Bên nhà ông bà Bang biện Hưỡn tôi hôm đó đang chộn rộn. Chiếc đèn măng-sông thay thế chiếc đèn năm ngọn treo ở trung đường tỏa ánh sáng trắngnhư nước suối.
Ông Bang biện Hưỡn thả dài trên ghế xích- đu đọc quyển Đông ChâuLiệt Quốc. Bà Bang biện ngồi trên bộ đi- văng chơn quỳ ăn trầu. Trướcmặt bà, khay tần khảm xa cừ đựng chiếc bình vôi và chiếc chén ngâm caukhô bằng sứ nước men trắng in bông chầm đậm. Phía bộ ván cẩm lai, cô TưCẩm Lệ đang đạp máy may rột rột. Giữa trung đướng là bộ xa lông khảm xacừ gồm chiếc bàn hình hột xoài, một chiếc trường kỷ và bốn cái ghế dựa.Cầu Hai Luyện ngồi trên trường kỷ đọc tờ Nam Phong tạp chí.
Bà Bang biện Hưỡn ngó về phía nhà bếp, phàn nàn:
- Cái thằng Bửu là thứ đò làm biếng nhớt thây! Trưa hôm qua nó quênbẻ cau, báo hại tối nay phải ăn trầu với cau khô ngâm nước như vầy!
Bà Bang biện đã ngoài năm mươi, vóc vạc cau lớn, thân mình phóppháp, nước da ngâm đen. Kể ra trong bốn cái tướng đáo để của con ngườilà nhứt lé nhì lùn, tam hô, tứ lộ thì bà chiếm hai cái chót. Răng hàmtrên của bà hơi dài nên miệng ba hô, không khép kín được. Cặp mắt bàlớn, tròng trắng húng hiếp tròng đen, mu mắt nổi cộm. Nếu ai đó nhìn bàhơi chăm chú là bà vội khép kín miệng lại, mắt trở nên lim dim để khôngai thấy cái lộ trao tráo của mình. Bà nhờ ăn trầu vén khéo nên răng cỏcủa bà hãy còn chắc. Nói nào ngay, hồi còn trẻ bà không thuộc hạng xấugái. Bà chỉ có tướng dữ tợn. Đồi với kẻ quyền thế giàu sang, bả lễ phép, mềm mỏng, ngọt ngào; nhưng đồi với người thấp thỏi, cái miệng đó trởnên thô lỗ, hỗn hào, rổn rảng.
Ông Bang biện hơi nhỏ n gười, mặt lưỡi cày, mắt láo liên rất nhanh, miệng luôn luôn nở một nụ cười cầu tài.
Hôm nay tiết trời oi bức nên bà Bang biện mặc chiếc áo túi bằngxuyến trắng, quần lụa trắng. Dù ở trong nhà, bà vẫn vàng đeo ngọc khảmnhững nữ trang thuộc kiểu xưa. Tai bà đeo đôi bông cẩm thạch khoét lỗgiữa đẻ nhận cập hột xoàn ba ly rưỡi. Cổ bà đeo dây chuyền vàng, miếngmề đay cẩm thạch tạc hình trái lựu nút vỏ lòi hột. Hai cườm tay bà đeođôi neo quai chảo. Hai ngón tay trỏ bà là cặp cà rá cửu khúc liên huờn.Búi tóc bà hình trái cam hồng mật giắt chiếc trâm hình trăng khuyết nhận hột xoàn lấp lánh.
Ông Bang biện mặc bộ pyjama màu cà phê sữa sọc đen, tóc hớt ca- rê,sợ tóc cứng chĩa thằng lên trời như lông bàn chải tắm ngựa. Ông đặt tờbáo xuống bắp đùi, bảo vợ:
- Ờ tui quên nói cho bà biết, kỳ tới tui sẽ úng cử hội đồng quảnhạt. Anh Huyện có hứa giúp tui. Anh Huyện đây là ông Huyện Ngô Văn Toại, anh kế của bà Bang biện. Bà không nói không rằng, miệng nhai trầu rauráu nhưng nét mặt lộ vẻ suy nghĩ lung lắm. Bà vốn thích chồng mình cóquyền cao tước trọng, nhưng ra ứng cử thì phải tốn kém. Vả lại anh kếcủa bà chỉ là một ông huyện hàm, không có thực quyền dù ông ta thuộcloại "ăn cơm bảy phủ, dạo đủ mọi nơi", quen biết nhiều chốn quyền môn.
Ngày một nhà có đám giỗ cụ bà thân mẫu của ông Bang biện Hưỡn. Thiệt ra, cụ không phải là chánh thất của cụ Cai tổng Nhiều, cha công Bangbiện Hưỡn, cho nên người trưởng nam dòng đích không chịu thờ phụng cụ ởngôi tứ đường. Phần giỗ chạp do ông Bang biện Hưỡn đảm nhiệm từ khi ôngra riêng, cưới vợ và lập nghiệp.
