Con Gái Gian Thần

chương 85: gia giáo ẩn sâu

Truyện Chữ Hay
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

HOÀNG ĐẾ: “…” CÓ CẦN HUỴCH TOẸT VẬY KHÔNG?

Năm mới phải có không khí mới, chuyện này làm người phát sầu.

Thái tử vừa bị phế không lâu, không thể vui, mà ủ rũ như đưa đám cũng chả xong, đúng là khổ chết đi được! Độ nhận biết dựa vào sắc mặt Hoàng đế của thế gia khá thấp, vốn vẫn đang duy trì bầu không khí trung bình ở tường lửa, không biết các hoàng tử, công chúa muốn nhìn sắc mặt của cha mình mà hành động thế nào, ít nhiều gì thế gia cũng phải để ý đến cảm nhận của mục tiêu đầu tư, khiến nhiều kẻ tết đến rồi mà vẫn căng thẳng hồi hộp suốt.

Có một số ít Ngoại mệnh phụ có thể gặp trực tiếp Hoàng đế, lại khá thoải mái, qua tết thường vào thăm các cung phi, tụ tập nói chuyện phiếm, mọi người cảm thấy thoải mái đến từng tế bào – Vì bây giờ lết xác vào cung dự tiệc trà mà không phải chịu công kích nào cả. Đối với các thế gia mà nói, dù chịu chút chèn ép, nhưng đối với toàn thể gia tộc thì vẫn khá vững vàng.

Một đám phụ nữ ngồi tán chuyện quần áo trang sức nhà cửa – bây giờ đề tài chính trị hơi bị mẫn cảm.

Miêu phi tự tin hơn nhiều, thấy ai cũng thuận mắt, nhìn Trịnh Diễm thì càng hợp nhãn. Sau khi có hai người con, đương nhiên, dã tâm của cô ta cũng lớn dần.

Trực giác là một thứ gì đó rất sâu sắc, không thấy cũng chẳng sờ được nhưng lại có thể phát huy tác dụng. Trịnh Diễm cảm thấy Miêu phi cứ căng gương mặt xinh đẹp lên mà cười khiến sống lưng nàng lành lạnh, hơn nữa sự thân thiết của Miêu phi không làm người ta cảm thấy ấm áp như trước nữa. Trịnh Diễm thầm nghĩ, Thái tử rớt đài thì người cũng không cần phải vui như vậy chứ? Người đang là kẻ thù của cả hậu cung đấy? Trừ khi con của người lên đài, bằng không thì chẳng nở mày nở mặt, gây thù chuốc hận như bây giờ nổi đâu. Cho dù Tân Hoàng đế không tính toán với người, thì Tân Thái hậu cũng sẽ không vừa mắt! Trừ khi…

Đệch mệ!

Trịnh Diễm muốn khóc, không chơi trò này nha! Trong các thoại bản bình thường, gia đình người ta là gia đình gian thần, có gian thần tất có gian phi, này thì không, gian phi tới rồi! Có người trong cung thì dễ làm việc, Trịnh Diễm cũng không phản đối giữ quan hệ hữu nghị giúp đỡ lẫn nhau với Miêu phi, vấn đề là bây giờ dã tâm của Miêu phi lại lồ lộ ra.

Miêu phi nói: “Ta đang lo lắng cho Nhị Thập Tứ lang quá đi thôi, mới bây lớn nhiêu đó, mà nội quan, cung tì đã đuổi không kịp. Hôm trước Thánh nhân còn nói, thằng bé này y chang ngài lúc bé, không chịu ngồi yên.”

Không phải nàng không để ý đến sống chết của đồng minh của mình, nếu mục tiêu của Miêu phi trở thành Lão Thái phi, con cháu vây quanh, Trịnh Diễm cảm thấy có thể giúp cô đạt được, miễn là bây giờ Miêu phi tu thân dưỡng tính, làm người khiêm tốn, có thể thành công hơn phân nửa – con trai cô ta quá nhỏ, không thể thành mối uy hiếp, nhưng làm đền thờ chính trị, làm chủ việc bên trong thì không khó. Còn nếu muốn tranh ngôi Hoàng đế, sẽ máu chảy đầm đìa, trước đây Miêu phi dính phải không ít thù hận, lại chẳng có mấy người giúp đỡ.

