() nhạn lễ: sính lễ kết hôn thời cổ đại
Kỷ Nguyên đang muốn nói thì chuông cửa vang lên, cô đi mở cửa, thì ra là Thủy Tinh.
Bởi vì đã biết chân tướng, ánh mắt Kỷ Nguyên nhìn Thủy Tinh rõ ràng khác biệt, cô bất giác nhìn chằm chằm bụng bà.
Vòng eo nhỏ như vậy…
Thủy Tinh cười rạng rỡ, vỗ vai Kỷ Nguyên, nhẹ nhàng thướt tha tiến vào nhà.
Lý Mậu còn chưa đứng dậy nghênh đón thì mẹ ruột đã tới, Thủy Tinh tự ngồi xuống, sờ đầu con trai, nói: “Mẹ vừa cãi một trận với bà ngoại con.”
Lý Mậu né tránh tay bà, hỏi: “Mẹ và bà ngoại đã từng hòa thuận sao?”
Thủy Tinh nở nụ cười, nói: “Tháng sau mẹ kết hôn.”
Lý Mậu bình thản nói: “Con biết.”
Thủy Tinh nói: “Bà ngoại con không muốn trả chi phí hôn lễ, còn nói một đứa con gái gả đi ba lần, không có đạo lý gả lần thứ tư, bảo mẹ tự xoay sở.”
Lý Mậu hỏi: “Thế nên mẹ đến chỗ con lấy tiền sao?”
Thủy Tinh mỉm cười nói: “Không ai hiểu mẹ bằng con trai!”
“Đây là lần cuối mẹ kết hôn ư?”
“Không nhất định.”
“Vậy ngân sách của con cũng có khó khăn.”
Thủy Tinh vô tư nói: “Thế mẹ ở lại chỗ con, chừng nào con nghĩ thông suốt rồi thì mẹ đi.”
“Mẹ thích ở thì ở đi.”
Lý Mậu đứng dậy, vào phòng thay quần áo. Chưa đến chốc lát, anh xách theo một túi hành lý, rồi vào phòng sách mang theo con rắn ngô, bỏ vào trong hộp vật nuôi xách trên tay.
Kỷ Nguyên luôn đi theo anh, Lý Mậu nhìn ra sự khẩn trương của cô, anh nở nụ cười, nói: “Nhóc Nguyên, chúng ta ra ngoài thôi.”
Kỷ Nguyên nhìn anh, lại nhìn Thủy Tinh.
Thủy Tinh nhướn mày, trêu chọc: “Lớn vậy rồi còn chơi trò bỏ nhà đi?”
Lý Mậu phớt lờ, nói với Kỷ Nguyên: “Nhóc Nguyên, mang theo đèn hoa tử đằng, cái đèn cũ hơn ấy.”
Kỷ Nguyên ừ một tiếng, lấy chiếc đèn bàn hoa tử đằng mà anh chỉ định, cùng anh ra ngoài.
Trong thang máy, bầu không khí vô cớ trở nên buồn cười.
Kỷ Nguyên hỏi: “Chúng ta đi đâu?”
Lý Mậu nói: “Đối diện chân núi có một làng du lịch, anh đến đó ở mấy hôm.”
Kỷ Nguyên à một tiếng, hỏi: “Anh thường xuyên bỏ nhà đi sao?”
Anh nhoẻn miệng cười, nói: “Mẹ anh nhận được chi phiếu thì sẽ đi.”
Kỷ Nguyên im lặng, đây không phải lần đầu Lý Mậu chi trả chi phí cho Thủy Tinh.
Cô nói sang chuyện khác, hỏi: “Tại sao chỉ mang một chiếc đèn?”
Anh nói: “Cái này là đồ cổ, cái còn lại là mô phỏng, không đáng đem ra ngoài, đã nói buổi tối cho em xem mà.”
Cô ừ một tiếng, đã bỏ nhà đi mà anh còn nhớ rõ lời này.
Làng du lịch không xa, Lý Mậu lái xe nhanh chóng tới nơi, con đường nhà riêng bên trong ngược lại rất dài, núi rừng yên tĩnh, không khí trong lành.
Xe chạy đến cổng của một ngôi nhà nằm gần hồ, mái hiên màu trắng che nắng, hồ nước xanh biếc, tầng tầng lớp lớp cây cối, tại ven hồ có một cây lớn lá đỏ, từng khóm rọi trên mặt hồ tĩnh mịch.
Lý Mậu dừng xe lại, Kỷ Nguyên cùng anh xuống xe.
Anh có mật mã vào cửa, nói là biệt thự do công ty bán đấu giá thuê hàng năm, dùng để tổ chức tụ họp chiêu đãi khách hàng.
Ngôi nhà đơn giản sạch sẽ, phong cách rất đẹp, tranh sơn dầu, đàn dương cầm, màn chiếu bóng, quả thật là bầu không khí tổ chức tụ họp nghệ thuật.
Anh lấy quần áo treo vào tủ đồ, đặt hộp vật nuôi ở bên cửa sổ, sau đó vặn ra một cái bóng đèn của một chiếc đèn bàn, rồi lắp vào đèn bàn hoa tử đằng.