Cô Tư Cẩm Lệ từ khi gá nghĩa với thầy kiện Trần Hảo Hiệp thì cô đóng đô ở Sài gòn. Cô vốn son sẻ nên khi về viếng cha mẹ không có con bồng,con dắt. Cả cô Ba Cẩm Tú, từ khi kết hôn với thầy thuốc Lê Thạnh Mậucũng không chửa nghén gì ráo. Được một cái là chồng cô Ba mở phòng mạchgần Cầu Lầu nên cô thường về thăm tía má cô.
Cậu Hai Luyện kỳ hè nấy tốt nghiệp trường Kinh lý đạt điền ngoài HàNội, được nhà nước cấp bằng kinh lý, đem danh giá rỡ ràng cho gia đình,cha mẹ. Bà Bang biện bằng bụng lắm. Thằng con bà sau khi đậu bằng thànhchung, cứ ở nhà làm công tử bột, chơi bời thả giàn. Từ khi con vợ kế vềnhà cha mẹ, cậu buồn nên mới quyết chí học thêm và đỗ đạt như vậy.
Bà Bang biện tằng hắng, bảo::
- Thằng Hai, con Tư, luôn cả con Ba bấy lâu nay xưng hô coi không ổn chút nào! Giờ đây má yêu cầu các con phải chỉnh đốn cách xưng hô. ConTư không nên gọi anh mầy bằng anh Hai suông trơn mà phải gọi anh Haikinh lý. Còn thằng Hai phải kêu hai đứa em mầy là cô Ba thầy thuốc, côTư thầy kiện. Vậy mới là trọng phép nhà.
Ông Bang biện Hưỡng ngẩng mặt, bắt bẻ vợ:
- Còn bà, bà cũng phải bỏ cách kêu thằng Hai, con Ba, con Tư chớ?
Bà Bang biện têm cho mình một miếng trầu, chậm rãi bảo:
- Từ rày, ông và tui nên kêu tụi nó bằng thằng Hai kinh lý, con Bathầy thuốc, con Tư thầy kiện, kẻo thiên hạ chê cười nhà mình bội ơn xãhội làng nước!
Ông Bang biện Hưỡn cười cười trước cách xưng hô giỡn nhột của vợ,nhưng thấy bà lộ vẻ trang nghiêm thành khẩn lắm nên ông không dám chếgiễu.
Cô Tư đang may chiếc quần đáy giữa bằng cẩm nhung đen, bảo mẹ:
- Anh Ba thầy thuốc có khuyên chị em con nói Tây y đầu hàng thì đitìm thầy thuốc ta hoặc đi đến chùa cầu tự chớ lẽ nào tụi con chịu cảnhhiếm muộn hay sao?
Cô Tư Cẩm Lệ giống cha ở nước da mởn, giống mẹ ở vóc mình cao lớn,cái miệng hô và cặp mắt hơi lộ. Nhưng cái miệng cô hô duyên, răng cô đều đặn khít khao, cặp môi cô ửng hồng tự nhiên. Cặp mắt cô chỉ hơi lộ,tròng trắng tròng đen không lấn át nhau. Đã vậy sóng mắt cô còn ướtrượt, sáng ngời, linh hoạt. Kể ra cô đẹp trên trung bình. Tối hôm nay cô bận đồ xẩm bằng cẩm phụng trắng, áo tay cụt, quần ngắn lòi mắt cá. Tóccô không bới như đa số phụ nữ thị thành thời đó mà cuốn tóc bánh tay rếtheo kiểu mấy bà đầm, giắt lược đồi mồi phía trên tai, sống lược nạm hột trân châu. Cô đeo nữ trang nạm hột xoàn chấp chới, xức dầu thơm nựcnồng nhưng không tô son dồi phấn.
Bà Bang biện thở dài, giọng than thở:
- Dòng họ tao, đàn bà đẻ sai như cá lóc, như chuột bạch. Bà nội bâyvà các cô bây cũng đẻ ít nhất ba trự. Vậy mà hai chị em bây sượng ngắt,không đẻ đái gì hết! Còn thằng Hai kinh lý, con vợ mầy hỗn hào, chê baikhinh khi mày, lộn nài bẻ ống về nhà cha mẹ nó. Giờ đây mầy có chức tước quan quyền, mầy nên đề phòng, không cho nó trở về leo lên địa vị bàKinh lý. Đẻ tao nhờ thằng Ba thầy kiện lo thủ tục ly hôn cho mầy. Có vậy mầy mới rảnh chưn rảnh tay cưới con vợ khác để tao có cháu nội vớingười ta!
Cậu Hai buông tờ báo, ngửng đầu lên:
- Con đã chọn vợ rồi. Cổ là dân Bắc kỳ.
