Lúc Tiểu Hà gọi đến, lão Trì đang trên đường tới hẻm Thiên Can.
Tối qua trong ngõ cúp điện, có nhà thắp nến bị trẻ con đùa nghịch làm đổ dẫn đến cháy nhà. Mùa đông thời tiết hanh khô, lửa bốc lên ngùn ngụt, trong sân lại sót mấy cây pháo hoa đốt còn dư năm ngoái cộng thêm cả bình gas, vụ này phát nổ làm tám hộ dân trong ngõ đều bị thương nặng.
Hiện trường cực kì hỗn loạn, mấy chiếc xe cứu thương nối đuôi nhau tới, có con phố hẹp mà đông như mắc cửi. Lão Trì bất chất đám đông vọt vào trong, túm lấy nhân viên y tế rồi cuống quýt hỏi: “Người ở nhà số đâu? Đã được cứu ra chưa?”
Chẳng ai có thời gian quan tâm đến bác, bác bị họ đẩy ra rồi lại tiếp tục sấn vào, múa may miêu tả ngoại hình của Trình Cừ: “Là đàn ông cao m, tuổi ngoài , chắc nằm trong phòng ấy, mấy người có thấy không?”
Không ai trông thấy.
Cuối cùng có ông bác sĩ không chịu được bị bác làm phiền, bèn nói: “Kiểm tra nhà số rồi, làm gì có ai đâu.”
Lão Trì sửng sốt.
Sáng hôm sau, Trình Cừ bị cô lao công chuyên phụ trách vệ sinh ở công viên Bắc Hải phát hiện.
Trong đêm hỏa hoạn, anh nằm trên chiếc thuyền thiên nga thủng mái suốt đêm, đắp cái áo khoác da không biết tòi đâu ra.
Lão Trì nom cái vẻ lơ tơ mơ của anh mà điên tiết, đợi đến khi Trình Cừ lên được đến bờ, lão liền đạp một cước khiến anh cắm mặt xuống hồ.
“Mẹ kiếp cái thằng cha này, mày trốn ở đây tính làm tao chết khiếp à!”
Trình Cừ – từ người ốm vặt vì cắm mặt xuống hồ lại thành sốt cao gần mười ngày.
Không một ai hiểu nổi kẻ đang tĩnh dưỡng ở nhà lại bất thình lình leo lên thuyền thiên nga ở công viên Bắc Hải. Cứ cho là mộng du đi nữa thì cũng quá là li kì. Trình Cừ cũng chẳng thể nhớ tại sao, ký ức cuối cùng đọng lại là vẫn còn đang ở nhà.
Ngay cả câu cuối cùng Tiểu Phong nói với anh cũng trở nên mơ hồ, không còn rõ nữa. Dường như cô có nói gặp lại, cũng như thể chưa từng nói.
Hầu hết đồ đạc ở phía nam phòng bị thiêu chụi cả, Trình Cừ không chốn dung thân bèn đến ở nhờ trên sô pha nhà lão Trình.
Có vẻ như trời sinh Trình Cừ được tụi trẻ con yêu quý, cháu trai cháu gái của lão Trì cả ngày vây quanh anh, bắt anh kể chuyện lịch sử cho nghe. Trẻ con mới tí tuổi đâu biết gì nhiều, cứ thấy anh hiền lành nên tíu tít rôm rả, đành phải bó tay với chúng nó.
Điều này gợi nhớ về thuở mới cưới của lão Trì.
Lúc mới cưới, bác với vợ thuê một căn nhà nhỏ nằm bên bờ cát, nhà không to còn chứa thêm một Trình Cừ vất vưởng sau cái chết của Tiểu Phong.
Mỗi lần vợ bác sắp sửa có ý kiến, Trình Cừ lại làm một bữa cơm để cả hai chấp nhận tên “giúp việc” này thêm khoảng thời gian nữa.
Kỳ thật Trình Cừ chịu đựng rất giỏi, không gào khóc cũng không hề suy sụp, còn giúp họ dọn dẹp nhà cửa.
