Quyển –
Thủy thành Giang Đô tiếng tăm vang lừng
Ngày tháng , hoàng thượng tới Giang Đô. Vì dọc đường rất thuận lợi nên đã khởi hành sớm hơn dự định vài hôm. Hoài Đông tổng đốc, tuần tra lưỡng hà, tuần lệnh và các quan lớn bé của Giang Đô phủ đều đứng chờ nghênh giá ngoài cảng Quan Tào ở Giang Đô từ sáng sớm.
Thành Giang Đô xây vào khoảng năm Phụng Nghi triều đại trước, nằm ở phía đông giao lộ của sông Kinh Giang và Hoài Thủy. Thanh Đông có hồ Thanh Dương, một trong hồ lớn danh tiếng của Cẩm Thái, trong thành có nhiều đường sông, ngoại thành có Hoàn Hoài Thủy, một tòa thành trên nước rất trứ danh, còn được gọi là Thủy Thượng Minh Châu.
Giang Đô có sản lượng lương thực phong phú, nơi này chuyên cung cấp gạo Trân Châu cho hoàng gia, bàn đào, long nhãn, hạt dẻ, thạch lựu, mơ ngọt,…tất cả đều rất trứ danh. Giang Đô phát triển đường biển rất thuận lợi, tất cả thức ăn phong phú của Hoài Đông, Hoài Nam và những vùng khác trên cả nước đều tập trung ở đây. Và nghề đóng thuyền, dệt may, đồ gốm cũng rất phát triển ở Giang Đô, kỹ thuật dệt may chỉ đứng sau Tinh Bình Châu, nghề làm gốm chỉ đứng sau Lạc Ninh, tất cả đều là tiêu chuẩn bậc nhất cả nước.
Nguyên vùng Quan Tào cảng đã bị phong tỏa, chừa lối đi cho thuyền lớn của hoàng gia cập bến. Cảng đã dọn sạch sẽ, Hành Vụ Thuộc đã đóng trại tiên phong để bảo vệ an toàn cho hoàng thượng. Quan chức địa phương ăn mặc chỉnh tề, nghiêm chỉnh quỳ chờ đại giá ở hai bên cảng.
Giờ dậu, hoàng gia đến nơi dưới sự dẫn đường của đoàn thuyền lớn, từ từ tiến vào, dừng ngay giữa cảng, các thuyền móc nối vào nhau thành một đường thẳng thông đến bến cảng. Thảm đỏ trải khắp, tiếng nhạc vang lên. Vân Hi mặc áo bào Cửu Long Bàn Tường, ngồi kiệu rồng có nóc màu tím, từ từ bước ra trước sự vây quanh của mọi người.
Giang Đô hễ vào hè thì trời mưa rất nhiều, đã qua tháng mà mười ngày nay trời hầu như vẫn âm u thất thường, thêm nữa Giang Đô địa hình thấp, mùa hè trong thành thường bị ngập nửa thành. Vì thế, dân gian có đồng dao: Tháng chớ phơi chăn mùng, tháng áo rơm không rời thân. Châu Nữ có con chết dưới Hoài Thủy, mỗi mùa sen nở trời cũng khóc = khóc thương.
Tương truyền Giang Đô có một người phụ nữ tên Châu Nữ, con cô ấy chết chìm dưới Thanh Dương Hồ. Mỗi năm cô đều khóc lóc bi thương khi cúng tế con yêu bên bờ hồ, nên ông trời cũng rơi lệ cùng cô. Sau này người phụ nữ hóa thành ngọn núi, và cũng chính là ngọn núi Bi Nữ Phong rất có tiếng ở Thanh Dương Hồ. Mỗi năm hè đến, hoa sen nở rộ, Giang Đông thường mưa phùn liên miên, và quanh vùng Bi Nữ Phong luôn gợn những tiếng sóng thảm thiết, hệt như tiếng phụ nữ đang khóc lóc. Đương nhiên, truyền thuyết cũng không đáng tin, nhưng Bi Nữ Phong thì lại rất trứ danh, còn mưa mùa hè ở Giang Đô cũng vì thế mà thành một cảnh sắc đáng để nhắc đến.
Thế nhưng truyền thuyết tuy đẹp, mùa hè ở Giang Đô lại chẳng dễ thở tí nào, oi bức vô cùng, cứ đến mùa này áo quần trên người đều nửa ẩm ướt, mồ hôi cũng chẳng tuôn ra được. Vân Hi vừa bước ra đã cảm thấy nóng bức, càng không phải nói đến quan lại đang nghênh đón ngoài kia. Nhưng định vào thời điểm này cũng là điều rất cần thiết, hễ Giang Đô bước sang mùa mưa thì mới có thể thấy được thành quả của công trình thủy lợi.
Nghi trượng ra khỏi cảng lớn, quan lại kề hai bên quỳ đón. Vân Hi chỉ lộ diện một hồi rồi đoàn người cùng ngựa bèn quay sang hướng về Phúc Ấm Viên trong thành Giang Đô. Phúc Ấm Viên tọa lạc tại phía đông thành Giang Đô, cũng là kiến trúc được xây dựng từ tiền triều, ban đầu vốn chỉ là một tòa vương phủ, sau đó hình thành lâm viên hoàng gia và bắt đầu biết đến với tên gọi Thúy Phương Viên.