Ông Bang biện giựt mình, buông tờ báo, ngó thằng trưởng tử của mìnhtrân trối. Bà Bang biện cùng cô Tư Cẩm Lệ, kẻ quên nhai trầu, ngườingừng đạp máy may, sửng sốt nhìn cậu Hai Luyện lom lom. Cậu ở trần trùitrụi, chỉ bận khăn xà rông đen lộn chỉ đỏ, chỉ trắng. Vóc cậu vừa tầm,hơi mập mạp. Mặt cậu tròn, má phính, khi gặp điều không vừa ý là sưnglên chù bự. Điểm linh hoạt duy nhất trên khuôn mặt cậu là đôi mắt sángnhư sao, biểu lộ sự thông minh cũng như những toan tính, lọc lừa xảodiệu.
Ba Bang biện hỏi gằn:
- Mầy nghĩ sao mà đòi cưới vợ Bắc Kỳ?
Cậu Hai Luyện:
- Bởi con thương cổ, cổ thương con. Tía cổ làm tham tá chớ bộ lôithôi gì sao? Cổ lại có ăn học, tuy chưa đậu đíp- lôm nhưng cũng học tớinăm thú ba ban trung học.
Ông Bang biện Hưỡn khuyên ngăn:
- Con đừng có dại! Bọn Bắc Kỳ vốn người dị tộc với người Việt mình.Tuy họ cũng nói tiếng giống mình nhưng cách nói của họ ráo rẻ, môimiệng. Họ nói tuy ngọt xớt nhưng cái khoa nói đánh đầu xóc óc xuất sắclắm con ơi. Mấy cô con gái Bắc kỳ ăn mặc tuy hực hỡ mà vòng vàng, hộtxoàn chẳng có bao nhiêu đâu! Gái Nam kỳ thiệt thà, ăn nói không biết làm điệu uốn éo, những cô bực trung coi vậy chớ vòng vàng chuỗi hột xuêxoang.
Cậu Hai trà lời:
- Tại ba má cứ ngó vô gia đình ông Phán giây thép rồi tưởng đâu người Bắc nào, cô gái Bắc nào cũng giống như họ.
Thuở trước, người Bắc vào Nam định cư thường thuộc thành phần nhânviên bưu điện hay các phu cạo mủ cao su. Ở Vĩnh Long có ông Giám Đốc sởBưu điện người Bắc, nhà xéo xéo sở Trường tiền. Dân tỉnh lẻ hễ thấy aiđứng tuồi, mặc Âu phục cũng gọi là ông Phán. Bởi gặp nhiều ông Phán nhưvậy nên họ gọi ông là ông Phán giây thép hay ông Phán Bắc. Ông Bang biện hỏi tới:
- Mà mầy với con Bắc kỳ đó... tằng tịu với nhau rồi, phải không?
Cậu Hai lắc đầu:
- Nếu cổ và con đã hưởng thú gió trăng thì đời nào con tính chuyệnđá vàng với cổ! Con nhà lành đó đa! Ba má cổ giữ cổ khít rim còn hơn bamá giữ ruộng đất, hột xoàn. Nếu ba má không chịu ra ngoài Bắc coi dâuthì con sẽ nhở cậu Huyện. Bấy lâu nay cẩu ao ước đi thăm Huế, Hà Nội màchưa có dịp.
Bà Bang biện Hưỡn thừa biết con trai mình không thể bị gái dỗ dễdàng bởi cậu có tới ba lớp vảy bảy lớp da. Nhưng ra tới Hà Nội để thỉnhmộ cô gái "dị tốc" mang dị tục về làm dâu thì cũng ngặt cho bà. Chi bằng bà giục hưỡn cầu mưu. Cậu Hai vốn kẻ mai huế xế quảng, phóng đãng đổiđời, lòng dơi dạ chuột, lúc mắm ruốc khi mắm nêm. Biết đâu về làm việctỉnh nhà, cậu gặp được một ý trung nhơn khác mà quên cô Bắc kỳ nói tiếng ráo rẻ nghe lạ hoắc lỗ tai kia đi.
Bà Bang biện nói:
- Việc lý hôn của con chưa ngã ngũ ra sao. Để rồi ba má và thằngchồng con Tư thầy kiện tính gấp cho xong. Chừng đó má sẽ nhờ cậu Huyệncon đứng ra làm mai, tính việc trăm năm cho con được vuông tròn.
Ông Bang biện Hưỡn chùng hửng:
- Vậy là bà đành bụng cái đám ở Hà Nội đó hay sao?
Bà Bang biện rút cục thuốc lóng, chà qua chà lại hàm răng trên, nói giọng rời rạc:
- Con cái thời nay cứng đầu cứng cổ. Vợ chồng mình đã chọn cho nóhai đám rồi, rốt cuộc keo rã hồ tan hết trọi. Bây giờ nó đành đám nàothì tui cũng ưng đám đó, để nó khỏi đổ thừa...
