Con đường tôi đi giờ này trở nên thật thanh vắng dù chỉ mới giờ hơn. Nó vắng đến nỗi những đứng trẻ trong xóm có thể chiếm dụng một khoảng đường khá dài để đá bóng mà không sợ bị ai làm phiền. Chính vì lẽ đó, bọn tôi hay dừng bất chợt khi tụi nhỏ chiếm dụng khoảng đường này làm sân chơi thể thao bất đắc dĩ. Khi thì là đá banh, khi thì tạt lon, cuốc bắt.
Nhưng điều đó có lẽ vẫn còn đỡ hơn mấy đám thanh niên tụ tập ngồi hai bên đường nói chuyện. Dù chỉ là thế nhưng cái khung cảnh vắng vẻ, tĩnh mịt cộng với ánh nhìn tò mò của bọn nó mỗi khi tôi và bé Mi đi ngang vẫn làm cho cả hai lo sốt vó.
Cứ mỗi lần như thế, vòng tay của con bé lại xiết chặt hơn làm cái khuôn mặt nhỏ nhắn của nó tỳ lên lưng tôi ấm tợn.
Cũng đã một lúc rồi kể từ khi con bé nói với tôi cái câu nói đầy ẩn ý đó. Nói rằng nó muốn quên mình đi. Thế nhưng khi tôi hỏi là sao nó cứ im thinh thít. Gặng hỏi dữ lắm nó mới phả ra được một câu cụt lũn:”Tự mà hiểu!”
Tuy nhiên tôi không quá bận tâm về câu nói ấy. Với một thằng con trai như tôi, việc được một cô gái ôm chặt từ sau lưng mới là một vấn đề đáng quan tâm nhất lúc này. Tôi nghĩ nó ôm tôi vì sợ khung cảnh vắng lặng, cũng có thể là do đám thanh niên kia cứ nhìn chăm chăm. Chung quy lại tất cả đều là ý nghĩ của tôi thôi. Nhưng sự thật là nó vẫn ôm tôi như thế suốt cả một đoạn đường dù vắng hay đông, cái xiết tay đó vẫn giữ lực đều đều, chặt chẽ nhưng vẫn nhẹ nhàng đủ để làm tim bất cứ ai xao xuyến.
Mãi cho đến khi tôi đạp ngang qua cây cầu sắt, ánh đèn đường mới trở nên sáng sủa hơn. Cái xiết tay đó cũng dần dần lỏng bớt rồi mất đi lúc nào không biết. Đến khi tôi nhận ra thì cái cảm giác đó chỉ còn trong trí nhớ vẫn vơ của tôi mà thôi.
Con bé đã thôi không ôm tôi nữa. Những thay vào đó, chát giọng đầm ấm trong veo của con bé lại cất lên, xua tan đi bầu không khí yên tĩnh bao trùm lấy hai đứa:
-Sài Gòn buổi tối cũng đẹp ghê anh ha?
-À ừ, Sài Gòn mà.
-Dù đã được nội kể qua nhưng em không ngờ lại Sài Gòn lại có nhiều góc khuất như vậy!
-Góc khuất? Ở đâu? Mình đang đi ngoài đường mà!
Con bé giận dỗi đập tay vào lưng tôi một cú chát chúa:
-Hông phải? Ý em là góc khuất của tầng lớp lao động kia!
-À, ý em nói gia đình của thằng Đức đó phải không?
-Um, dù cũng có quen biết nhưng Đức em không hề biết gia đình Đức lại có hoàn cảnh như vậy. Tự nhiên em thấy mình còn hạnh phúc hơn nhiều người lắm!
Tôi có hơi bất ngờ với những cảm nhận của Ngọc Mi. Nhưng rồi một lúc sau đó tôi cũng phải chấp nhận rằng Ngọc Mi không chỉ thông minh, tinh tế lại còn có đôi mắt rất tinh đời và giàu cảm xúc.
Sẵn cũng tâm trạng với con bé, tôi cũng cười nhẹ chỉ về phíatay phải nơi có tòa nhà cao nhất Sài Gòn này:
-Em có thấy tòa nhà đó không Mi?
-Thấy! Bitexco phải không anh?
