Cực Phẩm Tài Tuấn

chương 534: thông hiểu đại nghĩa

Truyện Chữ Hay
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

- Bốn vạn lượng.

Đường Kính Chi đứng dậy đi lại trong phòng đợi khi hai người kia mất kiên nhẫn mới đứng lại nói:

- Ta đã nói rồi, ta đang cần tiền gấp. Nếu lần này hai vị bỏ ra nhiều một chút, giá cả lần sau chúng ta sẽ dễ thương lượng.

Dư Tắc Thành và Phương Vô Phong nhìn nhau khẽ gật đầu, bỏ ra thêm lượng, xem như lấy lòng vị bá tước trẻ này dù về sau không qua lại làm ăn nữa cũng không phải là lỗ:

- Thực ra Trung Nghĩa bá đã chủ động tìm tới chúng tôi, trong lòng thảo dân ghi nhớ ý tốt của ngài rồi, ngài cần tiền gấp, chúng tôi bỏ ra thêm năm ngàn lượng cũng không sao.

- Đúng vậy, chỉ có điều không rõ bá gia cần tiếp gấp có việc gì, liệu có thể nói ra không? Bọn thảo dân có người quen lẫn kinh doanh ở trong kinh, biết đâu hỗ trợ được phần nào.

Phương Vô Phong lên tiếng phụ họa.

Đường Kính Chi lấy tiền xong cũng sẽ mua lương thực ở địa phương, nên không cần che dấu bọn họ:

- Là thế này, có tiền rồi ta sẽ mua gạo ở Tịnh Châu, sau đó giao cho quan phủ áp tải lên phương bắc, giúp nạn dân quay về quê cho kịp vụ.

- A, thì ra Trung Nghĩa bá đang làm việc cho triều đình.

Cả hai vị gia chủ đều ồ lên:

Đường Kính Chi gật đầu, hai người này đoán ra rồi, dấu nữa là thừa.

- Nếu Trung Nghĩa bá đang giúp triều đình chẩn tai, bọn thảo dân không thể khoanh tay nhìn. Thế này, năm ngoái Dư gia cũng tích trữ không ít lương thảo, hiện giờ lấy ra một nửa cũng chừng ba vạn gánh, xin quyên hiến cho triều đình hỗ trợ nạn dân phương bắc.

Từ năm ngoái tới nay Dư gia ngày ngày tế cháo cho nạn dân, nếu như đem đổi thành bạc ít nhất phải tốn hai vạn lượng bạc.

Những gia tộc lâu đời địa phương như bọn họ càng chú trọng thanh danh, Phương gia cũng tương tự:

- Phương gia cũng sẵn lòng bỏ ra ba vạn gánh gạo hiến cho triều đình.

Đường Kính Chi mừng như vớ được vàng, bằng vào chừng đó gạo có thể nuôi hơn vạn nạn dân trong một tháng, đứng thẳng người trang trọng khom lưng thi lễ:

- Ta đại biểu cho triều đình cảm tạ hai vị, nếu phú thương vương triều Minh Hà ta có một nửa thông hiểu đại nghĩa như hai vị, còn lo gì thiên tai nữa.

Hôm qua từng nghe Trình Uy nói hai người này giúp đỡ vật tư ngân lượng cho quân đội , tức là thay Trình Uy thay triều đình giải mối nguy nhất thời, chứng tỏ bọn họ là người thông hiểu đại nghĩa.

Dư Tắc Thành và Phương Vô Phong đi tới đỡ y lên:

- Trung Nghĩa bá, ngài làm vậy bọn thảo dân tổn thọ mất.

Đường Kính Chi cảm thấy chỉ nói cảm tạ bằng miệng không đủ biểu đạt cảm kích trong lòng, hứa:

- Hai vị lão tiên sinh, lòng trung thành của các vị với triều đình có trời đất chứng giám, đợi ta xong việc về kinh, nhất định tấu lên hoàng thượng, ban cho hai nhà một tấm biển, để người dân toàn Tịnh châu được biết nghĩa cử cao cả của hai vị.

Hoàng thượng ban biển đó là vinh diệu nhường nào chứ, đây là điều cả hai không ngờ, đồng loạt quỳ xuống:

- Tạ ơn Trung Nghĩa bá.

- Đang lúc hoàng triệu khó khăn, nạn dân khổ sở, hai vị ra tay quyên trợ lương thực vật tư, tưởng thưởng như vậy là hoàn toàn xứng đáng. Mau mau đứng dậy.

Thấy hai ông già này kích động như thế chỉ sợ xảy ra chuyện gì không hay, đích thân đỡ bọn họ dậy dìu xuống ghế ngồi, vỗ về bọn họ mấy câu, đợi bọn họ trấn tĩnh lại rồi mới nói:

- Lần này ta rời kinh chính là để tới Tịnh Châu cùng ba châu phương đông bàn chuyện làm ăn, sau đó dùng tiền kiếm được mua lương thực. Song hôm qua ta gặp thích khách, nếu tiếp tục theo kế hoạch cũ đi về phía đông thì suy nguy hiểm trùng trùng. Nên ta muốn hỏi hai vị có thân bằng cố hữu kinh doanh vải vóc ở hai nơi đó không?

