Đại ẩn vu thị, ai cũng không ngờ rằng, Tửu đạo nhân nổi tiếng ngất trời cực kỳ giàu có trong huyền môn sẽ dùng cái tên giả Lý Cửu, ẩn cư trong một huyện nhỏ ở đại lục.
Đại ẩn vu thị: Cổ ngữ có câu "Tiểu ẩn vu dã, đại ẩn vu thị", nghĩa là cuộc sống nhàn nhã phóng khoáng không bắt buộc phải đến nơi rừng suối thôn quê mới có được, cuộc sống ở ẩn có cấp độ cao hơn chính là ở trong đô thị phồn hoa nhưng tâm hồn bên trong lại ở chốn bồng lai.
Từ thập niên bảy mươi của thế kỷ trước, Lý Cửu đã biến mất không còn thấy tăm hơi, lúc đó đang là lúc huyền môn gặp kiếp nạn lớn, rất nhiều người trong huyền môn đều có tai ương ngập đầu, đạo quán bị phá đạo sĩ đạo cô xuống núi làm nông, tăng ni bị bắt hoàn tục cưới vợ lập gia đình; thượng cửu lưu, trung cửu lưu, hạ cửu lưu gần như bị hủy diệt hoàn toàn, trong đó truyền thừa của thượng cửu lưu và trung cửu lưu gần như cắt đứt, hạ cửu lưu thì sinh ra đã không tốt, da mặt dày lại giỏi luồn cúi, tại cái thời đại kia ngoan cường mà sống.
Sau cải cách, kinh tế đại lục bắt đầu hồi phục, hạ cửu lưu cũng theo đó mà tro tàn lại cháy, mang đến rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội.
Nơi có người thì có giang hồ, trước đây, thượng cửu lưu chiếm lấy triều đình, trung cửu lưu và hạ cửu lưu chiếm cứ giang hồ, ngày này, triều đình thay đổi trật tự, giang hồ chỉ còn lại hạ cửu lưu, chướng khí mù mịt.
Lý Cửu dùng tên giả ẩn cư ba mươi năm, đã sớm cắt đứt quan hệ với người trong huyền môn, đến sống ở một huyện hẻo lánh hoang vu này với A Hoàng, thảnh thơi qua ngày, thỉnh thoảng thuận tay giúp đỡ người khác, sống rất thoải mái.
Nhưng cuộc sống yên lặng ba mươi năm của Lý Cửu, cuối cùng vẫn bị một bánh bao nhỏ thích khóc đánh vỡ.
Trước đây Lý Cửu rất bận rộn, thời gian ở nhà cùng vợ con rất ít, trong trí nhớ của ông, con trai được Vân Nương là tiểu thư khuê các nuôi dạy rất tốt, một đứa bé mà làm mọi chuyện lại nề nếp như người lớn vậy, rất ngoan ngoãn hiểu chuyện.
Nhưng Đông tể thì sao?
Mẹ nó ai nói quỷ không có thất tình?! Khóc lên đúng là muốn mạng người mà!
Lý Cửu sắp bị tiếng khóc của nhóc con kia chấn vỡ màng tai rồi, A Hoàng chết tiệt không có nghĩa khí kia đã sớm bôi dầu vào chân chạy mất.
Tuy Lý Cửu đau đầu vì Đông tể khóc, nhưng cũng dần dần buông xuống đề phòng và thành kiến với quỷ. Nhìn Đông tể khóc rất đau lòng, thật ra trong lòng Lý Cửu có hơi hâm mộ lão Lý đầu và Tôn bà tử, ít ra bọn họ còn có một đứa con trai hiếu thuận thật lòng khóc vì bọn họ, nhìn lại bản thân mình, không biết đến lúc ông chết... Lý Cửu thở dài.