-Phải rồi. Bây Giờ em thử nhìn lại xung quanh mình đi!
Tôi bắt con bé phải nhìn cảnh vật đìu hiu xung quanh. Dù là ở Sài Gòn nhưng không phải nơi nào cũng xa hoa như trong trí tưởng tượng của một số người dân ở tỉnh lẻ. Nó cũng có những góc khuất, những mảnh đời đang từng ngày tìm kế mưu sinh cũng giống như những người dân nghèo khác mà thôi. Sài Gòn đất chật người đông. Đã là đất chật người đông thì tầng lớp nào cũng có cả.
Con bé Mi tỏ ta rất tinh tướng. Bằng đôi mắt nai sáng lung linh như hai giọt nước đó, nó chỉ nhìn một lượt khoảng vài giây rồi trả lời ngay:
-Anh đang chỉ em vẻ đối lập của Sài Gòn phải không?
-Ừ phải rồi. Nơi đó và nơi này chỉ cách nhau chừng gần cây số thôi nhưng như em đã thấy rồi đấy!
-Um, em hiểu rồi! Nét xa hoa chỉ là bề nổi của tảng băng mà thôi!
Đến bây giờ thì tôi mới chắc mủm rằng vì sao Ngọc Lan lại nói với tôi rằng nàng lại dè chừng bé Mi đến như vậy. Ngọc Mi rất thông minh, lại còn sắc xảo và có cái nhìn rất tinh túy. Khỏi cần phải đoán tôi cũng chắc chắn rằng con bé sẽ không tốn quá câu để hoàn toàn áp đảo chị hai mình trong mọi tình huống. Nghĩ đến ai mà xui xẻo lấy con bé về làm vợ sau này, tôi tự nhiên thấy rợn cả sống lưng.
Ánh sáng văn minh cũng trở lại với chúng tôi khi những tòa nhà cao tầng rồi cũng xuất hiện sau ngã rẻ ra lộ lớn. Tuy nhiên tôi cũng muốn để con bé có thêm một chút gọi là kỉ niệm với những góc khuất Sài Gòn nên vội hỏi con bé ngay:
-Nè, bây giờ em có đói bụng hông?
-Hông đâu, hồi chiều có ăn cơm rồi mà!
-Thiệt là hổng đói chút nào luôn hả!
-Um… – con bé sờ vào bụng suy nghĩ một lúc – …cũng thấy đói chút chút!
Chỉ chờ có thế, tôi liền phởn mặt lên thích thú:
-Hề hề, đi ăn tối với anh không?
-Ăn tối hả?
-Ừ, anh giới thiệu cho món này đảm bảo từ trước tới giờ em chưa ăn luôn!
-Chưa ăn luôn hả?
Nhìn thấy nét mặt có phần ngạc nhiên của con bé, tôi thấy mình cứ y như người chiến thắng vậy. Thế là tôi chẳng nói chẳng rằng gì, bèn đạp xe tới phía trước khoảng vài căn nhà và dừng lại trước hàng hột vịt lộn ven đường. Sỡ dĩ tôi chọn hột vịt lộn vì dù con bé có sành các món Việt đến đâu nhưng với một tiểu tư quyền quí thì chắc chắn sẽ chẳng bao giờ đụng đến món này. Thề luôn ý!
-Hột vịt lộn à, món này em biết!
Vừa thắng xe con bé đã phán một câu kinh hồn làm cả người tôi như suy sụp xuống đất. Chừng như thấy được vẻ mặt ngáo tẻn như chuột lột của tôi, con bé lại cười khì:
-Hì, nhưng em chưa ăn bao giờ, chỉ nghe nói tới thôi!
Ngay lập tức tôi như mảnh đất cằn cỏi bỗng chốc hồi xuân trở lại với biết bao nhiêu cành cây hoa lóa xum xuê. Vậy là tôi tự tin dắt con bé vào quán ngồi ngay làm cho biết bao nhiêu cặp mắt trong đấy phải ngước nhìn một cách kinh ngạc.
