VÒ NÁT HOA ĐÁNH CHÀNG
Kim Ngao đảo.
Văn Trọng mặc một thân trang phục tân lang, gương mặt lãnh khốc trướng đỏ bừng, trước ngực đeo một đóa hoa to đỏ chót, cùng nến đỏ lay động bốn phía tôn sắc cho nhau.
Thông Thiên cũng khoác trên người bộ quan phục tân lang gấm tằm, chúng đệ tử có chút choáng váng, không thể phân biệt được ai là tân lang, ai là tân nương, chỉ thấy giáo chủ cười dài không ngừng mời rượu, Văn Trọng đen mặt ngồi ở một bên. Chúng đệ tử vội vàng nào là vuốt mông ngựa rồi vuốt mông ngựa, nào là tâng bốc rồi tâng bốc, khi thì vạn năm hòa hợp, khi thì bạch đầu giai lão, tất cả đều tập trung hết lên người giáo chủ.
Rượu quá tam tuần, giáo chủ đã uống không ít, Văn Trọng cũng chếch choáng men say, gương mặt không còn đen như lúc nãy nữa, y lớn tiếng đi tới đi lui lôi kéo mọi người kính rượu.
Giáo chủ thấy Văn Trọng mà uống tiếp sẽ ngã, vội bóng gió kêu chúng đệ tử giải tán, phải động phòng rồi.
Dù có lá gan to bằng trời cũng không ai dám nháo động phòng giáo chủ, thế là các đệ tử nhao nhao lấy cớ rời đi, chỉ còn mỗi Quảng Thành Tử không thức thời cứ lải nha lải nhải với Văn Trọng hoài.
Quảng Thành Tử tụng, giáo chủ cũng tiến lên tụng thi với hắn, tụng chưa tới nửa khắc, Quảng Thành Tử hộc máu bỏ chạy, thế giới liền yên tĩnh, lúc này Văn Trọng mới say khướt ngã vào ngực Thông Thiên.
Văn Trọng mơ mơ màng màng than khổ quá khổ quá…Lén lén lút lút thành thân cái là được rồi, sư phụ còn bày biện phô trương vậy làm chi.
Thông Thiên giáo chủ tách ngón tay Văn Trọng ra, lấy chung rượu ném xuống đất, nhẹ phất tay áo, đèn đuốc trong cả điện lặng lẽ tắt lụi.
Trong bóng tối, quan phục tân lang rơi soạt trên mặt đất.
Sự ôn nhu ngàn vạn năm thổi quét tới, bao phủ thân thể trần trụi của hai người họ.
Đôi môi Thông Thiên ấm áp, chứa đựng vô số ký ức chợt thoáng hiện trong bao năm tháng. Dường như Văn Trọng đã từng hôn vô số lần, nhưng đêm nay vào khoảnh khắc khẽ chạm tay vào, vẫn tâm động dồn dập như cũ.
Ngón tay Văn Trọng men theo cổ Thông Thiên vuốt xuống, sờ đến xương quai xanh, sờ đến g ngực, y mở miệng thì thầm rằng sư phụ ta đến rồi đây, mấy năm nay vẫn luôn nhung nhớ người, đồ đệ không hiểu chuyện…
Văn Trọng dựa lưng vào tường, dùng tay vuốt ve qua lại, gương mặt ấy, sống mũi ấy loáng thoáng là người mà y thân quen lúc nhỏ, rồi dường như lại có chút phát nhiệt. Giữa những tiếng hít thở không nghe Thông Thiên đáp lời, động tác cọ tới cọ lui và cơn run rẩy từ chiếc cổ nóng hổi truyền khắp từng tấc da thịt toàn thân, Văn Trọng không nỡ, bèn tỉ mỉ hôn lên.
Ngón tay Thông Thiên vẫn lành lạnh như cũ, khi được chúng vuốt ve hạ thân, Văn Trọng cảm thấy thoải mái khác thường. Văn Trọng khẩn trương không biết làm sao, thân thể hùng vĩ hết sức căng thẳng, chốc lát sau y ôm lấy Thông Thiên, đè lên mình hắn.