Ông Bang biện nói xuôi:
- Ờ, bà tính sao cho gọn thì tính!
Thiệt tình, ông không lý gì đến chuyện dâu rể. Con trai con gái ôngđều biết quyền biến. Về vụ chọn vợ cho cậu Hai, vợ chồng ông tính giàtính non nên ông không muốn can dự vô nữa. Điều ông đang bận tâm là ôngphải làm tròng làm tréo cách nào để mua rẻ sở ruộng tám mẫu của ôngHương bộ Lạc ở vùng Phước Hậu. Điều bận tâm thứ hai của ông là làm thếnào ăn nằm với vợ Cai tuần Hạp, tá điền của ông. Chị đang có chửa bốntháng. Ông chỉ cần ăn mằm với chị vài lần rồi sẽ trả chị ta về vớichồng, để ông kiếm một mụ đờn bà có chửa khác.
Bà Bang biện quay qua cô Tư Cẩm Lệ:
- Thôi, con nên sửa soạn đi ngủ. Mai mẹ con mình dậy sớm để còn coi sóc bầy trẻ nấu nướng.
Cô Tư:
- Bọn con Lài, con Lý đã lo xong nồi thịt cá kho chung, nồi khổ qua dồn thịt bằm, nồi vịt tìm hột sen và bạch quả.
Nhân dịp đám giỗ, ông bà Bang biện Hưỡn mổ con heo để ăn mùng đạiđăng khoa cậu trưởng tử. Xong xuôi họ mới dắt cậu về nhà hương hỏa mổ bò ăn khao với họ hàng bên nội của ông Bang biện Hưỡng.
Cậu Hai Luyện bảo cha mẹ:
- Ăn khao xong, con bắt tay làm việc liền. Nhà nước muốn đào conkinh từ sông Cổ Chiên băng qua làn Mỹ An và con được phái đi đo đất.
Ông Bang biện:
- Ở làng Mỹ An cũng gần, đi ghe buồm gặp nước xuôi gió thuận chừnghơn tiếng đồng hồ là tới. Vùng An Hương, Hòa Mỹ, Mỹ An thuộc về quê bànội của con đó.
Cậu Hai lơ đãng:
- Vậy thì tốt lắm!
Rồi cậu lấy tay che miệng ngáp dã dượi, ủ ê bỏ vào buồng. Bà Bang biện quay qua cô con út:
- À quên, để má dặng thằng Bửu sáng mai bẻ cau cho má và chặt quầydừa xiêm chồng con và anh rể con uống. Con đi tìm nó, lôi cổ nó lên đâycho má dạy việc.
Bửu là con rơi của ông Bang biện Hưỡn. Mẹ ruột chết sớm nên được bàBang biện mang về nuôi từ thuở cậu lên tám. Người đích mẫu lòng dạ khôkhan. khắc bạc kia dạy dỗ đứa trẻ bất hạnh bằng roi vọt, bạt tai, ngắtvéo, chửi rủa. Bửu rất thông minh, được cha cho học tới lớp ba, thi đậubằng sơ học, rồi phải ở nhà giúp việc trong ngoài. Cậu đã chép tuổi ấuthơ và thời mới lớn bằng nước mắt, bằng mồ hôi.
Chùng giập bã trầu, cô Tư Cẩm Lệ cùng một cậu trai khoảng tuổi,từ ngăn chái dưới nhà bếp đi lên. Cậu ta ốm yếu, mắt trõm lơ, da mặt đỏbừng vì cơn sốt, quần áo may bằng vải hột giền đen, vai áo vá một miếnglớn.
Bà Bang biện cất giọng rít róng:
- Từ hồi chiều tới giờ mầy chui lỗ nẻ nào mà biệt tăm biệt tích vậy? Hễ ăn xong ba hột cơm là mầy đánh lừa đánh đáo đi dạo xóm.
Bửu nhỏ nhẹ:
- Thưa má lớn, xế nầy con phụ với chú lực điền giở chà bắt tôm. Bởiđó con lên con nóng lạnh. Từ chiều tới giớ con nằm li bì ở vạt tre chớđâu có đi dạo xóm.
Bà Bang biện nguýt dài:
- Mầy đùng có lẽo lự! Hễ dầm nước đang nắng thì chỉ miệt sật sừ vậythôi. Sáng mai mầy phải dậy sớm bẻ cho tao một buồng cau xiêm, một quàydừa xiêm.
Bửu chỉ "dạ", sắc mặt mệt mỏi, ngầy ngật. Ông Bang biện liếc qua đứa con bật hạnh, can gián vợ:
- Nhìn qua mặt nó, tui cũng biết nó đang làm cữ. Thôi, bà nên châmchước cho nó nhờ. Nhà mình tôi trai tớ gái thiếu gì. Nó đang đau yếu, bà mà bắt nó leo cau leo dừa, rủi nó run tay té xuống đất thì sao!