Cũng đúng thôi, con bé hôm nay tuy ăn mắc giản dị chỉ với quần kaki áo thun nhưng mái tóc xoăn ngang vai đặc trưng của người nước ngoài cộng với đôi mắt nai tròn xoe cũng đủ để toát lên vẻ ngoài xinh xắn không tỳ vết của mình. Nhìn nét mặt thèm thuồng của mấy thằng nhóc xung quanh mà tôi thấy khoái chí cực.
Tuy nhiên con bé bỗng thay đổi sắc mặt đi khi vừa ngồi xuống ghế:
-Em chỉ nói thế thôi chứ cũng hông muốn ăn đâu!
-Sao thế, ngon lắm đó!
-Ư…nhìn kinh lắm!
-Hề hề, không sao đâu, cứ làm theo chỉ dẫn của anh là được!
Để con bé không phải đổi ý, tôi gọi liền hai trứng nóng hổi ra để trước mặt làm sắc mặt con bé càng biến đổi bạo. Vừa lúc nãy còn hồng hào giờ đã chuyển sang tái và sắp tới dự là xanh lè như lá chuối.
-Phải ăn hả anh?
-Phải ăn chứ, gọi rồi mà!
Rồi tôi bốc một trứng để vào cái chun nhỏ cho con bé rồi lấy muỗng đập dập phần đầu để bóc vỏ trứng ra:
-Đó, em thấy chưa, thơm phức luôn!
-Hì…
Con bé rán nở nụ cười miễn cưỡng vô cùng. Tuy nhiên đó vẫn chưa phải là đoạn kinh dị nhất (tất nhiên là theo cảm nhận của con bé thôi). Tôi tiếp tục bốc vỏ trứng ra cho đến lúc gần nửa quả rồi liền lật úp lại để toàn bộ phần con trong quả trứng rơi vào chiếc dĩa nhỏ đã chuẩn bị sẵn.
-Xong rồi nè, ăn đi cho nóng!
Tôi đẩy chiếc dĩa về phía Ngọc Mi, trong lòng thấy khoái chí tợn. Đúng như dự đoán của tôi, mặt con bé chuyển sang xanh lè. Nó nhìn tôi như cầu cứu:
-Thôi, em hông ăn đâu, nhìn ghê quá!
-Ghê đâu mà ghê, em nhìn nè – Để thêm phần hấp dẫn, tôi pha tý chanh muối vào dĩa rồi để vài cọng rau râm lên mời mộc – vậy là ngon rồi, hề hề!
-Ư…nhìn còn ghê hơn!
-Ầy dà, thôi bây giờ em ăn lòng đỏ trứng đi, để anh ăn con cho, được hông?
-Hì, vậy cũng được!
Sắc mặt của con bé xem chừng đã giản ra được một chút nhưng vẫn còn dè chừng lắm. Nhưng đã hứa thì phải thực hiện. Con bé từ từ dùng chiếc nĩa đưa miếng lòng đỏ vào miệng. Giai đoạn đầu thì còn dè chừng chỉ ăn có vài miếng, còn một lúc sau khi ăn thì con bé có vẻ thoải mái hơn, nó ăn nhiều hơn và chẳng mấy chốc sau miếng lòng đỏ cũng được ăn hết.
Nhìn nét mặt bẽn lẽn của con bé, tôi cứ muốn phá lên cười. Nhưng vì còn phải giữ bình tĩnh khích lệ con bé nên tôi nghiêm giọng:
-Đó, ngon lắm phải không?
-Um…
-Hề hề, thôi giờ cũng trễ rồi, mình về nghen?
-Um…
Không biết trong hột vịt lộn có bỏ thuốc gì vào không mà từ khi ăn đến bây giờ ngồi trên xe con bé cứ bẽn lẽn, khép nép mãi. Tôi hỏi gì thì cứ trả lời nấy mặc nhiên không nói gì hơn. Cứ như con bé chỉ được lập trình để trả lời câu hỏi của tôi không vậy. Chỉ khi tôi hỏi thẳng vào vấn đề con bé mới rụt rè trả lời:
-Em bị sao vậy, anh thấy từ lúc ăn hột vịt lộn xong tời giờ đó!
-Um…em thấy vui…
-Vui á?
-Đúng hơn là thấy hạnh phúc nên hông nói được lời nào hết!