Trong đêm trường chẳng biết từ đâu lóe lên một đốm sáng, nở rộ giữa đôi ánh mắt ngắm nhìn nhau của họ, trong từng đợt nhấp nhô Văn Trọng đối thị với Thông Thiên thật lâu, trong đồng tử là cả biển sao trời bao la, linh khí lấp lánh, Văn Trọng như phát điên mà hôn môi sư phụ, sau một trận run rẩy, chôn sâu trong cơ thể nóng bỏng lan tỏa.
Hôm sau Văn Trọng tỉnh giấc, thấy Thông Thiên đã thức tự khi nào, đang đứng dưới mái hiên bên ngoài phòng.
Thông Thiên trần trụi toàn thân, để lộ chiếc cổ trần, bả vai cân xứng, tấm lưng kiện mỹ cùng mắt cá chân sạch sẽ.
Thông Thiên cầm môt cái huyên cúi đầu thổi khúc gì đó, Văn Trọng nhìn đến nhập thần, cũng nghe đến nhập thần, y cứ thế lẳng lặng mà nhìn.
Ngoài phòng hoa đào bay lả tả, hóa thành vô số con bướm nhỏ lượn tới lượn lui. Thông Thiên thổi xong khúc nhạc, đôi mắt tan rã trông vào trong viện, thì thầm: đồ nhi, ngươi có nguyện ý cùng sư phụ bên nhau như vậy không?
Bên nhau đến khi thương hải tang điền, đến khi thiên băng địa liệt?
Cuộc sống của tiên nhân không như người phàm, một khi đã xác định tình cảm, thì chính là năm tháng đằng đẵng miên man, có hối hận không?
Văn Trọng lắc lắc đầu.
Thông Thiên gật đầu, đi vào phòng bưng chung rượu lên, cùng Văn Trọng mặt đối mặt kề sát nhau, lúc này mới cạn chung rượu giao bôi đêm qua chưa uống.
Chớm xuân, ngày dài, qua hôm nay lại đến ngày mai, qua năm này còn có năm sau.
Triệu Công Minh xách một con cá tới thăm Thông Thiên giáo chủ, đồng thời khéo léo đề xuất một yêu cầu, xin giáo chủ giúp hắn tìm một nàng vợ.
Tốt nhất là ả cửu vĩ hồ kia, bởi vì trong tất cả yêu quái, nàng ta xinh đẹp nhất.
Giáo chủ hướng mặt về phía một đống đá to chất chồng lên nhau, chẳng biết đang luyện thần công gì. Triệu Công Minh thả con cá mang từ Bồng Lai tới xuống, hết sức tò mò, bèn đưa ra nghi vấn, Thông Thiên giáo chủ trả lời hắn rằng, đợi lát nữa sẽ biết là thần công gì.
Triệu Công Minh nhìn nửa ngày, trên đầu mọc đầy dấu chấm hỏi, Thông Thiên giáo chủ cạo cạo qua loa vảy cá, sẵn tay búng một cái, tiên ngư trên biển liền bị mổ bụng xử lý sạch sẽ, sau đó ném lên phiến đá lật trở vào cái, tiếng xèo xèo vang lên, rất nhanh cá đã chín.
Thông Thiên tao nhã rắc muối và nước tương đặc chế của Kim Ngao đảo lên, xong bưng lên bàn, gọi đồng nhi tới tiễn khách.
Triệu Công Minh mặt dày mày dạn không chịu đi, hắn nghi hoặc đến cực điểm, chẳng phải tiên nhân không cần ăn uống sao?
Thế là Triệu Công Minh và giáo chủ tán dóc nửa ngày, đợi đến khi Văn Trọng trở về, giáo chủ mới bưng hai chung rượu ra, Văn Trọng ngồi xuống, giáo chủ bèn gạt Triệu Công Minh qua một bên, cùng Văn Trọng mỗi người một chung đối ẩm, bắt đầu xơi con cá kia.
Triệu Công Minh như bị sét giáng xuống đầu, tê tái xộc xệch trong gió lạnh, giáo chủ cư nhiên đi nấu cơm?!