Bà Bang biện liếc xéo chồng rồi hét:
- Đi đâu thì đi cho khuất mắt! Mà nhớ biểu thằng Đực hoặc thằng Xiêm hái cau, hái dừa thế cho mầy nghe chưa? Thừ đồ biếng nhác gì đâu á, mới đỏ đèn đã lo đi ngủ, y chang như gà vịt vậy.
Ông Bang biện Hưỡn bước tới bàn có nhiều ngăn hộc, mở một ngăn, lấy năm gói cảm mạo phát tán đưa cho Bửu, bảo:
- Kiếm nước trà uống liền một gói đi. Ngày mai, ngày một, mỗi ngàymầy nhớ uống hai gói. Uống trước bữa ăn thì thuốc mới công hiệu.
Bửu đỡ lấy gói thuốc, lí nhí cảm ơn người cha ruột rồi lủi thủi quay về buồng của mình gần kho chứa nông cụ.
Căn buồng của Bửu gồm một cái vạt tre trải chiếu đậu, một cái mùngmàu cháo lòng vá vài miếng lụn vụn, một cái mềm xám cũ mèm và một cáigối ống bằng cây đẽo.
Đêm đó Bửu bị hai cữ sốt rét làm cậu mệt nhoài. Lúc nóng, cậu muốncởi phăng hết quần áo ra mong mát mẻ được chút nào chăng. Lúc lạnh, cậurun cầm cập, hai hàm răng đánh bò cạp. Chiếc mền nỉ dày như vậy mà cậuvẫn cảm thấy như mình ăn mặc phong phanh đứng giữa buổi lập đông.
Chỉ có lúc bịnh hoạn như hôm nay, Bửu mới thấm thía hoàn cảnh mồ côi mẹ của mình. Lúc mạnh giỏi, sẵn tánh lạc quan, cậu không nhìn vào hoàncảnh hiện tại. Cậu nghê người chú của cậu, đã xuất gia đầu Phật hiện trù trì tại chùa Long Đức, cách cầu Đào một trăm thước. thường nói rằng:"Sông có khúc, người có lúc, lại nữa sông còn có lúc đục lúc trong, nước có lúc ròng lúc lớn". Câu nói đó tuy cũ kỷ của cổ nhơn, nhưng do mộtchiêu cảm đặc biệt, Bửu cảm thấy nó dội sâu vào tâm khảm và niềm tin của cậu. Nhờ đó sống với người cha hờ hững, với bà mẹ ghẻ tàn nhẫn và lũanh chị em don dòng đích hay hoạnh họe eo sèo mà cậu không buồn, khôngtủi thân. Cậu tin rằng kiếp trước cậu đã gây nhiều việc oan trái cho họnên kiếp nầy những lằn roi vọt của họ quất lên mình cậu chỉ là để trảquả. Còn những lới mắng nhiếc rủa sả của họ cũng chỉ là tiếng vọng củanghiệp chướng.
Bây giờ có lẽ vào giữa canh ba. Bửu choàng tỉnh giấc sau cơn mêngắn. Ánh trăng từ miệng kiếng gắn trên mái nhà chiếu vào căn buồng.Ngoài hè, tiếng dơi ăn ổi kêu chí chóe. Bửu gắng định tâm niệm Bạch YQuán Thế Âm Thần chú và chú Tiêu Tai Cát Tường do pháp sư Chơn Huệ, chúcủa cậu, truyền dạy trước khi chìm vào cơn mê mệt li bì. Bửu không mongthần lực của kinh giúp cậu thoát ly cảnh nhọc nhằn cơ cực hiện giờ,nhưng ít ra nó cũng gõ vào nội giới cậu từng âm ba lảnh lót, xua hếtbóng đêm vá nỗi sợ hãi vu vơ.
Dưới mái nhà nầy, Bửu luôn luôn có cảm tưởng mình đứng trên bờ vựcthẳm. Cậu không thể lường đực những cơn giận bật chợt của bà đích mẫu.Khi bực dọc, dù bất cứ chuyện gì, do ai đi nữa, bà cũng chĩ a mũi dùi vô cậu. Từ nhỏ, cậu đã bị đối xử như hàng tôi tớ, ăn cùng bàn với tôi tớ,làm lụng như tôi tớ; đau đớn hơn nữa, cậu còn bị là bia nhận những lờihằn học, oán ghét không duyên cớ củ bà đích mẫu mình.