Đông tể cũng chỉ mới ba bốn tuổi, trước kia vẫn luôn ngây ngốc như đứa trẻ tự kỷ, gần đây mới bắt đầu chậm rãi nghe rõ người bên cạnh nói gì, bắt đầu đáp lại kích thích từ phía bên ngoài, học được cách nói chuyện gọi người cũng chỉ là chuyện chưa đến một tháng.
Những đứa trẻ cùng tuổi còn không thể hiểu cái chết là gì, huống hồ gì là Đông tể.
Bé chỉ biết là không thấy ba mẹ nữa, ba mẹ không cần bé, bên cạnh chỉ có một ông lão béo xấu xa đã từng đánh mình.
Đông tể vừa đau lòng vừa sợ hãi lại rất tủi thân, giống như mình bị cả thế giới bỏ rơi vậy, khóc nức nở, nước mắt nước mũi chảy đầy mặt, rất đáng thương.
Lý Cửu dỗ Đông tể nửa ngày, bé lại không nghe vào được một chữ, cuối cùng khóc mệt nằm dựa trên người lão Lý đầu ngủ mất.
Thật ra lão Lý đầu và Tôn bà tử đã chết gần một tháng, cá linh và máu thú vẫn liên tục cung cấp sinh khí cho bọn họ mới có tác dụng giảm lại tốc độ hư thối thân thể, nếu không lấy nhiệt độ không khí hiện giờ, thì xác sống bình thường không hút máu người vốn không thể ở lại dương gian lâu như vậy.
Sau khi hồn phách hai vợ chồng rời khỏi, thì di thể nhờ vào sinh khí để duy trì sẽ trong một thời gian ngắn ngủi thối rữa đến mức mà nó phải thối rữa.
Trong nhiệt độ cuối mùa hè đầu mùa thu, lại còn gần một tháng nữa, thì thi thể dưới tình huống bình thường đã nát rữa chỉ còn xương và ít thịt vụn mà thôi.
Mùi hôi thối nồng nặc nhanh chóng ngập tràn cả căn nhà, Lý Cửu mất chút sức mới kéo được cao da chó dính trên người lão Lý đầu xuống được.
Đông tể đang ngủ vẫn nhỏ giọng thút thút, nhóc con ngủ mơ hồ cảm nhận được cái ôm ấm máp, theo bản năng ôm lấy cổ Lý Cửu, khuôn mặt nhỏ nhắn lạnh lẽo như làm nũng cọ vào cổ ông, mềm mềm kêu: "... Ba... Ba, Đông tể ngoan mà..."
Trong lòng Lý Cửu ngũ vị tạp trần, thở dài, vỗ nhẹ cái lưng gầy yếu của Đông tể, dỗ khe khẽ: "Ngoan, ngoan, ông biết Đông tể ngoan, ngủ đi, đừng khóc nữa." Trong giọng nói có phần già nua, còn có dịu dàng động lòng mà bản thân Lý Cửu cũng không chú ý đến.
Dường như Đông tể nghe vào được, chậm rãi thôi nức nở, tựa vào lòng Lý Cửu ngủ say.
Lý Cửu vươn một tay, nhẹ nhàng lau nước mắt nước mũi trên khuôn mặt xinh xắn của Đông tể, chờ đến lúc lau sạch sẽ, ông mới hồi hồn – vốn định diệt trừ quỷ, sao lại biến thành như này rồi?
Thôi thôi, nếu đã đồng ý với vợ chồng Lý An Quý, thì sẽ chăm sóc Đông tể thật tốt, cứ theo ý bọn họ đi, nuôi lớn đứa bé này, ông cũng muốn xem quỷ khác hoàn toàn trong ghi chép truyền thừa này lớn lên sẽ như thế nào.
Lão Lý đầu và Tôn bà tử bụi về bụi đất về đất, xong hết mọi chuyện rồi, nhưng dù là hậu sự cho bọn họ, hay là chuyện nhận nuôi Đông tể, cũng rất phiền phức.