Có điều anh cứ trầm lặng khiến ai nấy mất tự nhiên. Lão Trì cảm thấy trong tim anh như đang đổ vỡ song vẫn phải gắng kiên cường cho mọi người xem.
Cứ thế ngày tháng trôi đi, hơn nửa năm sau Trình Cừ chủ động đi khỏi.
Là bởi vì sao?
Bởi vì tần suất đến nhà ăn cơm của em vợ lão ngày một tăng cao.
Trong lòng lão Trì và vợ hiểu rõ, cũng đã từng nghĩ thử tác hợp cho đôi trẻ xem sao? Em vợ lão , lúc ấy Trình Cừ cũng mới chỉ -, đương tuấn tú lịch sự, có tài lại có đức, tương lai xán lạn.
Sau đó chuyện này lại bế tắc.
Trong lúc uống rượu riêng với lão, Trình Cừ bảo: “Người khác không hiểu biết em thì thôi, cả anh cũng vậy ư?”
“Suy cho cùng, đến tận bây giờ em vẫn không hiểu tình là gì. Em cảm thấy mông lung lắm, có lẽ do số phận đã định, không ai thoát được nó. Như mùa đông năm em tuổi đó, mở cửa một cái vừa gặp đã thấy cô ấy xinh, trò chuyện mấy câu đã thích người ta mất rồi. Mấy chục năm sau vẫn vẹn nguyên như thế, gặp cô ấy rồi em cảm thấy chẳng ai tốt bằng. Duyên phận này đáng sợ thật đấy.”
Trình Cừ uống liền mấy hớp, giãi bày: “Anh hỏi em yêu đến mức nào? Em không biết. Em chỉ biết rằng đối với em, trong lòng chỉ có một, cho dù người ấy đã không còn trên cõi đời này nữa thì vẫn hằn sâu trong tâm trí cả đời. Em nói câu này liệu anh có tin không?”
Với chuyện tính bằng đời người, lão Trì không dám tin, cũng không dám không tin. Bác im lặng chẳng đáp.
Trình Cừ thấy lão chẳng ừ hử gì liền vỗ vai lão: “Anh à, chuyện của em anh đừng bận lòng nữa. Anh không nhắc tới thì chúng ta vẫn có thể làm bạn, làm anh em tốt.”
Trình Cừ khỏi ốm hẳn rồi mới trở lại đi làm.
Tiểu Hà tò mò hỏi nhà anh có cháy nghiêm trọng không, sửa chữa mất bao nhiêu tiền, công ty bảo hiểm bù ra sao.
Lão Trì liên tục nháy mắt ra hiệu ý ngăn cậu chàng đừng có hỏi, Trình Cừ liếc lão một cái, lão lập tức cúi đầu giả bộ đọc báo.
“Về cơ bản là cháy sạch.” Trình Cừ trả lời.
Y như vận mệnh sắp đặt, gần như mọi thứ có liên quan đến Tiểu Phong đã bị ngọn lửa nuốt trọn, chôn vùi dưới trận hỏa hoạn này, thúc ép anh phải bắt đầu một cuộc sống mới.
Nhưng anh khinh thường điều ấy.
Trình Cừ ngồi xuống, tìm trong chùm chìa khóa chiếc chìa làm bằng đồng, anh cúi người dùng chiếc chìa ấy để mở khóa ngăn kéo nằm ở dưới cùng của bàn làm việc.
Khóa mở, anh kéo ngăn kéo ra. Do bàn làm việc đã cũ, đầu gỗ hơi bị biến dạng, anh khẽ kéo nhẹ một cái, nó phát ra tiếng cọt kẹt trước rồi mới hé mở.
Ngăn kéo rất nhẹ, hầu như chẳng có mấy đồ, đập vào mắt anh là bức ảnh nằm trên cùng.
Khi ấy xấp ảnh này được gửi tới nơi làm việc của anh, anh chỉ xem thoáng qua bức ảnh trên cùng rồi lập tức cất chúng vào ngăn khóa kéo dưới cùng.
Chẳng biết sao hôm nay anh bỗng thấy mình có dũng khí để xem chúng, vì vậy anh cầm xấp ảnh rồi đứng dậy ra cửa.