Cơn sốt lại nổi lên làm đầu óc Bửu lõng bõng khiến tâm trí cậu không buộc chặt vào từng tiếng niệm. Dần dà, Bửu lọt vào cơn ác mộng thậtmạch lạc. Cậu thấy mình bị một mụ đàn bà mặt đầy vết thẹo, tay cầm chiếc rựa sáng loáng đuổi theo. Những vết thẹo làm những bắp thịt trên khuônmặt mụ biến dạng, nét hung ác hiện ra lồ lộ. Miệng mụ mím chặt, hai cánh môi mỏng lét như hai sợi chỉ. Cặp mắt mụ trợn ngược, tròng trắng nhiềuhơn tròng đen. Cậu cứ chạy nhưng cảm thấy mình nặng như đeo đá, cặp giòyếu đuối lỏng lẻo như chực rời khỏi thân thể. Trước mặt cậu bây giờ làmột con sông rộng có thành cầu bắc ngang nhưng không lót ván. Cậu kinhhãi không biết xoay trở cách nào. Sau lưng cậu, tiếng hét của mụ giàhung ác chen với tiếng rống gầm của ác thú. Cậu tê điếng gần ngã quỵ thì bỗng nghe một giọng nói dịu dàng: "Con hãy theo má, bò theo thành cầuđể qua sông. Có má đây, con đừng sợ".
Cậu ngước lên. Trước mặt cậu là má ruột cậu, khuôn mặt buồn bã, nụcười hiền từ. Bà mặc chiếc áo bà ba bằng lụa trắng, quần lục xiêm, bộ yphục mà khi bà chết, bà ngoại cậu đã mặc cho bà trước khi nhập quan. Bửu chỗi dậy, rán vừa bám vừa bò theo sườn cầu. Má cậu thong thả đi trước,tay xác chiếc đèn tán chai rọi sáng bức màn sương mỏng phủ mờ cảnh vật.
Bửu đã vượt qua sông. Mẹ cậu dắt cậu đi một quãng đường nổi từng đám sương cuồn cuộn làm cậu có cảm tưởng hai mẹ con đang đi trên mây. Bàbảo cậu: "Má đưa con lên núi Cô Tô đây. Rồi đây con sẽ cùng chú con tutại chiếc am lá cất gần Điện Kín. Con sẽ đực thảnh thơi cho tới cuốiđời." Rồi sương mù tan dần. Hai mẹ con bước vô một thảo am có rào trúcquanh. Chú của cậu, pháp sư Chơn Huệ, từ trong bước ra, áo nhựt bình màu dà, cổ đeo xâu chuỗi kết bằng hột hổ phách...
Tới đây Bửu bừng tỉnh giấc vì tiếng hét của bà Bang biện Hưỡn:
- Dậy đi, thứ đồ thúi thây lầy lụa! Ở trong nhà nầy, nếu không xaylúa, giã gạo, chẻ củi thì cũng quét dọn chuồng heo, chuồng gà. Tao đâucó dư cơm để nuôi thứ đồ trôi sông lạc chợ như mầy! Mau dậy uống thuốcrồi theo thằng Đực, thằng Xiêm móc mương bồi liếp!
Bửu lồm cồm ngồi dậy. Nhưng cơn váng vất như choàng một tấm màn tốisẫm và lạnh ngắt lên tâm trí cậu. Rồi côn ho xé phổi kéo tới làm Bửu mửa một đốn máu tươi. Giờ đây bà Bang biên Hưỡn mới biết sợ. Bà chạy rangoài một mặt gọi thằng Xiêm mời ông Năm Tảo tới chẩn mạch cho thằng con ghẻ, một mặt kêu thằng Đực vô quét dọn đống máu tươi và xức dầu hơ lửacho Bửu.
Sau đó bà Bang biện bước lên trung đường thỏ thẻ thuật lại vận sự cho chồng nghe. Ông Bang biện nói:
- Ối, hỏa vọng trật đường rầy làm người bịnh lạc huyết đó thôi! Háilá chó đẻ giã nhỏ, vắt nước cốt cho nó uống là nó hết bịnh liền!
Nói xong, ông sai con Lài con Lý chuẩn bị trà nước. Cà nhà xúm lạiăn sáng. Cô Ba Cẩm Tú cùng chồng lúc hừng sáng đã từ cầu Lầu qua nha cha mẹ dùng điểm tâm với cả nhà.
Khách tới sau vợ chồng cô Ba là pháp sư Chơn Huệ và ông Năm Tảo. BàBang biện bảo dọn món cháy cho pháp sư dùng rồi mời ông Năm mau chẩnmạch hốt thuốc cho Bửu. Bà thiệt sự run sợ cho tính mạng cậu. Cách đốixử ác độc của bà đối với cậu con ghẻ mới lớn kia thì bà con, chòm xómđều rõ. Nhưng bà không muốn cậu chết. Trước hết bà không muốn mất mộttên tớ trai giỏi dắn; sau nữa bà cũng ngại miệng lằn lưỡi mối phao vu bà giết lần mòn đứa con ghẻ bạc phước kia.