Giáo chủ ăn xong mới phát hiện Triệu Công Minh vẫn chưa đi.
Văn Trọng đen mặt, rất bực bội với cái bóng đèn này, y nháy mắt ra hiệu giáo chủ hãy mau mau đuổi tên tặc thần này xéo đi.
Thế là Thông Thiên xoay người qua, bắt đầu tụng cho Triệu Công Minh nghe.
Bị tụng hết nửa canh giờ, Triệu Công Minh liền sùi bọt mép cáo từ.
Giáo chủ đưa Triệu Công Minh tới trước cửa Bích Du cung, nói với thần tài rằng: giáo chủ nhàn rỗi quá, lại không cần đi làm, nên đành phải ngày ngày cùng lôi thần chơi “nhà chòi”.
Cơm nước xong, giờ nghỉ trưa, Văn Trọng lười biếng ngồi dựa cột, giáo chủ nằm trong lòng Văn Trọng vừa chơi điền chữ vừa phơi nắng.
Văn Trọng hỏi Công Minh tới làm gì, Thông Thiên bèn đáp, Văn Trọng kéo tới kéo lui, Thông Thiên hơi bực mình, kêu y đừng quấy rầy, tay Văn Trọng không chịu thành thật, cứ sờ sờ vuốt vuốt vai và cổ Thông Thiên, Thông Thiên đang tập trung chơi trò điền chữ, bị phá mãi như thế, rốt cuộc quăng đề không thèm làm nữa.
Ban đầu giáo chủ ghét Văn Trọng ra đề gì mà khó quá, Văn Trọng bèn cười nhạo giáo chủ ngốc không biết suy luận, giáo chủ bèn xổ một hơi như súng máy, đủ màu đủ kiểu, Văn Trọng cãi không lại, bèn bắt đầu hờn giận.
Văn Trọng không nói chuyện, giáo chủ cũng chẳng buồn lên tiếng, Văn Trọng ra ngoài Bích Du cung thuận tay vung một roi quất ngã cây cột ngoài đại môn, cột ngã xuống nện lên đầu y, u một cục.
Thông Thiên giáo chủ cười ầm lên, kêu Văn Trọng qua, Văn Trọng đen mặt ngồi trên bậc thang, giáo chủ liền tự thân đi qua, Văn Trọng kéo tay giáo chủ, hai người ngồi cạnh nhau, Văn Trọng không vui cho lắm, bèn lấy đai lưng Thông Thiên ra trút giận, kéo xé nó xuống.
Ánh nắng ngày xuân chiếu lên thân thể trần truồng của hai người họ, thật ấm áp.
Văn Trọng bắt đầu mang Thông Thiên giáo chủ ra trút giận.
Thông Thiên giáo chủ kêu chơi vài tiếng tượng trưng, rồi không thèm phản kháng nữa. Dáng người Thông Thiên quả thật rất hoàn mỹ, Văn Trọng vốn định đè hắn xuống đất, nhưng trông thấy ngày xuân ấm áp thế này, y có chút không đành
Văn Trọng để Thông Thiên ngồi lên người mình, y tựa lưng vào một cây cột khác, nhẹ thúc vài cái, lúc làm tình Thông Thiên vẫn giữ nguyên ánh mắt ấy, ngoại trừ tần suất hô hấp nhanh hơn rất nhiều, thì những biểu hiện còn lại đều không khác bình thường là bao.
Văn Trọng lại bất mãn, đưa một tay ra nắm lấy “Cái ấy” của Thông Thiên vuốt lên vuốt xuống, nhìn Thông Thiên không hề chớp mắt, y tay thì khẽ nắn, còn hạ thân lại thúc mạnh, Thông Thiên cười, bắt đầu kêu lên.
Văn Trọng không biết Thông Thiên có cảm giác thật hay giả, vì thế làm như trả thù mà rút ra, xong đẩy mạnh vào, Thông Thiên chịu không nổi, giả điên thành ra điên thật, ôm Văn Trọng bắt đầu thở dốc, Văn Trọng liền hài lòng.