Con trai Miêu phi cũng mới bao lớn đâu, cu cậu bốn tuổi rưỡi, nói không dễ nghe, có khi nào lớn lên sẽ chơi hai đầu, bên này nỗ lực tâm huyết tràn trề, bên kia cậu nhóc đứt bóng, sau đó là hết chuyện. Cho dù tên nhóc này mạng lớn sống được, thì lại có một màn kịch máu chó, Cố mệnh đại thần và Thiếu đế (). Bản thân Miêu phi không có đầu óc chính trị, chỉ dựa vào sức mình mà ủng hộ con trai Miêu phi, đó là một chuyện vất vả trầy trật mà chẳng có kết quả tốt, chưa đến bước đường cùng thì tuyệt đối không làm.

() Cố mệnh đại thần: Những đại thần được Hoàng đế trước khi lâm chung gia phó trọng trách quốc gia. | Thiếu đế: Hoàng đế trẻ mới lên ngôi.

Dù sao Trịnh Diễm cũng không dễ dàng ra tay giúp, bạn nói thử xem có thần tử nào nhúng tay vào việc thế này mà gặp chuyện tốt không?

Nàng ngồi bên cạnh Quách thị, cuối cùng chị cũng sinh được con trai, Trưởng công chúa Nghi Hòa mừng đến nỗi muốn đốt pháo chúc mừng thì được ông chồng Tân An hầu khuyên: “Hai ngày nay Thánh nhân không được thoải mái, bà thương con gái, lúc nào thương mà chả được?” Thế thì mới không làm nữa.

Trong thời gian ở cữ, Quách thị được chăm sóc kĩ nên cũng khá trắng trẻo béo tốt, lúc này nhẹ nhàng huých vào tay Trịnh Diễm: “Đang nghĩ gì thế?”

“Nhớ A Ninh, không có nó láo nháo bên tai, cứ thấy khó chịu cả người.”

Cố Ninh là em họ của Quách thị, chị quá biết tính tình của cậu nhóc: “May mà muội chịu được…”

Miêu phi phát hiện hai người đang chuyện vui vẻ, cũng hỏi: “Hai chị em đang thì thầm chuyện gì thế?”

“Đang nhắc với A Ninh,” Quách thị chẳng giấu diếm, “Hôm trước ta gặp đệ ấy một lần, nói một câu ‘Đã lâu không tới thăm dì’ thì thằng bé lải nhải với ta suốt nửa canh giờ, không hề có từ mới nào khác! Ta từ chỗ dì về, suốt dọc đường trong đầu chỉ toàn câu ‘Đã lâu không tới thăm dì’. Vốn đi thăm dì, bây giờ nghe chữ ‘dì’ là thấy…”

[Ồ? A Ninh còn có tác dụng này hả? Lần sau phải dạy A Ninh hát tẩy não thần khúc: Anh đây là siêu nhân (), ai đắc tội mình bảo A Ninh hát cho nghe!] Ý đồ gian ác của Trịnh Diễm.

() ‘Tẩy não thần khúc’ là chỉ những ca khúc bạn nghe xong chỉ biết nghệch mặt ra, như bị tẩy não. Bài ‘What does the fox say’ cũng liệt vào hạng này chẳng hạn, nghe xong chẳng hiểu nó hát cái gì.…

Các chị em phụ nữ cười rộ lên.

Miêu phi cười nhiều cũng tiết lộ chút tin tức bên trong, chẳng hạn như: “Hôm trước Thánh nhân có nói với ta, qua hai tháng nữa, sẽ cho tài tử thiên hạ vào kinh. Ngày thường chúng ta cứ tụng thơ văn của bọn họ ra rả trong miệng suốt, nhưng lại chưa gặp trực tiếp một ai. Nghe nói, trong này có rất nhiếu thiếu niên tú sĩ, thế thì có thể mở rộng tầm mắt rồi.”