May mà trước đó trong lúc vô tình Lý Cửu đã kết bạn với Vương Quân. Chuyện một nhà Lý An Quý vẫn là do Vương Quân nói cho ông biết, về tình về lý, Vương Quân cũng nên bỏ sức phải không?
Sau nhiều ngày quanh co, kéo dài, Vương Quân cũng bỏ ra không ít sức, mới sắp xếp xong chuyện hậu sự cho Lý An Quý và Tôn Hồng. Vương Quân làm vài thủ tục, để bên phía hỏa táng miễn phí tiền hỏa táng di thể Lý An Quý và Tôn Hồng, Lý Cửu bỏ tiền túi ra mua hai phần mộ có vị trí phong thủy không tồi trong nghĩa địa công cộng ở huyện cho Lý An Quý và Tôn Hồng, chọn ngày tốt an táng bọn họ.
Người đáng thương tất có chỗ đáng giận, người thôn Lý gia bạc bẽo khiến người ta lạnh lòng.
Bọn họ đều quên đi việc hung ác mình làm với Lý An Quý, việc Lý An Quý sau khi chết xác chết vùng dậy tự động về nhà đã tạo thành biểu hiện giả dối trong mắt bọn họ, rằng bọn họ không đánh chết Lý An Quý. Dù sao mấy ngày trước, lúc cảnh sát đến cửa hỏi thăm thì Lý An Quý vẫn còn sống sờ sờ.
Bây giờ Lý An Quý chết thối rữa ở nhà, bọn họ hoàn toàn không biết cái chết của Lý An Quý có nửa mao quan hệ với bọn họ, ngược lại thấy "Bồ Tát" tính rất chuẩn, nói nhà bọn họ không đến một tháng sẽ có huyết quang tai ương. Này thôi, mới qua chưa được bao lâu, hai lão đã chết ở trong nhà, thối rữa ở nhà không ai biết.
Vài người trong thôn còn thèm thuồng tài sản vợ chồng Lý An Quý để lại, cái căn nhà rách giữa sườn núi chắc chắn không ai thèm, nhưng vợ chồng lão Lý đầu làm thuê nhiều năm trong bệnh viện như vậy, sao lại không có tiền tiết kiệm được? Hai người họ ngay cả đất ruộng cũng không trồng, chỉ nuôi mấy con dê núi mấy con gà đẻ, ngày tuy rằng khó khăn, nhưng lại không thấy bọn họ lo lắng.
Chuyện xưa có nói, trong tay có lương thực, trong lòng không hoảng hốt.
Không ai biết vợ chồng lão Lý đầu đã để dành được bao nhiêu tiền, nhưng người trong thôn đoán cũng khoảng cỡ một vạn.
Năm , ở thôn Lý gia trong góc núi hẻo lánh này, gần một vạn đã là số tiền không nhỏ.
Lý Khang Vĩ là một trong những người thèm số tiền kia, nhưng bản thân gã không đủ điều kiện, liền xúi giục Lý Khang Kiện có con mới chết đi nhận nuôi Đông tể. Nhưng tiếc là, Lý Khang Kiện và Tôn Hạnh còn chưa thoát khỏi nỗi đau mất con, hơn nữa vào chiều tối hôm đó, khi người trong thôn không khống chế được cảm xúc ầm ĩ đánh lão Lý đầu, Lý Khang Kiện và Tôn Hạnh cũng ở trong đám người, như muốn hả giận mà ném vài tảng đá lớn vào lão Lý đầu. Lý Khang Kiện nhớ rõ lúc đó hòn đá mà anh ta ném đã ném vào đầu lão Lý đầu, lão Lý đầu chảy rất nhiều máu, run run vài lần, trừng mắt không nhúc nhích...
Lúc đó mọi người cho rằng ông đã chết, nên thừa lúc trời tối đen lập tức giải tán. Anh ta lo lắng cả đêm, kết quả sáng sớm hôm sau dậy mới phát hiện không thấy lão Lý đầu đâu cả, mới hiểu thì ra ông "giả chết".