Kỷ Nguyên muốn ngắm nhìn ngọn đèn.
Lý Mậu nói: “Buổi tối hẵng xem, chúng ta đi ăn cơm trước.”
Anh đưa cô đến nhà hàng, Kỷ Nguyên đi được một đoạn đường mới phát hiện biệt thự ở đây rất ít, rộng rãi kín đáo, hoa lá cây cảnh sâu thẳm.
Trong nhà hàng càng im lặng hơn, mùa thu đem lá cây chưa rụng bao phủ ngoài cửa sổ, ở nơi xa hơn là trời xanh nhỏ bé.
Kỷ Nguyên ăn uống rất thanh đạm, cô ăn hết một bát canh.
Lý Mậu nói muốn dẫn cô đi dạo xung quanh, để tiêu thực.
Kỷ Nguyên kề sát anh một chút, đè thấp giọng nói: “Sao em cảm thấy nơi này rất thích hợp quay phim kinh dị nhỉ?”
Lý Mậu nở nụ cười, nói: “Ở đây có rất nhiều người, cơ mà nhân viên đều đi đường dành cho nhân viên.”
Cô hỏi: “Thế khách du lịch thì sao? Sao em chẳng thấy ai hết?”
Anh nói: “Hiện tại không phải giờ cơm, không thấy người rất bình thường.”
Cô ừ một tiếng, vẻ hoang vắng tách biệt này, có chút áp lực.
Hai người ăn uống xong, đi bên hồ tản bộ.
Bờ đê dài, cây cầu bằng phẳng, đình nghỉ chân, nhà thủy tạ, đầy đủ mọi thứ.
Kỷ Nguyên đi cả buổi, cô cảm thấy mệt mỏi bèn đứng dựa vào lan can.
Bên bờ có lá to che bóng, đóa hoa tựa như sợi bông rơi xuống mặt hồ, nước chảy bèo trôi, khẽ khàng quay về bờ đê, tựa như miếng lụa màu tím.
Tường hoa đỗ quyên cao hai mét, ngoằn ngoèo khúc khuỷu, um tùm như vậy, kín mít không kẽ hở, có thể suy ra cảnh tượng mùa xuân rực rỡ.
Phía bên kia tường hoa hình như là sân tennis, không thấy người, nhưng có thể nghe được có tiếng người chơi tennis.
Lý Mậu hỏi: “Em muốn chơi tennis không?”
Kỷ Nguyên nói: “Không muốn.”
Anh cười nói: “Không thích vận động, đó là một thói xấu.”
Cô nói: “Em không thích chơi tennis, anh lại nói gộp chung.”
Anh nói: “Vậy thử cái này?”
Anh chỉ vào một cái sân nằm trước bờ đê.
Trên sân đặt rào chắn, còn đặt mấy miếng lót cỏ xanh đề phòng trượt chân. Trên mặt nước dựng một hàng mục tiêu di động, mốc mét, mét, mét…
Cô cũng chẳng muốn đánh golf trên nước.
Anh cười nhìn cô, nói: “Nhóc Nguyên, sao anh cảm thấy em sẽ lập tức nhốn nháo đòi về nhà.”
Cô nở nụ cười, nói: “Chúng ta xem phim được không?”
Anh hỏi: “Em muốn xem phim gì?”
Cô nói: “Phim quái vật thế nào? Em thấy quái vật đều có lòng nhân hậu, rất thông hiểu tri ân báo đáp.”
Anh trêu chọc: “Nhóc Nguyên, em và quái vật còn rất có tiếng nói chung.”
“…”
Anh vươn tay, để bên miệng cô, cười nói: “Cho em cắn một miếng, quái vật hẳn là đều thích.”
Cô không mở miệng cắn, chỉ nhẹ nhàng nắm tay anh, nói: “Bây giờ em rất vui vẻ, không muốn cắn anh.”
Anh
nở nụ cười, lấy tay nhẹ nhàng lau mồ hôi trên trán cô. Cô nhìn anh, vẻ dịu dàng trong ánh mắt anh đáng để giữ lại.
Bờ đê ngoằn ngoèo quanh co, hai người đi quá xa, Lý Mậu định lái ca nô nhỏ, trực tiếp đi đường nước trở về biệt thự.
Kỷ Nguyên cảm thấy khỏi cần đi bộ tốt lắm, lên thuyền cô mới sực nhớ hỏi: “Anh biết lái phải không?”
Lý Mậu rất tự nhiên nói: “Không biết.”
“Hả?”
“Dù sao chúng ta đều biết bơi.”
“…”
Lý Mậu nghiên cứu hồi lâu, lấy chìa khóa khởi động ca nô, thử điều khiển phương hướng, nói: “Rất giống chạy xe máy thôi.”
Cô nghe xong hết hồn, ngồi trên ca nô lắc lư, cảm giác sẽ mất khống chế ngay.
Anh nói: “Yên tâm, nhóc Nguyên, anh từng lái chiếc lớn hơn nữa.”
Nói xong, ca nô kêu ầm vang chạy ra ngoài, trên mặt hồ vẽ ra một đường bọt sóng rất dài.