Phụ nữ ấy mà, tụm nhau một chỗ tán gẫu, rất ít người có thể đoán được thâm ý của Hoàng đế. Theo ý của Hoàng đế, nhằm tìm một cây bút có sức ảnh hưởng đến để trang hoàng mặt tiền cửa hàng, che giấu nỗi xấu hổ của Thái tử, xây dựng một bầu không khí thái bình thịnh thế. Hoàng đế tính qua năm mới, chậm nhất năm sau sẽ dìm chuyện Thái tử xuống, vừa hay để bọn văn nhân ca tụng tí đỉnh. Bấy giờ kinh thành phồn vinh, khoan dung thả về nhà, để bọn họ tiếp tục truyền tụng tiếng thơmlời hay, hòng ổn định lòng dân.

Thâm ý của Hoàng đế không dễ dàng nói ra miệng, trong mắt ngài, Miêu phi là một phụ nữ không hiểu chính trị, nên ngài chỉ nói sơ cho dễ hiểu: “Bọn họ là những kẻ có học vấn, sinh ra dưới thời trẫm trị vì, cho gọi tới tổng hợp thơ họ làm đóng thành sách, cũng là chuyện công đức.”

Xì, viết sách, nhất là chuyện phục chế tổng hợp này, người ta mang bản thảo hoặc bản viết tay tới là được, cần người thật làm gì? Chỉ có Miêu phi mới tin lí do thoái thác đó của Hoàng đế, bộ tưởng là muốn xây dựng tinh thần văn hóa thật chắc?

Miêu phi còn trêu Trịnh Diễm: “A Diễm có muốn gặp tài tử không?”

Trịnh Diễm sửng sốt: “Nếu nói về tài tử, trong nước chẳng ai hơn được Quý tiên sinh, con gặp rồi. Người phong lưu, cũng chỉ có thầy, cha và Lý sư thúc, cũng gặp rồi. Vừa mắt nhất con thấy chỉ có Trì lang, con cũng đã đính hôn với chàng. Những người tốt nhất con gặp cả rồi, không đặc biệt muốn gặp ai trên đời này nữa đâu.”

Đỗ thị lặng lẽ an ủi bản thân: Con bé này lại nói cho Trì gia rồi, sau này cứ mặc Trì Tu Chi gánh hết vậy, nó nói vớ vẩn gì cũng không phải chuyện của mình nữa. Mà chẳng lẽ xác định chỉ gả cho Trì Tu Chi thôi hả! Con nhóc này, ta chưa gả con đâu, phải biết kín đáo chút chứ biết không?

Có lẽ Miêu phi không ngờ Trịnh Diễm chẳng ngượng ngùng xíu nào, lại còn lôi chuyện yêu đương đính hôn với Trì Tu Chi, nhất thời không biết nói gì. Chị dâu mới của Trịnh Diễm, Tiêu thị dịu dàng bảo: “Cũng chỉ là thấy mới lạ nên muốn nhìn một cái thôi mà, đâu phải theo đuổi hay gì đâu.”

Trịnh Diễm ‘À’ lên một tiếng rồi nói: “Thế thì không sao,” sờ sờ mũi, “Muội chỉ đọc văn chương, viết văn hay là đượ, không gặp người thật đâu, phải để lại đường lui chứ. Nhỡ đâu gặp phải kẻ dung tục, nghĩ tới sẽ không đọc nổi bài văn đó nữa, chẳng phải tiếc lắm sao?” Không biết thần tượng là để ảo tưởng à?

Lý luận khá mới lạ, đám phụ nữ lại hi hi ha ha bàn tán.

