khâu thái hơi dày và trở măng không được đều tay, màu cũng không giống với măng khô ở hiện đại lắm, nhưng dù sao cũng đã được coi thành công rồi a.

Diệu Nhi bê mẹt măng khô đi đến gần nương hớn hở khoe:

”Nương, nương, người xem con làm măng khô này. Thế này thì chúng ta có thể giữ đến mùa Đông ăn rồi.”

Mấy ngày nay Lâm thị thấy hai nữ nhi mình cứ lén lút làm cái gì đấy, nhưng cũng không để ý lắm, thế nhưng lúc này nhìn mẹt măng khô trên tay tiểu nữ nhi thì bà ngạc nhiên đến ngẩn người. Mãi cho đến khi Diệu Nhi gọi đến tiếng thứ sáu bà mới hồi hồn lắp bắp hỏi:

”Diệu Nhi, đây là... đây là... măng khô?”

”Đúng vậy a!”

Tay Lâm thị có chút run run đưa tay vào sờ thử thứ được đựng trong mẹt, sau đó bà dường như không thể tin được lớn tiếng gọi:

”Cha bọn nhỏ, cha bọn nhỏ, ông mau ra đây mà xem này.”

Trương Tranh đang sửa lại hàng rào, nghe tiếng nương tử mình gọi thì vội vội vàng vàng chạy đến nói:

”Có chuyện gì thế?”

Giọng Lâm thị run run:

”Ông xem đây là cái gì.”

Vừa nói vừa đưa thứ trong tay cho Trương Tranh xem, vừa nhìn thấy thứ trong tay vợ mình, ông cũng ngạc nhiên đến mức không thể nói ra được gì.

Diệu Nhi hết nhìn phụ thân, lại nhìn nương, kỳ quái mở miệng hỏi:

”Phụ thân, nương, hai người sao thế ạ? Măng khô này có gì không đúng a?”

Trương Tranh nghe tiếng nữ nhi hỏi thì nhanh chóng hoàn hồn, ngồi xổm xuống trước mặt cô hỏi:

”Diệu Nhi ngoan, nói cho phụ thân biết, cái này là do con với An Nhi làm?”

Diệu Nhi nhìn vẻ mặt thấp thỏm lại có chút chờ mong của phụ thân thì gật đầu đáp:

”Đúng vậy ạ. Con thấy măng hái dư nhiều quá, định phơi khô như cá khô ý để đến cuối năm vào mùa Đông lấy ra ăn.”

”Tự các con nghĩ... ra?”

”Dạ. Con nghĩ phơi khô như cá chắc cũng được.” Diệu Nhi giả bộ ngây thơ đáp.

Trương Thanh vui mừng, bế bổng cô lên, dùng sức hôn vài cái thật mạnh lên mặt cô, vừa hôn vừa nói, giọng hơi run rẩy do kìm nén hưng phấn:

”Con gái ngoan của phụ thân, con đúng là phúc tinh của nhà chúng ta.”

Tự nhiên được phụ thân thân thiết cô chả hiểu chuyện gì đang xảy ra cả, mãi một lúc sau cô mới vỡ lẽ ra được lý do. Măng khô này có thể bán kiếm tiền a. Rõ ràng người trong thôn không ăn măng tươi vì sợ đắng, nhưng thế giới rộng lớn thế này, có nơi biết ăn và làm măng khô cũng không có gì kỳ quái. Phụ thân có một dịp đi lên trấn làm công cho một cửa hàng cạnh tiểu lâu lớn, từng được thấy món này, nhưng sau đó lại bị ông quên đi, giờ nhìn thấy đống măng này mới nhớ ra.

Sau khi biết được lý do thì Diệu Nhi cảm thấy rất vui mừng nha. Cuối cùng cô cũng đã tìm ra được một biện pháp kiếm tiền rồi.

Ngày hôm sau phụ thân và đại ca A Thành phụ trách đi hái măng, còn ba mẹ con Diệu Nhi ở nhà sơ chế măng, quyết định làm một mẻ măng khô đem đi bán thử, kiểu gì cũng sẽ kiếm được ít bạc a, nếu không được thì nhà bọn họ lưu lại vào mùa Đông có thêm cái ăn, đằng nào cũng không phải chịu thiệt.

Truyện Chữ Hay