Chuyển động nửa ngày, Thông Thiên ra trước, Văn Trọng mới tha cho.
Thông Thiên quấn áo choàng kiếm tiên bò sang một bên nằm xuống đất ngủ, Văn Trọng trần truồng nghiêng người ôm hắn ngủ một hồi, nghỉ trưa xong, Văn Trọng mặc y phục vào, sửa tốt cây cột trước đại môn Bích Du cung, sau đó đi tuần tra.
Sau giờ nghỉ trưa, Thông Thiên ngủ no thức dậy, nhàn rỗi đi dạo vài vòng, bắt đầu chuẩn bị nguyên liệu để tối chơi nhà chòi tiếp, nhưng phát hiện nồi sạn mất tiêu cả rồi, cái tên Triệu Công Minh này lớn gan thật, ngay cả đồ của giáo chủ cũng dám chôm.
Không có nồi sạn làm sao bây giờ? Thông Thiên giáo chủ tiếp tục đi dạo, dạo vòng vòng một hồi phát hiện trên bàn đá có một tờ giấy, là một bản điền chữ Văn Trọng mới soạn ban trưa, đề mục đơn giản hơn rất nhiều. Còn cái bản khó nhằng hồi sáng đã bị Văn Trọng xé rồi.
Thông Thiên cho rằng làm cái đề mục dễ ẹc này thật sỉ nhục chỉ số thông minh giáo chủ quá thể, thế nên chẳng buồn liếc mắt tới, nhưng qua một lúc sau, thực sự không có gì làm, đành phải quay về điền tờ giấy kia.
Gặp ngày tuế phá, mọi chuyện chẳng lành, thiên địa ngừng xoay, lôi thần nghỉ việc.
Văn Trọng quen thức sớm, Thông Thiên vẫn còn ngủ nướng, sáng sớm bỗng nhiên Văn Trọng thấy nghẹn đến khó chịu, bèn sờ tới sờ lui trên người Thông Thiên, đem Thông Thiên giáo chủ sờ tỉnh luôn.bg-ssp-{height:px}
Thông Thiên giáo chủ không vui, nhưng Văn Trọng sờ cả nửa ngày làm giáo chủ cũng phấn chấn tinh thần, thế là hai người đành phải làm tình để giải quyết. Làm xong Thông Thiên còn muốn hấp lại giấc ngủ, nhưng đồng nhi lại tới báo rằng: Nguyên Thủy Thiên Tôn tới rồi.
Thông Thiên qua loa mặc y phục vào, đi ra hoa viên nhìn một cái, thấy sắc mặt Nguyên Thủy Thiên Tôn hơi khó coi, bèn xoay người vào phòng hỏi Văn Trọng.
Lúc này Văn Trọng mới nhớ ra, mấy hôm trước giáng sét đã bổ cho tên ái đồ nào đó của Nguyên Thủy Thiên Tôn đi chuyển thế, giờ người ta tìm tới cửa trả thù, đành phải khai báo đầu đuôi ngọn ngành cho Thông Thiên nghe.
Hai thầy trò câu kết nhau bày mưu nửa ngày, Thông Thiên chợt nảy ra một kế, vứt Nguyên Thủy Thiên Tôn lại Bích Du cung, không đếm xỉa tới nữa, mình thì sẵn tay thu thập vài món, kỳ lân cũng không cưỡi, cứ thế lôi kéo Văn Trọng xuống phàm trần nghỉ mát.
Thông Thiên đã dặn kỹ Văn Trọng, hạ thế không được dùng tiên thuật, học theo phàm nhân chơi mấy ngày rồi hẳn về, nhưng khi tới nước Sở mới ý thức được một chuyện vô cùng trọng yếu, làm người phàm cần phải xài tiền.
Thông Thiên bảo: đồ nhi à, này là ngươi sai rồi, sư phụ đâu phải người phàm, làm sao nghĩ tới chuyện này được?
Văn Trọng bảo: năm xưa lão tử vừa từ Kim Ngao đảo ra ngoài là được làm thái sư triều Thương ngay, ai biết tiền bạc là cái giống quái gì.