Nhưng lão Lý đầu "diễn" quá giống, Lý Khang Kiện sợ đến nỗi vài ngày liên tiếp đều mơ thấy ác mộng.
Trong thôn Lý gia, người mơ ác mộng giống Lý Khang Kiện cũng không ít.
Cho nên bây giờ biết tin lão Lý đầu đã chết, bọn họ chẳng những không có chút áy náy nào, ngược lại tất cả đều thở phào nhẹ nhõm.
Lý Khang Vĩ cứ xúi mãi, nhưng vợ chồng Lý Khang Kiện vẫn không làm gì, mà những người trong thôn thèm số tiền kia, đều có phần sợ hãi "quái vật" Đông tể trong miệng Bồ Tát, tiền tài có nhiều thì cũng phải có mạng mới tiêu được.
Nhưng để số tiền kia rơi vào tay một người ngoài, thì những người muốn tiền nhưng không muốn nuôi Đông tể kia lại không cam lòng.
Vì thế khi Lý Cửu chuyển tên Đông tể lên hộ khẩu của mình cũng phải tốn chút sức. Nhất là khi người lúc trước làm hộ khẩu cho Đông tể vì đâm chết người lại bỏ chạy nên sau khi bị bắt liền lập tức cách chức bỏ tù, trong trấn lại sắp xếp người nhận công việc của anh ta, còn những giấy tờ anh ta làm cho lão Lý đầu đều trở thành rác hết, sau bởi vì trong nhà liên tiếp có chuyện, chuyện làm hộ khẩu cho Đông tể được lão Lý đầu tạm gác lại. Bởi vậy, Đông tể vẫn là tiểu hắc hộ không rõ lai lịch.
May mà Vương Quân làm đội trưởng đội hình sự ở Đồng Thành đã nhiều năm, dù thế nào cũng được coi như một địa đầu xà, có anh ra mặt giúp đỡ chuẩn bị, cuối cùng tên Đông tể cũng bỏ vào dưới tên Lý Cửu.
Hai người đều họ Lý, coi như là duyên phận.
Đông tể bị Lý Cửu dỗ dành lừa gạt liên tục, dỗ lên xe Vương Quân đi đến huyện. Trong xe còn mang theo những thứ mà lão Lý đầu và Tôn bà tử đã dặn Lý Cửu mang cho Đông tể như sách truyện, từ điển, bột giặt hay dùng, áo len mới là Tôn bà tử đan cho Đông tể vân vân. Đừng nhìn bình thường Tôn bà tử và lão Lý đầu giữ tiền rất kỹ, nhưng không tiếc tiêu tiền cho Đông tể. Quần áo giày bình thường Đông tể mặc tuy không phải là hàng hiệu, cũng không nhiều, nhưng lại là loại có chất vải tốt, mặc trên người rất thoải mái. Ngược lại quần áo của hai vợ chồng đều là hàng vỉa hè đã giặt đến trắng nhợt, cũng không thiếu quần áo cũ bọn họ nhặt được lúc đang làm trong bệnh viện ở huyện.
Vì để Đông tể có vật kỷ niệm, đồng thời cũng mong sau này khi bé lớn lên vẫn nhớ rõ mình đã từng được cha mẹ yêu thương, Lý Cửu đóng gói tất cả quần áo của lão Lý đầu và Tôn bà tử, mang lên xe về huyện.
Lão Lý đầu vì tiết kiệm tiền mà trong nhà gần như không mua thêm gì cả, bị Lý Cửu dọn như vậy, trong nhà trống trơn đến nỗi mấy tên trộm vặt cũng không muốn đến.
Thứ duy nhất có giá trị trong căn nhà cũ này là cây hòe đã bị đốt gần chết trong sân kia.
Cây hòe mấy trăm tuổi này đã có linh tính, nó biết Đông tể sắp đi thì rất luyến tiếc, vì thế trước khi Đông tể rời đi, nó hao hết sinh mệnh lực ngưng tụ thành một chạc cây dài hơn mười cm, được ăn cả ngã về không hy vọng mình cũng được mang đi.