Trong những năm Võ Tông của bổn triều, Võ Tông đắm chìm trong thanh sắc, thích ngao du sơn thủy, từng ba lần hạ Giang Đô, và tòa Thúy Phương Viên cũng trải qua nhiều lần trùng tu, đã từng mở rộng diện tích đến hecta, kiến trúc điêu khắc hoa mỹ vô cùng, ngoài ra còn nuôi nhiều loài cầm thú quý hiếm, vô số cây cỏ lạ kỳ. Cho tới thời Xương Long, tiên đế mới gỡ bỏ một phần kiến trúc, không nuôi thú hiếm lạ, sau đó ban thưởng vườn này cho Nguyễn Khải Vinh, cũng chính là tổ phụ của thái hậu Nguyễn Tinh Hoa. Nguyễn Khải Vinh làm quan cho hai đời triều đình, từng giúp tiên đế chinh chiến Dạ Dịch Quốc, trận chiến đều thắng vẻ vang ấy đã trở thành một sự chấn động. Tiên đế vui mừng, đổi tên Thúy Phương Viên thành Phúc Ấm Viên, ban tặng cho Nguyễn Khải Vinh, lúc ấy cũng chính là thời điểm quyền thế nhà Nguyễn cao ngút trời.
Cho đến hôm nay, vì hoàng đế hạnh Nam. Phú hộ Hoài Nam đã xây Thánh Đức Viên ở phía Nam Hoài An, môi trường địa lý hai bờ sông Hoài đã không thể xây dựng những khu vườn có kiến trúc to lớn, vả lại nhà Nguyễn nay đã như mặt trời xuống núi, để đảm bảo chu toàn, sau cùng mọi người bèn chủ động đề nghị trùng tu Phúc m Viên để tiếp đón hoàng đế.
Nơi này tuy không còn là cảnh sắc xa hoa như ngày xưa, nhưng vẫn giữ được núi non trùng điệp, cảnh đẹp không sao tả xiết. Khu rừng phía Nam được trồng một cách tinh xảo. Tuy không sánh bằng kiến trúc rộng lớn phương Bắc, nhưng lại chú trọng đến sự sắp xếp xen kẽ. Phương Bắc khô cằn, mỗi kiến trúc đều phải xây những chòi gác. Chòi ác tượng trưng cho thủy vị của Long Vương, đối chiếu theo ngũ hành thì nó thuộc thủy, tức nghĩa là muốn dùng thủy để trị hỏa.
Nhưng phương Nam lại nhiều nước, nên lầu các không xây những mớn? nước nghiêng xuống, mái cong xây đỉnh cao và nhọn, lầu nhọn và hẹp chứ không bo rộng, tất cả cũng do yếu tố môi trường mà ra. Còn sân đình thì không theo quy tắc nghiêm ngặt là phải vào mấy ô, ra mấy ô, nó chỉ là một chiếc đình sỏi nhỏ, sắp xen kẽ với núi đá, những thác nước, dòng suối được xây lối dẫn đường. Đều do địa thế phương Nam thấp trũng, chạy dọc theo hướng đại viện có hiện tượng trữ nước, nên không hợp với phương Nam. Có rất nhiều vườn nhỏ thiết kế tinh xảo, những chuỗi cầu dài, những đường nước ngầm, và nhiều đường cống rãnh, trong vườn có hơn trăm chiếc cầu, hình dạng kỳ lạ, muôn màu muôn vẻ.
Sau khi đến Phúc Ấm Viên, hoàng thượng thay y phục nghỉ ngơi một chút, sau đó chính thức gặp gỡ quan địa phương cùng tông tộc nhà Nguyễn, thiết yến tại Diệu Đình Đài trong Phúc Ấm Viên, quan chức đi cùng và quan địa phương cùng tham dự.
Còn Phi Tâm thì đến nội uyển hầu hạ thái hậu, hai hôm nữa thái hậu sẽ gặp mặt tông thân Nguyễn thị, có lẽ hoàng thượng cũng sẽ thiết yến. Hôm nay vừa đến nơi, đường xá gian lao nên cả người và ngựa đều mệt nhoài, thái hậu cũng tỏ ra mệt mỏi, nên Phi Tâm cùng thái hậu vào nội uyển, đích thân sắp xếp ổn thỏa rồi mới quay về chỗ ở của mình.
Lối đi ở đây khó phân biệt phương hướng, trong vườn có nhiều ao đá, rất khác biệt so với sân vườn trong kinh thành. Lần này nơi ở của Phi Tâm không xa nơi ở thái hậu, cũng là một khu vườn độc lập, cách nhau một hòn non bộ. Tên sân vườn này là Bích Hồng Ưu Kính Các, nấp dưới khu rừng Tương Phi Trúc, đàng sau còn có một chiếc ao sen, hoa sen đỏ thắm, lá xanh mơn trùng trùng điệp điệp.
