Bướm Trắng

chương 15

Truyện Chữ Hay
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

Tôi bước vô buồng điện thoại công cộng gọi đến bót cảnh sát. Gumden đang chờ tôi, bữa nay gã đang sung sức.

Vừa bước lên bậc thềm trước bót cảnh sát, năm anh chàng đang đi xuống. Bốn tên cớm vây quanh John Hughen tay chân bị cùm. Gã nhìn qua tôi chợt nhớ lại tiếng còi hụ lúc còn trong xóm Hollywood Row.

Gặp lại Roger hắn giang tay đón tôi, theo phản xạ tự nhiên tôi chìa tay ra, hai tên cớm rút dùi cui ra nện. Gã ngồi ngay xuống bọn cớm kéo lê gã ra xe bít bùng.

Viên trung sĩ trực văn phòng nhận ra tôi là người quen chạy tới đứng lại hỏi: “Sao lại dẫn anh chàng đó đi?”.

“Can tội giết người. Hắn bắt gặp một tên lạ mặt đang ôm vợ hắn trên chính chiếc giường của hắn và hắn đã không kìm chế được”.

• •

Quinten đang ngồi bên trong văn phòng cửa kính mờ bên ngoài gắn bảng tên chức vụ sơn xanh. Tôi nhấc tay chợt gã nhận ra bóng người phản chiếu qua khung kính.

“Vào đây, Ezekiel”, gã nói. Mới vắng có hai bữa tôi nhìn ra gã già đi năm tuổi. Hai vai u bắp thịt sệ xuống, đầu nghiêng một bên, khó nhọc lắm gã mới ngồi ngay ngắn lại. Vừa thấy tôi bước vào, gã thở dốc ra một hơi như con chó chạy đua vừa về tới đích.

“Ông sao như chết rồi chưa chôn vậy, ông Quinten?”, tôi bịa ra cái biệt danh xài suốt đời.

“Còn ông mồm miệng nồng nặc hơi men”, gã đáp lại tôi một câu.

“Chán đời lắm ông bạn. Một chút men vào người để khỏi bị sa lầy”.

“Ông bạn tính sao đây?”.

“Tính tôi phóng khoáng, thưa quan cảnh sát, tôi muốn được san sẻ với ông”. Tôi kéo ghế ngồi gần chỗ cửa ra vào.

“Là sao?”.

“Ba con bé bị giết chết trong vòng hai tuần lễ, đúng không?”.

Quinten gật, hai mắt sụp xuống.

“Còn con bé Ronbin Garnett mới chết hai bữa nay tiếp theo sau vụ con bé Bonita Edwards”.

“Ông bạn nhớ rõ đấy, không chỉ có vậy thôi đâu. Con này người da trắng, đang là sinh viên, không bỏ đi đâu xa khỏi địa phương, không biết tung tích lúc nó về đây. Bởi vậy, cơ quan cảnh sát mới điên đầu vì vụ này. Chỉ có thể đoán chừng có một tên Negro cuồng trí dám chơi trò săn đuổi giết phụ nữ da trắng”. Naylor nói giọng người miền Philadelphia.

“Tôi nhếch mép cười. “Ờ cũng chưa hẳn là vậy. Ông biết đấy, con bé vừa bị giết chết không tốt lành gì như ông tưởng đâu?”.

“Nghĩa là sao?”.

Tôi quăng xuống bàn ảnh chụp Cyndi đang múa thoát y.

Naylor nhìn vô một lát.

“Vậy mà sao tôi không hay biết nhỉ?”.

“Bởi có ai biết chuyện này đâu. Tấm ảnh mà hai tờ báo Times và Exarminer đăng lên coi không giống hình này. Chắc không ai mua báo coi đâu. Nếu mua coi, thế sao họ còn lui tới đây trong lúc ông có quyền bắt giam về tội nói tầm bậy?”.

“Ông lấy đâu ra cái này?” Tôi nghĩ bụng gã định nhốt tôi.

“Ở trong chồng sách đấy. Ông biết xóm Hollywood Row chứ?”.

Nghe này. Bởi có bí quyết, nên ông mới nhờ tôi”, nắm tay lại để cho khâm phục.

Quinten chăm chú nhìn về tôi.

