Sáng sớm vừa ngủ dậy, Tịch Nhan liền nhận được điện thoại của Tiết Đình Chi, cô bé giọng nức nở run run, còn cả tiếng nấc nghẹn ngào: "Cô giáo Đỗ, nhà của bà ngoại bị người ta dỡ đi rồi, em...em biết sống đâu bây giờ...".
Tiết Đình Chi sống cùng bà ngoại ở ngõ Tử Trúc, thuộc khu vực di dời trong khu quy hoạch lần này của nhà nước.
"Em đừng lo, cô sẽ tới ngay!". Tịch Nhan hỏi địa chỉ, gác điện thoại, liền mau chóng thay quần áo và xuất phát. Đi qua hàng hoa quả, nghĩ lần đầu tới thăm cũng nên mua chút đồ làm quà cho người lớn tuổi.
Tay xách nách mang một đống quà, đi xe buýt thì bất tiện, cô bèn bắt taxi nhằm hướng ngõ Tử Trúc thẳng tiến.
Xuống xe ở đầu ngõ, Tịch Nhan có đôi chút lạ lẫm.
Tử Trúc là con ngõ cổ từ lâu lắm rồi, nghe đâu đã hàng trăm năm tuổi. Đường lát đá xanh, ngõ hẻm chật chội, lại quanh co uốn khúc, đứng đầu ngõ không sao nhìn thấy cuối ngõ. Hai bên đa số là những ngôi nhà mái bằng hoặc nhà gỗ mái ngói kiểu cũ thấp lè tè, tường xanh ngói xám, cửa chính gỗ, cửa sổ gỗ, cầu thang gỗ. Ngẩng đầu nhìn bầu trời bốn bề xung quanh, là áo quần, ga trải giường đủ các màu sắc giăng phơi từng hàng từng hàng, trông cứ như bao nhiêu quốc gia đang khoe quốc kỳ.
Những năm , của thế kỷ trước, sự chênh lệch giàu nghèo chưa sâu sắc như bây giờ, Tịch Nhan khi ấy chưa bao giờ thấy việc sống trong một khu ổ chuột nghèo khó như ngõ Tử Trúc là điều đáng xấu hổ, ngược lại còn tìm thấy ở đó biết bao niềm vui.
Tịch Nhan thích nhất là những buổi chiều tối mùa hè. Mỗi khi màn đêm chực ập xuống, từng hộ từng nhà trong con ngõ nhỏ lại mang giường tre, hay vài cái ghế mây, ghế đẩu ra đặt trước hiên nhà. Cơm tối xong, người thì "buôn" chuyện đánh bài, người lại nằm khểnh chân hóng gió, có người còn cao hứng đem đàn ra hát. Các cụ già thì phe phẩy quạt ba tiêu, quạt giấy, quạt lông chim, lũ trẻ thì rủ nhau chơi trốn tìm, nô đùa, nghe người lớn kể chuyện ở bãi đất trống trước nhà.
Khi ấy, lũ trẻ trong những ngày hè chói chang, chỉ mong nhất được cầm trong tay một que kem sữa mát lạnh. Bình thường bọn chúng chỉ có thể ăn kem đường, năm xu một que của bà cụ trong ngõ làm. Kem sữa thì đắt hơn nhiều, những đứa trẻ trong ngõ Tử Trúc thông thường chẳng bao giờ dám mơ tới.
Những ngày hè trong ký ức của Tịch Nhan, là bầu trời đêm xanh thẳm, với chi chít những ngôi sao lấp lánh, tiếng ve râm ran trên cây, tiếng ếch kêu oàm oạp vọng lại, bóng đom đóm lập lòe bay qua bay lại...còn cả tiếng cười trong trẻo mà sảng khoái của bầy trẻ con, vẻ giản dị mà trong sáng của thời đại bấy giờ.