Vì Trịnh Diễm vừa phát biểu luận điểm ‘Đã gặp tốt nhất thì không muốn xem hạng hai’, Miêu phi kể chuyện vui cho Hoàng đế, vừa đúng lúc Hoàng đế muốn ra ngoài giải sầu kiêm liên lạc tình cảm với Trịnh Tĩnh Nghiệp chút đỉnh. Năm mới, ngài cùng ái phi Miêu thị, bế thằng con cưng Nhị Thập Tứ lang, rủ em rể Cố Ích Thuần, xách đứa cháu ngoại Cố Ninh, ngay cả Trì Tu Chi cũng được gọi tới hầu ông chủ, chạy tới Trịnh gia chúc tết sẵn tiện ăn cơm chùa.

Dọc đường còn giở trò lưu manh trêu chọc Trì Tu Chi: “A Diễm nói nhìn khanh là vừa mắt nhất, còn khanh thấy con bé thế nào?” Trì Tu Chi ngước gương mặt đẹp trai như tiểu vương gia, phát biểu thật thà như Quách đại hiệp: “Thần muốn được ở bên nàng suốt cả đời.”

Hoàng đế: “…” Có cần huỵch toẹt vậy không!

Trịnh gia có rất nhiều món ngon, mục tiêu hàng đầu hôm nay của Hoàng đế là đi ăn chùa, không biết xấu hổ lớn tiếng: “Chúng ta đều là người quen, thân gia thắm thiết với nhau cả mà!”

Phắc! Cha ta không dạo hậu cung ngài, hậu viện nhà ta không cho nam nhân nhà ngài vào. Trịnh Diễm ói một xô.

Thật ra bảo là thân gia thắm thiết với nhau cũng có lý riêng, vợ chồng Trịnh thị và Hoàng đế đều có tuổi, không quá quan tâm, kiêng dè chuyện nam nữ. Hoàng đế nhìn thấy Trịnh Diễm lớn lên hằng ngày, trong ba cô con dâu ở Trịnh gia thì có một người là cháu của em gái, một đằng là cháu của em trai, bản thân không cần quá kiêng dè chuyện cấm kị.

Rượu của Trịnh gia là món ngon nhất, đồ nhắm của Trịnh gia cũng rất tuyệt vời. Có điều Hoàng đế đã cao tuổi, tuy rằng ăn một miếng thì răng vẫn còn, nhưng rốt cuộc vẫn không như trước, cắn mạnh một cái thì xương cốt bắt đầu khó chịu – Hoàng đế có một sở thích, nhai món giòn, nào là sườn heo non, sụn gà, cứ thích nhai rồn rột như thế. Ăn được một chút thì nói: “Không được không được, không thú vị.”

Trịnh Diễm nhìn một cái rồi nói: “Chờ con chút.”

Vào nhà bếp, giở nồi cơm, bây giờ chưa có nồi cơm điện, Trịnh gia không chưng cơm (), có lớp cháy dưới đáy nồi. Trịnh Diễm vét ra, bẻ thành miếng nhỏ, chiên trong dầu, có hương cháy, lại còn giòn rụm. Sau đó tiện tay múc chén canh hải sản.

() Chưng cơm là kiểu nấu gần như nấu cháo, nhưng hạt cơm còn nguyên, chỉ hơi nhừ.

Đi ra đặt trước mặt Hoàng đế, hơi nâng cằm: “Ngài nếm thử đi.”

Cơm cháy chiên giòn thì hợp với sở thích của Hoàng đế quá rồi, đang muốn ăn tiếp, Trịnh Diễm đưa tay, tưới nước súp lên miếng cháy: “Còn chưa mềm, ngài thử nữa đi.”

Hoàng đế ăn rất ngon lành, nói với Trì Tu Chi: “Không ngờ khanh giảo hoạt, muốn được cả đời cùng cô vợ thế này hả, nghĩ lại đi!” Lại hỏi Trịnh Diễm món này làm sao, thật tội nghiệp cho dế nhũi Hoàng đế, trong cung toàn để ngài ăn chén cơm thơm nhất, ngon nhất – có lẽ vì hễ mang cơm cháy tới cho ngài là bị bắt cho ăn cơm tù ngay – nên của ngon vật lạ nào cũng thử qua, thế mà chưa được ăn cơm cháy chiên giòn lần nào!