Chợt gã lên tiếng. “Thế được rồi. Tôi sẽ xem xét lại thật chính xác. Chưa biết người ta sẽ nghĩ sao, chuyện này khiến họ điên đầu vì mấy con bé da trắng.

“Vậy sao ta không thể tới đó gặp cha mẹ bọn chúng? Ông thấy chưa, ta chỉ hỏi vài câu là đủ, nhớ đem theo cả tấm hình để coi họ nói thế nào? Tôi chưa muốn cho gã biết tôi còn giữ một cái hộp đựng mấy món đồ của con bé tôi cất ngoài xe.

“Tại sao nhỉ?”.

“Tôi thấy tình hình không ổn, Quinten. Sao lại có chuyện con bé bị giết chết cách hai bữa sau, còn mấy hôm trước đó cách nhau hai tuần có khi hơn. Sao lần này là một em da trắng còn những lần trước mấy em da đen? Và tại sao nạn nhân lần này là một nữ sinh viên đang học đại học còn mấy em trước là gái bán bar?”.

“Ông có bằng chứng em này là cùng một băng với mấy em kia?”.

Gã giơ tấm hình lên để chứng minh.

“Ờ, biết đâu chừng không phải hắn giết con bé này?”, tôi nói.

“Sao?” Quinten quăng tấm hình xuống bàn.

“Tôi muốn nói đó cũng là một hình hài, một con người; nạn nhân lần này là Robin Barnett chớ không phải là Cyndi Starr. Tôi nhắc lại lúc tìm thấy nạn nhân trên người còn mặc đồ nữ sinh, phải vậy không? Nếu nạn nhân là một nữ sinh chứ không phải một em biểu diễn thoát y vũ, ta phải nghi ngay do một động cơ khác hơn, đúng không?”.

“Có thể thủ phạm nhớ mặt con bé biết cả cuộc sống hai mặt của nó”. Quinten không muốn suy diễn nội vụ thêm rối rắm.

“Ồ phải đấy. Thủ phạm còn nhớ cả mặt của Juliette Le Roi đúng quá rồi.”

“Thế là thế nào?”

Tôi kể lại cuộc xô xát tại quán bar Aretha, có Grogone ngay bữa đó. Tôi còn nhắc là Bonita Edwards không biết mặt mấy con bé kia.

“Vậy là ông biết hết nên ông mới ra tới đây?”.

“Ồ kìa, ông bạn, đừng nói vội. Tôi đến đây nhờ ông nhắc lại với ông bạn đồng nghiệp câu chuyện vừa rồi, xong tôi cùng đi với ông tới nhà Garnetts”.

“Tôi không đi đâu. Tôi không quên ơn ông đã nhiệt tình cộng tác, chuyện này chỉ nên nói ra trong nhà. Bọn chúng đã từng đụng độ với một tên cớm Negro, liệu bọn chúng nghĩ sao về ông?”

“Tôi nghe không lọt lỗ tai, ông nghĩ sao về tôi Quinten?”.

Một nụ cười thoáng hiện trên gương mặt Quinten. Gã nghiêng người đặt nắm đấm trên bàn. “Tôi thấy ông đang xuống cấp, ông Rawlins, luôn cả bạn ông, Raymond Alexander đáng tội phải giam, nhưng chưa ai làm nên vụ này chưa xảy ra. Con người ta ai cũng có lúc muốn hoàn lương. Lẽ ra ông phải giúp chúng tôi tóm cổ tên sát thủ, ông giúp được chuyện này, dù hắn là ai, hắn là một tên cuồng sát, không thể kiềm chế. Ông thì làm khác, ông che giấu một tên tội phạm, Ezekiel Rawlins. Tôi sẽ nói rõ hơn cho ông biết, tôi nói là làm ngay. Nhưng ông trót đã nhúng chàm rồi thì hối tiếc cũng không kịp nữa”.

Nếu tôi không say thì có lẽ không có gì xúc phạm. Tôi không thể hiểu, bởi mọi người đứng về phía tôi. Regina với Gabby Lee, cả Quinten Naylor. Chợt tôi thấy thèm một ly rượu, tôi thèm uống như thèm chết. Mấy bữa nay tôi cảm thấy bớt cô đơn nhờ có cuốn danh bạn điện thoại Los Angeles làm bạn. Tôi ra phố Pico Boulevard rẽ hướng tây tới Hauser. Nhà Garnett phải đi qua năm dãy phố nữa về hướng bắc.