Tịch Nhan vẫn nhớ, đầu ngõ có mấy cây chi tử, xanh um tươi tốt, tràn đầy sinh khí, làm nền cho con ngõ nhỏ mộc mạc cũ kỷ, khiến nó trở nên rạng rỡ sinh động. Hàng năm cứ đến tháng Năm, tháng Sáu, trong tán lá xanh um hình bầu dục thấp thoáng những bông hoa chi tử trắng tinh dày đặn, từng chùm từng chùm đua nhau nở. Cánh hoa tầng tầng lớp lớp, hương thơm lan tỏa, nồng nàn mà bền lâu.
Trở về từ nhà ông nội ở quê, nhìn thấy những cây chi tử này, Tịch Nhan như gặp lại bạn cũ, vô cùng thích thú. Hàng ngày sau giờ học, Tịch Nhan đều quyến luyến quẩn quanh dưới gốc cây. Cô như mê muội hương hoa chi tử, mỗi lần bước qua đây, đều cảm thấy tâm hồn thư thái.
Nhưng bây giờ, đã không còn chút tâm tích cây chi tử nào nữa, khắp nơi chỉ còn cảnh hoang tàn đổ nát, là cảnh ngổn ngang bộn bề sau cuộc di dời. Tịch Nhan mặc kệ đám bụi mịt mù xộc vào mũi, bước vào hiện trường phá vỡ. Vừa được vài bước, phía trước có người ngăn lại: "Ở đây đang phá vỡ nhà, nguy hiểm lắm, mời cô ra ngoài cho!"
Tịch Nhan cất tiếng hỏi: "Các căn nhà quanh đây đều dỡ bỏ rồi sao? Nhà số ngõ Tử Trúc đã dỡ chưa?"
"Nhà số ?", người đó chau may, đưa mắt nhìn cô một lượt từ đầu đến chân: "Đó là hộ đang bị cưỡng chế, họ sống chết nhất quyết không chịu dời đi. Chúng tôi đang làm công tác tư tưởng".
"Đó là nhà học trò của tôi, tôi phải đi tìm họ". Tịch Nhan bỏ qua lời khuyên can của mấy người công nhân, cẩn thận bước qua đám gạch ngói vỡ và cột nhà ngổn ngang trên nền đất, tìm đến nhà số ngõ Tử Trúc.
Kỳ thực rất dễ tìm, không cần nhìn số nhà, bởi những nhà xung quanh đều đã dỡ bỏ rồi, chỉ còn ngôi nhà gỗ nhỏ rách nát đứng chơ vơ. Tịch Nhan gõ nhẹ lên tấm cửa gỗ sơn đỏ loang lổ, một lúc lâu sau mới có tiếng khe khẽ đáp lời: "Ai đó?"
"Tiết Đình Chi, là cô, cô giáo Đỗ đây".
Cánh cửa gỗ mau chóng được mở ra, Tiết Đình Chi đứng bên trong cánh cửa, vừa nhìn thấy cô, tròng mắt bỗng chốc đỏ hoe: "Cô giáo Đỗ..."
Tịch Nhan theo cô trò nhỏ bước vào trong, bên trong có một khoảng sân tương đối rộng, ở giữa trồng một cây chi tử. Vòng hoa chi tử còn nguyên sương sớm lúc trước, phải chăng do chính bà ngoại của Tiết Đình Chi hái từ trên cây này xuống.
Ngôi nhà của Tiết Đình Chi, không có gì hơn ngoài bốn bức tường, trừ bàn, ghế, giường ra, tuyệt nhiên không có thứ gì đáng tiền. Hai bà cháu dựa vào nhau mà sống, chỉ biết trông chờ vào chút tiền trợ cấp của nhà nước mà duy trì cuộc sống, gia cảnh vô cùng khó khăn.
Bà ngoại của Tiết Đình Chi là một bà lão nhỏ nhắn nhưng minh mẫn, mặc dù đầu tóc bạc phơ, khuôn mặt đầy những nếp nhăn, nhưng ánh mắt vẫn sáng, sức khỏe vẫn tốt. Bà cụ tính tính ngay thẳng, kiên quyết không nhận quà mà Tịch Nhan mang đến, chỉ nắm tay cô, khẩn khoản: "Cô giáo Đỗ, mong cô giúp bà cháu chúng tôi, giữ lại ngôi nhà cũ kỹ này".