Càng nghe càng thấy khó hiểu, tôi lại nghệch mặt:
-Là sao cơ?
-Hì, từ đó đến giờ mới có người dẫn đi ăn một món như vậy, em thấy vui vui!
-Chứ từ đó giờ em chưa ăn mấy món như thế hả, bánh trán trộn, gỏi cuốn chẳng hạn?
Viễn tưởng một cô bé thuần Việt như Ngọc Mi thì những món như thế này sẽ chẳng xa xa gì với em. Món hột vịt lộn thì tôi có thể bỏ qua do tính chất “kinh dị” nhưng những món còn lại:
-Hì, chưa…nội làm gì cho em ăn những món đấy!
Con bé đáp một cách khẳng khái và gọn gàng. Bây giờ thì tôi mới vỡ lẽ ra dù con bé có thông thuộc các món ăn quê hương đến mức nào thì nó vẫn chỉ là một cô tiểu thư bị nội mình suốt ngày bắt ở trong nhà giáo dưỡng. Chắc chắn những món ăn đường phố như thế này con bé vẫn chưa bao giờ tiếp xúc đến.
Giờ thì tôi đã hiểu con bé hơn. Nó không quá cao siêu như tôi tưởng tượng. Thảo nào con bé lại đa cảm trước nhưng góc khuất của Sài Gòn như vậy. Là vì dù con bé có thông minh đến nhường nào, học giỏi đến đâu. Đó chỉ là những kiến thức được nội kể lại và hoàn toàn chưa bao giờ được trải nghiệm. Người ta thường nói học phải đi đôi với hành, và hành bao giờ cũng rất khác với học. Và đây là lúc để con bé chiêm nghiệm những gì mình học được.
Vừa lúc này nhà của con bé cũng ở trước mặt. Tôi thắng xe lại chờ con bé xuống xe rồi cười tươi:
-Này Mi, nếu em muốn thì anh sẽ dẫn em đi ăn những món dân dã thường xuyên, được chứ?
Con bé đột nhiên nhìn thằng vào tôi. Ánh mắt nó bỗng long lên một thứ ánh sáng cực kì lấp lánh. Nó như ánh sáng phảng phất lên khi ta nhìn xuống một cái giếng sâu thẳm. Và không để tôi phải đợi lâu, con bé liền nở nụ cười thật tươi tắn trả lời tôi:
-Hì, tất nhiên là được rồi! Tất cả…nhờ vào anh đó!
-À ừ, hề hề! Thôi anh về nha!
-Ừ, anh về cẩn thận!
Con bé tươi cười chào tạm biệt mà đâu biết rằng mặt tôi giờ này đang đỏ như gất vì câu vừa rồi của con bé. Cảm giác như con bé vừa đặt tất cả niềm tin của mình vào tôi vậy. Và cứ như thế, tôi ra về trong một cảm giác cự kì khoan khoái và lạ lùng.
Trở lại chuyện của thằng Đức. Ngày hôm nay chính là hạn chót để tổng kết danh sách học sinh bị đứng cột cờ của tuần. Tính đến giờ phút này, tôi hoàn toàn vẫn chưa có cách để ngăn chặn thằng Đức nộp danh sách đó. Mọi thứ trong tay tôi có được chỉ là những thông tin vô ích từ gia đình của nó.
Biết làm sao được, tôi đã hứa với bé Phương là không được làm tổn hại đến gia đình của thằng Đức, thế nên tôi mới ngồi chổng vó trong lớp với thằng Toàn giờ này mà nhìn cảnh người qua lại một cách sầu bi vô cùng:
-Thôi, buồn làm gì mày ơi, đứng có lần chứ nhiêu đâu!
-Tao thì chả sợ gì rồi…– Tôi nhìn sang Lam Ngọc rồi nói khẽ với thằng Toàn – còn Lam Ngọc kìa, bị đứng cột cờ là hết làm chỉ huy cờ đỏ luôn!
-Uầy, tao hết cách rồi đấy, mày làm sao thì làm đi!
-Sặc, chẳng lẽ mày nở bỏ tao hả Toàn!
-Ừm, để xem! Cách thì cũng không phải là không còn…
Toàn phởn lại vuột cằm tỏ vẻ rất uyên thâm.