Pháp sư Chơn Huệ khoảng tuồi, da dẻ hồng hào, cặp mắt sáng, cáinhìn dịu dàng và trang nghiêm. Ông tiếp chuyện vợ chồng bác sĩ Lê ThạnhMậu nhưng thỉnh thoảng sắc mặt lại lộ vẻ nghĩ ngợi. Bác sĩ Lê Thạnh Mậutrắng trẻo, phương phi nhưng ánh mắt mệt mỏi, cái nhìn thờ ơ. Cô Ba CẩmTú đẹp sắc sảo, cao lớn hơn cô Tư, da tuy trắng nhưng không có vẻ mát mẻ nõn nòa bằng. Bù lại, ông trời lì xì cho cô đôi má lúm đồng tiền để côlàm duyên làm dáng với cuộc đời. Hôm nay cô Ba mặc áo dài nhung hường,quần sa- teng đen, đi dày quai nhung thêu cườm. Cổ đeo sưu bộ kim cươnglập lòe bảy sắc cầu vồng. Khi tới nhà tía má ruột mình, cô vào buồng mẹcởi áo dài, lấy trong giỏ xách chiếc áo bà ba bằng nhiễu tím than thêubông hường ở bâu cổ, lai áo ra thay cho tiện lúc làm bếp.
Cô Ba hỏi cô Tư:
- Chùng nào dượng Tư mới về tới?
Cô Tư Cẩm Lệ:
- Từ Sài gòn về đây ít nhứt cũng ba tiếng đồng hồ nếu không kẹt bắc Mỹ Thuận. Nhưng em tin ảnh sẽ về đây trước khi bày mâm cúng.
Cô Ba kể với em:
- Nè Tư, đêm qua chị nằm thấy chiêm bao thấy mình nuốt hột trái xálỵ, nhưng rồi từ dưới rún chị tuôn ra một luồng khói, bay lên trời tụlại thành mây rồi tản mác đâu mất. Chẳng biết điềm gì vậy?
Cô Tư nhìn chị:
- Sao lạ vậy? Còn em thì chiêm bao thấy con rắn chui vô bụng em rồichui ra, chín lần như vậy. Lần chót nó cắn bụng em nát tanh banh tétbét...
Bà Bang biện nói át ngay:
- Ối! Mộng triệu bá láp bá xàm! Hơi đâu bây thắc mắc cho hao tâm tổn trí! Bà con lối xóm sắp tới phụ giúp nấu nướng rồi, bây liệu mà chỉbiểu họ. Hôm qua tụi trẻ giỡ chà bắt được khá nhiều tôm càng, cá lóc,bây làm sao cho mâm cúng ê hề tươm tất thì làm! Má còn phải lo tiếpkhách danh giá trong tổng, trong làng.
Ông Năm Tảo sau khi chẩn mạch cho Bửu liền bước ra trung đường, nơiông bà Bang biện, bác sĩ Lê Thạnh Mậu, cậu Hai Luyện đang hầu chuyệnpháp sư Chơn Huệ. Ông bảo:
- Tui xin nói thiệt cho ông Bang biện lo liệu. Cậu Bửu bị chứng laosái. Lao sái mạch thường đi với Sác hoặc Sắc hoặc Tế. Chứng nầy phát ranhiều nhiệt, tuôn mồ hồi dầm dề, ho ra máu, da thịt gầy mòn, vóc mình ốm o so lại. Riêng mạch của cậu Bửu đây đi Sác Tế mà Sắc là chứng chết.Tuy biết vậy nhưng tui cũng gắng hốt vài thang thuốc cho cậu. Biết đâunhờ ơn Trời Phật, ông bà, mạch đi Vi Sắc thì cậu sẽ có hy vọng sống.Nhưng bịnh nầy thập tử nhất sinh, có sống thì cũng vướng bịnh nan y chotới chết. Đối với người lớn tuổi hai lá phổi rắn chắc hơn nên bệnh laolâu phá hư. Đằng nầy cậu Bửu mới tuổi trăng tròn, hai lá phổi còn nonyếu, tui không dám chắc cậu có sống được tới sang năm!
Bác Sĩ Lê Thạnh Mậu góp ý:
- Tuy tui không rõ ngành Đông y nhưng ông Năm đây luận bịnh rấtđúng. Ông Năm cứ trị bịnh cho cậu bằng thuốc bắc, tui sẽ trị bằng thuốctây.
Nãy giờ pháp sư Chơn Huệ lặng thinh theo dõi cuộc luận bịnh của ông Năm Tảo, bây giờ mới lên tiếng:
- Cứ để cho ông Năm đây điều trị. Ông bà mình thường nói, hễ nhiềuthầy thì hư bệnh. Lại nữa, anh chị lu bù công kia việc nọ, nếu để thằngcháu tui ở đây thì không ai săn sóc. Chi bằng anh chị cho người võngcháu về chùa, tui sẽ săn sóc cháu tiện hơn.