Đây là ngôi nhà hai tầng xây theo kiểu Tây Ban Nha, có sân cỏ rộng rãi, hàng cây dương liễu xanh rờn. Bên ngoài là tường rào xây cột xi măng giả gạch, mái lớp ngói âm dương. Vật liệu nhập từ bên Mêhicô hay là Ý. Hai chiếc ôtô hiệu Caddies đậu ngoài, trên bãi cỏ dựng năm chiếc xe đạp của bọn trẻ.

Tôi xếp chiếc áo pull, sổ học bạ, phong bì đựng mấy tấm ảnh vô chiếc túi vải. Bước tới cổng tôi, nhấn chuông, lắng nghe chuông báo hiệu trong nhà. Tôi lấy làm lạ thay vì chuông Tây Ban Nha lại là chùm phong linh réo rắt, loại chuông báo hiệu chỉ thấy ở cửa hàng.

Một thằng nhóc con chạy ra mở cửa, mặt mũi non choẹt nom như là con gái. Thằng bé có nhiều nét giống chị nó chụp trong mấy tấm ảnh. Nó cau mặt một hồi, thì ra nó ngỡ đâu bạn bè nó qua chơi.

“Chào ông”. Thằng bé nhe răng cười có duyên của người Mỹ chính cống.

“Có bố mẹ cháu ở nhà không?”, tôi hỏi thật thân thiện.

“Bố cháu đi vắng có mẹ cháu trong nhà, cháu gọi mẹ ra nhé”.

“Mẹ ơi!” nó vừa chạy trở vào vừa kêu lên. Không hiểu sao nó bỏ cửa vì cả tin hay là không nhớ đóng? Tôi đứng ngoài nhìn vô thấy hết mọi thứ bên trong phòng khách bày bàn ghế sang trọng, tường lót kính hướng ra ngoài sân hồ bơi.

Người phụ nữ da trắng vừa quở mắng thằng nhóc đang chạy trở vô trông nhiều tuổi hơn tôi, mấy bà mẹ thường già trước tuổi.

Bà có dáng người cao lớn, lưng thẳng. Bà mặc một chiếc áo xanh in hình bầy ngựa từ trên xuống dưới, loại hàng đắt tiền may thêu khéo léo, phải do một tay thợ rành nghề.

“Ông hỏi thăm ai ạ?”, bà rụt rè lên tiếng.

“Có phải bà Garnetts?”.

“Mà sao?” Bà giơ tay vặn nắm cửa.

“Tôi là Easy, Easy Rawlins đây”, tôi nói.

“Nếu anh là nhà báo, rất tiếc tôi không thể trả lời. Chúng tôi…” Bà kéo cửa sắt vô rồi bước tới.

“Dạ không, tôi mang theo những thứ tìm thấy được của bà”.

“Dạ đâu có, ông Rawlins tôi có mất mát những thứ gì đâu?”

Bà toan khép cửa, tôi vội nói ngay: “Những món đồ của đứa con gái, thưa bà”.

“Ông nói sao?” Nhìn nét mặt và nghe giọng nói của bà tôi sực nhớ lại đoạn cuối của vở “Thế giới quay cuồng”.

“Con bé ở bên hàng xóm nhà tôi, ngoài phố Central Avenue, quần áo, hình ảnh còn ngoài đó”.

“Ông nhầm rồi, ông ơi. Con gái tôi ở đây mà”.

“Không, thưa bà, con bé có khi ở đây có khi ngoài phố Central kia. Tôi còn cất mấy thứ đồ dùng của nó trong túi xách này đây”.

Tôi lôi chiếc áo pull xanh ra, bà thốt lên một tiếng “Ôi lạy chúa tôi!” rồi bà vụt bỏ chạy vào nhà.

Bà la lên “Milo! Milo!” rồi lại chạy ra ngoài cửa.

“Ông là ai vậy?”

Nhìn bà thật đau khổ, tôi quay qua nhìn xuống mớ rau bạc hà men theo chân tường. Tôi không muốn tới đây và hơn nữa chỉ gặp được những người da đen chớ không là những người da trắng.