Thông Thiên đành phải giẫm lên phi kiếm, tính tới Bồng Lai kiếm thần tài Triệu Công Minh lấy chút tiền tiêu, Văn Trọng cảm thấy vậy mất mặt quá, nên không cho Thông Thiên đi.
Thông Thiên muốn lấy một ít ngọc bội dây đeo nhẫn này nọ đi đổi tiền, Văn Trọng cũng không cho, bảo rằng đồ của tiên nhân đâu thể lưu lạc trần gian, huống hồ lão yêu quái ngươi đã thành thánh rồi, tùy tiện vứt cục đá xuống thiên đình cũng sai người chạy theo nhặt về nữa là, không được.
Thông Thiên muốn biến ra vài núi vàng núi bạc để dùng, Văn Trọng cũng nói không được, lão bách tính sinh sống rất vất vả, giá nhà rất cao, đừng có gây lạm phát.
Cái này không được, cái kia cũng không được, Thông Thiên phát cáu, bất hòa với Văn Trọng, bắt đầu đi lung tung trong Sính thành.
Văn Trọng theo không xa không gần đằng sau Thông Thiên, đi hết mấy con phố, Thông Thiên giáo chủ trông thấy bên đường có một tên khất cái, trên mình chảy mủ, lòng bàn chân nổi nhọt, té ngã trên mặt đất, trước người đặt cái chén sành mẻ nát, bộ dạng nửa sống nửa chết mà xin cơm.
Thông Thiên nghĩ ra một cách, bèn lười biếng tiến tới phất tay áo một cái, biến tên khất cái nọ thành một bán tiên, kêu hắn đi tu đạo, còn mình thì bắt đầu cầm chén ngồi bên đường xin ăn.
Văn Trọng mất mặt gần chết, nhưng sợ Thông Thiên nổi đóa, đành phải nén giận ngồi xuống xin ăn chung.
Làm ăn mày hiệu suất kiếm tiền quá thấp, hơn nữa dễ nhận tiền giả, Thông Thiên xin ăn nửa ngày, lại nghĩ ra trò mới, hắn đi tới tiệm vải bên kia đường xé một miếng vải vàng, xin chút hồ dán, rồi nhặt cây chổi, bẻ phần thân trúc xuống, xong lấy miếng vải vàng dán lên cây trúc, sai Văn Trọng cầm, hai sư đồ lượn tới lượn lui trên phố, bắt đầu giúp người ta xem mệnh.
Ông trời không mặc quần, thánh nhân phải che giấu giúp, không thôi để lộ thiên kê sẽ bị sét đánh chết, trước kia bị sét đánh, giờ đương nhiên cũng bị. Tiểu đồ đệ Hạo Nhiên trong nhà Thông Thiên đã từng hứng sét một lần rồi, bất quá trước trận chiến Phong thần thì sét do ông trời quản, nhưng sau trận Phong thần, sét đã về tay Văn Trọng.
Văn Trọng không đi làm, thế nên thiên cơ gì cũng có thể lộ được, dù sao lôi thần cũng ở sát bên.[thiên cơ và thiên kê đồng âm tiān jī, chơi chữ, kê ở câu trên nghĩa là cái JJ ấy =))]
Thông Thiên không sợ sét đánh, đứng ở đầu phố khai trương gian hàng bói toán, lôi kéo người qua đường mồm năm miệng mười xổ ào ào như xe lửa.
Lại nói nghề bói toán chính là một kỹ năng sống, đoán bát tự người ta không thể đoán bừa được, phải biết kết hợp khéo léo lời hay và ý xấu, Thông Thiên không có bản lĩnh đó, nói hồi đâm nghiện, bệnh lải nhải phát tác, thấy người ta tới liền phán ờ ngươi chết ra sao ra sao, toàn là nói xui nói xẻo, vầy đương nhiên không được.
Thế nên nói cả nửa ngày, người dân Sính đô vừa gặp Thông Thiên giáo chủ liền vắt giò lên cổ trốn không còn một mống.