Lý Mậu chợt cười ra tiếng, bàn tay cô túm lấy cánh tay anh rất dùng sức.
Thế này anh ngược lại đầy hăng hái, chạy đuổi theo đàn vịt trên hồ.
Kỷ Nguyên gọi anh: “Anh chạy chậm chút, chậm một chút.”
Lý Mậu chạy chậm, dứt khoát tắt luôn động cơ, để ca nô lắc lư đong đưa ở bên hồ.
Hồ nước xanh biếc mát rượi, rừng trúc rũ xuống, chạng vạng tiếng chim hót liên tục, sóng nước uyển chuyển.
Một con vịt bơi tới, anh cười nói: “Nhóc Nguyên, nhìn anh này.”
Cô thấy anh muốn giở trò, quả nhiên anh cầm túi lưới trên ca nô, nhanh tay nhanh mắt, tóm giữ một con vịt muốn chạy trốn, thành thạo vớt lên ca nô.
Cô phục rồi, cái này cũng bắt được…
Con vịt cũng đủ ngốc, chạy trốn cũng không biết, ở tại chỗ kêu hoảng loạn.
Lý Mậu nắm chặt cánh con vịt, cười nói: “Nhóc Nguyên, em ôm nó chơi một lúc.”
Cô vươn tay nhận lấy, con vịt vùng vẫy không ngừng, cô vô cớ cảm thấy rất vui, nhưng cũng thấy quá xấu xa, thế là cô nói: “Chúng ta thả nó đi nhé?”
Anh nói: “Được.”
Cô thả con vịt tới mép ca nô, cẩn thận buông tay ra. Con vịt tũm một tiếng lọt vào trong nước, vỗ cánh bay loạn xạ chạy mất.
Hai người đều trông có vẻ hả hê.
Con vịt trốn đi rất xa mới ngừng vỗ cánh, trở xuống mặt hồ bơi về phía đàn vịt của mình.
Anh nói: “Anh vốn định dùng nó làm nhạn lễ đấy.”
Cô hỏi: “Nhạn lễ gì cơ?”
Anh mỉm cười, không nói tiếp.
Hai người ở hồ nước chơi một lúc, hai tay mát lạnh dinh dính.
Anh khởi động ca nô, đưa cô về biệt thự xem phim quái vật.
Hai người lên bờ, vào nhà, Kỷ Nguyên mở máy chiếu, tìm điều khiển từ xa, rồi tìm phim quái vật trong kho đĩa phim.
Lý Mậu kéo bức màn gian phòng, ánh sáng lờ mờ.
Anh mang theo hộp vật nuôi trống không, nói: “Không thấy chị Quyên.”
Cô còn chưa phản ứng lại, anh bỗng nhiên vươn tay cho cô xem, con rắn ngô uốn quanh trên cánh tay anh, còn thè lưỡi ra.
“Cũng cho chị Quyên xem phim quái vật đi.”
“…”
Anh cười hỏi: “Có muốn nấu chín chị Quyên không, bỏ thêm gà xắt sợi, nấu thành canh long phượng.”
Cô nói: “Em không ăn thịt rắn.”
“Phải không? Bát canh hạ nhiệt em ăn hồi trưa là cái gì?”
“Canh sườn kim ngân long nhãn.”
“Thiếu một thứ.”
Kỷ Nguyên nhớ mình ăn tới đáy bát, có mấy khúc thịt giống như cổ vịt…
Lý Mậu thả chị Quyên về hộp vật nuôi, cười nói: “Nhóc Nguyên, canh rắn nước mát người hạ nhiệt, anh thấy em rất thích ăn đó.”
“…”
Kỷ Nguyên không nhịn được nữa, lần này nhất định phải đánh anh.
Lý Mậu thấy tình hình gay go, bật cười nhảy khỏi sofa, nói: “Nhóc Nguyên, khuynh hướng bạo lực của em rất nghiêm trọng đấy.”
Hai người cách sofa, cô không với tới anh, hỏi: “Anh không phải cũng ăn con tê tê à?”
Anh cười nói: “Anh không có món đặc biệt thích ăn. Lúc xã giao, trên bàn có gì thì ăn nấy.”
Cô theo bản năng nói: “Anh bớt xã giao một chút.”
Anh khựng lại, rồi cười nói: “Nhóc Nguyên, giọng điệu em nói chuyện rất giống đã là vợ chồng nhiều năm với anh, ngay cả xã giao cũng muốn quản lý.”
Kỷ Nguyên ngớ ra, ý vị của những lời này quá sâu, ngược lại có chút tiêu điều, hai người rõ ràng không phải vợ chồng.
Cô không vòng vo với anh, nói: “Ngày mai em còn phải đi làm, em về trước được không?”
Anh nói: “Không được.”
Cô hơi kinh ngạc, nhìn anh.
Ánh sáng nhấp nháy chiếu trên màn ảnh, ánh lên khuôn mặt hai người, các quái vật lại đang phá hoại địa cầu.
Anh nói: “Nhóc Nguyên, hôm nay là sinh nhật anh, đừng về sớm quá.”