Chốn rừng đước ngập mặn heo hút nay bỗng trở thành nơi đô hội nhờ lễ tấn phong ngài Khu bộ phó Lê Văn Viễn.
Máy nổ đặt ở nơi xa để không làm ồn quan khách. Ðèn điện sáng rọi xuống lòng sông. Nhà khách được dựng lên bằng cột tràm, lá dừa nước, không ngăn vách như kiểu nhà công chợ đồng quê, treo hoa kết dây dưới ánh đèn trông tuyệt đẹp.
Dàn nhạc trỗi lên, toàn nhạc Tây, nhạc nhảy vì nhạc trưởng Chín Minh, Lê Yên là hai trụ cột của dàn nhạc vũ trường Tabarin.
Dân thành thị thì khoái rồi, vì quen tai. Dân quê cũng thích vì lạ, tay chán ngứa ngáy "cà giật, cà giật" như khỉ mắc phong.
Bia Con Cọp, nước cam, xá xị rót đầy bàn, ai thích gì dùng nấy.
Long trọng nhất là khi loa giới thiệu khách quý từ các nơi tới như các chi đội trưởng Năm Hà, Mười Lực, Năm Chẳng, Hai Lung, Mười Trí, Tám Mạnh, Hai Vĩnh, Sáu Ðối, Tư Huỳnh, Tư Hoạnh, Tư Ty.
Kế đến, khách quý trên thành xuống: Lâm Ngọc Ðường, Maurice Thiên, Hộ pháp Phạm Công Tắc, Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ với đệ tử ruột là Trần Văn Soái, hỗn danh Năm Lửa.
Năm Tài mặc đồ lớn trân trọng giới thiệu quan khách. Ðúng vào lúc đó, một loạt đại liên nổ giòn, các vị khách nữ hốt hoảng nhảy tót vô mình các đấng trượng phu nhờ che chở.
Nhưng Năm Tài cho biết đó là tiếng súng chào đệ nhị Khu bộ phó Huỳnh Văn Nghệ.
Tất cả mọi người dều quay lại nhìn vị thượng khách mới tới.
Bảy Viễn đứng lên, chỉ ghế bành kế bên mình mời Tám Nghệ, đứng thẳng người, nhìn qua cử tọa, khẽ cúi đầu chào.
Anh Tám tới với tư cách là khách mời mà cũng là tai mắt của Bộ chỉ huy Khu.
Từ lâu, Khu đã được báo cáo về hành tung của Bảy Viễn, như giao du thân mật với dân Sài Gòn và hai vị lãnh đạo Cao Ðài và Hòa Hảo. Loạt đạn nổ vang vừa rồi không biết là để chào mừng hay dằn mặt vị đệ nhị Khu bộ phó?
Trăm nghe không bằng một thấy, Tám Nghệ đã thấy tận mắt bốn vị khách quý trên thành xuống dự lễ tấn phong của Bảy Viễn.
Năm Tài giới thiệu Lâm Ngọc Ðường và Tư Thiên là trưởng phó ban ủng hộ Chi đội trên thành. Còn hai vị lãnh đạo tôn giáo lớn nhất Nam Bộ là Hộ pháp Phạm Công Tắc và Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ là ủy viên đặc biệt trong ủy ban Kháng chiến - Hành chánh Nam bộ. Ai nấy đều có chức tước rõ ràng.
Năm Tài trịnh trọng mời ngài Khu bộ phó Lê Văn Viễn lên phát biểu.
Bài diễn văn do Tám Tâm soạn và đã được Năm Tài phê duyệt. Nhưng có vài câu làm Năm Tài giật nẩy người: "Bộ đội Bình Xuyên gồm phần lớn dân lao động nghèo từng phải làm lục lâm thảo khấu mà sinh sống qua ngày, nhưng giờ đây, theo kháng chiến, tâm tư tình cảm anh em đã đổi khác. Từ dân giang hồ, anh em trở thành các chiến sĩ yêu nước. Tuy nhiên, anh em nên đề phòng nhưng kẻ bất lương sống phè phỡn trên xương máu đồng đội".