Thằng nhóc trở lại kéo thêm bạn bè xúm quanh người mẹ.

“Mẹ”, Milo gọi.

“Con trở vào nhà đi, con”. Bà đỡ hốt hoảng hơn lúc nãy, bà dắt mấy đứa trẻ trở vào rồi, quay ra lại.

“Ông là ai vậy?”

“Tôi Easy Rawlins đây thưa bà, đang hợp tác với Sở cảnh sát điều tra cái chết của đứa con gái”.

“Cảnh sát là ông đây?”. Bà vẫn chưa bình tĩnh.

“Không hẳn… là cảnh sát, thưa bà. Tôi là cộng tác viên. Tôi biết rõ xóm nhà gần nơi mấy con bé Negro bị giết chết. Tôi đến để hỏi thăm bà về mấy món đồ mang theo đây”.

“Xin lỗi anh, ông Rawlins. Tôi đang rối trí, mời ông vô nhà rồi tính sau”, bà gượng cười xã giao.

“Ông cho tôi xin lại được không?”, bà hỏi.

“Không được, tôi chỉ cho bà xem qua”. Tôi quên mất chuyện đang ở trong nhà bà. Bà không còn là một người da trắng đứng ngoài cuộc xung đột chủng tộc. Bà là mẹ một đứa con vừa bị giết chết, còn tôi đến đây để nhìn thấy sự việc đang tới mức căng thẳng cực kỳ.

“Ông uống nước ngọt hay bia? Ai đến thăm cũng bấy nhiêu món đấy!”, bà tỏ ra thân thiện.

“Tôi uống bia”

Bà quay qua bước tới gần chỗ cửa.

“Vậy nhé, tôi mang ra ngay”, bà nói.

Bà nhanh chân bước ra ngoài.

Tôi liếc nhìn đồng hồ, vừa hết sáu phút.

Bà trở lại trên tay bưng khay đựng một ly bia tràn đầy bọt. Bà vui vẻ đặt trên bàn.

“Ông biết mặt con gái tôi à?”, bà hỏi giọng than vãn.

“Dạ không”.

Tôi trút hết mấy món đồ ra bàn, bà ngồi dựa đầu lên ghế để có thể nhìn rõ hơn. Bà là một người mẹ nhân từ, tôi bày tỏ lòng khâm phục.

Bà đang cầm trên tay cuốn sổ học bạ và giữ chặt lấy. Bà liếc nhìn qua nét chữ, tôi đang hồi hộp, bà lật qua chiếc phong bì đựng mấy tấm ảnh. Mới nhìn qua bà không nhịn được cười, bà hỏi: “Con bé Robin này làm cái trò khỉ gì vậy nè?” Bỗng bà lặng thinh, bà quăng tất cả xuống sàn nhà.

Bà thở hổn hển, tôi nghe rõ từng tiếng tim đập. Bà nuốt giận, vòng hai tay ra sau ót. Trước mắt bà là một chuỗi những hình ảnh của đứa con gái, phơi trần bộ ngực điểm một nụ cười mời gọi. Một kiểu ảnh quằn quại khiến bà ngây người ra, hình tượng một loài Bướm Trắng.

“Sao vậy nhỉ?” giọng bà dâng trào cảm xúc, một lúc sau tôi mới hiểu ra hết ý nghĩa trong câu nói.

“Này bà” nghĩ mãi tôi mới nói ra.

Một lúc sau tôi lập lại: “Này bà”.

“Ông hỏi tôi?”

“Có phải là Robin?”

Bà không phủ nhận điều đó.

“Cảnh sát đã nghe bà kể lại những hoạt động ngày cuối tuần của cô bé chưa, thưa bà?”

“Ông uống thêm nữa đi, ông, ông…?” Bà nhích cả bình sát về phía tôi. Nếu bà ngoái nhìn lại, bà sẽ chúi đầu xuống đất ngay.

“Dạ được rồi!”, tôi nói.

Bà thủng thỉnh đứng dậy trở xuống bếp. Ly bia còn để trên bàn, chưa uống được một hớp.

Mười lăm phút sau tôi chạy đi tìm bà. Dưới sành bếp lót thảm màu trắng, sàn làm bằng gỗ phong. Bà ngồi bên bàn hai tay ôm đầu.

Truyện Chữ Hay