Trịnh Diễm trả lời: “Cơm đấy ạ.”

Hoàng đế trừng mắt: “Con nhóc này ngày càng không ngoan ngoãn gì cả, học xấu theo Trì Tu Chi!” Cũng không ngại mà hỏi công thức nấu ăn nhà người ta. Ăn no lau miệng, Hoàng đế yêu cầu: “Ăn khơi khơi thế không vui, cũng chán xem ca múa tạp kĩ rồi, mọi người đánh cuộc cho vui xem nào!” Chỉ đích danh Trịnh Diễm đánh cuộc với ngài, Trịnh Diễm thua thì nộp cơm cháy ra.

Trịnh Diễm hỏi: “Thế nếu người thua thì sao?”

“Sao ta thua được?” Mỗi cái Hoàng đế hơi vô lại.

Trịnh Diễm không tốn hơi thừa lời: “Chơi thôi!” Hoàng đế chỉ cần đổ, trên sòng bạc mọi người đều con bạc, tâm lý của con bạc lại rất dễ nhìn thấy. Hơn nữa, nếu Hoàng đế thua, dù sao cũng không tiện quỵt nợ, phải bày tỏ chút gì đó. Cho dù Trịnh Diễm thua cũng không sao, chẳng phải chỉ tốn một mâm cơm cháy à?! Chị đây thua cũng được.

Trong năm tật xấu (), ngoại trừ chơi gái, thì thầy giáo Cố Ích Thuần của nàng cũng thuộc phần tử hư hỏng, đánh bài cũng là một trong những kĩ năng cơ bản của con cháu thế gia. Đánh bài chia làm nhiều loại, đổ xí ngầu là hạ đẳng nhất, còn có đánh bài, trên nữa thì có đánh cờ, người hứng lên thì đánh cược xem thời tiết ngày mai ra sao, người thứ ba bước vào cửa là nam hay nữ… các loại, Trịnh Diễm cũng là một con bạc nhỏ.

() Nguyên gốc: ‘Ngũ độc câu toàn’ gồm rượu chè, đánh nhau, bài bạc, gái gú, thuốc xách.

Trịnh Diễm và Hoàng đế chơi đánh cờ, Hoàng đế liếc mắt Trì Tu Chi: “Tiểu tử không được chơi xấu, cách xa A Diễm một chút, không được mách nước, hai đứa chỉ biết cấu kết với nhau làm chuyện xấu.” Hoàng đế từng thua Trì Tu Chi hơi bị nhiều, khụ khụ.

Bày cờ.

Trịnh Diễm thua mười tám ván, tái mét cả mặt, xăn tay áo: “Chơi lại!”

Có lẽ Hoàng đế thắng nên rất khoái chí, đến ván mười chín bắt đầu thua, thấy mâm cháy của mình bị lấy bớt, lão ngoan đồng không vui: “Đừng có lấy, ta thua thì bù cái khác cho con! Muốn cái gì!” Trịnh Diễm hận đến nghiến răng, với tay lấy miếng cơm cháy bỏ vào tay Trì Tu Chi: “Chàng ăn đi!”

“Con bé này! Cho con thêm thực phong, một ván mười hộ nhé!”

Trịnh Diễm hơi khựng lại một chút, rồi lại bĩu môi: “Không cần! Thưởng công thần dùng tước không quan, thưởng kẻ tài dùng quan không tước ()!” Đừng để con thêm ức chế với ngài!

() Nguyên gốc: ‘Tước dĩ thưởng công, lộc dĩ thù năng’. Nghĩa mở rộng: Tặng thưởng thì phải vì người có tài, có công.

Hoàng đế chỉ Trì Tu Chi: “Khanh dám ăn thử xem.”

Trì Tu Chi bỏ miếng cháy vào miệng, lần đầu tiên vừa ăn vừa nói: “Có gì ngài cứ nói với nàng đi.”