Năm Tài nhớ rõ bài diễn văn mà mlnh đã duyệt lại chắc chắn không có mấy câu đó. Vậy Tám Tâm nhét vô hồi nào?
Bảy Viễn vừa đọc xong là Năm Tài xin lại bài diển văn để kiểm tra:
- Ai thêm vô mấy câu này? Năm Tài rút viết gạch đít rồi trao cho Bảy Viễn.
Bảy Viễn cười:
- Có ai thêm vô đâu? Bài diễn văn được Tám Tâm đánh máy sạch sẻ, lại có chữ ký của Năm Tài dưới mỗi trang. Mà mầy thắc mắc làm gì? Chính nhờ mấy câu đó mà người ta vỗ tay hoan nghinh quá trời đất!
Dù cho qua nhưng Năm Tài vẫn biết Tám Tâm "chơi xỏ" mình và ngày đêm theo dõi hành động của Tám Tâm.
Ðầu hôm tân nhạc làm sôi nổi rùm beng, nhưng tới khuya thì cổ nhạc bắt đầu lên tiếng.
Hai Dậu đờn kìm, Paul Thin đàn ghi ta, Mười Nguyên đàn tranh, Mười Một đàn vĩ cầm, cô Năm Cần Thơ, rồi cô Ba Bến Tre thay nhau hát những bản sở trường của mình (đã dược thâu vô đỉa hảng Asia bán khắp Nam Kỳ lục tỉnh).
Quan khách, cán bộ và chiến sĩ, đa số gốc nông dân nên rất mê vọng cổ. Ðêm càng khuya, tiếng đàn giọng hát càng rung động lòng người. Bảy Viễn cưới nói:
- Thưởng thức vọng cổ phải thưởng thức tại đây, giữa đồng không mông quạnh mới đã! Còn nghe vọng cổ giữa Sài Gòn sao mà lảng xẹt! Phải không quí vị?
Tiệc vui cuối cùng cũng kết thúc, nhưng với hai vị lãnh đạo Cao Ðài và Hòa Hảo thì vẫn còn tiếp diễn. Khi quan khách đã về hết, hai vị này ở lại bàn chuyện cơ mật với ngài Khu bộ phó.
Các nhóm chính trị và giáo phái muốn liên kết lập một mặt trận liên tôn chống thực dân mà cũng chống cả Việt Minh. Họ muốn ở giữa. Huỳnh Phú Sổ muốn đi thăm các chi đội Bình Xuyên như Liên chi để làm quen với Năm Hà, Sáu Ðối, Mười Lực, Năm Chẳng. Bảy Viễn liền cho liên lạc đưa Huỳnh giáo chủ qua Phước An ngay. Còn Phạm Công Tắc thì muốn kết nghĩa với Chi đội của Mười Trí.
Khi thầy Tư Hòa Hảo (tên thường gọi của Huỳnh giáo chủ) và Năm Lửa tới Liên chi - thì Chánh văn phòng Ba Xuân bực lắm. Anh đã nghe tin Hòa Hảo cướp chính quyền thị xã Cần Thơ ngày ., do con trai Năm Lửa là Trần Văn Hoành cùng em ruột họ Huỳnh là Huỳnh Phú Mậu và thi sĩ Việt Châu (cố vấn đặc biệt của Huỳnh giáo chủ) cầm đầu.
Cuộc binh biến bất thành, Tây bắt ba người lãnh đạo nói trên đem ra xử. Bây giờ thầy Tư Hòa Hảo tới Liên chi - để làm gì? Với tinh thần cảnh giác, Ba Xuân ôm khẩu tiểu liên toan thủ tiêu giáo chủ. Nhưng anh Năm Hà, vốn trầm tĩnh, khoát tay khuyên Ba Xuân:
- Người ta tới với danh nghĩa là khách, mình phải tiếp đón lịch sự. Chuyện đâu còn có đó, chớ vội vàng. Dục tốc bất đạt!.
Có thể nói số Huỳnh giáo chủ còn đó, nếu không thì chắc là đã bị Ba Xuân "hóa kiếp" từ ngày đó.