Vệ Kỳ may mắn chạy thoát nhưng thân mang trọng thương, dẫn theo hai thuộc hạ chạy suốt đêm về tới Trạm Đô.
Hắn muốn gặp mặt nàng lần cuối.
Từ sau khi Nghệ An bị sẩy thai thì thân thể càng ngày càng suy yếu, phong tư vốn tuyệt sắc càng ngày càng trở nên tiều tụy, gầy mòn.
Ngày liên tục thay đổi phương thuốc, uống thuốc thay uống nước nhưng vẫn không hề thấy khá hơn.
Diêu Thúy biết, nương nương bị tâmbệnh.
Ngày ấy, từ điện Hiệt Phương truyền ra tiếng hét thảm thiết, đến nay vẫn còn văng vẳng bên tai nàng ta, rất nhanh sau đó liền truyền ra tin tức tiểu hoàng tử chết ngay trong bụng mẹ.
Bệ hạ giận dữ, ngày hôm đó đã chém đầu tất cả cung nữ, thái giám hầu hạ trong cung điện.
Sau đó Diệu Thúy mới được đề bạt lên.
Trước đó khi còn ở Hoán Y Cục, nàng ta đã từng nghe nóirằng Quý phi nương nương ở điện Hiệt Phương yểu điệu phong tư tới cỡ nào.
Từ khi Bệ hạ nạp nàng liền ít khi tới cung của các phi tần khác, ngay cả Ngọc Tần nương nương trước đây vô cùng được ân sủng cũng dần bị vắng vẻ.
Hoán Y Cục: cục giặt quần áo.
Diệu Thúy vào cung làm nô tỳ từ năm năm tuổi, vì nhà nghèo nên chưa từng được học chữ, chỉ có một lần tình cờ nhìnthấy một vị quý nhân nấu rượu thưởng tuyết trong Ngự Hoa Viên, đến khi say rồi liền nổi hứng đọc thơ.
Trong đó có một câu mà đến nay nàng ta vẫn còn nhớ mãi…
Hậu cung ba ngàn giai nhân, giữa ba ngàn chỉ sủng ái một người.
Nàng ta nghĩ, vị Quý phi nương nương kia có lẽ chính là người như trong câu thơ ấy nói chăng? Đến khi… Nàng ta được thái giám Đại tổng quản chọn, trở thànhmột trong những cung nhân tới hầu hạ ở điện Hiệt Phương.
Trong đám người họ, có người nơm nớp sợ hãi, có người như đi trên băng mỏng, chỉ sợ Bệ hạ lại giết sạch người trong cung điện một lần nữa, cũng có cung nữ thái giám bắt đầu đi móc nối quan hệ để tìm người che chở cho mình.
Diệu Thúy cũng có một chút tích lũy nhờ vào ăn mặc cần kiệm, tích cóp từng chút một.
Nàng ta khôngmuốn đám đại thái giám kia được hời.
Có lẽ những người cùng tiến vào đây cùng nàng ta đều không quá nhanh nhạy, thế nên nàng ta chớp mắt đã từ một tiểu nha hoàn trở thành cung nữ bên cạnh nương nương rồi.
Diêu Thúy dần dần nhận ra, vị Quý phi “Giữa ba ngàn chỉ sủng ái một người” dường như cũng chẳng hề sung sướng như nàng ta nghĩ.
Đương nhiên, chuyện này cũng có thể hiểu được, dù sao thì cũng mới bị mất cốt nhục của mình.
Ngự y nói, nếu tĩnh dưỡng cẩn thận thì nương nương sẽ lại nhanh chóng có thai trở lại, không cần phải thương tâm.
Diệu Thúy cảm thấy rất có đạo lý, nếu tiểu hoàng tử đã mất rồi thì tốt nhất nên điều dưỡng bản thân cho tốt, chỉ cần thánh sủng vẫn còn thì sẽ còn có tiểu hoàng tử thứ hai, thứ ba…
Nhưng dường như Quý phi nương nương cũng không nghĩ thông suốt lắm.
Nàng thường xuyên mặc xiêm y mỏng manh, đứng trước cửa sổ cả một ngày, chẳng làm gì, chỉ cố chấp mà nhìn về phía xa.
Dường như ở phía đó có thứ mà nàng vô cùng khao khát vậy.