Hoàng đế: “… Khanh chưa cưới về mà đã sợ vợ thế hả!” Ngài nhìn chằm chằm miếng cháy, không để ý cái khác, đành nói: “Thế ta thua thì đưa tiền cho con nhé?” Sợ mất mặt nên không cược ván tám đồng, mười đồng, ngài thua thì thua cho oách, tết mới nên chuẩn bị nhiều lắm, ‘giá trị kinh tế’ vẫn còn ngon lành.

Một ván một trăm đồng tiền.

Nghe kể lại, hôm đó bắt đầu từ ván mười chín Hoàng đế thua liên tục, thua nghìn vàng – lại còn là hoàng kim. Thua đến mức Miêu phi không nhìn nổi nữa, đứng ra hỗ trợ: “Thiếp cũng ngứa tay, để thiếp lấy vải tiến cống năm nay đánh cuộc với A Diễm, đổi vận may của Đại lang.”

Hoàng đế hỏi: “A Diễm thắng bao nhiêu?” Biết số lượng rồi thì thu tay. Miêu phi thua năm cuộn vải, nghe đâu, cả nước năm nay chỉ cống hai mươi cuộn, nhìn Miêu phi chán nản, như thể muốn tìm chút mặt mũi, Hoàng đế nói: “Đi thôi đi thôi, ngày mai gọi con bé tới nhà chúng ta đánh tiếp, cho nó thua.”

Sau đó ôm mấy miếng cháy thắng được hồi cung, ở đằng sau Trịnh Diễm còn réo lên: “Tranh thủ nóng thì ăn nha, để nguội không giòn đâu.”

Hoàng đế không nói gì: Hình như lỗ rồi…

Mọi người tiễn Hoàng đế xong, Quách thị chúc mừng Trịnh Diễm: “A Diễm may mắn quá!”

Thua thì mất miếng cháy, thắng thì được tiền tài, quá lời!

Trịnh Diễm phe phẩy đồng tiền tới lui nói: “Phải nói vận may của Thánh nhân thật tốt mới đúng, Thánh nhân đúng là một tay cờ bạc!” Sau đó vén váy, nhét vào bao tiền, nói với Trịnh Tĩnh Nghiệp: “Con lấy đó nha.”

Trịnh Tĩnh Nghiệp cười bảo: “Ai còn tranh với con được nữa?”

Trịnh Diễm nhanh nhẹn buông váy xuống: “Thế thì con lấy hết đấy.”

Cha con hai người tung hỏa mù, Cố Ích Thuần và Trì Tu Chi hiểu rõ, thì ra Hoàng đế cố tình thua. Đồng chí Trịnh Tĩnh Nghiệp, thánh quyến vô vàn!

Miêu phi cũng nghĩ vậy, nhưng cô suy diễn đơn giản hơn: Hoàng đế thích ai thì cho người đó thứ tốt. Tư duy trực tiếp mà có hiệu quả không ngờ.

Thật ra Hoàng đế nghĩ thế này: Trịnh Tĩnh Nghiệp không nhúng tay vào hỗn loạn, một thần tử tốt như vậy cần được trân trọng đào tạo. Từ Trịnh Diễm có thể thấy được gia giáo của Trịnh gia thế nào. Đương nhiên trong nhà sẽ quan tâm dạy dỗ con trai, cũng có xem trọng con gái nhưng sẽ sơ sót, tác động của môi trường xung quanh rất quan trọng. Thế nên từ con gái, có thể nhìn ra nếp sống của gia tộc.

Biện pháp của Hoàng đế cũng thẳng thừng, ngài thích Trịnh Tĩnh Nghiệp, yêu ai yêu cả đường đi nên ban ơn cho người Trịnh gia, thật lòng cũng định tăng thực phong cho Trịnh Diễm. Cách hành xử của Trịnh Diễm cũng rất thích hợp, thưởng công thần dùng tước không quan, thưởng kẻ tài dùng quan không tước, thế mới đúng là kiến thức của gia đình Tể tướng, không màng thăng chức bất ngờ, không phải cứ vồ cứ chiếm tiện nghi của Hoàng đế là được.