Người đàn ông đứng trước vách tường Cửu Long, vừa vân vê tấm ảnh vừa ngắm nhìn con rồng trắng.
Nơi đây đã được tu sửa hoàn thiện, lần nữa mở cửa đón khách.
Khách du lịch xếp hàng dài không ngớt trước hàng rào chắn, hướng dẫn viên du lịch giơ loa thuật lại câu chuyện dưới thời Càn Long.
Trong bài hướng dẫn còn nhắc đến cả Trình Cừ, nói chiếc vảy rồng trăm năm làm từ gỗ tơ vàng đã phai này được giáo sư viện bảo tàng Bắc Hải tự tay tu sửa, khôi phục đến độ hoàn hảo như trước, hiện tại mọi người khó mà nhận ra nó có điểm khác biệt với những chiếc vảy còn lại.
Trình Cừ nghe hướng dẫn viên du lịch khen mình, lẳng lặng lật những bức ảnh giữa đám đông.
Trong xấp ảnh không chỉ có Tiểu Phong mà còn có cả ảnh cô chụp chung với các bạn cùng quê, ảnh với các bạn cùng nhóm nghiên cứu.
Bên trong có tấm hình khung trời Đông Bắc phủ tuyết trắng xóa, tay anh khoác vai Tiểu Phong, hai người chụp chung một bức.
Tiểu Phong đội một chiếc mũ ngồ ngộ gần như che kín mắt, cô gái quàng chiếc khăn len đỏ thẫm, tay mang đôi găng đỏ, đang nắm quả cầu tuyết và nở nụ cười tươi trước ống kính.
Trình Cừ thì lại cười thẹn thùng. Tiểu Phong nói rất đúng, so với khi ấy thì giờ đây anh đã già đi nhiều. Ngày đó trong ánh mắt anh ánh lên sự kiên định cùng sắc bén.
Anh mơ màng nhớ lại ngày đi tìm cô, cô dẫn anh lên khách sạn trên trấn. Tối đó anh chơi xấu, biết rõ Tiểu Phong phải mau về kí túc xá thế mà còn giữ cô ở lại thong thả ăn cơm chiều, rồi kêu cô cùng ngắm sao. Mãi cho đến khi hết chuyến cuối rồi, Tiểu Phong không về được nữa. Anh cảm thấy mỹ mãn lắm, khiêng cô lên rồi đá tung cửa phòng, cô đánh lưng anh làm anh khúc khích. Anh thả cô xuống giường, cười hí hửng hỏi sao mặt em đỏ thế. Đêm đó hai người ngủ chung một phòng, cùng trên chiếc giường.
Anh còn thấy cả tấm ảnh chụp phi long điểu.
Có thể vì quá kích động, tay cô run lên khi bấm máy khiến tấm ảnh hơi nhòe. Ngày nay internet phát triển, anh đã từng bắt gặp ảnh con gà có đuôi phỉ thúy, thế nhưng tấm chụp phi long điểu này vẫn đẹp hơn cả.
Bức nằm ở trên cùng của xấp ảnh là bức duy nhất trước đó anh đã từng nhìn thoáng qua.
Đó là bức ảnh Tiểu Phong đang chum tay nắm gạo.
Bông lúa trĩu hạt bên nụ cười rạng ngời của người con gái.
Ấy là mơ ước của cô, hy vọng tuyết lành báo hiệu một năm mùa màng bội thu, mỗi năm thêm bội, đông sang sung túc, bốn mùa ấm no.
Xem xong tấm ảnh, Trình Cừ quay người bước đi.
Trên nền tuyết trắng phau in dài dấu chân người đàn ông ấy, vang lên tiếng dẫm lộp bộp.
Tòa tháp trắng cao cao đứng lặng trên đảo Quỳnh Hoa dường như hòa làm một với tuyết trời, lặng im mà trang trọng.
Anh ngước nhìn bầu trời mịt mù tuyết bay.
Xem chừng nó còn rơi, rơi mãi không ngừng.
HẾT