Người già đều rất hoài cổ, ngôi nhà đã gắn bó gần cả cuộc đời, ai nỡ dứt bỏ ra đi? Hơn nữa, bà cụ không xu dính túi, mẹ Tiết Đình Chi đã tái giá, lại vừa nghỉ việc, lấy đâu ra tiền mà mua nhà khác?
Dù như vậy, Tịch Nhan vẫn hết lời khuyên nhủ: "Lần di dời này là chủ trương của nhà nước, nhà mình cũng không thể không theo, trước sau gì rồi cũng phải chuyển. Hay mình cứ chuyển tới khu tái định cư đã được sắp xếp, căn nhà này diện tích cũng tương đối lớn, tính theo giá thị trường bây giờ, có lẽ cũng không phải bù thêm nhiều đâu ạ. Mà nếu cần, cháu có thể giúp bà ứng ra trước..."
"Thế sao được?", giọng bà cụ có phần kích động, "Lúc trước cô đã giúp nộp tiền học cho Đình Chi nhà chúng tôi, tôi còn chưa trả được! Bà cháu tôi tuy nghèo khó, nhưng có thể gặp được cô giáo tốt như cô, cũng là phúc phận mấy đời nhà chúng tôi rồi!"
Bà cụ cuối cùng cũng bị Tịch Nhan thuyết phục, đồng ý rời đi, chỉ mong gia hạn thêm vài ngày, vì còn phải thu dọn đồ đạc và tìm chỗ ở mới. Tịch Nhan nói: "Hay là thế này đi, bà và Đình Chi tạm thời dọn đến ký túc trường cháu ở tạm. Nghỉ hè cháu ở nhà bố mẹ mà."
Bà cụ cảm động khôn xiết, không ngớt lời "làm phiền cô giáo Đỗ nhiều quá". Tịch Nhan an ủi bà cháu thêm đôi câu, rồi cáo từ ra về. Trước khi về, nhân lúc bà cụ không để ý, bèn lén để giỏ quà lại trong phòng.
Cô lần theo lối cũ, lúc quay ra đến đầu ngõ, không cẩn thận giẫm phải cái đinh.
Mũi đinh vừa nhọn lại vừa sắc lại còn loang lổ vết gỉ sét xuyên qua đế dép, đâm qua da thịt, đau như xát muối.
Tịch Nhan cố nén cái đau nhói buốt, cà nhắc từng bước một băng qua đống đổ nát, nhằm hướng bến xe buýt phía bên kia đường. Nhìn cô đi lại khó khăn, taxi đi ngang qua, đều cố ý giảm tốc độ, còn nhấn còi bim bim.
Tịch Nhan chỉ biết lắc đầu, vừa nãy lúc đi đã gọi xe, mua quà, giờ trong túi chỉ còn vài đồng lẻ, chỉ có thể đi xe buýt.
Một chiếc ô tô đen lướt qua bên cạnh, tiến được vài mét, rồi đột ngột phanh gấp, quay đầu xe, tiến về phía cô, cuối cùng dừng lại trước mặt cô.
Tich Nhan thấy khó hiểu quay đầu lại, thấy chiếc xe Benz màu đen này sao quen quen.
Tim cô bỗng thót lại, không ngờ rằng, vào lúc này, xuất hiện tại chính nơi này.
Đúng lúc cô thảm hại, không nơi nương tựa như thế này.
Cửa xe nhanh chóng mở ra, một luồng gió lạnh phà tới.
"Đỗ Tịch Nhan, lên xe". Năm từ ngắn gọn mà đầy sức mạnh, từng từ từng từ một vang vọng vào lòng cô.
Cô ngước mắt nhìn lên, một lần nữa, lại bắt gặp đôi mắt màu hổ phách ấy.
Con phố một sáng mùa hè, ánh mặt trời hừng hực, đứng gió, thời gian dường như cũng ngừng lại.
Anh gọi cô "Đỗ Tịch Nhan", anh đã nhận ra cô từ lâu, nhưng lại xem cô như con chuột để vờn đùa.
Dù là Trác Thanh Liên của hiện tại, hay là Kiều Dật của ngày trước đều thích chơi trò trốn tìm.