Dù nói thế nào, đánh giá của Hoàng đế về Trịnh Tĩnh Nghiệp lại cao hơn một bậc: Cô con gái được nuông chiều nhất mà có kiến thức như vậy, thế thì tộc trưởng rất tuyệt vời, mà nam nhân trong nhà cũng không tệ - để nhận xét một người, gia tộc là một nhân tố tham khảo rất quan trọng.

Trịnh Diễm chia số tiền kiếm được thành mấy phần, cháu trai cháu ngoại đều có phần, còn không có con như Tiêu thị thì sẽ có quà mừng tặng bù sau. Cuộn vải hiếm có thì đầu tiên tặng mẹ, sau đó biếu sư mẫu, lại còn để dành cho bà ngoại Trì Tu Chi một phần, hôm sau tự mình mang tới cho Trì bà ngoại.

Bây giờ Trì Tu Chi cũng được coi là một ông chủ nhỏ, chàng được Hoàng đế ban cho một căn nhà bậc trung, còn nhờ 《Thị tộc chí》 mà quen biết với một nhóm huân quý đang nắm quyền, lúc đính hôn cũng có tặng nhà cửa ruộng vườn. Vì để chăm sóc bà ngoại, không nỡ bỏ nhà cũ, nên cứ thong thả sửa sang nhà mới, chuẩn bị để sau khi kết hôn thì chuyển vào, chàng vẫn ở nhà cũ, tiện đến nhà riêng của Trịnh Diễm chuẩn bị một chút, hai người cùng đi thăm Trì bà ngoại.

Trì bà ngoại nghe cháu ngoại, cháu dâu tới, trong lòng vui lắm. Trịnh Diễm bưng lụa tặng bà: “Hôm kia cháu thắng được chút quà, nhìn tới nhìn lui, chỉ có nó mới xứng với bà.” Phụ nữ có một loại trực giác trời sinh với quần áo, cho dù gia môn suy tàn, đồ cổ còn hai món, khó mà giữ được vài món quần áo linh tinh không quá cao sang, nhưng so với quần áo bình thường của Trì bà ngoại, vẫn cảm thấy xấp lụa này quá xa hoa.

“Quý quá, ta chỉ là một bà quả phụ già, không hợp đâu. Các cháu còn trẻ, dù có gia sản nhưng không nên khoa trương như vậy. Phải cần kiệm mới có thể chăm lo chuyện nhà…” Bà cụ tuy không quản việc nhà, nhưng nhắc tới đạo lý thì vẫn ra rả.

Trì Tu Chi nói: “Bà là trưởng bối, phải trang trọng. Đây là xấp lụa A Diễm thắng được khi chơi đánh cược với Thánh nhân hôm trước, không hao phí gì đâu.”

Lúc này bà ngoại mới nhận, bàn tay nhăn nheo vuốt lên mặt vải, có thể thấy bà rất thích. Cốc thị hơi âu sầu, lo lắng Trịnh thị ỷ giàu sang mà ngạo mạn. Trì Tu Chi muốn đổi đề tài, bảo Hoàng đế muốn cho các tài tử vào kinh, gương mặt Trì bà ngoại có vẻ hớn hở: “Lại sắp có thơ văn mới rồi đây.”

Cốc thị khá hứng thú với văn học, cũng để ý nghe, nghe bảo có tài tử thi nhân nổi tiếng thiên hạ, Lạc Tế Tân, sắp vào kinh, đôi mắt ưu buồn lập tức trở nên say mê. Chẳng qua ngại hỏi cụ thể khi nào Lạc tài tử vào kinh.

Các cây bút chưa vào kinh, thì tin tức xấu đã tới – Trịnh Diễm đã xuyên qua nhiều năm, lần đầu gặp phải khởi nghĩa nông dân, đương nhiên theo cách nói của nhà nước là ‘lưu dân’.

Truyện Chữ Hay