-Cách gì? Mày nói xem!
-Thì chặn đường uy hiếp nó chứ sao!
-Thôi đi, có chặn cũng như không chứ gì!
-Vì thì mua chuộc lại nó với số tiền lớn hơn thằng kia bỏra!
-Cái đấy càng chết, tao làm gì có tiền nhiều! Mày cho mượnha?
-Uầy…tao cũng không có nhiều!
Cứ như thế, thặng lại lặp đi lặp lại cái vòng tròn bế tắcchẳng có một lối thoát nào. Lam Ngọc thì vẫn buồn rười rượi bầu bạn với cuốnsách. Tôi thì càng ngày càng chìm sâu vào hố đen tuyệt vọng đến nỗi giờ ra vềmà con bé Mi xuất hiện từ sau lưng tôi lúc nào chả biết:
-Hù, hết hồn chưa?
-Ơ, Mi hả?
-Anh sao thế, làm gì mà mặt bí xị vậy?
-Không có gì đâu, nay sao em xuống đây chi vậy? Không sợ ngườita nhìn ngó hả?
-Em quen rồi, có bị nhìn hay không cũng thế à!
-Ừ…!
Tôi lại lầm lụi bước đi và con bé lại bước song hành với tôi. Thoạt sau nó cố đi nhanh hơn tôi một đoạn để nhìn lên vẻ mặt thất thần của tôi lúc này:
-Nè, có phải là anh vẫn đang lo chuyện của Đức không?
Biết mình không thể giấu con bé được lâu, tôi đành thở dài ra thừa nhận:
-Ừ, ngoài chuyện đó ra còn chuyện gì nữa đâu!
-Um…anh thế này em cũng hông vui được! Hay là mình đi đâu đó dạo cho khuây khỏa đi!
-Ừ, cũng được!
Dù là thế nhưng tướng đi của tôi chẳng khác nào cái bao cát được con bé kéo lê đi sền xệch. Mãi cho đến khi đạp xe trên đường cũng không thấy khá hơn là bao. Chừng như sợ tôi sẽ bị xe tông nên con bé nhích ga chiếc đạp điện chạy hơn tôi một khoảng:
-Nè, vui lên đi chứ, đi dạo với em mà!
-À ừ…
-Giờ mình đâu gì đây?
-Ừm…giờ thì ghé vào quán nước nào đó đi!
Vậy là tôi dẫn con bé vào một quán cà phê nhỏ nằm trên đường Lê Văn Lương. Sở dĩ tôi chọn quán cà phê này là vì ở bên trong có một phòng lạnh,từ đây có thể nhìn ra cảnh xe ngoài đường thông qua một tấm kính dày cộm, rất thích hợp để ngắm cảnh giữa cái nóng như thiêu như đốt của Sài Gòn vào đầu tháng này.
Tôi gọi cho mình một ly cà phê đá vì…cũng chả biết món gì hơn khi vào quán nước ngoài cappuccino nhưng quán này lại không có thì chịu. Còn con bé thì lại thích vị trà sữa hơn và gọi ngay mà chả cần nhìn vào menu một lần nào.
Thấy tôi có vẻ bất ngờ, con bé cười đủng đỉnh:
-Anh đừng tưởng món gì em cũng chỉ nghe qua thôi đó! Em còn biết làm cả món trà sửa nữa cơ!
-Hề hề, tất nhiên là không rồi! Nhưng sao em lại biết đến trà sữa, chẳng phải em lúc trước ít khi đi ra khỏi nhà sao?
-Hì, em không ra khỏi nhà bằng cách này thì cũng bằng cách khác chứ!
-Hả, em trốn đi à!
Câu hỏi này của tôi bị con bé đáp trả bằng một cái véo vào tay khá đau. Nó cười khì lắc đầu:
-Ngốc quá, trốn khỏi nhà cho bị nội đánh đòn à. Em ra bằng đường internet!
-Ơ?
-Tức là ở nhà lướt web đó anh ngốc!