Lý Cửu nể tình cây hòe chưa từng sát sinh tạo nghiệt, mở một con mắt nhắm một con mắt để Đông tể mang chạc cây hòe đi.
Cây hòe trước đó đã bị thương nặng, bây giờ lại tự đoạn gốc rễ, sau khi Đông tể bẻ chạc cây mà nó phụ thân, thì linh trí ngây thơ của cây hòe chìm vào giấc ngủ say.
Vị trị hiện tại của thôn Lý gia, theo phong thủy là âm sát tuyệt địa, nếu không thì cá linh vốn trấn giữ ở đây cũng không biến thành cá quỷ. Lúc cây hòe còn, liền hấp thu âm sát khí xung quanh thôn theo bản năng, khi cây hòe vừa "chết", đường sống duy nhất của thôn Lý gia cũng bị cắt đứt.
Sau khi Lý Cửu siêu độ cho lão Lý đầu và Tôn bà tử, thì âm hối sát khí vẫn còn giữ lại chưa tiêu tán hết, một khi kết hợp với phong thủy của thôn hình thành âm sát câu liên, thì sớm muộn gì cũng sẽ gây ra họa lớn. Vốn Ly Cửu xua tan những âm sát này chỉ là công nhấc tay mà thôi, thay đổi một chút phong thủy của thôn Lý gia, thì đảm bảo thôn Lý gia mười năm bình an không phải là vấn đề.
Nhưng người thôn Lý gia bạc bẽo đã khiến ông lạnh lòng, bọn họ không chỉ không có chút sám hối nào với Lý An Quý bị bọn họ đánh chết, ngược lại còn thèm muốn tiền tài mà ông để lại.
Người thiện có ác báo đã là thiên lý bất công, Lý Cửu cần gì phải nhiều chuyện, giúp người ác như bọn họ có thiện báo chứ?
Tất cả chỉ là nhân quả báo ứng mà thôi, Lý Cửu lựa chọn khoanh tay đứng nhìn cũng chỉ là thuận theo lẽ tự nhiên.
Sau khi Đông tể hủy diệt mắt thần của Triệu Xuân Quyên, thì lúc bình thường mắt bé cũng có thể nhìn được một ít "khí".
Xe cảnh sát của Vương Quân chậm rãi ra khỏi thôn Lý gia, Đông tể cầm nhánh cây hòe, khuôn mặt buồn bã ngồi phía sau xe, lúc xe sắp rời khỏi thôn Lý gia, bé quay đầu lại nhìn thoáng qua, thì thấy trên vùng đất khô cạn đang bốc lên từng đợt khí đen nhàn nhạt. Căn nhà cũ của bọn họ ngay tức khắc bị khí đen bao phủ, những khí đen này quấn lấy nhau, chậm rãi tản ra trên không trung ở thôn Lý gia.
Xe lại đi xa thêm một đoạn, từ xa nhìn lại, toàn bộ thôn Lý gia bị che lấp dưới khí đen, tựa như một phần mộ lạnh lẽo.
Người sống sống trong bãi tha ma, để cúng tế.
.............................................................................................................................................
Trung Hoa cổ đại dựa theo thân phận mà chia thành cửu lưu, phức tạp hơn thì có thượng cửu lưu, trung cửu lưu hạ cửu lưu, ví dụ như Ban Cố đã chia chư tử bách gia trong thời Xuân Thu Chiến Quốc thành cửu lưu: Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia, Túng Hoành gia, Tạp gia, Danh gia, Âm Dương gia, Nông gia.
(Chư tử bách gia: chư tử là chỉ Lão Tử, Trang Tử, Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Mặc Tử - các nhân vật đại biểu cho các tư tưởng học thuật; bách gia là chỉ Đạo gia, Nho gia, Mặc gia, Pháp gia, Danh gia vân vân – đại biểu cho các trường phái học thuật. Chư tử bách gia là tên mà đời sau gọi các nhân vật và các phái tư tưởng học thuật thời Tiên Tần.)
