Khuôn viên trường đại học là một sân khấu. Mỗi một sinh viên là một khán giả và cũng là một diễn viên, luôn luôn tỉnh táo trong câu chuyện của người khác nhưng lại mù quáng trong câu chuyện của chính mình.
Cuộc sống đại học là thứ quả được bọc một vỏ ngoài tươi non, nhưng rất nhiều phần thịt quả lại hỏng nát, tất cả những người con Trung Quốc đều phải dựa vào nỗ lực của chính mình để hái được thứ quả này. Khi hái được quả và bóc vỏ mới biết được phần htịt quả đã hỏng nát. Kể cả những quả nhìn có vẻ đẹp đẽ mê hồn.
Năm , tôi đến trường đại học này mang theo cả sự nuối tiếc của kỳ thi đại học. Tôi không cam tâm. Người con trai tôi thích đã đến Đại học Thanh Hoa. Khi cậu ấy đi tôi không biết phải tạm biệt thế nào. Cậu ấy là người cuối cùng khép lại những tình cảm chân thành, trong sáng thời trung học của tôi, từ đó mỗi người mỗi ngả. Tôi viết về cuộc sống đại học mà từ đầu đã nhắc đến cậu ta sở dĩ là vì:
. Nếu không vì cậu ta thì tôi đã không phải thi vào một trường đại học mà tôi không hài lòng thế này. Chắc chắn có người sẽ nói rằng tôi lấy cớ thật vô liêm sỉ. Không đâu đã đỗ một trường đại học tốt, lại còn trách người khác. Đúng vậy, tôi là kẻ thích mượn cớ cho sự thất bại, hèn yếu và hư vinh của bản thân. Những cái cớ thành hay không thành đều khiến cuộc sống của tôi trở nên nhẹ nhàng hơn một chút, gánh nặng trong lòng cũng bớt đi một chút. Kiếm cớ đã thành một trong những nguyên tắc sống của tôi. Trong cuốn tiểu thuyết này, tôi còn có thể không ngừng kiếm cớ cho những việc mình đã làm sai, nếu như bạn thấy khó chịu thì đừng đọc tiếp. Còn về việc, tại sao vì cậu ta mà tôi bị đẩy đến ngôi trường này, chương sau sẽ kể.
. Không vì cậu ta thì tôi cũng không đến nỗi phải đợi đến năm thứ hai mới bắt đầu tình yêu thời đại học của mình. Vậy là tình yêu thuở đại học của tôi kém một tuổi so với người khác. Nói như vậy chắc bạn cũng hiểu. Cũng có nghĩa là, khi học trung học tôi thích cậu ta, đến năm thứ nhất tôi vẫn thích cậu ta, năm thứ hai thì không thích nữa. Còn tại sao lại như vậy, chương sau sẽ rõ.
Thực ra hai lý do trên đều là tôi đang mượn cớ. Cô giáo ngữ văn nói với chúng tôi rằng khi viết văn phải xoay quanh chủ đề, không được lệch khỏi trung tâm. Tôi muốn viết về cậu ta nhưng lại cảm thấy nó lệch lạc với chủ đề cuộc sống đại học này. Cho nên ở trên tôi đã nhắc đến hai lí do. Đây là cuốn sách đầu tiên của tôi, tôi đưa cậu ta vào là để hồi tưởng về một người mà tôi đã từng yêu sâu sắc, hồi tưởng về một người tôi thích nhưng lại không thích tôi.
Trong cuốn Biên thành có một đoạn như sau: "Nhà thơ có thể viết một bài thơ hay cả một tập thơ dựa trên một chuyện nhỏ, nhà điêu khắc có thể tạc một tảng đá thành tượng người sống động như thật, hoạ sĩ lại bằng từng nét xanh, nét hồng, nét xám vẽ ra từng bức tranh đầy màu sắc hấp dẫn, có ai mà không muốn nhớ về một hình ảnh tươi vui hay là một cái nhíu mày ra hiệu." Đây là câu chuyện dài đầu tiên tôi viết nên không thể không đưa cậu ta vào. Để không quá đột ngột nên tôi đã tìm ra hai cái cớ ở trên.
Tại sao cậu ta không thích tôi? Nói rõ tại đây hình như là hơi sớm.
Nhưng tôi tin rằng, có một phần mà khi mọi người đọc đến đó nhất định sẽ có sự phỏng đoán như thế, tôi, Dịch Phấn Hàn cũng áy náy trong lòng lắm.
Do đó, tôi cần phải thanh minh một chút, tôi khẳng định là mình không xấu, tôi lấy tư cách cá nhân đảm bảo điều đó. Nói tôi là cô gái đẹp cũng không phải là nói quá. Hiện tại tôi và cậu ấy không ở bên nhau, tôi đã giải thích hợp lý rằng: thời trung học, tình yêu là thứ xa xỉ, rất ít người có được. Lên đại học, tình yêu là thứ bình thường, không có gì ghê gớm cả.
Bạn xem, tôi lại đang mượn cớ cho việc cậu ta không yêu tôi. Cậu ta không yêu tôi, không phải vì tôi không đủ ưu tú, mà vì thời trung học chúng tôi không có dũng khí và tiền bạc để có được thứ xa xỉ đó.