Diêu Thúy không biết Quý phi đã độc chiếm sự sủng ái của Hoàng đế còn có thứ gì muốn mà không có được nữa.
Bệ hạ thường xuyên lui tới đây thăm hỏi, mười lần thì tám lần đều bị đóng cửa không gặp, còn hai lần còn lại thì chỉ ngồi một hồi bên ngoài điện rồi lại đứng lên rời đi.
Thỉnh thoảng sẽ sai thái giám thân cận đưa tới một vài thứ đồ chơi thú vị gì đó.
Nghe nói đều là bảo bối trong quốc khố:
Nhưng Quý phi nương nương chưa bao giờ để mắt nhìn một lần, hễ nhắc tới Bệ hạ, trên gương mặt ngoài vẻ chán ghét ra thì chỉ còn lại sự căm hận.
Diệu Thúy càng ngày càng khó hiểu.
“Nương nương, người có muốn uống nước không?”
Vì để tiện chăm sóc cho Quý phi nên cứ vào đêm là Diệu Thúy sẽ ngủ trên giường nhỏ ở bên ngoài tẩm cung.
“Đỡ ta lên.”
“… Vâng.”
Nghệ An ngồi trước gương đồng: “Diệu Thúy, ngươi thắp hết nến trong điện lên đi.”
“Tất cả ư?”
“Đúng thế, tất cả…” Nghệ An nhìn mình qua tấm gương đồng, nhoẻn miệng cười, trong đáy mắt nổi lên sự dịu dàng hiếm có, “Ta sợ chàng sẽ không tìm được ta.”
Diệu Thúy không biết “chàng” trong miệng nương nương là ai, cũng không lắm miệng hỏi nhiều, chỉ tuân mệnh làm việc.
Rất nhanh, đèn đuốc trong điện Hiệt Phương đã được thắp sáng trưng.
“Nương nương, được rồi ạ!” “Ngươi tới đây…” Nàng vẫy tay.
Diệu Thúy tiến lên, Nghệ An đưa lược cho nàng ta, “Biết chải tóc chứ?”
“Lúc trước có từng học một chút.” “Vậy thì búi kiểu…” Nghệ An hơi dừng lại, “Búi đồng tâm đi, biết không?” Diêu Thúy gật đầu, tuy rằng trong lòng hơi kinh ngạc không hiểu tại sao nửa đêm nửa hôm mà nương nương lại đột nhiên muốn chải chuốt trang điểm, như động tác trên tay lại vô cùng nhanh nhẹn.
Làm nô tỳ thì không nên hỏi quá nhiều, cứ làm theo là được rồi.
“Nương nương, xong rồi.” Nghệ An nhìn vào gương, khen ngợi: “Tay của ngươi rất khéo.” Diêu Thúy thụ sủng nhược kinh, còn chưa kịp dập đầu tạ ơn thì lại nghe thấy nương nương nhẹ giọng lẩm bẩm…
“Nông ký tiễn vẫn hoàn, lang diệc phân ti phát.
Mịch hướng vô nhân xử, oản tác động tâm kết.”
Diệu Thúy không hiểu ý trong đó lắm, nhưng mơ hồ biết đây có thể là một bài thơ tình.
Gương mặt vốn dĩ luôn tái nhợt của Nghệ An chợt ửng hồng, lại tự tay bôi lên cánh môi nhợt nhạt của mình
một chút son.
“Diệu Thúy, ngươi lấy cái váy đỏ ra cho ta.” “Vâng.”
Mười lăm phút sau, nữ nhân tuyệt sắc khuynh thành đứng ở trong điện, một thân xiêm y đỏ rực làm người ta đau cả mắt.
Diêu Thúy vẫn luôn biết, Quý phi nương nương rất đẹp, đẹp đến mức ngay cả lúc ho khan, sự suy sút càng làm người ta đau lòng thương tiếc, nhưng chưa từng thấy nàng đẹp như thế này, váy đỏ như máu, tóc dài búi lên, giống y như một ngọn lửa mang theo ánh sáng và độ nóng, tuyệt vọng mà tận tình thiêu đốt.
“Nương nương…”
Nghệ An nhìn mặt mình, “Ta có đẹp không?” Trong mắt lộ ra vẻ mong chờ.
“Đẹp.”