Hai vị gia chủ hiểu lợi hại, áp kích động trong lòng xuống, mặt trở nên nghiêm túc, bọn họ không muốn hỏi tới tranh đấu trong triều tránh bị cuốn vào, Dư Tắc Thành lên tiếng:

- Bẩm Trung Nghĩa bá, cách đây không lâu thảo dân có tới Việt Châu cầu thân cho đích tôn, đối phương là Bốc gia đại hộ kinh doan vải. Khi đó Bốc gia chỉ nói sẽ cân nhắc, nếu chuyện thành, hai nhà thành thông gia, thảo dân có thể thuyết phúc Bốc gia mua quyền kinh doanh ở Việt Châu.

Kỳ thực nếu luận riêng tài phú, Phương gia và Dư gia đều có thể mua được quyền kinh doanh ở cả hai châu, nhưng bọn họ vừa không có đủ cửa hiệu, lại không quen biết quan viên đương địa, kinh doanh sẽ rất khó khăn.

Nếu không Đường Kính Chi sao chẳng tự làm, tội gì phải chia lợi nhuận cho người khác?

Phương Vô Phong lúc này mới biết Dư Tắc Thành tới Việt Châu, thầm nghĩ Dư gia định học theo Phương gia ta đây mà, nên không chịu thua kém lên tiếng:

- Thảo dân có thông gia ở Dư châu là Đinh gia, vị phu nhân gia chủ Đinh gia là nữ nhi một vị đại quan ở Dư Châu. Thảo dân sẵn sàng tới Dư châu một chuyến thuyết phục Đinh gia.

Đường Kính Chi cho mời hai người này cùng một lúc tất nhiên vì tiết kiệm thời gian, song cũng muốn lợi dụng quan hệ canh tranh giữa hai nhà, thấy chuyện đúng kế hoạch, chắp tay mừng rỡ nói:

- Vậy tạ ơn hai vị rồi, chuyện không thể chậm trễ, nếu hai vị có thể sớm ngày lên đường, ta rất cảm kích.

- Trung Nghĩa bá khách khí quá, ngài làm việc cho triều đình, thảo dân cũng là con dân vương triều, tất nhiên phải góp một phần sức lực. Thảo dân sẽ về nhà lấy ngân phiếu ngay, sau khi chúng ta ký hợp đồng xong sẽ lên đường tới thông gia một chuyến.

Phương Vô Phong đứng dậy ngay:

Dư Tắc Thành cũng định cáo từ, song Đường Kính Chi giữ lại:

- Dư lão tiên sinh, Bốc gia còn chưa nhận lời với Dư gia mà, lần này lão tiên sinh đi Việt châu, ta có thể phái mấy người nội xưởng đi theo bảo vệ ...

Đường Kính Chi nói là bảo vệ nhưng dụng ý thực sự là gì quá rõ rồi, Dư Tắc Thành sao không hiểu, có người nội xưởng đi cùng, chuyện kết thông gia này mười chắc chín.

Đường Kính Chi tiễn bọn họ đi rồi tiếp tục ở lại tửu lâu, đợi bọn họ lấy bạc quay lại ký hợp đồng, gọi tiểu nhị lấy giấy bút tới, soạn bốn bản khế ước.

Ngọc Nhi ở trong phòng từ đầu tới cuối không can dự vào việc của tướng công thư sinh, nghe Dư Tắc Thành và Phương Vô Phong sẵn lòng tới Việt Châu và Dư Châu giúp đỡ thì mừng không sao tả siết.

Sau khi biết cả Tề Đức Thịnh và khả năng Thuận vương đều muốn giết Đường Kính Chi, nàng thực sự không muốn Đường Kính Chi tiếp tục đi về phía đông nữa.

- Tướng công, chuyện làm ăn giao cho hai vị gia chủ đó rồi, vậy chúng ta có thể về kinh rồi chứ?

Đường Kính Chi viết xong khế ước , đặt bút xuống đáp:

- Tạm thời chưa về kinh được, chẳng lẽ nàng quên rồi sao, chúng ta còn đại sự chưa xử lý mà.

- Chuyện gì nhỉ?

Ngọc Nhi không nghĩ ra:

Đường Kính Chi chấm nước trà viết ba chữ lớn :" Bồ Đề giáo"

Có điều Ngọc Nhi lại chẳng có tâm linh tương thông với y, bất mãn trợn mẵn lên:

- Chàng rõ ràng biết thiếp không nhận được mấy chữ còn cố ý viết làm gì?

Đường Kính Chi bật cười, quên mất vụ này a, đang cao hứng nên định làm bộ cao thâm với nàng, ai ngờ bị hố, liền giải thích với nàng, Ngọc Nhi cũng luôn canh cánh trong lòng chuyện đám tà giáo đó làm hại nữ nhân, rất muốn mau chóng diệt trừ bọn chúng.

Một lúc sau hai vị gia chủ kia quay lại, lần lượt ấn dấu tay, chính thức trở thành đối tác. Bọn họ làm việc rất hiệu quả, trước khi tới đây đã lệnh hạ nhân trong phủ chuẩn bị xe ngựa, đợi quay về là lên đường ngay.

Lý Cường cũng nhanh chẳng kém, nhận lệnh từ Đường Kính Chi tìm sáu người của nội xưởng đưa vào phòng gặp Đường Kính Chi để y dặn dò, chia làm hai theo Dư Tắc Thành và Phương Vô Phong.

Đợi tất cả đi cả rồi, Đường Kính Chi cũng rời tửu lâu, tính tới xem Trình Uy đã tỉnh chưa?

Truyện Chữ Hay