Bà Bang biện Hưỡn nói:
- Bạch thầy, thầy dạy rất phải. Vộ chồng tui xin cám ơn thầy.
Bà ngó qua chồng thấy ông cứ làm thinh, uống trà từng hớp. Bà biếtông đã khứng chịu vì chứa một thằng con nít mới lớn mắc bịnh truyềnnhiễm thì cực lòng cực trí cho bà biết bao!
Pháp sư Chơn Huệ nói:
- Tuy tui không biết sống chết ra sao nhưng tui có thể cứu mạng nóđược vì tui có rộng thì giớ. Tháng tới nữa tui đi Thất Sơn tu luyện, sẽđem nó heo luôn. Nó rủi có chết thì có tui trợ niệm hồng danh A di đàPhật để nó nhờ tha lực của Phật mà vong linh được vãng sinh về chốn Anbang Tịnh độ.
Sư vừa nói tới đây thì cô Tư Cẩm Lệ từ bếp bước lên nói nhỏ vào tai mẹ. Bà Bang biện lật đật xuống bếp. Cô xầm xì xụt xịt:
- Mới nãy con Lý thấy con chim tứ nhánh cây bằng lằng bên hè laoxuống dãy đành đạch chết liền tức khắc. Đã vậy, con Lài đi xán măng Mạnh tông gặp bụi trê bên miễu thổ thần trổ bông. Hễ tre trổ bông là tre sắp chết...
Bà Bang biện lại mắng lấp:
- Bây khéo tin chuyện bá láp! Chim sa cá lụy là chuyện thường. Còntre trổ bông là tre già, hễ có già thì chết, có gì lạ đâu? Nhà ông ngoại bà ngoại bây thiếu gì bụi tre trổ bông mà mấy cậu bây thâu góp huê lợidư muôn, thăng quan tiến chức, vẻ vang vô cùng. Riêng tao, tao thấy chim xa hà rầm. Vậy mà có sao đâu?
Sắc mặt bà vẫn lộ vẻ hoan hỉ như thường. Thằng con ghẻ bà đau nặng.Mấy cái điềm xấu điềm gở kia chắc chắn ứng vào cái chết sắp tới của nó,việc gì bà phải bận tâm? Cho nên bà bước lên nhà, bảo pháp sư Chơn Huệ:
- Thôi, từ rày vợ chồng tui giao luôn thằng Bửu cho thầy. Mỗi thángtui sẽ cấp cho nó năm đồng bạc, cho chùa mười đồng. Trước khi thầy đưanó đi Thất Sơn, tui sẽ sắm sửa cho hai chú tháu thầy không thiếu thứchi, kể cả lộ phí. Khi nào thầy trụ được nơi ăn chốn ở chắc chắn, nhớbiên thư cho vợ chồng tui biết, đặng hằng tháng tui gửi măng- đa chothầy.
Pháp sư Chơn Huệ nói:
- Tui chỉ nhờ anh chị lo thuốc men cho cháu để nó được chỏi hỏi rồitui sẽ dẫn nó lên tu trên núi Cô Tô. Ở đó có nhiều khách đàn việt lo cho hai chú cháu tui, khỏi phiền tới anh chị. Cháu có chết cũng có các đạohữu tụng niệm. Nếu may ra cháu sống sẽ tu hành. Dù rằng ai tu nấy chứngnhưng cả ba họ tuy không được phần huệ nhưng chắc chắn sẽ được phầnphước nhờ công tu của cháu.
Bà Bang biện Hưỡn nhai trầu rau ráu, mặt ngời sắc hân hoan. Bà thứabiết mình có độc căn, khó mà phát huệ. Vả lại bà cần phước chớ đâu lý gì tới cái thứ huệ bá láp tầm phào kia!
Sau đó, một mặt bà Bang biện sai cú Bảy lực điền cùng thằng Xiêmvõng Bửu đến chùa; một mặt bà sai con Lài chọn mùng mền, chiếu gối mớitoanh cùng bốn bộ quần áo cũng mới đem qua chùa cho Bửu. Bà còn cắt đặtthằng Đực mỗi ngày đem thuốc men và mọi thứ cần dùng khác cho bịnh nhơn.
Trong khi ở nhà ông Bang biện Hưỡn đang tưng bừng khách khứa đến dựtiệc thì ở bên chùa Long Đức, pháp sư tụng kinh Cầu An để cầu lành bịnhcho cháu. Uống hết hai thang thuốc do ông Năm Tảo hốt, Bửu bớt nóng, đổmồ hôi và ngủ một giấc êm đềm sảng khoái. Pháp sư Chơn Huệ nhủ thầm: "Từ rày thằng này sẽ phải nương nhờ cửa Phật để tránh roi vọt của nghiệpquả!"