Giáo chủ bực mình.
Văn Trọng hả hê đứng một bên nhìn giáo chủ cắn ba ba, đồng thời tính chừng trở về đem đảo Kim Ngao đổi tên thành “đảo Kim ba ba” luôn. [nghĩa là bị cự tuyệt]
Sau khi gieo rắc kha khá tai họa cho Sính đô xong, giáo chủ nghe đồn gần đây sắp đánh trận, bèn gánh cờ phướn đủng đỉnh đi một mạch về phía nam. Đi vài ngày bên sông Tương, có người tới thì coi bói, không ai tới thì vào rừng làm tình, một ngày nọ Văn Trọng xách đai lưng đi ra, trông thấy một tên điên đứng bên sông Mịch La cả nửa ngày trời.
Thông Thiên giáo chủ nhìn nhìn, cho rằng đây là một kẻ ngu lắm tiền, có người lừa rồi, bèn tiến tới hỏi hắn muốn xem bói không.
Người nọ ngơ ngơ ngác ngác mở miệng hỏi thiên hạ, hỏi thiên hạ xong lại hỏi tới vận nước, hỏi vận nước xong lại hỏi tới thương sinh bách tính, Thông Thiên giáo chủ chiếu theo tình hình thực tế mà hồi đáp từng việc một, chờ người nọ hỏi xong, Văn Trọng mới nói:
“Bói thiên bói địa, không bằng bói chính bản thân ngươi”
Thông Thiên chậm rãi lắc lắc đầu, trong mắt toát ra thần sắc xót xa.
Người nọ bi thương thét dài, ùm một tiếng, nhảy xuống sông Mịch La.
Thông Thiên giáo chủ thở dài, nói: “Mới nãy ta đã đoán ra mạng người này”
Văn Trọng và Thông Thiên giáo chủ đứng bên bờ sông chốc lát, Thông Thiên phất bào tụ, thu ba hồn bảy vía của người nhảy sông nọ vào ống tay áo, rồi xoay người rời đi.
Hôm đó vừa khéo là ngày năm tháng năm.
“Lộ mạn mạn kỳ tu viễn hề, ngô tương thượng hạ nhi cầu tác…” Thông Thiên ca thán, tới Bành thành, Thông Thiên giương tay áo, mở ra một tiểu huyền môn, đá tên kia tới mấy trăm năm sau đầu thai.[trích trong bài Ly Tao của Khuất Nguyên, nghĩa là dù con đường phía trước còn dài đằng đẵng, ta vẫn kiên cường tiến bước theo đuổi chân lý]
Văn Trọng dắt tay Thông Thiên, mười ngón tay hai người đan siết vào nhau, đi qua nửa đại địa Thần Châu, những ngón tay thon dài lạnh lẽo của Thông Thiên siết thật chặt bàn tay dày rộng ấm áp của Văn Trọng, lòng tràn ngập cảm giác an toàn.
So với người nọ cô độc mà chết, thì cuộc sống dù nhàm chán, vẫn tốt hơn rất nhiều.
Văn Trọng cũng nghĩ như vậy, y quyết định sau này sẽ không cãi cọ nữa, chuyện gì y cũng sẽ nhịn.
Chưa được bao lâu, Thông Thiên lại đề nghị tới Bồng Lai chơi, sẵn tiện lấy nồi sạn bị Triệu Công Minh chôm về luôn, Văn Trọng vừa nghe liền xù lông, đánh chết cũng không chịu đi, thế là hai người lại gây gỗ.
Văn Trọng đánh chết cũng không chịu đi, Thông Thiên cũng muốn đánh chết Văn Trọng thật, sau nghĩ lại thôi bỏ đi, nhưng chuyện Triệu Công Minh cầu vẫn còn để trong lòng, dù gì cũng ăn cá đệ tử tặng rồi, không quản đâu được, vì thế tính lên Thủ Dương sơn làm mai.