Dân gian cổ đại cũng chia nhân vật giang hồ thành thượng, hạ cửu lưu:
- Thượng cửu lưu: Hòa thượng, đạo sĩ, họa sĩ, lang trung, thầy phong thủy, thầy bói, tiên sinh tư thục, hiệu thuốc;
- Hạ cửu lưu: Đào kép, tỳ nữ, kỹ nữ, khất cái, lưu manh, sư phụ cạo râu, hiệu cầm đồ, đầu bếp, nhà tắm, thợ mộc.
Chín loại người trước sở dĩ tiến vào thượng lưu, không phải vì thân phận cao quý, mà bọn họ thường xuyên tiếp xúc với xã hội thượng lưu, nên mượn đèn chiếu sáng.
Một loại khác là phân loại tất cả mọi người trong xã hội, có thượng, trung, hạ cửu lưu:
- Thượng cửu lưu: nhất lưu Phật tổ (Thích Ca Mâu Ni), nhị lưu tiên (Thiên Tôn, Thái Thượng Lão Quân, bát tiên vân vân), tam lưu hoàng đế (chân long thiên tử, đế vương phong kiến), tứ lưu quan (quan lại lớn nhỏ), ngũ lưu lò nấu rượu (xưởng rượu từng là xưởng lớn nhất trong thời đại phong kiến), lục lưu đương (hiệu cầm đồ), thất thương (thương nhân), bát khách (chủ thôn trang), cửu trang điền (nông phu).
- Trung cửu lưu: Nhất lưu cử tử (cử nhân), nhị lưu y (y sinh, lang trung, đại phu, tiên sinh hiệu thuốc), tam lưu phong thủy (thầy phong thủy, tiên sinh âm dương), tứ lưu phê (phê bát tự, thầy tướng số), ngũ lưu đan thanh (thư họa), lục lưu tương (tương sĩ, xem tướng), thất tăng (hòa thượng), tám đạo (đạo sĩ), cửu cầm kỳ (đàn cổ và cờ vây)
- Hạ cửu lưu: Nhất lưu vu (vu sư phía nam vẽ bùa chú chiêu thần khu quỷ), nhị lưu xướng (minh xướng ám xướng ca kỹ), tam lưu đại thần (thầy cúng được thần tiên nhập vào hát nhảy chữ bệnh), tứ lưu bang (phu canh), ngũ thế đầu (thợ cắt tóc đi bốn phương), lục xuy thủ (nhạc công, loa tượng), thất hí tử (các loại diễn viên), bát kêu phố (khất cái), cửu bán đường (thổi đồ chơi làm bằng đường).
Nhìn từ mặt chữ thì thượng trung hạ ba cái "cửu lưu" gộp lại mới chỉ hai mươi bảy nghề, thật ra không phải, tất cả mọi nghề đều bao hết ở bên trong, bởi vì mỗi một lưu chức nghiệp đều bao quát rất nhiều chức nghiệp cùng ngành hoặc cùng tính chất, ví dụ như ngũ lưu thế đầu trong hạ cửu lưu, các nghề như sửa bàn chân, chạy đường, kéo xe, mát xa, nhân viên cửa tiệm, vũ nữ, tô vẽ vân vân các loại phục vụ cần có tính cách tốt đều tính ở bên trong.
Trên đây là hình dung khái quát về khái niệm thượng trung hạ cửu lưu. Ở trong truyện này thì thượng trung hạ cửu lưu là có thể là phân chia giữa các phái trong huyền môn, ví dụ như Triệu Xuân Quyên thuộc hạ cửu lưu và Lý Cửu thuộc thượng cửu lưu.
-------------------
Hết phần Con của quỷ rồi, tiếp theo sẽ là phần Địa phược linh (phần này đánh dấu sự xuất hiện của bạn công) ^_^