Giờ thì tôi đã hiểu. Con bé không được ra ngoài thường nhưng nhờ có mạng internet ở nhà, nó có thể tìm hiểu những thứ mà nó chưa bao giờ tiếp xúc được, tất nhiên là chỉ qua tranh ảnh. Và cũng từ đó con bé có thể học nấu những món ăn mà nó thích, chỉ cần nguyên liệu dễ mua và dễ làm như trà sữa mà thôi.
Tự nhiên tiếp xúc nhiều với con bé, tôi thấy nó thật dễ gần, không đỏng đảnh, tiểu thư như lúc trước. Nhờ vậy mà mỗi lần đi chơi với con bé, tôi cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều, như hôm nay vậy, ngồi với con bé cả buổi mà tôi cứ cười không ngớt. Cảm giác buồn bực về chuyện của thằng Đức cũng mất đi hẳn.
Nhắc tới thằng Đức, tôi bỗng thấy một đứa bé đang ngồi trên một băng ghế đá ở ngoài lề đường. Đáng lẽ ra tôi sẽ không chú ý con bé như thế đâu. Nhưng vẻ mặt buồn thiu như sắp tan chảy ra của con bé làm tôi cảm thấy thật kỳ lạ. Vả lại nó còn rất giống với con bé Tiên em của thằng Đức nữa.
Thoạt đầu tôi cứ tưởng mình mãi nghĩ đến chuyện của thằng Đức nên sinh ra ảo giác. Nhưng lúc sau con bé cũng thấy được hình ảnh đó, nó liền giật tay áo tôi:
-Anh, đó có phải bé Tiên hông?
Bây giờ thì tôi đã chắc mẫm là mình không nhìn nhầm. Đó chính là bé Tiên %. Ngay tức tốc, tôi với con bé Mi vội tính tiền rồi chạy ra ngay chỗ con bé đang đứng ngay. Trong mặt nó hôm nay buồn rười rượi. Vừa thấy bọn tôi bước ra nó chỉ thoáng tròn mắt rồi lại xụ xuống như một chú mèo mắc mưa.
-Em bị sao vậy Tiên, sao lại ngồi ở đây?
-Hức, cô giáo dạy thêm hôm nay nghỉ rồi, em hông có học thêm được!
-Ơ, rồi em kiểm tra một tiết anh văn chưa?
-Dạ chưa, hôm nay em tính học thêm xong rồi lên trường kiểm tra luôn! Nhưng hôm nay cô cho nghỉ rồi, chắc em bị điểm kém quá, hu…
Nhìn con bé mếu máo như sắp khóc mà tôi cảm thấy buồn cười cực. Xưa nay đi học thêm tôi thích nhất là được giáo viên cho nghỉ đột xuất. Nay con bé chỉ vì lí do đó mà thút thít cả lên thì đúng là ngây thơ vô số tội thật.
Thế nên sẵn với ý nghĩ trong đầu, tôi nhìn con bé cười tươi:
-Nếu vậy giờ để anh dạy em nốt phần còn lại nhé!
-Anh chịu dạy cho em hả?
Mắt con bé lại tròn ra, nó nhìn tôi ráo hoảnh.
-Hề hề tất nhiên rồi, cũng như hôm trước anh dạy cho em thôi!
-Ư, hay quá! Giờ mình học ở đâu đây anh?
-À, thôi giờ vào quán cà phê này đi, anh chị cũng đang uống trong đấy!
Tuy nhiên chưa kịp dẫn con bé vào thì từ đâu một vệt đen bỗng nhiên lao vụt đến. Tôi nhất thời hoảng hồn chỉ kịp đưa tay lên đỡ rồi bật lùi về sau hết mấy bước. Cả cánh tay đau nhói lên như mới vừa đỡ một cú đánh. Mà kì thực tôi mới vừa đỡ một cú đánh xong. Và chủ nhân của cú đấm đó vẫn đang lù lù trước mặt tôi:
-Thì ra tụi bây ở đây dụ dỗ em tao à?
Thằng Đức hùng hổ chỉ tay vào mặt tôi.
-Dụ dỗ cái con khỉ, tao đang giúp cho em mày đó!
-Giúp cái gì, tao không cần biết, trả bé Tiên lại cho tao!
-Mày phải bình tĩnh tao mới trả được chứ!