Tú Linh sống trong cung nhiều năm, rất không quen với khí hậu ẩm ướt, oi bức như thế này, lên bờ không lâu thì đã than ngắn thở dài, sắc mặt đỏ bừng, đôi lúc lại buồn nôn, uống một liều Tịnh Tâm Lương Kim Tán mà vẫn còn cảm thấy cơ thể lảo đảo. Phi Tâm nhìn bộ dạng cô ấy, chắc chắn là không thích nghi với khí hậu ở đây, và bị trúng nắng rồi, nên không để Tú Linh đi theo, cho cô ấy nghỉ ngơi sớm. Tiểu Phúc Tử tuy luôn phụ trách dò thám tin tức cho Phi Tâm, nhưng dẫu sau cũng ở lâu trong đại nội, những việc vặt vãnh tuy không linh hoạt bằng Tú Linh, cũng tạm giải quyết ổn thỏa. Hắn dìu Phi Tâm về nơi ở, đích thân kiểm tra mọi việc, chờ Phi Tâm tắm gội thay y phục, lại đích thân đốc thúc bày biện bữa ăn. Phi Tâm tuy dọc đường cũng rất mệt, nhưng lại hoàn toàn không thấy buồn ngủ, trong đầu cô chất chứa đầy ắp hình ảnh của Hoài An, càng đến gần thì lại càng trở nên phấn khởi.
Sau khi dùng bữa khuya, Phi Tâm cũng tiện thể dùng một ít tổ yến ngân nhĩ, rồi bảo Tiểu Phúc Tử cùng cô ra ngoài dạo mát. Phi Tâm tuy sống ở phương Nam nhưng cũng chỉ lần đầu đến Giang Đô. Lúc lên kinh đã từng ghé ngang, nhưng đi theo đường thủy nên cũng không ghé sang bên này. Song lúc ấy Phi Tâm hoàn toàn không có tâm trí ngao du, cô cũng chẳng ôm ấp tâm tình để ngắm những cảnh sắc giang hồ. Nói cô là người thực tế phù phiếm cũng được, nói cô nhìn không thấu cũng được, con người sống trên cõi đời này đều có những mục tiêu và ý nghĩa sống khác nhau, và ý nghĩa tồn tại của cô chính là trong cung cấm.
Phi Tâm mặc một chiếc áo ngắn màu trắng tuyền có tay áo ôm sát và thêu chỉ vàng, phía dưới lót thêm chiếc váy trắng bồng bềnh, được dệt từ chất liệu tơ tằm lạnh, mỏng nhưng không xuyên thấu, mềm mại và trơn láng. Cô để Tiểu Phúc Tử đi theo, men theo hàng trúc, đi dạo trong vườn, tiểu lầu ở đây đều được bao quanh bởi những hòn đá kỳ lạ, hai bên toàn là những giàn hoa, lúc ấy đang nở rộ những búp hoa trắng tinh, mùi hương thoang thoảng, tất cả đều là hoa quỳnh!
Phương bắc chỉ có thể trồng hoa quỳnh thành những chậu cảnh trong nhà kính, thời tiết ẩm ướt Phương nam thì có thể trồng dưới đất, nhưng trồng trên những giàn hoa xếp dài hai bên, vây quanh một cách rầm rộ như vậy thì Phi Tâm cũng chỉ mới thấy lần đầu. Có lẽ trong khoảnh khắc hoa quỳnh thoáng nở, nhất định sẽ như những hoa tuyết tung bay, hương thơm phưng phức cả khu vườn. Bây giờ cành lá vẫn còn xanh tươi, nụ hoa căng phồng, có lẽ nửa khắc, một canh giờ tới sẽ nở rộ hoàn toàn.
Cô đứng trước giàn hoa, thân leo xanh ngắt cũng bò đầy phía sau bờ tường, những chiếc lá to như bàn tay đang nở ra, ánh đèn trên tường lầu hắt xuống, dường như đang tỏa ra thứ ảo ảnh.
“Hoa quỳnh sớm nở tối tàn, chỉ vì Vi Đà. ” Phi Tâm không hiểu sao tự dưng nghĩ đến câu nói này, cô nhìn nụ hoa khẽ thốt nên lời.
Tiểu Phúc Tử bên cạnh đang tất tả dùng phất trần xua đuổi côn trùng giúp cô. Hoa cỏ ở đây mọc rậm rạp, sau cơn mưa, tất cả côn trùng nhỏ nhìn thấy ánh sáng, ngửi thấy mùi hương đều lũ lượt xuất hiện. Tiểu Phúc Tử biết chủ nhân mình da dẻ non nớt nên hắn bận đến toát mồ hôi, thoáng nghe Phi Tâm cất tiếng thì trở nên sững sờ. Cô ấy vốn không thích những truyền thuyết như vậy, chỉ cho rằng tất cả đều là những trò đùa mà người xưa chế ra, sao bây giờ lại có hứng thú như vậy nhỉ?