Tuy Văn Trọng không ưa ba tỷ muội Đát Kỷ lắm, nhưng dù gì ba ả cũng tốt hơn Triệu Công Minh, quỷ mới biết tới Bồng Lai dạo một vòng, lấy được nồi sạn về rồi, trên mình có rớt thêm đống đồ nào nữa không, bởi nên dính tới Triệu Công Minh thì bất kể thế nào cũng không đi.
Tự dưng dư hơi tới đảo Bồng Lai, vô duyên vô cớ cúng tiền cho tên tặc tổ tông đó, giỡn chơi chắc.
Thông Thiên giáo chủ ở Hiên Viên điện trên Thủ Dương sơn uống chung trà, nói vài câu, khen Hỉ Mị trưởng thành rồi, khen Vương Quý Nhân biến thành người rồi, xinh đẹp mặn mà hơn biết bao nhiêu, rồi lại khen Đát Kỷ…Thực sự nghĩ không ra khen thế nào mới tốt, bèn thuận miệng nói y phục Đát Kỷ đẹp quá, khí chất ngày càng tuyệt vời.
Ba tỷ muội Đát Kỷ dùng ánh mắt như gặp quỷ mà nhìn Văn Trọng.
Thông Thiên vào đề chính, bắt đầu làm mai Triệu Công Minh cho Đát Kỷ.
Đát Kỷ mặc kệ, giết lão nương…giết tiện tỳ luôn đi, gả cho tên tặc thần đó? Ngày nào đó tới cái yếm cũng bị chôm mất thì biết đòi ai? Kiên quyết không lấy.
Hảo ý của giáo chủ Đát Kỷ rất cảm động, khóe mắt ẩm ướt, cái mũi lên men, giáo chủ lúc nào cũng băn khoăn cho hạnh phúc của chúng đệ tử, tốt hơn biết bao nhiêu so với lão già Nguyên Thủy Thiên Tôn chuyên cầm gậy đánh uyên ương kia.
Nhưng trong tình yêu luôn chú trọng việc chàng tình thiếp nguyện mà đúng không? Dẫu gì cũng đã là người…là yêu quái tám trăm tuổi rồi, chuyện hôn sự phải tự mình làm chủ, hơn nữa, yêu quái sống dai, chẳng biết lúc nào thì quy tây, rủi như sống tới mấy ngàn tuổi, sáng nào thức dậy cũng phải đối mặt với cái tên đầu trộm đuôi cướp kia, tới cái yếm cũng mất thì thực sự ấm ức lắm thay.
Giáo chủ nói cả nửa ngày, tới nỗi ê mông khô miệng, đột nhiên nghĩ có phải tại mình lải nhải nhiều quá nên bị ghét bỏ rồi chăng?
Giáo chủ có chút buồn bực, kỳ thực giáo chủ tôn trọng việc tự do yêu đương, chính giáo chủ cũng tự do yêu đương vậy, giả sử thiên đạo phối bừa mình cho Nguyên Thủy Thiên Tôn, mình nhất định cũng không chịu, nỗi khổ của việc kết hôn cưỡng ép giáo chủ có thể sâu sắc hiểu được, có trách thì trách lẽ ra hôm đó mình không nên ăn cá Triệu Công Minh đưa tặng.
Của biếu là của lo, của cho là của nợ thật chẳng sai!
Khoan khoan, Nguyên Thủy Thiên Tôn? Giáo chủ chợt nhớ ra, giờ mà về chắc Nguyên Thủy Thiên Tôn chờ lâu quá tức tối bỏ đi rồi.
Giáo chủ rất vui vẻ, ngay cả lá cờ phướn rách nát thuận tay dán cũng quên cầm theo, uống trà xong liền cáo từ.
Giáo chủ và Văn Trọng hiên ngang về nhà.
Nguyên Thủy Thiên Tôn vẫn còn ngồi trong Bích Du cung, từ khi hai người họ hạ thế, ông ta vẫn chưa uống xong chung trà.
Kỳ quá vậy? Ở nhân gian hết mấy tháng rồi còn gì…Giáo chủ chợt nhớ ra, một năm ở dưới đất chỉ bằng có một ngày ở trên trời.
…
Giáo chủ bực mình chết được.
Quyển : NỮ OA THẠCH