-Bình tĩnh cái con khỉ. Hôm qua giờ tao đã nghi là có người đến nhà tao giở trò rồi, không ngờ lại là tụi mày! Chết đi!
Nó lao lại xổ vào tôi. Nhưng lần này tôi đã chuẩn bị trước liền dịch sang bên một đoạn kê giò gạt nó ngã xuống đất. Nương theo đà đó tôi thó lấy cánh tay nó bẻ quặp ra sau rồi dùng sức trấn nó xuống đất:
-Thả tay tao ra con chó!
-Mày hứa là bình tĩnh lại thì tao thả!
-Không đấy thì làm gì tao?
-Mày không thấy em mày đang mếu máo đằng kia à, mày muốn làm mất hình tượng trong mắt nó sao?
Thằng Đức nhìn em nó một lúc. Cả người nó dịu dần rồi hoàn toàn thả lỏng ra. Nó thều thào:
-Thôi được rồi, thả tao ra đi!
Nhìn vẻ mặt đã xìu xuống của nó, tôi mới tạm tin là đã an toàn. Tôi thả nó ra và nói cặn kẻ:
-Tao không có ý muốn hại gia đình mày, tao chỉ muốn giúp bé Tiên thôi! Có phải chiều nay nó sẽ kiểm tra một tiết anh văn chứ?
-Phải! Nhưng tao muốn gặp em tao nói chuyện xíu!
-Thôi được rồi, bây giờ vào quán cà phê đi, ở đây không tiện.
Vậy là cả đám bọn tôi kéo nhau vào quán cà phê để tránh đi cái nhìn đày xăm xoi của những người xung quanh. Chắc họ nghĩ chúng tôi đang giành giật nhau cái gì đó, cũng có thể là đánh nhau vì người yêu, có con bé Mi ở đó thì dám lắm.
Tuy nhiên bọn tôi phải lo đến chuyện khác. Vừa vào quán, bọn tôi phải ngồi đợi hai anh em nhà thằng Đức nói chuyện ở phía bên góc kia. Tôi sốt ruột đến nổi cả tay chân đều rung cằm cặp cả lên. Cũng may là có Ngọc Mi ở đó, con bé nhẹ nhàng đè tay tôi xuống mỉm cười:
-Không sao đâu mà anh, mọi chuyện sẽ tốt thôi!
-Ừ, cũng mong là như thế!
Đúng như lời con bé nói lát sau thằng Đức cũng dẫn em nó sang. Nó ngồi xuống nói cẩn trọng:
-Phong, tao muốn nói chuyện riêng với mày một tý!
Và ngay lập tức, Ngọc Mi liền dẫn bé Tiên sang bàn khác ngồi mà không cần tôi phải lên tiếng. Nó làm tôi liên tưởng đến những bộ phim thời xưa nơi mà những cô gái luôn lủi ra phía sau khi đàn ông bàn chuyện chính sự. Có lẽ nội của con bé cũng đã dạy con bé như thế.
Sau khi con bé đã rời khỏi chỗ, tôi mới nghiêm giọng nói chuyện với thằng Đức:
-Sao, thế nào? Mày đã tin những gì tao nói rồi chứ?
-Đung thật là hôm qua giờ mày đã giúp gia đình tao. Nhưng tao đâu có biết được mày có chỉ bài cho em tao đúng hay không chứ!
-Thế mày muốn gì nữa đây?
-Chừng nào em tao đạt được trên điểm môn anh văn, tao sẽ tin mày!
-Mày…-Tôi càu mày không nói nên lời.
-Hề hề, sao?
-Nhưng với điều kiện là mày không được đem tao và Lam Ngọc lên đứng cột cờ!
Nói đến đây, tự nhiên mặt nó đanh lại. Nó nhìn tôi cười nhạt:
-Mày đã đến nhà tao thì chắc mày cũng biết nhà tao đang nợ tiền trọ rồi chứ gì, việc này là không thể.
-Vậy…tao có thể làm gì?
Thằng Đức vẫn giữ thái độ lạnh lùng mặc cho cả người tôi giờ này đang lo sốt vó lên:
-Hề, nếu muốn tao gia hạn thì chỉ cần một điều kiện thôi!
-Điều kiện gì?
-Trả tiền trọ giúp tao!